Quyền dân chủ xuyên suốt và tất
yếu trong Hiến pháp
TS. Tô Văn Trường
Vật chất có thể nhận biết bằng
cách quan sát các hiện tượng hoặc bằng cách suy luận. Ánh sáng có thể được thấy
dưới dạng hạt hoặc là sóng. Đánh giá một quốc gia, người ta thường nhìn vào bản
Hiến pháp bởi vì nó là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản
và thiết lập thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Bởi vậy,
tất cả các quốc gia đều rất cần có bản Hiến pháp dân chủ thể hiện nhà nước pháp
quyền. Quốc hội có chủ trương sửa lại Hiến pháp năm 1992, không những là cơ sở để sửa những luật cơ bản
về tổ chức bộ máy nhà nước, cơ chế bảo vệ Hiến pháp và quyền bầu cử mà còn là cơ hội để rà soát,
đánh giá lại toàn bộ về bản Hiến pháp đối với yêu cầu hội nhập và phát triển
của đất nước. Hiến pháp là một văn kiện thiêng liêng của mỗi quốc gia, là văn
bản tối cao của pháp luật quy định những vấn đề cơ bản nhất của nhà nước đó.
Bản chất của Hiến pháp là những quy định pháp luật mà văn bản pháp luật là
những điều quy tắc ứng xử , bắt buộc đối với mọi đối tượng sống trên lãnh thổ
nhà nước cho nên khi sửa phải rất thận trọng, bài bản, khoa học và thực tế.
Hiến pháp của một quốc gia là tiếng nói của nhân dân, của dân tộc làm chủ quốc
gia đó. Người đứng ra nói trong Hiến pháp là dân tộc, từng câu, từng chữ, từng
lời trong Hiến pháp là câu, là chữ, là lời của dân tộc, biểu thị sự lựa chọn và
quyết định của dân tộc, ý chí và tâm nguyện của dân tộc.
Nhận thức về bản chất của Hiến pháp, sẽ chỉ rõ cho chúng ta khi muốn sửa Hiến pháp phải làm những việc gì, làm như thế nào, khi nào để một văn bản tự nhận là Hiến pháp đáng gọi là Hiến pháp. Trên thế giới này, xưa nay đã từng có những bản mạo danh Hiến pháp, là sản phẩm của một số người mạo danh dân tộc. Xin lưu ý rằng, giá trị của một bản Hiến pháp hoàn toàn vừa đúng bằng, không hơn, không kém, giá trị của sự thực hiện Hiến pháp ấy. Những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm thường đánh giá một bản Hiến pháp dựa trên sự phân tích thực tế thực hiện hay không thực hiện, thực hiện trung thành hay thực hiện bóp méo các điều khoản, và các câu chữ của văn bản Hiến pháp ấy.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945, đọc tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, mở đầu, Người đã dựa vào lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là đỉnh cao của văn chương chính luận Việt Nam là Văn kiện pháp lý đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 của Hồ Chủ Tịch văn chương sắc sảo, giản dị, dễ hiểu, lay động lòng người, phản ánh tư tưởng của Người: Dân tộc muốn đi lên, phải biết thừa kế các tinh hoa của nhân loại. Với tầm vóc của lãnh tụ, Người lập luận vô cùng sắc sảo, đanh thép, chân lý, hào khí của dân tộc: “Nếu nước nhà được độc lập mà dân chúng không có tự do hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân chủ rất đơn giản, thiết thực nghĩa là mọi người dân có quyền được mở miệng hay nói cách khác Hiến pháp phải thể hiện được quyền phúc quyết của người dân. Nếu dùng phương pháp “tham chiếu” sẽ thấy Hiến pháp 1946 thể hiện tuyệt vời Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch bởi lẽ nó đúng, đủ và giản dị, thể hiện dễ hiểu thành Hiến pháp với tất cả tinh thần của Tuyên ngôn độc lập. Thực ra, thể hiện Tuyên ngôn độc lập như thế vào Hiến pháp là việc rất khó nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm được. Đương nhiên, thời ấy câu chữ có phần mộc mạc để cho mọi người dân dễ hiểu nên vấn đề tam quyền phân lập được viết ra dưới dạng rất “bình dân”, nhưng mà vẫn đủ nghĩa. Trong quá trình phát triển của đất nước, phải hướng tới tương lai, chúng ta không bao giờ muốn “bao giờ cho đến ngày xưa” nhưng éo le thay, thời đại ngày nay vấn đề sống còn của đất nước là phải trở lại, học hỏi những tinh túy của Hiến pháp 1946.
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ 3/9/1945, Hồ Chủ tịch đã có chỉ thị nhiệm vụ cấp bách phải xây dựng bản Hiến pháp để nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ. Theo sắc lệnh số 34 ngày 20/9/1945 của Hồ Chủ Tịch Ban soạn thảo Hiến pháp 1946 của Chính phủ lâm thời do 7 người chủ trì: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy (Bảo Đại), Đặng Thái Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Tháng 11-1945, bản Dự án Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được Chính phủ soạn thảo và được công bố để lấy ý kiến các chính giới. Uỷ ban kiến quốc của Chính phủ cũng đã tự nghiên cứu và đưa ra một Dự thảo Hiến pháp. Ngày 2-3-1946, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I, Quốc hội đã bầu Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 11 người: Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, Nguyễn Thị Thục Viên. Đây là các trí thức tiêu biểu, có người chưa phải là đảng viên. Căn cứ vào bản Dự án của Chính phủ và đối chiếu với bản Dự thảo của Uỷ ban kiến quốc, tập hợp những kiến nghị phong phú của toàn dân và tham khảo kinh nghiệm soạn Hiến pháp của các nước, Ban Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội đã soạn thảo một Dự án Hiến pháp để trình Quốc hội. Trong phiên họp ngày 29-10-1946, Ban Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội được mở rộng thêm 10 vị đại biểu cho các nhóm, đại biểu trung lập, đại biểu Nam Bộ, đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia tu bổ thêm bản Dự án.
Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, từ ngày 28-10 đến ngày 9-11-1946, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam thực hiện quyền lập hiến. Từ ngày 2-11-1946, Quốc hội bắt đầu thảo luận về Dự án Hiến pháp. Các đại biểu của các nhóm đảng trong Quốc hội đã lần lượt phát biểu ý kiến. Các vị đại biểu của các nhóm đều đã nêu ra những ưu điểm của Dự án Hiến pháp, đóng góp thêm một số khía cạnh cụ thể và đi đến thống nhất nội dung của Dự án. Sau nhiều buổi thảo luận và tranh luận sôi nổi, sửa đổi, bổ sung cho từng điều cụ thể, ngày 9-11-1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hiến pháp 1946 với sự nhất trí của 240/242 đại biểu dự họp. Hiến pháp 1946 khá đơn giản, có 70 điều, được xây dựng trên tư tưởng pháp quyền, tự do dân chủ của công dân, và quy định những vấn đề cơ bản nhất của nhà nước. Đặc điểm cơ bản của Hiến pháp năm 1946 được thể hiện trong 3 nguyên tắc cơ bản, đó là: đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo trên cơ sở của nhà nước pháp quyền với quyền tự do dân chủ của công dân . Do hoàn cảnh lịch sử của nước ta thời ấy nên Hiến pháp 1946 tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn có mặt bị hạn chế, phải dung hòa. Cụ Nguyễn Sơn Hà là đại biểu Quốc hội Khóa I của Việt Nam bỏ phiếu chống chỉ vì Hiến pháp không có Điều nói về tự do kinh doanh. Ngẫm suy, mới thấy sinh hoạt Quốc hội thực sự dân chủ ngay từ thời mới lập nước Việt Nam để phát huy trí tuệ của toàn dân.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1789 có tính quốc gia hiện đại lâu dài nhất trên thế giới nhưng thực ra, nó cũng chịu ảnh hưởng của Hiến pháp Anh. Xin ghi lại nguyên văn câu đầu tiên của Hiến pháp Hợp chủng quốc Mỹ (từ “Hợp chủng quốc” dịch không chuẩn từ “United States”) “ CHÚNG TÔI, NHÂN DÂN Hợp chủng quốc, với mục đích thực hiện một sự liên hiệp chặt chẽ hơn, thiết lập công lý, duy trì an ninh nội bộ, trù liệu công cuộc phòng thủ chung, phát triển sự thịnh vượng toàn diện và bảo đảm cho chúng tôi và hậu thế của chúng tôi các lợi ích của sự tự do, quyết định và thiết lập hiến pháp này cho Hợp chủng quóc Mỹ”.
Câu nói trên, là của những người biết cách viết Hiến pháp. Còn chất lượng của Hiến pháp, và nhất là giá trị của sự thực hiện Hiến pháp, thì phải nghiên cứu, phân tích trong thực tế cuộc sống. Hiện nay, ở nước ta một số người vẫn có phần úy kỵ với tam quyền phân lập mà hay dùng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nếu đi sâu phân tích về tam quyền phân lập, bản chất là 3 nhánh quyền lực không chỉ phân lập mà còn kết hợp hài hòa chặt chẽ và kiểm tra giám sát lẫn nhau trên nền tảng là trung thành với nhân dân.
Văn bản luật của một nhà nước gồm một hệ thống từ Hiến pháp đến các văn bản lập pháp ban hành và hướng dẫn thực hiện. Pháp luật nhà nước là công cụ phục vụ cho các giá trị xã hội cho nên Đảng phải chủ động đặt lên bàn nghị sự thảo luận những vấn đề cốt lõi của thể chế hiện nay.
Hiến pháp 1992 gồm 12 chương, 147 điều được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15/4/1992 do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký. Nếu đọc kỹ bản Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có Lời nói đầu 2 trang, 6 đoạn, cần phải sửa để người đọc thấy rõ đó là lời của nhân dân Việt Nam. Đó là mới chỉ nói về viết văn bản Hiến pháp. Người dân hiểu được tiến trình quốc gia thông qua Hiến pháp có quan hệ mật thiết đến hoàn cảnh chính trị và lịch sử văn hóa của dân tộc. Việc quan trọng nhất là phải xác định nội dung Hiến pháp xây dựng trên các nguyên tắc nào, các quan điểm xây dựng Hiến pháp và các phương pháp thực hiện.
Theo chúng tôi hiểu, hiện nay có 3 quan điểm sửa đổi Hiến pháp 1992. Thứ nhất là chỉ sửa một số điểm trong Hiến pháp để làm cơ sở sửa những luật cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước nhằm bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện và cho Thủ tướng Chính phủ quyền bổ nhiệm các chủ tịch tỉnh, cơ chế bảo vệ Hiến pháp và quyền bầu cử. Có thể nói đây là quan điểm cho mục tiêu trước mắt. Quan điểm thứ hai là trả lại cho dân quyền làm chủ đích thực: “Dân làm chủ có nghĩa là Dân phải quyết trực tiếp thể chế quốc gia, tức là Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, rồi Dân giao cho Nhà nước và giám sát Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ và Tòa án) quản lý đất nước theo Hiến pháp và những quyết định đó của Dân”. Ông Nguyễn Văn An đã có thời kỳ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Quốc hội. Qua trải nghiệm của thời gian, thấy rõ những khiếm khuyết, bất cập của Hiến pháp 1992 nên Ông đã mạnh dạn đề xuất quan điểm thứ hai nói trên hay nói cách khác đây là mục tiêu lâu dài. Quan điểm thứ ba dựa trên thể chế chính trị dân chủ của học hỏi và phát triển, cần Đổi mới Đảng và khởi động cuộc vận động cả nước đi vào quá trình dân chủ hoá đất nước. Chúng tôi nhận thấy những ý kiến nêu trên rất cần thiết phân tích, đánh giá. Những người đương chức, có trách nhiệm cần sắp xếp, thể hiện tính lô-gích nội tại của sự vật, của thực tế bởi vì Hiến pháp 1992 không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội sau 20 năm đổi mới. Thiệt thòi là lịch sử phát triển xã hội ở nước ta không trải qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa nên không có được kinh nghiệm tri thức và cơ sở vật chất cho nên phải mò mẫm theo định hướng riêng nên gặp phải nhiều khó khăn, trắc trở cũng là điều dẽ hiểu. Trong thời đại hội nhập và phát triển chúng ta cần phát huy tính tự cường của dân tộc, đồng thời khiêm tốn, học hỏi các tinh hoa của nhân loại để tiến cùng thời đại.
Người dân luôn quan tâm làm thế nào để Hiến pháp được thực thi một cách minh bạch, hữu hiệu trong đời sống thực tế? Ngay bản Hiến pháp trước đây của Liên Xô trên văn bản là đảm bảo quyền tự do lập hội hay quyền tự do ngôn luận nhưng thực tế diễn ra không phải như vậy. Ở các nước tiên tiến, thực sự dân chủ, Hiến pháp được bảo vệ bằng Tòa án Hiến pháp hoặc Tòa án tối cao. Việc sửa đổi Hiến pháp 1992 để có thể áp dụng hữu hiệu trong thực tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển, phải được xây dựng trên tư duy phân rõ trách nhiệm, quyền hạn, và giám sát lẫn nhau của 3 cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước: Lập pháp; Hành pháp; và Tư pháp; Các cơ quan Truyền thông, báo chí và Kiểm toán độc lập không nằm trong bộ máy tổ chức nhà nước nhưng là trung tâm quyền lực xã hội cần được luật hóa bảo đảm quyền lực trong xã hội dân sự, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và xã hội. Nói cách nôm na, xã hội cần có 5 trung tâm quyền lực nói trên hay còn gọi là “ngũ quyền” để kiểm tra, giám sát lẫn nhau.
Sửa đổi Hiến pháp 1992 là một dịp rất tốt để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa do Đảng phát động thông qua dư luận xã hội. Ý kiến của xã hội dân sự lành mạnh sẽ là chỗ dựa tin cậy và chắc chắn cho lực lượng cầu thị trong Đảng. Trong bối cảnh đất nước hiện nay, mọi sự cải cách cơ bản chỉ có thể do bộ phận lãnh đạo chủ chốt của Đảng phát động, chỉ đạo thực hiện và phải thực sự cầu thị lấy tư tưởng Hồ Chí Minh và yêu cầu phát triển của thời đại làm nền tảng.
Hiến pháp dân chủ về bản chất nhân dân phải là người ra quyết định làm chủ quốc gia. Nội dung chủ yếu của các quyết định ấy được tạo thành hệ thống pháp luật. Nguyên tắc quan trọng nhất là tất cả quyền bính trong nước đều thuộc về nhân dân. Bởi vậy, chúng tôi đề nghị khi sửa bản Hiến pháp 1992 , thì ngay câu đầu tiên phải viết như sau:
“Chúng tôi, dân tộc Việt Nam quyết định và công bố những điều khoản sau đây, với trách nhiệm lịch sử trước các thế hệ người Việt Nam hiện nay và mai sau, trước các dân tộc, các quốc gia trong cộng đồng quốc tế”.
Trong bối cảnh của đất nước hiện nay, cần phải có bước quá độ nhưng một số vấn đề quan trọng nhất sau đây cần phải được làm ngay, có tính chất mở đường khi sửa đổi Hiến pháp 1992:
1. Đảng lãnh đạo thông qua quan điểm được thể hiện trong luật pháp và các chủ trương chính sách được Quốc hội thông qua, và qua đảng viên của mình trong hệ thống bộ máy nhà nước; Cần làm rõ Hiến pháp là tối thượng, chính quyền chỉ hoạt động theo quy định của Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Sau khi làm rõ quyền và trách nhiệm của công dân, rồi đến quyền và trách nhiệm của hệ thống nhà nước trong chỉnh thể tam quyền phân lập. Cần có một chương mục chung quy định về các điều kiện phải có để được phép trở thành đảng chính trị tham gia bầu cử nhằm loại bỏ, sàng lọc các đảng phái không thực sự đại diện cho các lợi ích dân tộc mà chỉ mưu đồ cho mục đích của một nhóm cá nhân có khả năng làm ảnh hưởng đến lợi ích cùa toàn dân tộc. Các điều kiện, vai trò lãnh đạo chỉ được công nhận qua bầu cử. Chương mục về đảng phái chính trị nên để chung vào chương mục bầu cử.
2. Để đảm bảo quyết phúc quyết của dân, trước hết phải bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân, các quyền tự do ngôn luận, đi lại & cư trú, hành nghề, quyền sở hữu, quyền ứng cử và bầu cử.
3. Bảo đảm tự do báo chí. Tự do được hiểu là trong khuôn khổ của Hiến pháp và quyền hạn gắn với trách nhiệm.
Quốc gia muốn phát triển bền vững đòi hỏi có bản Hiến pháp xứng đáng gọi là Hiến pháp, hay nói cách mạnh mẽ hơn cần có bản Hiến pháp dân chủ thể hiện nhà nước pháp quyền. Đảng nâng cao vai trò, chất lượng và nội dung lãnh đạo của Đảng bằng việc lãnh đạo tạo dựng được quyền nhân dân ta thực sự là chủ và thực sự làm chủ, lãnh đạo tạo dựng được một nhà nước mạnh, có một bản Hiến pháp đích đáng là Hiến pháp dân chủ và một nhà nước có thực quyền.
T.V.T
Nhận thức về bản chất của Hiến pháp, sẽ chỉ rõ cho chúng ta khi muốn sửa Hiến pháp phải làm những việc gì, làm như thế nào, khi nào để một văn bản tự nhận là Hiến pháp đáng gọi là Hiến pháp. Trên thế giới này, xưa nay đã từng có những bản mạo danh Hiến pháp, là sản phẩm của một số người mạo danh dân tộc. Xin lưu ý rằng, giá trị của một bản Hiến pháp hoàn toàn vừa đúng bằng, không hơn, không kém, giá trị của sự thực hiện Hiến pháp ấy. Những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm thường đánh giá một bản Hiến pháp dựa trên sự phân tích thực tế thực hiện hay không thực hiện, thực hiện trung thành hay thực hiện bóp méo các điều khoản, và các câu chữ của văn bản Hiến pháp ấy.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945, đọc tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, mở đầu, Người đã dựa vào lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là đỉnh cao của văn chương chính luận Việt Nam là Văn kiện pháp lý đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế. Bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 của Hồ Chủ Tịch văn chương sắc sảo, giản dị, dễ hiểu, lay động lòng người, phản ánh tư tưởng của Người: Dân tộc muốn đi lên, phải biết thừa kế các tinh hoa của nhân loại. Với tầm vóc của lãnh tụ, Người lập luận vô cùng sắc sảo, đanh thép, chân lý, hào khí của dân tộc: “Nếu nước nhà được độc lập mà dân chúng không có tự do hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân chủ rất đơn giản, thiết thực nghĩa là mọi người dân có quyền được mở miệng hay nói cách khác Hiến pháp phải thể hiện được quyền phúc quyết của người dân. Nếu dùng phương pháp “tham chiếu” sẽ thấy Hiến pháp 1946 thể hiện tuyệt vời Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch bởi lẽ nó đúng, đủ và giản dị, thể hiện dễ hiểu thành Hiến pháp với tất cả tinh thần của Tuyên ngôn độc lập. Thực ra, thể hiện Tuyên ngôn độc lập như thế vào Hiến pháp là việc rất khó nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm được. Đương nhiên, thời ấy câu chữ có phần mộc mạc để cho mọi người dân dễ hiểu nên vấn đề tam quyền phân lập được viết ra dưới dạng rất “bình dân”, nhưng mà vẫn đủ nghĩa. Trong quá trình phát triển của đất nước, phải hướng tới tương lai, chúng ta không bao giờ muốn “bao giờ cho đến ngày xưa” nhưng éo le thay, thời đại ngày nay vấn đề sống còn của đất nước là phải trở lại, học hỏi những tinh túy của Hiến pháp 1946.
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ 3/9/1945, Hồ Chủ tịch đã có chỉ thị nhiệm vụ cấp bách phải xây dựng bản Hiến pháp để nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ. Theo sắc lệnh số 34 ngày 20/9/1945 của Hồ Chủ Tịch Ban soạn thảo Hiến pháp 1946 của Chính phủ lâm thời do 7 người chủ trì: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy (Bảo Đại), Đặng Thái Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Tháng 11-1945, bản Dự án Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được Chính phủ soạn thảo và được công bố để lấy ý kiến các chính giới. Uỷ ban kiến quốc của Chính phủ cũng đã tự nghiên cứu và đưa ra một Dự thảo Hiến pháp. Ngày 2-3-1946, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I, Quốc hội đã bầu Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 11 người: Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, Nguyễn Thị Thục Viên. Đây là các trí thức tiêu biểu, có người chưa phải là đảng viên. Căn cứ vào bản Dự án của Chính phủ và đối chiếu với bản Dự thảo của Uỷ ban kiến quốc, tập hợp những kiến nghị phong phú của toàn dân và tham khảo kinh nghiệm soạn Hiến pháp của các nước, Ban Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội đã soạn thảo một Dự án Hiến pháp để trình Quốc hội. Trong phiên họp ngày 29-10-1946, Ban Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội được mở rộng thêm 10 vị đại biểu cho các nhóm, đại biểu trung lập, đại biểu Nam Bộ, đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia tu bổ thêm bản Dự án.
Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, từ ngày 28-10 đến ngày 9-11-1946, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam thực hiện quyền lập hiến. Từ ngày 2-11-1946, Quốc hội bắt đầu thảo luận về Dự án Hiến pháp. Các đại biểu của các nhóm đảng trong Quốc hội đã lần lượt phát biểu ý kiến. Các vị đại biểu của các nhóm đều đã nêu ra những ưu điểm của Dự án Hiến pháp, đóng góp thêm một số khía cạnh cụ thể và đi đến thống nhất nội dung của Dự án. Sau nhiều buổi thảo luận và tranh luận sôi nổi, sửa đổi, bổ sung cho từng điều cụ thể, ngày 9-11-1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hiến pháp 1946 với sự nhất trí của 240/242 đại biểu dự họp. Hiến pháp 1946 khá đơn giản, có 70 điều, được xây dựng trên tư tưởng pháp quyền, tự do dân chủ của công dân, và quy định những vấn đề cơ bản nhất của nhà nước. Đặc điểm cơ bản của Hiến pháp năm 1946 được thể hiện trong 3 nguyên tắc cơ bản, đó là: đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo trên cơ sở của nhà nước pháp quyền với quyền tự do dân chủ của công dân . Do hoàn cảnh lịch sử của nước ta thời ấy nên Hiến pháp 1946 tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn có mặt bị hạn chế, phải dung hòa. Cụ Nguyễn Sơn Hà là đại biểu Quốc hội Khóa I của Việt Nam bỏ phiếu chống chỉ vì Hiến pháp không có Điều nói về tự do kinh doanh. Ngẫm suy, mới thấy sinh hoạt Quốc hội thực sự dân chủ ngay từ thời mới lập nước Việt Nam để phát huy trí tuệ của toàn dân.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1789 có tính quốc gia hiện đại lâu dài nhất trên thế giới nhưng thực ra, nó cũng chịu ảnh hưởng của Hiến pháp Anh. Xin ghi lại nguyên văn câu đầu tiên của Hiến pháp Hợp chủng quốc Mỹ (từ “Hợp chủng quốc” dịch không chuẩn từ “United States”) “ CHÚNG TÔI, NHÂN DÂN Hợp chủng quốc, với mục đích thực hiện một sự liên hiệp chặt chẽ hơn, thiết lập công lý, duy trì an ninh nội bộ, trù liệu công cuộc phòng thủ chung, phát triển sự thịnh vượng toàn diện và bảo đảm cho chúng tôi và hậu thế của chúng tôi các lợi ích của sự tự do, quyết định và thiết lập hiến pháp này cho Hợp chủng quóc Mỹ”.
Câu nói trên, là của những người biết cách viết Hiến pháp. Còn chất lượng của Hiến pháp, và nhất là giá trị của sự thực hiện Hiến pháp, thì phải nghiên cứu, phân tích trong thực tế cuộc sống. Hiện nay, ở nước ta một số người vẫn có phần úy kỵ với tam quyền phân lập mà hay dùng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nếu đi sâu phân tích về tam quyền phân lập, bản chất là 3 nhánh quyền lực không chỉ phân lập mà còn kết hợp hài hòa chặt chẽ và kiểm tra giám sát lẫn nhau trên nền tảng là trung thành với nhân dân.
Văn bản luật của một nhà nước gồm một hệ thống từ Hiến pháp đến các văn bản lập pháp ban hành và hướng dẫn thực hiện. Pháp luật nhà nước là công cụ phục vụ cho các giá trị xã hội cho nên Đảng phải chủ động đặt lên bàn nghị sự thảo luận những vấn đề cốt lõi của thể chế hiện nay.
Hiến pháp 1992 gồm 12 chương, 147 điều được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15/4/1992 do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký. Nếu đọc kỹ bản Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có Lời nói đầu 2 trang, 6 đoạn, cần phải sửa để người đọc thấy rõ đó là lời của nhân dân Việt Nam. Đó là mới chỉ nói về viết văn bản Hiến pháp. Người dân hiểu được tiến trình quốc gia thông qua Hiến pháp có quan hệ mật thiết đến hoàn cảnh chính trị và lịch sử văn hóa của dân tộc. Việc quan trọng nhất là phải xác định nội dung Hiến pháp xây dựng trên các nguyên tắc nào, các quan điểm xây dựng Hiến pháp và các phương pháp thực hiện.
Theo chúng tôi hiểu, hiện nay có 3 quan điểm sửa đổi Hiến pháp 1992. Thứ nhất là chỉ sửa một số điểm trong Hiến pháp để làm cơ sở sửa những luật cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước nhằm bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện và cho Thủ tướng Chính phủ quyền bổ nhiệm các chủ tịch tỉnh, cơ chế bảo vệ Hiến pháp và quyền bầu cử. Có thể nói đây là quan điểm cho mục tiêu trước mắt. Quan điểm thứ hai là trả lại cho dân quyền làm chủ đích thực: “Dân làm chủ có nghĩa là Dân phải quyết trực tiếp thể chế quốc gia, tức là Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, rồi Dân giao cho Nhà nước và giám sát Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ và Tòa án) quản lý đất nước theo Hiến pháp và những quyết định đó của Dân”. Ông Nguyễn Văn An đã có thời kỳ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Quốc hội. Qua trải nghiệm của thời gian, thấy rõ những khiếm khuyết, bất cập của Hiến pháp 1992 nên Ông đã mạnh dạn đề xuất quan điểm thứ hai nói trên hay nói cách khác đây là mục tiêu lâu dài. Quan điểm thứ ba dựa trên thể chế chính trị dân chủ của học hỏi và phát triển, cần Đổi mới Đảng và khởi động cuộc vận động cả nước đi vào quá trình dân chủ hoá đất nước. Chúng tôi nhận thấy những ý kiến nêu trên rất cần thiết phân tích, đánh giá. Những người đương chức, có trách nhiệm cần sắp xếp, thể hiện tính lô-gích nội tại của sự vật, của thực tế bởi vì Hiến pháp 1992 không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội sau 20 năm đổi mới. Thiệt thòi là lịch sử phát triển xã hội ở nước ta không trải qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa nên không có được kinh nghiệm tri thức và cơ sở vật chất cho nên phải mò mẫm theo định hướng riêng nên gặp phải nhiều khó khăn, trắc trở cũng là điều dẽ hiểu. Trong thời đại hội nhập và phát triển chúng ta cần phát huy tính tự cường của dân tộc, đồng thời khiêm tốn, học hỏi các tinh hoa của nhân loại để tiến cùng thời đại.
Người dân luôn quan tâm làm thế nào để Hiến pháp được thực thi một cách minh bạch, hữu hiệu trong đời sống thực tế? Ngay bản Hiến pháp trước đây của Liên Xô trên văn bản là đảm bảo quyền tự do lập hội hay quyền tự do ngôn luận nhưng thực tế diễn ra không phải như vậy. Ở các nước tiên tiến, thực sự dân chủ, Hiến pháp được bảo vệ bằng Tòa án Hiến pháp hoặc Tòa án tối cao. Việc sửa đổi Hiến pháp 1992 để có thể áp dụng hữu hiệu trong thực tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển, phải được xây dựng trên tư duy phân rõ trách nhiệm, quyền hạn, và giám sát lẫn nhau của 3 cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước: Lập pháp; Hành pháp; và Tư pháp; Các cơ quan Truyền thông, báo chí và Kiểm toán độc lập không nằm trong bộ máy tổ chức nhà nước nhưng là trung tâm quyền lực xã hội cần được luật hóa bảo đảm quyền lực trong xã hội dân sự, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và xã hội. Nói cách nôm na, xã hội cần có 5 trung tâm quyền lực nói trên hay còn gọi là “ngũ quyền” để kiểm tra, giám sát lẫn nhau.
Sửa đổi Hiến pháp 1992 là một dịp rất tốt để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa do Đảng phát động thông qua dư luận xã hội. Ý kiến của xã hội dân sự lành mạnh sẽ là chỗ dựa tin cậy và chắc chắn cho lực lượng cầu thị trong Đảng. Trong bối cảnh đất nước hiện nay, mọi sự cải cách cơ bản chỉ có thể do bộ phận lãnh đạo chủ chốt của Đảng phát động, chỉ đạo thực hiện và phải thực sự cầu thị lấy tư tưởng Hồ Chí Minh và yêu cầu phát triển của thời đại làm nền tảng.
Hiến pháp dân chủ về bản chất nhân dân phải là người ra quyết định làm chủ quốc gia. Nội dung chủ yếu của các quyết định ấy được tạo thành hệ thống pháp luật. Nguyên tắc quan trọng nhất là tất cả quyền bính trong nước đều thuộc về nhân dân. Bởi vậy, chúng tôi đề nghị khi sửa bản Hiến pháp 1992 , thì ngay câu đầu tiên phải viết như sau:
“Chúng tôi, dân tộc Việt Nam quyết định và công bố những điều khoản sau đây, với trách nhiệm lịch sử trước các thế hệ người Việt Nam hiện nay và mai sau, trước các dân tộc, các quốc gia trong cộng đồng quốc tế”.
Trong bối cảnh của đất nước hiện nay, cần phải có bước quá độ nhưng một số vấn đề quan trọng nhất sau đây cần phải được làm ngay, có tính chất mở đường khi sửa đổi Hiến pháp 1992:
1. Đảng lãnh đạo thông qua quan điểm được thể hiện trong luật pháp và các chủ trương chính sách được Quốc hội thông qua, và qua đảng viên của mình trong hệ thống bộ máy nhà nước; Cần làm rõ Hiến pháp là tối thượng, chính quyền chỉ hoạt động theo quy định của Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Sau khi làm rõ quyền và trách nhiệm của công dân, rồi đến quyền và trách nhiệm của hệ thống nhà nước trong chỉnh thể tam quyền phân lập. Cần có một chương mục chung quy định về các điều kiện phải có để được phép trở thành đảng chính trị tham gia bầu cử nhằm loại bỏ, sàng lọc các đảng phái không thực sự đại diện cho các lợi ích dân tộc mà chỉ mưu đồ cho mục đích của một nhóm cá nhân có khả năng làm ảnh hưởng đến lợi ích cùa toàn dân tộc. Các điều kiện, vai trò lãnh đạo chỉ được công nhận qua bầu cử. Chương mục về đảng phái chính trị nên để chung vào chương mục bầu cử.
2. Để đảm bảo quyết phúc quyết của dân, trước hết phải bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân, các quyền tự do ngôn luận, đi lại & cư trú, hành nghề, quyền sở hữu, quyền ứng cử và bầu cử.
3. Bảo đảm tự do báo chí. Tự do được hiểu là trong khuôn khổ của Hiến pháp và quyền hạn gắn với trách nhiệm.
Quốc gia muốn phát triển bền vững đòi hỏi có bản Hiến pháp xứng đáng gọi là Hiến pháp, hay nói cách mạnh mẽ hơn cần có bản Hiến pháp dân chủ thể hiện nhà nước pháp quyền. Đảng nâng cao vai trò, chất lượng và nội dung lãnh đạo của Đảng bằng việc lãnh đạo tạo dựng được quyền nhân dân ta thực sự là chủ và thực sự làm chủ, lãnh đạo tạo dựng được một nhà nước mạnh, có một bản Hiến pháp đích đáng là Hiến pháp dân chủ và một nhà nước có thực quyền.
T.V.T
Bác Trường lại "suy thoái" rồi, Bác Trọng TBT mới buộc tội gần đây mà bác vẫn không sợ à?
Trả lờiXóa