Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN MÀ VẪN TƯ DUY "CƯỠI TRÊN ĐẦU NHÂN DÂN"

Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992:

Vẫn tư duy “đứng trên nhân dân”!

(Dân Việt) - Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi vẫn còn chưa thực sự tiếp cận được với tư duy khai phóng, tiến bộ về nhân quyền đang là chủ đạo trên thế giới. 

So với Chương 5 Hiến pháp 1992, Chương 2 Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 có một số ưu điểm nổi bật, cụ thể như đã khắc phục được nhiều hạn chế về kỹ thuật lập hiến; cân bằng được cấu trúc giữa các nhóm quyền; nỗ lực sửa đổi tư duy cũ về chủ thể của quyền. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, dự thảo vẫn còn một số hạn chế, tiêu biểu. 

Thứ nhất, cách viết và nội dung của nhiều quy định trong chương này cho thấy việc biên soạn vẫn chưa thoát hẳn được tư duy cũ về một Nhà nước “đứng trên nhân dân”, “ban phát”, “kiểm soát” các quyền cho nhân dân và luôn “sợ hãi”, “đề phòng” nhân dân đấu tranh đòi hỏi sự tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do hiến định. Minh chứng là việc nêu quy định về giới hạn quyền ở điều đầu tiên của chương này. 

Đồng thời ngay sau đó bổ sung một điều mới (Điều 16, quy định cấm lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác) mà nội dung toát lên tính “răn đe” rất rõ trong khi về thực chất đã bao hàm trong khoản 2 Điều 15. Tiếp theo, dự thảo còn có Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 15) cũng nhằm “nhắc nhở” người dân là “quyền đi liền với nghĩa vụ với Nhà nước” và những quyền của họ là do Hiến pháp, luật pháp (tức Nhà nước) quy định, cho dù nội dung của điều này không thực sự chính xác về mặt thực tế và có khía cạnh đi ngược lại với nhận thức chung của cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, việc “quyết giữ” các cụm từ “theo pháp luật”, “do pháp luật quy định” hoặc “theo quy định của pháp luật” trong nhiều quy định về các quyền quan trọng đã nêu ở trên và một số quy định khác cũng phản ánh tâm thế “đề phòng” nhân dân và “dự phòng” khả năng có thể “rộng tay” hành động để kiểm soát, giới hạn các quyền hiến định về sau này. 

Sự lạm dụng các quy định mang tính “răn đe” và “phòng ngừa” nhân dân trong Chương II dự thảo như đã nêu ở trên là rất ít có trong chế định về quyền con người, quyền công dân của hiến pháp các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, tương tự như Chương 5 Hiến pháp 1992, Chương II dự thảo thiếu hẳn những quy định tuyên bố một cách rõ ràng, cụ thể, trực tiếp về nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của các cơ quan, viên chức nhà nước – điều luôn được nhắc đến trong các điều ước quốc tế về quyền con người và được nhấn mạnh trong hiến pháp của nhiều quốc gia. 

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, tuy đã có khá nhiều cải tiến, việc hiến định các quyền con người, quyền công dân trong Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi vẫn còn chưa thực sự tiếp cận được với tư duy khai phóng, tiến bộ về nhân quyền đang là chủ đạo trên thế giới. 

Thứ hai, khá nhiều quy định trong Chương II dự thảo còn thiếu hợp lý, thiếu đầy đủ hoặc chưa chặt chẽ. Ví dụ quyền sống (Điều 21) quy định quá ngắn gọn (chỉ vọn vẹn 5 từ) không nêu được sự liên hệ của quyền này với vấn đề hình phạt tử hình, điều cần được làm rõ giống như trong hiến pháp của nhiều quốc gia… Việc sửa đổi một số quyền học tập, quyền được chăm sóc sức khỏe, các quyền về hôn nhân – gia đình… vô hình trung làm suy yếu cơ chế bảo đảm các quyền này, trong khi lẽ ra cần phải tăng cường hoặc ít nhất là duy trì nguyên trạng… 

TS Vũ Công Giao (khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội) 

Nguồn: Dân Việt

Tễu: Qua đợt "lấy ý kiến nhân dân" sửa đổi Hiến pháp 1992 đến nay đã cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam càng bộc lộ rõ sự coi thường nhân dân (ví dụ các phát biểu của các ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng), "cả vú lấp miệng em"(các "giáo sư" "tiến sĩ" "nhà khoa học" trên chương trình của VTV), chụp mũ vô lối (các bài trên Nhân dân, Quân đội nhân dân, ...).
Đảng và nhà nước càng làm vậy càng mất uy tín, cái uy tín vốn đã đáo đáy trong nhân dân.   

15 nhận xét :

  1. "Chụp mũ vô lối" có đồng nghĩa với "vu oan giá họa không" Ý này gần gũi, quen hơn tiến sĩ Diện nhỉ.

    Trả lờiXóa
  2. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 17:40 5 tháng 3, 2013

    Cưỡi trên đầu trên lưng dân mới sướng mà cũng lắm kẻ khom lưng cho mà cưởi . Còn cưỡi trâu cưỡi bò cưỡi ngựa còn phải phục vụ trâu bò ngựa . Phải cho nó ăn, phải lo tắm rửa cho nó, lo chuồng cho nó ở . Cưỡi ngựa không khéo bị nó đá hậu cho là mất cu luôn !
    Phấn đấu bao đời ông cố ông nội ông bố mới leo lên đỉnh cao trí tuệ để cưỡi trên lưng dân !

    Trả lờiXóa
  3. Mới chỉ vài ngày nay thôi, tức là sau phát biểu của TBT ở Vĩnh Phú, một số báo chính thống đăng nhiều ý kiến góp ý SĐ HP rất hay, ví như bài của TS Vũ Công Giao trên đây. Tôi thấy đây là một hiện tượng lạ, và rất đáng mừng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xoay chiều chăng ? Kể cũng khó tin . Wait and See .

      Xóa
  4. Sửa Hiến pháp - cơ hội để Đảng đổi mới
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/111327/sua-hien-phap---co-hoi-de-dang-doi-moi.html
    Bốn nguyên tắc của Hiến pháp Pháp
    Trần Đức Tuấn(VKS Nhân dân tối cao, đang du học)
    http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&News=6146&CategoryID=42

    Trả lờiXóa
  5. Internet giúp người dân « bớt sợ hãi »

    Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chủ nhân một blog được nhiều cư dân mạng Việt Nam theo dõi, vừa mới được đề cử làm ứng viên giải thưởng Công dân mạng – Netizen 2013. Mong muốn đưa những thông tin trung thực, cùng những suy nghĩ cá nhân về một xã hội, mà nhiều quyền tự do căn bản của công dân không được tôn trọng, đã khiến blogger Huỳnh Ngọc Chênh phải chịu một số áp lực, tuy nhiên ông vẫn tha thiết theo đuổi con đường đã chọn.

    Netizen là giải thưởng do tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), có trụ sở tại Pháp, phối hợp với tập đoàn Google trao tặng hàng năm vào ngày 12/03/2013 để biểu dương những người có công trong việc vượt qua kiểm duyệt, thúc đẩy tự do ngôn luận trên mạng internet.

    RFI xin chuyển đến quý vị phần phỏng vấn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh (Sài Gòn), nhân sự kiện này:

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130303-internet-giup-nguoi-dan-%C2%AB-bot-so-hai-%C2%BB

    Trả lờiXóa
  6. Thật không may là lần này bị nhân dân hất rớt xuống.

    Trả lờiXóa
  7. Mong sao ngày càng có nhiều GS TS(thật) viết nhiều bài viết góp ý xây dựng HP tiên tiến như các nước văn minh trên thế giới,đáp ứng đượcnhiều kỳ vọng của Nhân dân.Cảm ơn TS Vũ Công Giao đã có bài viết phản ánh rất đúng ý đồ của các nhà cầm quyền VN.Uy tín của của đảng nay không còn nữa nên đảng cũng chẳng sợ mất đâu mà đảng chỉ sợ mất cái ham muốn đè đầu cưỡi cổ,bóc lột nhân dân mà thôi

    Trả lờiXóa
  8. Nghe máy ông GS, TS phát biểu về sửa đổi hiến pháp trên VTV mà phát ngán muốn tắt ngay TV. lời lẽ sáo rỗng đúng bản chất của sự độc tài. Người dân bây giờ đã hiểu bản chất của độc taidf không có sự cạnh tranh rồi.

    Trả lờiXóa
  9. Bây giờ tôi mới thấy câu"con hát,mẹ khen hay"hoặc"mẹ hát,con khen hay"không những chỉ đúng trong cuộc sống đời thường của người dân,những việc dân sự,mà nó còn đúng trong cả những việc to tát,hệ trọng với cả các vị lãnh đạo nhà nước,và cả trong chuyện chính trị.
    Nhiều ngày nay,trên báo,đài tiếng nói Việt Nam,VTV,luôn có nhiều bài phát biểu,phỏng vấn xoay quanh việc ca ngợi vai trò lãnh đạo của Đảng và mục đích đều là khẳng định giữ điều 4 trong Hiến Pháp là cần thiết.Có vị được phỏng vấn,không hiểu căn cứ vào đâu,cũng chưa hề thấy trưng cầu ý tứ của nhân dân lúc nào,mà vẫn hùng hồn khẳng định:Tuyệt đại đa số nhân dân tin tưởng,giao phó quyền lãnh đạo cho đảng,người dân luôn đề cao vai trò lãnh đạo của đảng,do vậy để điều 4 trong Hiến Pháp là hiển nhiên.v.v.và v.v.Nói chung là nhân dân không chê gì,chỉ khen,ca ngợi là nhiều.Nhưng khốn nỗi,những vị được phỏng vấn lại toàn giữ vai trò trong đảng,có ông thì ở Tạp chí Cộng sản,có ông thì bên Học viện Chính trị -Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,có ông thì chuyên nghiên cứu lịch sử đảng,có ông thì làm ở báo đảng...
    Như vậy thì không hề có tính thuyết phục,vì chả có ông nào lại tự dưng réo tên mình ra mà chửi,họa chăng chỉ có anh Chí Phèo.Việc được dân tin,hay không tin,được dân giao phó,hay chưa bao giờ giao phó,thì các vị nên thẳng thắn nói cho đúng,chứ không nên nói lấy được,nói theo kiểu áp đặt vô căn cứ.
    Tôi nghĩ,các ông được phỏng vấn hay viết bài đăng báo,chắc đều là những người có học hàm,học vị,hiểu được cái giá của sự giả dối.Nên chăng,khi nói điều gì cần có suy ngẫm,có căn cứ.Thói nói bừa,nói để được lòng cấp trên,nói để nịnh bợ,nói dối lòng mình như vậy thì hổ thẹn lắm thay.
    Muôn hiểu ý dân như thế nào,không thể chỉ căn cứ vào vài ý kiến của những người đã được chỉ định,đã được xắp xếp để trả lời phỏng vấn hay phát biểu trên diễn đàn.Người dân bây giờ qua hiểu"chiêu"này rồi.
    Chưa qua trưng cầu dân ý,thì chưa thể biết được ý dân.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  10. Rất khó cho đảng cầm quyền hiện nay, khó hơn thời hai mùa kháng chiến rất nhiều.
    Phê phán ĐCSVN không quan tâm đến quyền lợi của đất nước, của dân tộc, đến quyền dân chủ của công dân, đến chống tham nhũng là chưa đúng.
    Đảng có quan tâm, dẫn chứng là rất nhiều nghị quyết của đảng được ban hành về các vấn đề trên. Thế nhưng nghị quyết vẫn là nghị quyết, cuộc sống thực tế diễn ra rất khác.
    Hệ hống các cơ quan đảng tồn tại song song cùng chính quyền các cấp, với các cơ sở vật chất đầy đủ, với bộ máy tổ chức và cán bộ (cũng là công chức theo luật công chức) đông đảo, gần bằng 2/3 số cán bộ công chức làm trong các cơ quan chính quyền và giữ vai trò lãnh đạo chính quyền. Chính quyền là đảng và đảng cũng là chính quyền.
    Hệ thống các cơ quan đảng tiêu tốn tiền bạc từ ngân sách nhà nước không phải là ít. Việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt trong chính quyền đều do đảng làm, chính quyền hợp thức hoá. Hàng ngũ các con cha cháu ông, những kẻ cơ hội mua quan bán chức vì thế được cơ cấu vào Seats of power béo bở. Từ bỏ cái “béo bở” này cũng rất khó, vô cùng khó. Đó là cái khó đời thực.
    Cái khó nữa là những nhà lý luận M- L của VN coi CNXH mà C. Mark nghiên cứu như một tiên đề trong toán học, không phải chứng minh, và lấy đó làm cơ sở để chứng minh mọi hành xử của nhà nước XHCH (mà nền kinh tế, tức cơ sở kinh tế mới chỉ “định hướng XHCN”) đều đúng. Nói nôm na, CNXH là mục đích đúng nên nó được dùng biện minh cho phương cách (hành động) sai, cho dù cái sai đó đã hủy hoại nền văn hoá dân tộc, đất đai, biển đaỏ của tổ tiên bị ngoại bang gặm nhấm, đất đai của nông dân bị chính quyền tước đoạt nhân danh "đại diện chủ sở hữu", làm giàu cho “một bộ phận không nhỏ” (lời tổng bí thư NPT) đảng viên có chức có quyền, vô ơn đối với những người có công với nước, những người nuôi dưỡng đảng khi đảng còn hoạt động trong bóng tối.

    Trả lờiXóa
  11. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 03:48 6 tháng 3, 2013

    Những anh /chị đầu óc hẹp hòi ngồi trên ghế cao chỉ sợ mất ghế. Cứ xem những việc ô. NPT làm từ khi ngồi vào chức TBT tới giờ có việc gì gọi là có lợi cho dân cho nước không hay là quanh quẩn bảo vệ cái lí thuyết. Khi mà các UVBCHTW chỉ chọn ra được người lãnh đạo như thế thì cái hậu quả tất phải tới là nhân dân sẽ rất chán nản, lãnh đạo chẳng còn uy tín với nhân dân . Chính trị nội bộ ngày càng thối nát, chung quanh lãnh đạo toàn những kẻ xu nịnh, vì lãnh đạo muốn thế . Miệng lưỡi lãnh đạo toàn phun ra những lời đe dọa dân, phỉ báng dân, chứng tỏ cái đầu anh quá hẹp hòi, tư cách của anh quá kém cỏi, bản thân anh không có cái đạo đức của người lãnh đạo biết khiêm tốn, nhìn nhận cái sai lầm của mình, hay ít ra biết khiêm tốn tiếp thu những lời tâm huyết của bạn bè, của các bậc thức giả .
    Ngồi vào ngôi cao nhất rồi lại cứ cho mình cái gì cũng nhất, những kẻ bề dưới chỉ là những kẻ đi xin mình ban ân huệ . Người lãnh đạo như thế thật là mối nguy cho tập thể , cho tổ chức. Là người lãnh đạo cả nước lại càng nguy hiểm hơn nữa . Ngày xưa vua chúa còn có thái sư, ngày nay TBT chẳng cần thái sư vì chính mình là sư rồi . Đúng là thượng bất chính hạ tắc loạn . Vậy mà trên thượng tầng chẳng biết loạn từ đâu cứ đổ tội cho các thế lực thù địch nó hại mình rồi nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch cả . Bị bao vây tứ phía rồi. Giống như Nguyễn văn Thiệu khi thấy Mỹ bỏ rơi thì chưởi bới lung tung , không còn tin vào chính mình, ra những quyết định sai lầm dẫn đến mất tất cả một cách ô nhục !

    Trả lờiXóa
  12. -Ong Ly keu goi toan dan gop y sua doi HP 1992.
    -Ong Trong lai noi o vinh phu ngay 25-2-2013(ve suy thoai..)
    -Hien phap la cot loi cua to quoc ,la quyen loi cua toan dan,nen phai gop y that tam
    -Vay toi phai lam theo ong nao?
    -Neu khong gop y thi la cong dan toi

    Trả lờiXóa
  13. Cuộc đấu tranh đến hồi quyết liệt giữa một bên "Đảng chủ" và một bên "Dân chủ". Cho đến giờ nầy, về phần lý lẽ, phần thắng nghiêng về bên "Dân chủ"- Bên "Dân chủ" đang vững về lý lẽ, mạnh về số lượng. Đảng CSVN chọn con đường thượng lượng, hòa giải là thượng sách ?.

    Trả lờiXóa
  14. Hồi trước, mình rất thích xem thời sự, ngưỡng mộ các Phát Thanh Viên và những "đại biểu" được mời phỏng vấn. Giờ đây, chỉ xem TV được lúc 7h tối, nhưng mở TV lên là phải xem "những con vẹt biết nói". Bởi vậy tui không xem thời sự nữa, cứ mở lên thấy là bấm qua kênh khác.

    Trả lờiXóa