Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề
Nguyễn Long Việt
Bởi việc quy định Điều 4, rõ ràng là
những cuộc bầu cử dân chủ đều vô nghĩa. 14 người trong Bộ chính trị
quyết định mọi chức danh, từ việc bao nhiêu ghế, ông nào trúng đại biểu
quốc hội, ông nào làm thủ tướng… từ đó sinh ra độc tài, lạm quyền, tham
nhũng…
Người có quyền chỉ “sợ trách nhiệm trước
người giao quyền cho họ”, và việc nếu họ có được quyền lực không phải
từ dân thông qua các cuộc bầu cử dân chủ thì họ cũng sẽ không chịu trách
nhiệm trước dân, mà họ chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng (theo nghĩa hẹp
hơn, trước những người lãnh đạo Đảng đã “cơ cấu” cho họ).
Việc không quy định Điều 4 là việc trước
sau gì cũng phải làm, là xu thế chung của bất kì quốc gia dân chủ nào.
Không quy định Điều 4, xây dựng chế độ chính trị đa đảng không phải là
xóa bỏ sự hoạt động của Đảng Cộng sản VN, mà khi ấy những người có tài,
có đức trong xã hội sẽ trở thành những lãnh đạo do dân chọn. Và đó cũng
là con đường mà những người có tài, tâm trong Đảng ra tranh cử. Chứ
không phải như việc có vị trí nhờ “cơ cấu” của Đảng thông qua “mối quan
hệ, chạy chức chạy quyền” như hiện nay.
Nếu không xóa bỏ được Điều 4, mặc nhiên
Đảng CS lãnh đạo thì những góp ý sửa đổi Hiến pháp chỉ như là thay chút
nước sơn, chứ không phải là thay cái cột sống.
Chỉ khi đa đảng, mọi vấn đề mới được
tháo gỡ, nền tảng đầu tiên để xây dựng nhà nước. Thông qua các cuộc cạnh
tranh chính trị, người dân sẽ chọn những người, Đảng có chính sách tốt
cho dân tộc, nhân dân. Các đảng phái đối lập tồn tại để phản biện lại
các chính sách của đảng cầm quyền, và truyền tải tới người dân.
Hiện nay, những tiếng nói phản biện chỉ
là đơn lẻ, không đủ sức mạnh để phản biện chính sách do vậy thường bị
chính quyền sách nhiễu. Cái quan trọng nhất của phản biện là trong Nghị
trường, quyết định tới việc thông qua chính sách. Chỉ khi đó, các quyền
lợi của các đảng “chạm với quyền lợi của dân” mới được thông qua.
Bởi khi đó, nhân dân sẽ giám sát những
cuộc phản biện minh bạch, và người Nghị sỹ sẽ phải chịu trách nhiệm với
dân thông qua cơ chế giải trình.
Ở Việt Nam hiện nay, tuy có 3 hệ thống
cơ quan quyền lực đại diện cho 3 nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và
tư pháp nhưng 3 quyền này lại tập trung trong tay Đảng, mà cao nhất là
Bộ chính trị. Các lãnh đạo chủ chốt của 3 cơ quan đều là Đảng viên.
Người làm thẩm phán ở các quốc gia dân
chủ không được tham gia đảng phái nào, thì ở Việt Nam, tuy không quy
định trong văn bản luật nhưng trên thực tế họ thương là đảng viên. Và cơ
chế thủ trưởng chế vẫn còn tồn tại thông qua cách thức bổ nhiệm thẩm
phán. Như vậy, Đảng là người “vừa đá bóng, vừa cầm còi”.
Trong khi ở các nước dân chủ, thẩm phán
có quyền ra lệnh trát bắt các chính trị gia nếu vi phạm pháp luật, thì ở
Việt Nam, giả sử phát hiện ra một lãnh đạo sai phạm (lãnh đạo là Đảng
viên), các cơ quan tư pháp bị tước mất quyền tiến hành các thủ tục tố
tụng áp dụng đối với những người khác, mà thay vào đó là việc Đảng tiến
hành các quy trình riêng của mình (như họp để kỷ luật…), từ đó sẽ sinh
ra bao che.
Ngoài ra, khi có ý kiến của Đảng thì các
cơ quan tư pháp (Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án) họp “liên
ngành” để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đảng. Nếu lãnh đạo Đảng cho phép
tiến hành tố tụng, hay đưa ra phương hướng xử lý thì các cơ quan này sẽ
phải theo. Và phiên tòa chỉ như những “vở kịch”.
Cái khó cho Việt Nam?
Nhiều người cứ nhầm tưởng hoặc “xuyên tạc” rằng Singapore cũng giống Việt Nam, một Đảng lãnh đạo.
Ở Singapore, Đảng Nhân dân hành động
(People’s Action Party) được quyền lãnh đạo nhờ nhân dân bầu ra từ cuộc
bầu cử dân chủ (chiến thắng trong các nhiệm kỳ, từ 1963 nhờ các chính
sách) chứ không phải là do Đảng, hay Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính
trị quyết định như ở Việt Nam. Cũng giống như trong gia đình đông con,
thằng A được quyền quản lý gia đình bởi nó tài năng, chính sách tốt, vì
lợi ích chung, chứ không phải là nhà có con một như Việt Nam.
Ở Việt Nam, thành quả cách mạng có được
cũng nhờ đa đảng (Việt Nam đa đảng đến năm 1988), cho đến khi đó, những
người lãnh đạo luôn theo đuổi, hy sinh cho lý tưởng (mặc dù có không ít
sai lầm), chỉ đến khi Lê Duẩn chèn ép, và sau này Nguyễn Văn Linh dẹp bỏ
đa đảng thì chế độ một Đảng mới sinh ra độc tài, tham nhũng, lạm quyền.
Cũng như, trong thời kỳ đó, do hoàn cảnh chiến tranh nên mặc dù đa
đảng, nhưng vẫn chưa có dân chủ thực sự.
Và cái quan trọng nhất của chế độ đa
đảng là thẩm phán độc lập, không theo đảng phái nào. Một khi, kể cả Lý
Hiển Long phạm tội, tòa District cũng có thể ra trát bắt. Một điều khác
biệt với VN, quan tòa là đảng viên, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Theo tôi, đa đảng là vấn đề mấu chốt, quyết định sự lớn mạnh của quốc gia, chống lại độc tài. Đa đảng là điều kiện cần.
Một khi, chưa xuất hiện đa đảng thì sẽ
không có Aung San Suu Kyi, cũng khó xuất hiện Thein Sen như ở Myanmar để
tiến tới dân chủ. Bà Aung nếu ở VN, chỉ có thể là những cá nhân phản
biện nhỏ lẻ như Luật sư Lê Quốc Quân hay blogger Huỳnh Thục Vy mà thôi.
Mọi phản biện từ cá nhân nhỏ lẻ đều bị dập từ trứng nước.
Nguyễn Long Việt, PHD Candidate, Harvard Law School
Bài viết chính xác. Cứu đảng là phải đa đảng
Trả lờiXóaHiến pháp phải để nhân dân tự phúc quyết, lựa chọn một cách dân chủ nhất, loại bỏ những yếu kém để xã hội đi lên, mọi người phát huy được những tài năng sức mạnh để xây dựng một quốc gia ngày càng tốt đẹp hơn. Không để lợi dụng Hiến pháp phục vụ cho những kẻ độc tài tham nhũng, vô hiệu hóa những ước muốn chân chính của nhân dân.
Trả lờiXóaKhi nào Nhà nước còn cái "Luật đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước làm chủ sở hữu" là nguyên nhân đưa đất nước vào con đường tối tăm, nhân dân bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, tài nguyên khoáng sản sẽ bị cạn kiệt do những kẻ trục lợi làm giàu, nợ nần người dân phải gánh. Hiện nay nguy cơ nạn lộng hành của những các cấp chính quyền đã hợp lý hóa bán hết tài nguyên khoáng sản, trồn thuế, khai man mà vẫn kêu lỗ do tham nhũng rồi hạ cánh an toàn. Vì tương lai của dân tộc Hiến pháp phải trở về phục vụ nhân dân, lợi ích dân tộc. Tài sản đất đai vĩnh viễn là của tổ tiên nhân dân, cả tài nguyên khoáng sản là của chung đất nước, chứ không phải của riêng ai mà trục lợi cá nhân làm giàu. Nếu khai thác khoáng sản phải công khai minh bạch, nó là một thứ tài sản không hề tái tạo, bán đi phải chia đều cho dân. Không thể như cảnh cho máy vào phá ruộng vườn, sản xuất hoa màu khai thác bán lấy tiền xong để lại cho dân một hố bom khổng lồ, nạn ô nhiễm khiến cả làng ung thư, người dân không hề hưởng lợi gì trên mảnh đất của mình. Tôi mong muốn rằng Hiến pháp phải thực sự vì dân và lợi ích của dân tộc. Những người đứng đầu đất nước mà dân bầu ra không đảm nhiệm gánh vác để sảy ra tiêu cực, kinh tế đất nước yếu kém phải chịu trách nhiệm trước dân, truy tố ra pháp luật và hành hình. Nếu những người không đảm nhiệm được nhiệm vụ được giao để sảy ra những hệ lụy phải nghỉ ngay, truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải bồi thường tài sản và xử lý hình sự ở mức cao nhất, khong thể hạ cánh an toàn được...
Bài viết nói rất chính xác về nền chính trị của Singapore. Đúng là ở Singapore do Đảng Nhân dân hành động (People’s Action Party) cầm quyền mấy chục năm nay, từ cái thời Singapore giành độc lập. Nhưng do Đảng Nhân dân hành động (Lý Quang Diệu và con trai là Lý Hiển Long lãnh đạo) quá tài giỏi nên được người dân tín nhiệm lâu đến như thế chứ không phải Singapore theo mô hình giống Việt Nam hay Trung Quốc.
Trả lờiXóaBác Diện và mọi người có thể tham khảo bài viết "Chính đảng cầm quyền thành công nhất thế giới" của báo Văn Hoá Nghệ An. Bài viết lý giải chi tiết lý do tại sao Đảng Nhân dân hành động (People’s Action Party) của Singapore lại thành công đến thế:
http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/nhin-ra-the-gioi/4867-ho-anh-hai.html
Tuy nhiên thời gian gần đây, Đảng Nhân dân hành động đã lộ ra những khuyết điểm gây "mất điểm" với người dân. Vì thế, số phiếu bầu dành cho họ đã sụt giảm (theo nguồn tin của báo Thanh Niên):
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110508/dang-cam-quyen-singapore-that-bai-lich-su.aspx
Trên các báo đài chính thống dường như né tránh mổ xẻ điều 4 HP 1992 và những vđ nhạy cảm khác như đa đảng, quyền sở hữu đất đai tư nhân. Còn những ý kiến qua các CB, CNVC ở các cơ quan đoàn thể không khác với chỉ đạo từ TW : Đảng lãnh đạo toàn diện, không đa đảng, đất đai vẫn là sở hữu toàn dân, NN quản lý và chỉ bàn đến thòi hạn giao đất ngắn hay dài, các lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành với Đảng, bảo vệ Đảng ..
Trả lờiXóaSửa đổi HP 1992 kì này làm cho vẻ rầm rộ cũng giống như đợt kiểm điểm sau NQTW 4. Bên Đảng và CP thì luôn miệng báo cáo kết quả tốt, có nhiều chuyển biến làm sạch guồng máy, thức tỉnh lương tâm CB, ĐV nhưng PTT NXP vẫn tuyên bố 30 % công chức vô dụng , các tập đoàn KT QD nợ đến hơn 60 tỉ đô ! CB cấp Ct UBND Tỉnh như YB, HG, tuyên bố nhăng nhít về vđ biên chế các GV bị sa thải và về CN đình công đói lương tại TĐ Minh Phú !
Rut cục NQTW 4 chỉ để răn đe, thì sửa đổi HP 1992 cũng chỉ thay từ, hoán đổi câu chữ, đổi cách gọi vài thứ, còn cốt lõi vẫn thế ! Đảng vẫn là trên hết và trước hết !
Bác NGUYỄN LONG VIỆT ơi! Những điều bác nói cũng là khao khát cháy bỏng lâu nay của người dân chúng tôi đó... Có được như vậy thì nhân dân chúng tôi mới thực sự được làm người...
Trả lờiXóa