ĐÁNH MẤT TÍNH ĐỘC LẬP CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
LÀ ĐÁNH MẤT DI SẢN CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
LS HÀ HUY SƠN
Đạo Phật kể từ khi truyền vào Việt Nam
đến nay trải hơn 2000 năm đã dần dần đi vào tâm thức, ảnh hưởng nhiều
đến cách nghĩ, cách sống của phần đông người Việt. Tuy có nhiều thịnh
suy do những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài nhưng đạo Phật từ
lâu đã có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt, góp phần không
nhỏ trong di sản lịch sử và văn hóa của đất nước Việt Nam.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
“Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và
Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh
hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2005, hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo, còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường...”
Theo quy luật thì bất cứ một tôn giáo nào
hay bất cứ một nhà nước nào cũng đều có quan hệ qua lại hay ảnh hưởng
đến nhau là không tránh khỏi. Nhưng sự ảnh hưởng của nhà nước làm cho
mất đi tính độc lập của một tôn giáo là một biến cố lớn của một xã hội
hay một dân tộc đã được hình thành bởi tính lịch sử. Dân tộc Việt Nam
được hình thành trong lịch sử và mang tính lịch sử đặc trưng và đây cũng
chính là giá trị cơ bản trong cộng đồng các dân tộc của nhân loại. Phật
giáo Việt Nam là một đặc trưng cơ bản, một giá trị cốt lõi của văn hóa
Việt Nam. Trong lịch sử thì tuổi thọ của một tôn giáo thường dài hơn rất
nhiều lần tuổi thọ của một thể chế chính trị hay tuổi thọ của một loại
hình nhà nước, bất kể đó là loại nhà nước kiểu gì.
Thực tế xã hội Việt Nam hiện nay thì Phật
giáo đã chịu sự ảnh hưởng quá lớn của nhà nước. Mục đích của tôi không
phải là chứng minh hay tranh luận về nhận định này. Đây là quan điểm của
cá nhân tôi, một người dám chịu trách nhiệm truyền kiếp về thuyết nhân
quả, dám chịu trách nhiệm về tính trung thực. Vấn đề tôi muốn nêu ra ở
đây chính là hậu quả của việc đánh mất tính độc lập của Phật giáo Việt
Nam đối với Phật giáo chân chính và dân tộc Việt Nam. Xã hội Việt Nam là
một xã hội đa tôn giáo, mọi tôn giáo trong xã hội đều chịu sự ảnh hưởng
khác nhau của nhà nước. Tôn giáo ít chịu sự chi phối của nhà nước hơn
thì ít được ưu ái hơn và đồng thời cũng mang tính độc lập nhiều hơn.
Phật giáo Việt Nam do tính lịch sử và do yêu cầu đối trọng với các tôn
giáo khác nên đã chịu chi phối nhiều hơn và đồng nghĩa với ít tính độc
lập hơn. Ví câu chuyện: Trong một gia đình có nhiều anh em, ai được cha
mẹ ưu ái chiều chuộng hơn thì kẻ đó không còn là mình nữa và khi cha mẹ
chết đi thì người anh em bị cha mẹ trước đây phân biệt hà khắc sẽ lại
chính là người có bản lĩnh làm chủ gia đình.
Không một thể chế chính trị nào, hay
không một nhà nước nào là vĩnh cửu chỉ có giá trị văn hóa của dân tộc là
vĩnh cửu. Chính giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đã góp phần cơ bản
bảo vệ độc lập cho dân tộc Việt Nam, dù vô tình hay hữu ý từ phía nhà
nước hay từ bản thân Phật giáo làm mất đi tính độc lập của Phật giáo là
hủy hoại nền tảng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hậu quả của việc đánh
mất tính độc lập của tôn giáo đang góp phần tạo ra tệ nạn trầm trọng vô
phương cứu chữa trong xã hội ngày nay. Đây là một vấn đề ảnh hưởng tới
mọi nơi, mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Một hình chiếu khác nhỏ hơn
nhiều của hiện tượng này trong xã hội nhưng mọi người lại dễ nhân ra
tai họa của nó. Đó chính là hiện tượng giới trí thức Việt Nam mất đi
tính độc lập của mình, mất đi tính nhân bản của mình. Học vị, học hàm
giả, nhân cách giả, trí thức giả…là một hậu quả nghiêm trọng nhưng nó
cũng chỉ là quá nhỏ so với một tôn giáo bị đánh mất tính độc lập. Đánh
mất tính độc lập của Phật giáo Việt Nam là đánh mất di sản cơ bản của
dân tộc Việt Nam.
Hà Nội, 04/04/2013
HHS
Phật giáo đang bị CS hóa, và cũng đang "tự diễn biến" theo hướng...vật chất hóa , dung tục hóa.
Trả lờiXóaThật là lạ đến kinh ngạc khi hiếm người góp ý bài viết này vì nó rất hay
Trả lờiXóavà đúng với hiện thực mà tác giả HHS.dám nói thẳng ra như thế này.
Ngay nhà văn nữ D.T.Hương từng viết rằng bà là Phật tử theo cách riêng của bà,bởi vì bà khám phá ra hầu hết tu sĩ PG.lãnh đạo các chuà miền Bắc đều là người của đảng CsVN.,chứ thực chất các vị đó không phải là chân tu !
Nếu chúng ta được nghe ý kiến của TS Nguyễn Mạnh Thát thì hay biết mấy, góp phần vào ý kiến cáu LS HÀ HUY SƠN vốn quá cô đọng và thẳng thắn.
Trả lờiXóaTấm ảnh đầu bài mà tác giả đưa lên đã nói lên nhiều điều ,chỉ 4 chữ đầu thôi thì tạm ổn , tạm ổn bởi lẽ bản thân Phật Pháp đã vi diệu gấp ngàn lần những câu khẩu hiệu của người đời.Sẽ là kệch cỡm và Báng bổ Đạo nếu gắn thêm cái đuôi sau cùng . Hơn 2000 năm trước các tăng sỹ đã truyền đạo vào Việt Nam ,và hơn 700 khi Thiền Phái Trúc Lâm ra đời bởi sự sáng lập của Phật Hoàng TRẦN NHÂN TÔNG ..... Ngày đó các ông MÁC , ông LÊ đang ở đâu .Mà bản thân các ông này là ông tổ của VÔ THẦN , sao nay lại đem "Áp " các ông ấy vào đây cho thêm rối .
Trả lờiXóađể gió cuốn đi