VỤ ĐOÀN VĂN VƯƠN: THẤY GÌ QUA BẢN CÁO TRẠNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT ?
Vụ án Đoàn Văn Vươn
Trương Nhân Tuấn
Ông Đoàn
Văn Vươn cùng các ông Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quí, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Thoại,
Phạm Thái bị Viện Kiểm sát TP Hải Phòng truy tố ngày 1-1-2013 về hai tội :
« chống người thi hành công vụ » và tội « giết người »,
theo các điều 257 và 93 của bộ Luật hình sự. Hai bà Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị
Thuơng thì bị ghép vào tội « chống người thi hành công vụ » theo điều
257 của BLHS.
Thấy
gì qua bản cáo trạng của VKS ?
1/ VKS
lập cáo trạng trên kết quả điều tra của công an TP Hải Phòng mà bộ phận công an
này lý ra phải là một bên phạm tội trong vụ án.
Thật vậy,
công an TP Hải Phòng do đại tá Đỗ Hữu Ca làm giám đốc, là người trực tiếp chỉ
huy vụ cưỡng chế thâu hồi đất của ông Vươn. Việc cưỡng chế này, theo nội dung kết
luận của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 10-2-2012, có hai điều không đúng với
qui định của luật pháp :1/ quyết định thu hồi đất không đúng với qui định
của pháp luật đất đai và 2/ việc phá dỡ nhà của ông Vươn có dấu hiệu vi phạm
pháp luật.
Việc
cưỡng chế thu hồi đất, theo tinh thần bản kết luận của TT, CATPHP đã vi phạm pháp
luật. Ông Đỗ Hữu Ca và CA TP Hải Phòng, trên tinh thần pháp quyền XHCN, đáng lẽ
phải bị truy tố và pháp luật trừng trị thích đáng những nhân sự này về hai tội phá
hoại tài sản của công dân và lạm dụng quyền lực cưỡng chế trái phép tài sản hợp
pháp của công dân.
CATPHP
do « phạm luật », trở thành người phạm tội, không thể đóng vai trò « bảo
vệ luật pháp », (người bảo vệ luật pháp không thể là người phạm pháp). Do
đó không có tư cách pháp lý để điều tra lập hồ sơ kết tội ông Vươn. Hồ sơ « vụ
án Đoàn Văn Vươn » do CATPHP điều tra và thành lập là không có giá trị
pháp lý.
2/
CATP HP qui ông Vươn (và gia đình) vào hai tội : tội chống người thi hành
công vụ và tội giết người, theo các điều 257 và 93 của bộ Luật hình sự.
Nhiều
luật gia đã đề cập đến việc kết tội này, ở đây chỉ thêm vài chi tiết nhỏ.
Như ý
kiến của nhiều người, việc cưỡng chế lấy lại đất của ông Vươn, vì không đúng
qui định của luật pháp, do đó việc thi hành cưỡng chế không phải là « công
vụ ». Qui tội ông Vươn và gia đình vào tội « chống người thi hành
công vụ » theo điều 257 BLHS là gượng ép. Không có « công vụ »
thì không có người « thi hành công vụ ». Mà không có người « thi
hành công vụ » thì không có việc « chống người thi hành công vụ ».
(Nhưng có tội danh đội lốt thi hành công vụ để phá hoại tài sản và âm mưu chiếm
đoạt tài sản của công dân mà hai tội này không thấy VKS làm thủ tục truy tố).
Cũng
theo ý kiến của nhiều người là không có tội danh « giết người » ở
đây. Không có ai chết thì không hiện hữu tội giết người. Theo TT, các lệnh thâu
hồi đất của chính quyền địa phương là « sai pháp luật ». Nếu chính
quyền địa phương làm « sai pháp luật » thì hành vi của ông Vươn chưa
chắc là hành vi phạm tội. Một hành vi nhằm chống với một hành vi trái pháp luật
thì chưa chắc là phạm luật. Hành vi của ông Vươn (và gia đình) nhằm bảo vệ tài
sản của mình, nhiều lắm chỉ có thể khép vào tội « cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng » theo qui định ở điều 106 BLHS mà thôi.
3/ Kết
luận của TT ở hai điểm dẫn trên có thể không có giá trị về pháp lý nhưng có giá
trị ở phần thủ tục hành chánh và bằng chứng. Vì các qui định dưới luật mà chính
quyền địa phương lạm dụng thuộc thẩm quyền của thủ tướng. Nhưng kết luận của TT,
phần
II đoạn 3, thì chính thủ tướng đã chỉ thị truy tố ông Vươn vào tội « giết
người và chống người thi hành công vụ ». CA TPHP đã làm đúng theo chỉ thị
này.
Nhưng chỉ thị này của TT không có căn bản pháp lý. Vì mâu thuẫn.
Thủ tướng
đã mâu thuẩn ở hai điều : 1/ không có ai chết người để mà kết tội « giết
người » và 2/ TT đã kết luận việc cưỡng chế thu hồi đất là « vi phạm
pháp luật ». Khi kết luận như thế thì không thể cho rằng việc cưỡng chế
này là « công vụ ».
4/ Như
đã viết ở điểm 3, kết luận của thủ tướng không phải là phán quyết
của tòa, do đó không có giá trị pháp lý, nhưng nó có giá trị lớn lao về thủ tục
hành chánh, khẳng định đúng, sai trong các việc « giao đất » và « cưỡng
chế đất đai ».
Chiếu theo bộ Luật đất đai 1993, chính quyền
địa phương xã Tiên Lãng không có thẩm quyền giao hay cho thuê các vùng đất thuộc
bãi bồi ven biển. Điều 50 bộ luật này qui định các bãi bồi ven biển thuộc thẩm
quyền chính phủ. UBND địa phương chỉ có thẩm quyền ở các cù lao hay cồn ở trên
sông mà thôi (điều 49).
Chính quyền địa phương Tiên Lãng khi lấy các
quyết định giao đất hay thu hồi đất (bồi ven biển) là vi phạm pháp luật. Đơn giản
vì các vùng đất bồi không thuộc phạm vi quản lý của họ.
Kết luận của TT ở điểm 1/ : « Quyết định số
447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21
ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại
thời điểm ban hành ».
Bộ luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14-7-1993
nhưng chỉ có hiệu lực từ ngày 15-10-1993. Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng
10 năm 1993 của UBND huyện Tiên Lãng do đó không bị luật Đất đai 1993 chi phối
mà phải tuân theo bộ Luật đất đai năm 1987. Bộ luật này không có qui chế về các
bãi bồi ven biển cũng như thời hiệu giao đất.
Kết luận của TT ở điểm 2/: "Quyết định số
220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao bổ
sung 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản với
thời hạn 14 năm, tính từ ngày 4 tháng 10 năm 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp
với thực tế sử dụng đất. »
Trên lý thuyết điều này không đúng ! Bởi
vì Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 thì chịu sự chi phối của bộ
Luật đất đai 1993. Mà chiếu theo luật này thì UBND xã Tiên Lãng không có thẩm
quyền giao hay cho thuê các vùng đất thuộc bãi bồi ven biển. Thẩm quyền này thuộc
về chính phủ (điều 50). UBND địa phương chỉ có thẩm quyền ở các cù lao hay cồn ở
trên sông mà thôi (điều 49).
Nhưng kết luận của TT ở đây có giá trị hành
chính, vì nó chính thức hóa quyết định giao đất cho ông Vươn của UBND địa
phương.
Phân tích này nhằm dẫn chứng các kết luận 1
và 2 của TT là phù hợp với luật pháp. Ông Vươn có quyền sử dụng đất và việc cưỡng
chế đất đai là không hợp lệ.
Nhưng kết luận 3 của TT về việc kết tội ông
Vươn thì TT đã phạm nhiều mâu thuẩn, do đó không có giá trị ràng buộc như một « lệnh ».
Tệ hơn hết, CA TPHP đã theo « lệnh » này của TT, truy tố ông Vươn và
gia đình về các tội danh không có, hay không tương ứng.
CQ Tp HP đang làm một việc đụng chạm đến sinh mạng con người và sinh mạng chính trị của chính mình . Mọi khía cạnh đã được phơi bày, . Đó thực sự là cái lưỡi dao cạo hết sức sắc bén .
Trả lờiXóaChỉ một cái cụ thể thôi là cáo buộc giết người mà chẳng có cái xác chết nào do các bị can gây ra trong vụ này để làm bằng chứng !