Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

KHÔNG ĐƯA VÀO SGK, LÀ CÓ TỘI LỚN ĐỐI VỚI DÂN TỘC!

Không đưa cuộc chiến 1979 vào SGK là có tội với dân tộc!

Bùi Hoàng Tám

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 là một trong những trang sử vàng oanh liệt chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Dù chỉ kéo dài hơn một tháng nhưng sự khốc liệt và tinh thần anh dũng của quân và dân ta đã viết tiếp lịch sử hào hùng của đất nước. 

Thế nhưng tiếc thay đã 34 năm qua, cuộc chiến ít được nhắc tới khiến thế hệ trẻ hôm nay không ít người mơ hồ, thậm chí không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nó xuất hiện trong sách giáo khoa chỉ vẻn vẹn hơn 10 dòng là điều day dứt bởi lãng quên lịch sử không chỉ có tội với những anh hùng liệt sĩ và những người đã khuất trong cuộc chiến tranh vệ quốc oai hùng này mà còn có tội với cả hậu thế mai sau.

Vì vậy gần đây, trên nhiều diễn đàn, các nhà khoa học giáo dục, khoa học lịch sử đã đặt vấn đề cần phải đưa cuộc chiến trang vệ quốc năm 1979 vào sách giáo khoa một cách hợp lý trên tinh thần viết đúng như nó đã từng diễn ta. Đây là đòi hỏi khách quan, khoa học và chính đáng không chỉ là của lịch sử mà còn là tâm nguyện của dân tộc. 


Trả lời báo Tuổi trẻ ngày 24/2/2013 (bài Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Cần đưa đầy đủ vào sử sách), GS. Vũ Dương Ninh, Ủy viên đoàn chủ tịch Hội KHLS Việt Nam cho rằng rằng đây là thời điểm thích hợp để bổ sung sự kiện này vào SGK: “Cuộc chiến tranh biên giới diễn ra đã khá lâu, đủ độ lùi lịch sử để đưa vào SGK phổ thông cho thế hệ con cháu của chúng ta hiểu được từng xảy ra một sự việc: người Trung Quốc đã tấn công người VN, xâm lược lãnh thổ Việt Nam và chúng ta đã phải tiến hành một cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ.”.

Cùng bài báo trên, GS. Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: “Nếu có một cuộc biên soạn SGK phổ thông mới và được đảm nhận trách nhiệm chủ biên, tôi sẽ đưa vào SGK những bài liên quan đến sự kiện đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở biên giới phía Bắc”. Không chỉ dừng ở sách giáo khoa Lịch sử, GS. Thuyết còn muốn đưa vào các môn khác những câu chuyện, thơ, bài viết ca ngợi cuộc đấu tranh của dân tộc, ca ngợi những người con đất Việt đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc ở giai đoạn lịch sử bi tráng này.

GS. Đinh Xuân Lâm, Hội Lịch sử Việt Nam cũng khẳng định: “Tôi rất tán đồng đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa vì đây là vấn đề quan trọng đứng về mặt lịch sử để khẳng định thực tế, để học sinh hiểu rõ lịch sử, tránh nghe những thông tin xuyên tạc” và “cần phải vinh danh những tấm gương cụ thể, những chiến công cụ thể, giống như những cuộc chiến chống Nguyên Mông, Minh, Thanh, Pháp, Mỹ...”.

Ông Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, thường trực Ban biên soạn chương trình - SGK sau năm 2015 cho biết: “Không chỉ SGK lịch sử mà ở các môn học khác cũng có thể nghiên cứu đưa các nội dung mới phù hợp. Ví dụ như ở SGK địa lý hoàn toàn có thể đưa vào các nội dung mới hơn về biển đảo, giáo dục ý thức về bảo toàn lãnh thổ VN.”

Trả lời báo Dân trí ngày 21/2, GS.TS Đỗ Thanh Bình - Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói: “Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật”. 

Chúng ta hi vọng và mong đợi sự cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1979 sẽ được sớm đưa vào SGK như một trang sự vàng chống ngoại xâm. Hào khí của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, của cuộc kháng chiến chống thực dân,  đế quốc, ngoại xâm trong thế kỉ qua lại một lần nữa như được sống dậy hào hùng trong các trang sách để các em biết nâng niu, quý trọng cuộc sống hôm nay đồng thời biết nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng mỗi khi Tổ quốc Việt Nam yêu dấu bị xâm lăng, phải không các bạn?

Nguồn: TN.com.
 

7 nhận xét :

  1. Xin các bậc sĩ phu soạn thảo sẵn tài liệu giáo khoa về cuộc chiến 1979 này cho cấp 1 và cấp 2. Để khi cần thì đã có sẵn và trong khi chờ đợi đuợc chế độ cho phép thì phụ huynh có thể dùng mà dạy con em ở nhà.

    Trả lờiXóa
  2. Các bác có ý kiến như thế là các bác lại"suy thoái"roài.Lại làm khó anh Nhân,anh Luận phải"gỡ" cả những bài chống quân Nguyên,Mông,Hán đã in trong sách GK trước đây nữa roài! Khổ thế!

    Trả lờiXóa
  3. Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?

    http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/536541/sao-cong-truong-cam-co-trung-quoc.html


    Thôi thì không biết "còm" gì thêm các bác ạ

    Trả lờiXóa
  4. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 09:19 5 tháng 3, 2013

    Sao cổng trường cắm cờ TQ ? ( TT 5/3/2013 ) Chị gái tôi mua cho cháu tôi bộ sách dành cho học sinh vào lớp 1 có nhan đề " Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ " của NXB Dân Trí . Một hôm cháu thắc mắc với tôi " Dì ơi, sao lá cờ trong sách này không giống cờ nước mình ? " Tôi mở ra xem và rất bất ngờ : đó là cờ TQ " ( hết trích ) .
    Bó tay ! Hết ý kiến .

    Trả lờiXóa
  5. Trong thời gian gần đây chính quyền Nhà nước có nhiều việc đáng ngờ như: Mang sang TQ để đạo điễn dàn dựng bộ phim "Đường tới Thăng Long" để bôi nhọ lịch sử ông cha đã có công chống quân phương Bắc. Trong các hệ thống sách giáo khoa hiện nay đều tước bỏ toàn toàn những tư liệu về cuộc chiến tranh anh dũng của ông cha với quân phương Bắc. Đặc biệt những bài học nhắc nhở của ông cha đối với các thế hệ con cháu về sau phải luôn cảnh giác với kẻ thù phương Bắc cũng bị tước bỏ hoàn toàn. Còn trên truyền hình Nhà nước cho phép các đài truyền hình cả địa phương phát sóng 24/24, cũng chủ yếu chiếu phim của TQ để tiếp tay đầu đọc người dân và giúp TQ đồng hóa dân tộc Việt. Rồi lá cờ 6 sao trong dịp đón Tập Cận Bình. Thậm chí họ còn định đưa tiếng Hoa vào giảng dạy vào các cấp học trong nhà trường. Cho TQ trúng thầu tất cả các công trình để phá hoại kinh tế dẫn đến nợ chồng, nợ chất để người dân phải gánh hậu quả.Tết Quý Tỵ này từ thành phố từ Trung ương đến các huyện trong cả nước đều treo đèn lồng của TQ có chữ Tam Sa...
    Những việc đáng ngờ trên đây không thể là ngẫu nhiên hay đây là những hành vi bán nước đang phơi bày trước quần chúng nhân dân...

    Trả lờiXóa
  6. Còn nhiều hơn thế nữa những việc "tréo ngoe" mà bác Nặc danh 11:23 ngày 5 tháng 3 năm 2013 nêu ra. Bức xúc nhất trong dư luận là ngày 17 tháng 2 vừa rồi, sau vài chục năm cuộc chiến chống quân xâm lược Tàu vẫn như còn văng vẳng tiếng súng cối, những thành phố, thị xã vùng biên bị tàn phá, hàng vạn chiến sĩ, đồng bào phải hy sinh dưới họng súng của quân TQ xâm lược...thế mà cả hệ thống báo chí VN câm lặng trong khi TQ rầm rộ kỷ niệm và xuyên tạc trắng trợn lịch sử. Một số nhân sĩ trí thức của ta mang vòng hoa viếng các anh hùng chống quân TQ xâm lược thì bị ngăn chặn...
    Tất cả có phải là sự hèn nhát hay cố tình làm tay sai cho "kẻ thù truyền kiếp" mà một thời Đảng CSVN đã khẳng định???

    Trả lờiXóa
  7. Không đưa cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 vào SGK là có tội với dân tộc!

    Trả lờiXóa