Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

LỄ HỘI ĐANG DẪN CẢ DÂN TỘC TA LẠC ĐƯỜNG


Đầu năm, từ lễ hội suy nghĩ về văn hóa 
tâm thế xã hội

Nguyễn Xuân Diện
Xuân 2013

Sau những ngày Tết Nguyên đán, trng hội đã gióng lên. “Bao nhiêu trống với chiêng tưng bừng vui rộn rã. Bao nhiêu phướn với hoa quay cuồng đến ngợp trời”. Mùa lễ hội đã bắt đầu! Bao nhiêu những bãi đất trống trước cửa đình đã lại náo động trong những ngày hội xuân rộn rã. Ba tháng ăn chơi bắt đầu. Những cuộc sát phạt trên các chiếu bạc từ làng quê đến phố thị ăn theo mùa lễ hội cũng đã bắt đầu khởi sự…

Chúng ta có quá nhiều lễ hội. Có người tính mỗi ngày bình quân ở Việt Nam có hai mươi lễ hội, một năm cả nước có tới 8.000 lễ hội. Mấy năm gần đây sự nở rộ của lễ hội ở trên khắp các miền của đất nước, đã bộc lộ ra tất cả những mặt tiêu cực của văn hóa Việt Nam.

Từ trong truyền thống, lễ hội chính là một phần của văn hóa và đạo đức của toàn xã hội, thể hiện niềm tôn kính đối với các vị anh hùng dân tộc, với Phật và Thánh Thần. Lễ hội cũng chính là nơi hội tụ sức sống của dân tộc, sức sống của văn hóa Việt từ ngàn đời truyền lại.

Chúng ta đều biết rằng lễ hội là thời điểm mạnh, hội tụ sức mạnh của cộng đồng Việt, ngưng kết nhiều ý nghĩa và biểu tượng văn hóa đã được trao chuyển từ đời này qua đời khác. Chúng ta tìm thấy trong lễ hội cả những hào quang chiến thắng của những cuộc chiến tranh vệ quốc trong quá khứ, những tầng sâu của nền văn minh lúa nước, những ứng xử của con người đối với tự nhiên. Nay, những điều đó chúng ta có còn tìm thấy trong những lễ hội?

 Khai hội chùa Hương Tích thì liên quan gì tới ông Hồ Chí Minh?

Người dân ngày càng háo hức quan tâm và kéo đến với các lễ hội cho thấy một nhu cầu về văn hóa tâm linh hơn bao giờ hết. Nhưng đáng tiếc là người ta đi lễ Phật và đến với các lễ hội, với mục đích rất thực dụng.

Người trảy hội thời nay không còn đem đến lễ hội sự chính tâm như ngày xưa nữa! Có người nói, quan sát lễ hội và người tham gia lễ hội là biết xã hội đang vận động ra sao. Người ta kéo đến lễ hội bằng những lời cầu khẩn quyết liệt nhưng đầy mê lầm, bằng những mâm lễ vật phàm tục để mặc cả với thần thánh, bằng những đồng tiền lẻ gài lên khắp thánh tượng, phật tượng, bằng những cuộc nhậu nhẹt say khướt nơi đất Phật Hương Sơn, Yên Tử bên những mâm đặc sản thú rừng được chặt chém bởi những tay đồ tể (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Lễ hội là dịp để gặp gỡ và đánh chén. Sau đó là chuyện xả rác không tiếc tay, khiến cho những khu di tích thành ra một bãi rác khổng lồ.

 Đường đi lễ phật rất vui, trên bên dưới thuyền đều khẳm.

 Cảnh chùa rất thi vị, quà quê hấp dẫn

 Nghệ thuật sắp đặt theo phong cách dã thú.

Chào mừng quí khách đến với lễ hội chùa Hương

Trụi và Trọc

Nhím rừng Yên Tử đê !
.
 Đã bảo ở lại chuồng nhà mà cứ đòi đi lễ chùa.

Điều đáng buồn là phần lớn những lễ hội mà chúng ta quan sát được, thì những nhà tổ chức chỉ chú trọng đến việc thu các loại tiền, sắp xếp các điểm đỗ xe, mà không có một lễ hội nào tuyên truyền một cách đầy đủ về ý nghĩa nhân văn của lễ hội, sự tích của thần linh. Đặc biệt là cả một phong trào sân khấu hóa lễ hội, đã làm biến dạng và tha hóa các giá trị của lễ hội.

Nhiều lễ hội làng, vốn có qui mô nhỏ bé đã được phù phép thổi phồng của các "chuyên gia văn hóa" thành các lễ hội lớn, hoành tráng, thu hút sự quan tâm của hàng vạn người. Lại có những lễ hội thuần túy là lễ hội tín ngưỡng địa phương, nhưng nay được biến thành các lễ hội mang tính chất quốc gia.


Ảnh chụp tại lễ hội Đồng Kỵ, sáng mùng 4 Tết Đinh Dậu. Nguồn: Internet.
.
Nước ta đang dấy lên chuyện tâm linh, nhưng toàn cổ xúy cho những lệch lạc, mê lầm. 

Đáng lẽ đền Trần là nơi giáo dục hào khí Đông A và tinh thần yêu nước thì thành ra nơi cổ xúy chuyện ấn triện, thăng tiến và lợi lộc, mua quan bán chức.

Đáng lẽ đền Trần Thương, đền Bà Chúa Kho là nơi giáo dục tinh thần tận tụy và liêm chính, trách nhiệm với kho dự trữ của nhà nước thì thành ra nơi mặc cả vay mượn, mua bán quàng xiên.

Đáng lẽ lễ Tịch điền, đàn Xã Tắc là nơi giáo dục lòng biết trọng nông thuần phác thì lại thành ra nơi lòe loẹt, cờ đèn kèn trống.

Lễ hội của chúng ta đang dẫn chúng ta đi lạc đường rồi! Dân ta đang được dẫn vào bến lú sông mê, quên hết công lao và  đức nghiệp của tổ tiên chúng ta rồi! 

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng buồn bã nói rằng: "Ở đâu mà lòng người bất an, xã hội bất trắc, thì mê tín dị đoan cũng có nhiều cơ hội, như cỏ dại gặp đất hoang vậy". Phải rồi! Chưa bao giờ lòng người bất an, xã hội bất trắc như hôm nay! Không tìm được niềm tin nơi trần thế, dân chúng đành tìm kiếm niềm tin trong hoang mang vũ trụ. 

Và nhà chức trách cũng vậy. Không giải được các bài toán hiện tại, bất lực, đành để cho dân xuống con thuyền lễ hội và tín ngưỡng đi vào bến lú sông mê, quên hết ...quên hết...

Ôi trời! Lễ hội mùa xuân Việt Nam năm 2013!
N.X.D 
*Ảnh và chú thích ảnh của DL.


92 nhận xét :

  1. Tôi như đang nghe thấy tiếng kêu thương đau đớn của Ts Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện "Lễ hội của chúng ta đang dẫn chúng ta đi lạc đường rồi! Dân ta đang được dẫn vào bến lú sông mê, quên hết công lao và đức nghiệp của tổ tiên chúng ta rồi!" .

    Xót xa quá, đau đớn quá! Ông bà Tổ tiên khôn thiêng về phù hộ giúp con dân của Người thoát khỏi bến lú sông mê, giúp xã tắc qua cơn chao đảo...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính quyền cố tạo ra sự mê lú trong dân để dân quên hết sự đe dọa của giặc bên ngoài,của sự tham ô phá hoại từ bên trong...đất nước ,xã hội đang băng hoại từng ngày.

      Xóa
    2. Giữa cả 2 thứ đang cùng dẫn dân tộc ta đi lạc đường; chủ nghĩa Mác và lễ hội, em sẽ chọn the lesser of the 2 evils. Lễ hội không đáng sợ bằng cái kia .

      Xóa
    3. Chúng nó ru ngủ dân tộc VN bằng những trò lễ hội quanh năm.

      Xóa
    4. "Lễ hội của chúng ta đang dẫn chúng ta đi lạc đường rồi! Dân ta đang được dẫn vào bến lú sông mê, quên hết công lao và đức nghiệp của tổ tiên chúng ta rồi!" : Tôi nghĩ cái này còn đáng sợ hơn:
      "XHCN đang dẫn chúng ta đi lạc đường rồi! Dân ta đang được dẫn vào bến lú sông mê, quên hết công lao và đức nghiệp của tổ tiên chúng ta rồi!"

      Xóa
  2. Về việc phát ấn đền Trần,hôm qua xem thời sự, có bác bộ trưởng phát biểu đảm bảo năm nay không có tình trạng phe ấn vì đền sẽ phát đại trà trong 5 ngày liền nên bà con yên tâm đi! Không sợ không mua được ấn đâu có khi qua vài hôm có ấn đại hạ giá ấy chứ. Hoan hô! hoan hô

    Trả lờiXóa
  3. Ông mác đả nói "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân",bác Tểu nói không có gì sai ,người ta ngày càng cùng cực ,ngày càng nghèo khổ ,đời sống thì khó khăn ,kinh tế tụt dốc ,tham nhủng ,cướp ngày tràn lan thì người ta kêu TW không thấu ,hoặc thấu mà lực bất tòng tâm thì chỉ có kêu trời,kêu để đánh lủ gian thần bán nước ,kêu để diệt lủ tham quan ô lại ,các quan rất hay cứ tổ chức lể hội cho nhiều vào ,vừa có tiền vừa có tiếng là giử gìn bản sắc dân tộc ,lại vừa có chổ cho dân tụ tập xả tress ,không có chổ tập trung ,dân sẻ tập trung ở nhà khách chính phủ và thanh tra TƯ,cứ bái ,cứ lể .hảy nghe xem họ cầu gì ,có cầu cho quốc thái ,dân an ,cầu cho thiên lôi đánh mấy thằng tham quan ô lại hay họ cầu cho con ,cho cha ,cho anh giàu sang,phú quý ,tài lộc từ trời rơi xuống thật nhiều ..trong sách sử ,nhửng năm nở rộ lể hội như thế nầy thì đất nước loạn ghê lắm ,hảy gẩm mà xem

    Trả lờiXóa
  4. Có chỉ đạo và có mục tiêu cả Bác Tểu ơi. Ăn chơi sẽ quên đại sự, quên chuyện chính trị, giống như Lưu Bị sang ở rể Đông Ngô vậy mà. Hề hề...

    Trả lờiXóa
  5. "Lễ hội của chúng ta đang dẫn chúng ta đi lạc đường rồi!". Nội câu này cũng khiến người ta hiểu sai vấn đề rồi. Những người quản lý văn hóa, những người thàm mưu và tổ chức lễ hội các cấp mới dẫn chúng ta đi lạc đường chứ! Lễ hội là lễ hội! sao mà dẫn dắt được chúng ta. NXD cần gì mà phải né tránh vấn đề ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói thế cũng là đủ rồi, nhà chức trách quản lý xã hội nếu bỏ chút thời gian đọc tránh sao khỏi động lòng. Tuy nhiên dân có mê lú thì mới dễ bề dẫn dắt, lèo lái

      Xóa
  6. Nhìn thuyền đi lễ chùa Hương mà hãi. Thử tưởng tượng chỉ cần thuyền bị vào nước thôi. Bao nhiêu người biết bơi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn hình mà rùng mình, không dám tưởng tượng nữa bác ạ. Tổ chức bất cẩn đến thế thì dù người bơi giỏi cũng tiêu chứ chưa nói đến người không biết bơi. Đáng kinh sợ là có cả trẻ em trên thuyền nữa!

      Đáng sợ thật! Nhìn những bức hình "bên trên dưới thuyền đều khẳm", những con thú rừng vàng ngậy treo lên... mà thấy quá sức kinh hoàng! Dân ta như đang trong một cuộc mộng du tập thể không biết rồi sẽ lạc về đâu!

      Xóa
  7. Hình như nước ta đang là một sân khấu hề thì phải???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng! Do những tên hề ác lũng đoạn!

      Xóa
  8. LỄ HỘI của kẻ phàm phu tục tử!-Kể cả chùa HƯƠNG.Không sao! Sự mê lạc của chúng sinh là:Cầu xin Phật,HOANG ĐƯỜNG! Nhét tiền vào mồm tượng,tiền rắc khắp nơi,họ nghĩ rằng ĐỨC PHẤT và các THÁNH cũng như lũ quan lại đương thời,thật đau!

    TU HÀNH ĐÂU CÓ DỄ VÌ THIẾU TÂM và NGƯỜI HƯỚNG DẪN!

    Trả lờiXóa
  9. tôi đã từng qua campuchia lễ chùa, người dân họ còn nghèo,giáo dục tôi nghĩ chắc cũng không bằng vn , nhưng tôi thấy thái độ của họ khi đến nơi tôn nghiêm thì dân ta còn học họ dài dài, tất cả không ai mang mũ, nón ,dép vào chùa, không thấy cảnh rác rến, quán xá,tiền lẻ bay khắp nơi, nhang khói nghi ngút như ở ta . nhìn lại thì không hiểu nổi tại sao ở vn ta lại như vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe đâu ở cả Lào cũng thế, không đến nước tệ hại như ở xứ sở bốn nghìn năm văn hiến chúng ta, bác Khoai Lang ôi!!!

      Xóa
    2. Đà Nẵng Quê Emlúc 12:55 17 tháng 2, 2013

      Kính thưa hai bác Khoai Lang và Ha Le,

      Mời hai bác đến chùa Linh Ứng, là một chùa lớn trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng vào bất cứ thời điểm nào dù ngày thường hay ngày Tết, dù nhiều hay ít phật tử và du khách thì chùa luôn sạch sẽ, mọi người không hề gây ồn ào ầm ỹ, không ai vừa đi vừa ăn uống, tất cả vào chùa đều bỏ mũ, dày dép ở ngoài hiên chùa, không hề có hàng quán, chỉ có một hai người bán nước đóng chai và kem cho các cháu nhỏ ngoài khu gửi xe, gửi xe tùy tâm tức góp tiền cũng được không cũng được, dù đông nhưng không khí không hề ầm ỹ, ồn ào, bát nháo, không mấy ai dám xả rác bừa bãi vì rất ít người làm vậy vv...

      Tôi thấy lễ hội ngoài miền Bắc là rất cần phải thay đổi chứ miền Nam không giống như thế. Không biết nhận xét của tui có đúng không?

      Nhiều người Đà Nẵng ra chơi ngoài Hà Nội về cho biết họ sẽ không bao giờ ra nữa trừ khi bắt buộc phải đi vì nhiệm vụ.

      Họ nói rằng ra đó hãi quá!

      Xóa
  10. "Lễ hội của chúng ta đang dẫn chúng ta đi lạc đường rồi! Dân ta đang được dẫn vào bến lú sông mê, quên hết công lao và đức nghiệp của tổ tiên chúng ta rồi" (NXD) Đau thật! Bản thân văn hóa đang phản lại văn hóa ngày càng dữ dội. Chính trị, kinh tế như thế thì văn hóa như thế cũng phải thôi. Đó là quy luật. Đúng là lễ hội đã phản ánh khá toàn diện một giai đoạn lịch sử dân tộc hỗn loạn từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội.

    Trả lờiXóa
  11. Đau lắm các bác ạ. Tôi đã thấy sự tha hóa này từ lâu nhưng biết là gì bậy giờ?.
    Nhìn các con thú bị xẻ thịt mà đau như chính da thịt mình bị cắt.
    Mấy năm nay, mỗi lần về quê, nhìn vào vách núi không một bóng chim mà lòng thổn thức xót xa.
    Xưa kia (cách đây không lâu trước 1975) mặc dù bom đạn, nhưng các loại chim vẫn qui tụ về núi làng tôi làm tổ, mỗi khi chiều xuống, chúng kép nhau về tổ, râm ran cả một vùng. Nay tịnh không có một bóng nào. Quê tôi cùng dãy núi với chùa Hương, cách vài 3 cây số thôi.
    Đời thật buồn, thiên nhiên hoang tàn, lòng người tan hoang trở thành dã man.
    Tội này ai chịu?
    Trời chu đất diệt bọn nào gây ra cái họa này cho đất nước ta!

    Trả lờiXóa
  12. Một lũ người man rợ và dã man, đó là sản phẩm của một nền giáo dục thiếu tính nhân văn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đấy là sản phẩm của chiến lược con người mà nghị quyết đảng nhắm tới đấy. Mọi người cần cảnh giác, u mê lắm, bảo sao nghe vậy là chết. Ông bà cha mẹ con cái, tứ đại đồng đường cùng u mê thì họa vô đơn chí.

      Xóa
  13. Tôi từng đi nhiều vùng lễ hội nên rất đồng cảm với TS Nguyễn Xuân Diện nêu lên bài viết này rất đúng với hiện tượng trên. Ngày xưa trong những dịp đầu xuân mọi người trở về với lễ hội, nơi thờ những nhân thần, thiên thần những bậc anh hùng có công với đất nước để cầu mong những ước nguyện đầu năm cho gia đình được may mắn hạnh phúc, nơi tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc. Khi mọi người được trở lại lễ hội cũng dịp chúng ta được thăng hoa, mọi ước nguyện được gửi gắm nơi thần, Phật để che chở, phù hộ độ trì cho chúng sinh yên lành hạnh phúc, cầu mong cho mưa thuận gió hòa...
    Lễ hội nơi phổ quát những giá trị văn hóa lịch sử dân tộc được mãi trường tồn, cũng là nơi giáo dục con người mang tính sự đoàn kết của cộng đồng, biết ơn đến tiền nhân đã có công chống giặc ngoại xâm.
    Bởi vậy khi mỗi mùa xuân đến khi trăm hoa đua nở, mọi người lại được nghe tiếng chiêng, tiếng trống vang lên rộn rã thúc rục mọi người trở về với hội làng, già như trẻ lại, mẹ bồng con, cùng các nam thanh nữ tú trở về với hội làng. Đó là hồn thiêng dân tộc, một nền văn hóa Bách Việt, một nền văn minh làng xã có từ hàng ngàn năm lịch sử. Bởi vậy phong cảnh làng quê hữu tình với "Cây đa, bến nước, sân đình" luôn in đậm trong trí của mọi tầng lớp người dân nông thôn, một cuộc sống bình dị, yên ả nơi thôn dã. Dưới sân đình làng người ta tổ chức chiếu chèo diền lại điển tích "Quan Âm Thị Kính" một giai thoại về một Phật bà Chúa Ba đang đau đáu một nỗi thương đời, một câu chuyện được tái hiện về một tình bạn "Lưu Bình Dương Lễ"...Vai diễn chính là những người nông dân vốn tay cây, tay cày với tình yêu nghệ thuật loại hình nghệ thuật dân gian đã đem cho công chúng thưởng thức một món ăn tinh thần vô giá. Do có lễ hội, do có hội làng mà giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc được bảo lưu trải qua hàng ngàn năm lịch sử.
    Vậy mà cuộc CCRD đã giúp đập tan một nền văn minh làng xã có từ hàng năm lịch sử, nhiều những giá trị văn hóa phồn thực đều bị thủ tiêu, những tín người đa thần của người Việt bị hủy diệt. "Trí, phú, địa, hào đào tận gốc, chốc tận rễ" đã làm cho sức mạnh dân tộc tiêu tan. Xong CCRD người ta lại lừa dân vào HTX để tước đoạt hoàn toàn tải sản về tay chính quyền để xây dựng một xã hội một bầy nô lệ tập trung kiểu Hitler, họ hỏa mù rằng đang tiến lên con đường XHCN, khiến cho bao người thân tàn ma dại...
    Từ nguyên nhân đó dẫn đến ngày nay tất cả xã hội bị biến tướng chỉ vì tiền, dẫn đến một xã hội đảo điên.
    Ngày nay nơi hội làng không phải tôn vinh văn hóa dân tộc mà người ta tổ chức lập chiếu đánh bạc thâu đêm. Lễ hội người ta phân ô để bán chỗ lấy tiền chia nhau để cho dân tình tha hồ chặt chém khách để thu hồi vốn.
    Lễ Hội Chùa Hương chiếc nội đạo Phật Việt Nam thì người ta biến tướng sang danh lam thắng cảnh dẫn đến cảnh trần tục, khách thập phương mang cả đồ lễ gà, bia những đồ sát sinh bê vào tam Tam bảo kêu cầu đủ thứ, tiền lẻ nhét vào tận tay Phật mới biết để chứng dám. Lễ xong mang gà lễ xé ăn trước Tam bảo, dưới sân chùa những đùi trâu dê bị xẻ thịt nham nhở trơ những mảnh xương sườn.
    Ngày xưa mỗi mùa lễ hội khách hành hương chỉ mang cơm nắm với muối vừng cứ gặp nhau là chào "Adiddaphat", trên thuyền các cụ mặc áo nâu sồng tụng kinh suốt trên đò. Trên thuyền người lái đò giới thiệu cho du khách nghe những sự tích núi con voi, mâm sôi con gà...
    Giờ đây lễ hội để nhằm mục đích trục lợi dẫn đến bị biến tướng về văn hóa đến mức thảm họa như hôm nay. Vì tiền người ta lợi dụng trùng tu để đập tan di tích để xây mới. vì tiền mà nhiều lễ hội biến thành những thứ quái gở chẳng bao giờ xuất hiện trong thế giới văn minh này. Lễ hội Đến Hùng người ta làm chiếc nanh trưng nặng hàng vài tấn chở từ Sài Gòn ra miền bắc, rồi người ta xắt ra bằng xẻng ném vung cho du khách như một bầy vịt, nhiều miếng bánh chưng vung vãi nhoe nhoét dưới chân. Hội Lim người ta lập kỷ lục ghinet một dàn đồng ca hàng nghìn người mang trang phục áo tứ thân để hát như hợp xướng thì còn gì là quan họ Kinh bắc nữa...
    Một nền văn hóa Việt hồn ở đâu bây giờ...khi chúng ta đang sống một xã hội kiểu tập trung thời phát xít Hitler...

    Trả lờiXóa
  14. Đà Nẵng quê emlúc 18:34 16 tháng 2, 2013

    Bác Diện kính mến,

    Ở Đà Nẵng chúng em không có cảnh lễ hội như vậy đâu. Rất trang nghiêm, vui vẻ, trật tự và văn hóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở miền Nam, từ trước đây trong ký ức thơ ấu của tôi cho đến tận ngày tôi rời quê hương, hình như vẫn... chưa đến nỗi, bác quê Đà Nẵng ơi. Nhưng ngày xưa, có vẻ như miền Nam "buồn vì chiến tranh", "sợ chiến tranh", nên các lễ hội cũng khiêm tốn thôi chứ không linh đình như sau này. Và miền Nam ít có những lễ hội gói ghém những ký ức ngàn đời của dân tộc như cái nôi miền Bắc.

      Thành ra đọc những lời mô tả ngay trên đây của bác ẩn danh từng đi nhiều vùng lễ hội (18:27, 16/2), tôi chỉ còn nước bàng hoàng tê tái! Dân Việt mình sẽ phải mất biết bao công sức và thời gian để chữa lành căn bệnh văn hóa trầm trọng này!

      Xóa
  15. rất lạ là chùa, đền nào cũng có bàn thơ hồ chí minh có phải ý nguyện của toàn dân? cũng may chùa quán sứ không có!

    Trả lờiXóa
  16. Ngày nay lễ hội để bọn buôn thần bán thánh trục lợi . Cái xấu không bị ngăn chặn bài trừ để cho cái tốt được phát huy thì có khác gì để cỏ dại diệt lúa tốt . Gieo gì gặt nấy . Chả trách đạo lí suy đồi . Chung quy chỉ một chữ " tiền ".

    Trả lờiXóa
  17. Ôi, quê hương Việt Nam tôi ,mảnh đất đã chịu nhiều đau khổ. Thế kỉ 20 bom đạn đã phá hủy bao di tích thì sang thế kỷ này văn hiến sẽ bị xóa sổ bởi những bộ óc vụ lợi và ngu dốt.
    Văn hiến nước Việt ơi!Liệu sẽ còn không.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngoc Bich Tran! Chúng ta kiểm tra lại xem, bom đạn chẳng phá bao nhiêu đâu.Năm 1960-1962 ở miền Bắc người ta cho đập, phá bỏ nhiều chùa chiền, miếu thờ, đền thờ. Sau này mới xây lại theo kiểu "Xã hội hóa" nên mới ra nông nỗi này

      Xóa
  18. những người "cổ súy cho cúng bái, chùa chiền" thường hay nói "trấn sao âm vậy" nên họ mới nhét tiền vào mồm tượng như ảnh trên.

    Trả lờiXóa
  19. Nhiều người đã có một thói quen xấu là cứ nhét tiền vào mồm các quan tham thường được việc.Do vậy họ lầm tưởng tượng Phật cũng giống như các quan lớn,bé bây giờ.
    Tất cả là do việc chuyên ăn của đút lót của các quan thời nay,mà làm hư cả người dân.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  20. Tôi vừa đi chùa Bãi đính về hôm khai hội: Một tập đoàn lừa đảo đã đạt đỉnh cao vô văn hoá. Ức chế không chịu nổi. Ai đã đi Bãi Đính 2013 về có tâm trạng ức chế như tôi xin chia sẻ trước đi nhé, để tôi nghiệm có đúng với những gì bản thân mình chứng kiến và cảm nhận hay không. Và tôi xin được kể sau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác!
      Xin đọc thêm Com. của tôi bên dưới (nếu Chủ Nhà không xóa)
      Hãy tự an ủi mình, lần sau đi chùa cúng Phật thì nên sang Lào hoặc Campuchia

      Xóa
  21. Chùa Bái Đính mới xây dựng là một phiên bản của văn hóa Trung Quốc áp đặt xây dựng, làm lu mờ một ngôi chùa cổ, mất đi tính thiêng liêng của đạo Phật. Xung quanh chùa được xây dựng vô vàn các hốc đựng tro hài cốt , ai có tiền bỏ ra hàng chục triệu đồng được đặt vào đó. Cái gì cũng được xây dựng to lớn như kỷ lục ghinet, làm ngôi chùa mang chính trị hơn là tôn giáo thuần túy. Trong khuôn viên chùa rất nhiều cây cối mang tên các đại gia rửa tiền cúng tiến. Chỉ khổ dân bị cưỡng ép giải tỏa đất đai đền bù giá rẻ để hoàn thành dự án mang đầy ai oán, đâu phải phát tâm nơi cửa thiền. Một ngôi chùa như vậy liệu có còn linh thiêng nữa hay không, hay do những người trần tục đầy tham lam toan tính lợi dụng cửa thiền để kiếm ăn, bôi nhọ Thần - Phật. Mọi người đến chùa Bái Đính chắc chắn khó lòng trông thấy một nhà sư đảm nhiệm trông coi việc hành lễ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người NB xa quêlúc 15:20 17 tháng 2, 2013

      Khi Chùa Bái Đính chưa xây xong tôi có đi qua tôi thấy xung quanh chùa được xây vô vàn hốc đựng hài cốt cho đủ giai cấp người có tiền, nhưng dường như không có miễn phí , tôi cảm thấy mùi tục lụy đã bao phủ lên ngôi chùa được mệnh danh sẽ có một tượng Phật lớn nhất VN . Mới đầu tôi cũng có chút tự hào vì dù sao mình có chút tình đồng hương với Vua Đinh , nhưng từ khi chùa mở cửa cho khách thập phương, tôi chỉ thấy mùi tiền , tôi thấy ngao ngán , thật sự ngao ngán. Ninh Bình vùng đất có nhiều chùa mới cũ rất danh tiếng như chùa trên núi Dục Thúy , chùa Đồng Đắc ở Kim Sơn , hay cơ sở tôn giáo của CG như khu Nhà Thờ Phát Diệm. Nhưng nơi này thực sự là những nơi tôn nghiêm , khách bốn phương trong và ngoài nước đến những nơi này luôn cảm thấy tâm hồn thanh thản , nhẹ nhàng .

      Xóa
  22. Tồn tại Xã hội quyết định ý thức xã hội ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý thức xã hội biểu hiện qua các hiện trạng xã hội.

      Xóa
  23. Tôi Quê Nam Định, sống ở Sài Gòn 37 năm. Hôm mùng 4 Tết vừa rồi đi Phủ Dầy(Nam Định), mùng 5 Tết đi Tam Cốc Bích động(Ninh Bình), mùng 6 Tết ra Yên Tử(Uông Bí -Quảng Ninh) , mùng 8 Tết đi Phủ Tây hồ và Chùa Diên Hựu một cột (Hà Nội).
    Bà con họ hàng, anh em bạn bè lo lắng và giành cho tôi sự quan tâm đặc biệt, tôi rất xúc động.
    Nhưng khi đi Lễ hội thì cảm xúc của tôi là : Buồn, Tủi, Nhục. Lặng lẽ biến vào SG.
    Tôi không thể giải thích được cặn kẽ. Bài viết này nói thay giùm tôi được vài ý.Cám ơn TS. Diện

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn duyhung đã nhận rõ những trò láu cá mà những tên lưu manh có quyền lực đang nhúng tay vào lĩnh vực tâm linh và tín ngưỡng để kiếm ăn.

      Xóa
  24. Khai hội chùa Hương Tích thì liên quan gì tới cố Chủ tịch Hồ Chí Minh?
    Đúng là một sự lồng ghép nhảm nhí. Lãnh đạo nơi tôi làm việc năm nay chẳng cho nhân viên được đồng nào. Anh em bèn bàn cách góp tiền kẻ ít, người nhiều, mua thức ăn, thuê loa đài để làm cái lễ tất niên cho đỡ tủi... Buổi tối đến dự tiệc ai cũng băn khoăn bởi tay phụ trách công đoàn vốn là đảng viên lôi đâu cái băng rôn " Mừng đảng, mừng xuân" to chình ình treo ngay giữa rạp. Sau khi mọi người phân tích ý nghĩa và nguồn gốc kinh phí của bữa tiệc thì tay phụ trách, tuy là đảng viên nhưng cũng rất biết phải, trái nên đã tháo ngay tấm băng rôn xuống, thế là bữa tiệc tất niên đã vui lại càng vui, đã ý nghĩa lại càng thêm ý nghĩa...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  25. Xã hội xã hội chủ nghĩa cũng đã lạc đường rồi nói chi đến lễ hội bác Tễu ạ.

    Trả lờiXóa
  26. Có thể cái nhìn của tôi chưa thể toàn diện nhưng theo quan sát của bản thân thì hầu hết các chuyện bát nháo trong lễ hội như nhét tiền,quăng tiền,đốt nhiều vàng mã,tranh giành bùa,ấn...đều xảy ra ở miền bắc.
    Có thể do gần trung tâm quyền lực nên bị lây nhiễm cái tư tưởng cầu xin ơn huệ của bề trên nên mới thế
    Tôi có thể chắc chắn rằng,khi đất nước chuyển qua chế độ dân chủ,chẳng còn trung tâm quyền lực nào nữa thì tệ nạn đó sẽ không còn đất sống
    Đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân

    Trả lờiXóa
  27. Một vạn lần đồng ý với TS Nguyễn Xuân Diện LỄ HỘI ĐANG DẪN CẢ DÂN TỘC TA LẠC ĐƯỜNG. Trời ơi, hàng triệu người đang lạc vào sông lú, bến mê mất rồi.
    Nhìn hình ảnh đám đông đủ loại quỳ lạy bên ngoài chùa Phúc Khánh, tranh cướp ấn ở Hà Tĩnh... mà tôi muốn ngất.

    Trả lờiXóa
  28. Từ khi nào, nền văn hóa giáo dục nào nào đã biến chốn tôn nghiêm thiền tự , chốn chay tịnh thành nơi vui chơi nhậu nhẹt rượu thịt linh đình, nơi tranh giành xôi oản, nơi "hối lộ" thần thánh vậy ?
    Có còn đáng tự hào về cái gọi là "bốn ngàn năm văn hiến" nữa không chứ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. GS Khảo cổ học TQV từng nói "Chỉ là 4.000 năm đói thôi!"

      Xóa
  29. Tôi đồng ý với một số nhận xét của các bạn rằng: Lễ hội ở miền Nam vẫn còn tôn nghiêm hơn ở miền bắc. Nếu điều này là đúng, thì xin Bác Diện có một bài viết "Vì sao văn hoá tâm linh ở miền Nam còn giữ gìn được bản sắc dân tộc, hơn miền bắc"
    Tôi xin góp một ý: 40 năm khác 80 năm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất chính xác là vì 40 năm thì ít hơn 80 năm nô dịch tư tưởng.

      Xóa
  30. Cảm ơn bác Xuân Diện thức tỉnh mọi người đang đi vào cõi mê. để quên hiện tại

    Trả lờiXóa
  31. tôi khinh ngôi chùa đểu Bái Đính vì ĐÂY LÀ NƠI những kẻ lừa bịp đầu tư để BUÔN THẦN BÁN THÁNH, MÀ THẦN THÁNH Ở ĐÂY DO NHỮNG KẺ LƯU MANH NẶN RA. do đó, là người ở ngay vùng này nhưng tôi không thèm vào đó lễ lạt cúng tiến bao giờ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. KHÔNG BẠN ƠI, CHÙA BÁI ĐÍNH THẬT Ở TRONG MỘT HANG ĐÁ TRÊN NÚI CÁCH BÁI ĐÍNH ĐỂU CỦA BẠN CHỪNG 2-3 KM ẤY.

      Xóa
    2. quá đúng và quá hay bạn ạ, một anh chàng văn dốt võ nhát, , đọc chưa thông, viết chưa thạo, lập 1 doanh nghiệp tầm cấp huyện, chẳng có một công trình nào đáng kể, tự dưng có hàng nhiều tỉ đôla bỏ ra xây dựng một công trình cực hoành tráng, cái gì cũng to nhất, đẹp nhất, nhiều tiền nhất, và thu tiền về cũng nhiều nhất

      Xóa
  32. Bài viết đúng đến từng câu, từng chữ. Suốt mấy năm qua đỉnh cao trí tuệ không để mắt mũi đến những lời vàng đá của một trí thức có tâm với đất nước.
    Dân tộc tôi còn bị đày đọa đến bao giờ hỡi Cao xanh?

    Trả lờiXóa
  33. Lễ Hội, đền chùa , chốn tâm linh ngày nay được khai thác tối đa để tạo ra lợi nhuận. Tội gì không làm.
    Ai ngu muội thì chết

    Trả lờiXóa
  34. Thử lí giải chuyện này theo chiều ngược lại : Tại các nước có nền dân chủ,"lộc" chỉ đến với ai có tài thực sự,siêng năng lao động,sáng tạo...Còn ở các nước độ tài,"lộc" chỉ đến với hậu duệ,quan hệ,tiền tệ...Người dân hầu như hết đường nhận "lộc",cảm giác bất lực,nên chỉ trông cậy vào siêu nhiên.Còn đám tham nhũng và con cháu củng không thể biết khi nào thì "lộc" bị cắt,bị "sờ gáy",nên củng phải cầu xin để "lộc" được duy trì mãi,năm sau nhiều hơn năm trước...
    Từ đó,mọi tầng lớp đều phải lao vào cuộc chiến cầu xin,tranh giành,cướp "lộc" tại các lễ hội.
    Nơi nào tập trung mấy chử "ệ" càng nhiều thì cái nạn đó càng phát triển
    Muốn cái nạn đó triệt tiêu thì phải tiêu diệt mấy chử "ệ" khốn nạn đó
    Đó chính là cái gốc của vấn đề

    Trả lờiXóa
  35. Lễ hội, pháo hoa, chân dài hay bất cứ thứ gì cũng được, miễn là người dân tạm thời quên Hoàng Sa, Gạc Ma, Bản Giốc…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất chính xác như bác 01:45 nói, đảng sẽ khuyến khích làm mọi thứ Lễ hội, pháo hoa, chân dài... để người dân có thể quên đi chuyện HS, TS, Gạc ma, Bản Giốc, Tục Lãm, Formosa, Vinashin, Vinaline, Xây dựng dầu khí, Trịnh xuân Thanh, Trịnh Vĩnh Bình, tượng đài nghìn tỷ, nghĩa trang nghìn tỷ, cổng chào nghìn tỷ .... để người dân có thể quên đi việc nhà nước tăng giá xăng dầu điện nước vô lý và quá đắt đỏ để móc túi họ, quên đi việc nằm viện đắt hơn nằm khách sạn 5 sao với 3 bệnh nhân/giường, quên đi việc tự do ngôn luận, tự do lập hội đoàn đảng, tự do mít tinh biểu tình là quyền của con người.... quên đi việc dùng bạo lực giành và giữ quyền cho một đảng cai trị là việc cướp và giữ quyền bất chính, phi nghĩa, phi pháp và như thế là người cầm quyền không có chính danh.

      Xóa
  36. Nhét tiền vào miệng tượng Phật là tôi đó! Phải hối lộ, Phật mới đưa Kinh đấy. Trong tài liệu lịch sử Tây Du Ký đã nói rành rành!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nói tài liệu TDK là bác chẳng hiểu gì về đạo Phật nhưng cố la to ,tỏ ra hiểu biết .Thật ra kiến thức bác nông cạn ,hời hợt như cái ông ĐBQH bảo (núi) Ngũ Hành Sơn trong TDK là ở Đà Nẵng , như cái ông bảo Đi thỉnh kinh cũng phải hối lộ ,như cái ông bảo án oan ở trong nhà Phật là OAN THỊ MÀU .
      Giảng bài cho bác hiểu để lần sau đừ g khoe dốt nhá : TDK là tác phẩm hư cấu của Ngô Thừa Ân đời Đường bên Trung Hoa ,nó khác xa với sự kiện /tài liệu về Đườ g Huyền Trang hay ngài Tam Tạng .Trước giờ chưa ai dám bảo TDK là tài liệu nhá .Về học lại tiếng Việt rồi la to nhá.

      Xóa
  37. Nghe lại lời cụ Ngô Đức Kế cách đây 91 năm sẽ hiểu vì sao:
    "Vận nước thịnh hay suy, quan hệ tại đâu? - Tại nhân tâm thế đạo. Nhân tâm thế đạo xấu hay tốt, cỗi gốc tại đâu? Tại học thuyết tà hay chính.
    Rộng xét năm châu, trải xem lịch sử, dọc ngang mấy vạn dặm, trên dưới mấy nghìn năm, từ đông đến tây, từ xưa đến nay, hễ nước nào khi vận nước cường tất là khi ấy trong nước chính học sáng rệt, nước nào khi vận nước suy đốn, tất là khi ấy trong nước tà thuyết lưu hành; chính học sáng rệt thì thế đạo nhân tâm phải tốt, mà vận nước cũng theo chính học nổi lên, tà thuyết lưu hành thì nhân tâm thế đạo phải hư mà vận nước cũng theo tà thuyết mà đắm mất.
    Khi chính học đang quang minh, thì tà thuyết không có chỗ nào xen vào được; tà thuyết lưu hành trong nước như gió lướt cỏ, như nước vỡ đê; không ai ngăn cản, thì thường vào lúc chính học đã suy đồi, mà nhất là lúc việc đời biến cải, việc nước đổi thay, quốc thị mơ màng, nhân tâm bỡ ngỡ, nền cũ đã đổ, nhà mới chưa thành bậc hiền nhân quân tử, thì kín tiếng dấu tăm, nằm co ở nơi thảo dã, mà bọn bỉ phu tục tử thì khua chuông gõ mõ, nhảy nhót ở trên vũ đài; lúc ấy chính là lúc tà thuyết thừa cơ mà lấn lướt chính học.
    Thầy thuốc ta nói rằng: khi trong mình mà chính khí hư nhược, thì ngoại tà nhân dịp mà xâm vào, làm cho người phát bệnh, lần lần do biểu mà nhập lý, thì thành bệnh khó trị. Thầy phù thủy nói rằng, khi trong mình mà chính thần không bảo hộ, thì quỷ tà nhân dịp mà ám vào, cũng làm cho người phát bệnh, lần lần rồi người hóa ra ma. Tà thuyết cũng như thế: Vì chính học suy, cho nên tà thuyết thịnh, tà thuyết đã thịnh thì chính học phải đến tiêu vong, hai đàng ấy tiêu trưởng tồn vong dù đất nào thời nào cũng không sai một sợi tóc".
    (Luận về chánh học cùng tà thuyết, 1924)

    Trả lờiXóa
  38. Trước cổng chùa chém giết, ăn nhậu, thịt rừng, thịt nhà,..ăn uống xô bồ, tục tĩu. nhìn mà thấy buồn cho cánh ứng xử về văn hóa, tâm linh của người Việt và người miền Bắc nói riêng. Chốn linh thiêng đạo Phật, phật tử không ăn chay làm điều thiện thì thôi. Sao lại ghé sát cổng chùa ngồi nhậu nhẹt ăn thịt một cách thản nhiên và vô tâm vậy. Phật nào chứng cho những điều này.
    Họ đi đến những nơi này không phải vì mục đích văn hóa tâm linh mà thực chất họ nghĩ rằng họ đi du lịch, dã ngoại. Về văn hóa tâm linh họ chả có tí hiểu biết gì trong đầu. Đến chỉ để xin tiền, xin lộc,..xin đủ thứ họ muốn mà chẳng quan tâm đến việc hành xử của họ ra sao.
    Các lễ hội đây biến tướng thành nơi kiếm chác của dân, của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương kiếm chác được thì chính quyền t.ư mới có tí miếng mà chấm & mút.
    Tôi là người Hà Nội nhưng thật sự xấu hổ về cách ứng xử của nhiều người sống ở Hà Nội ngày nay. Đặc biệt là cách ứng xử, nhìn nhận về văn hóa, đời sống tâm linh. Ở một thành phố khác là Sài Gòn, nơi tôi đang sinh sống. Người dân đến với thế giới tâm linh: chùa, nhà thờ, miếu, đền,...đều chung một tâm niệm thành kính chân thật cảu một tín đồ
    Phải chăng họ được nuôi dưỡng trong một môi trường tôn giáo chân thật còn ngoài Bắc người dân đã bị choáng ngợp bởi lễ hội mà CS dựng lên để kiếm chác tiền của người dân nên mọi sự tôn nghiêm biến thành sự xin xỏ lố bịch.

    Trả lờiXóa
  39. Có những lễ hội để lại những nỗi buồn, thậm chí là thấp hèn, nó hạ thấp ghê gớm về sự văn minh của một dân tộc trước thế giới hiện đại.

    Trả lờiXóa
  40. Tin vui là, số người không muốn lạc đường nay càng ngày càng tăng!

    Trả lờiXóa
  41. 1) Đường đi lễ phật rất vui, trên bên dưới thuyền đều khẳm.
    RA ĐI MẸ CÓ DẶN DÓ "SÔNG SÂU ĐỪNG LỘI, ĐÒ ĐẦY ĐỪNG ĐI"
    2) MẤY GIAN HÀNG THỊT CHÓ, CẬN CẢNH CHÙA CHIỀN, CHO THẤY NÉT VĂN HOÁ CỦA DÂN TA THỜI XÃ NGHĨA.
    LVD

    Trả lờiXóa
  42. khi mà hàng ngày trong cuộc sống con người mất niềm tin vào nhau họ sẽ tìm đến thần thánh để bày tỏ và chia sẻ tâm tư của mình ,bọn cơ hội chúng nó nắm bắt được điều này nên chúng cấu kết với nhau tha hồ thu lợi ...

    Trả lờiXóa
  43. Lễ hội, một hoạt động văn hóa, tái hiện cái hay, công ơn của quá khứ để tưởng nhớ học tập, nay gần như biến thành một tệ nạn xã hội.

    Trả lờiXóa
  44. Lão tổng Trọng dạo này không thấy nói năng chi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những lời của cụ Tổng đều như nhả ngọc phun châu: “nói biển Đông không chỉ là nói biển Đông”, “tham nhũng như ngứa ghẻ”, “nhóm lò phải nhóm từ từ”, “Đường Tăng đến Tây Thiên cũng còn phải hối lộ mới lấy được kinh”, “nếu căng với TQ ngoài biển thì bây giờ liệu chúng ta có thể ở đây mà yên ổn tiến hành đại hội không?” v.v…càng ngẫm càng thấy đúng, ấy thế mà dân đen không hiểu nổi cái tầm cao trí tuệ thấm đẫm biện chứng của cụ nên cứ lôi những câu nói cực chuẩn của cụ ra mà đàm tiếu. Hậu quả là cụ giận, cụ đếch thèm nói nữa. Bây giờ thì dân đen thấy thiệt thòi chưa? Biết bao giờ cụ mới nguôi cơn giận mà nhả ngọc phun châu trở lại đây?

      Xóa
  45. Dân mình sướng thật! Thoải mái thờ các loại thần linh, thoải mái tin các kiểu bùa chú và ấn tín, thoải mái tham gia bán hàng đa cấp (1 vốn 48 lời sau 1 năm), tóm lại là chỉ việc ăn chơi nhảy múa, mọi việc lớn trên trời, dưới đất và ngoài biển đã có đảng ta lo cho hết, khỏi phải nghĩ.

    Trả lờiXóa
  46. trước đây nếu tổ chức cúng bái như thế này chắc chắn là đi tù rồi(tội tuyên truyền mê tín dị đoan)nhưng bây giờ nó được tôn vinh và phát triển vì đó là "phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc", tinh thần lễ hội ở ta bây giờ có khác gì"tinh thần thể thao" của Nguyễn Công Hoan thời xưa, và đăng sau các lễ hội, các đền chùa, khu du lịch tâm linh với những cái TO, ĐẸP, HOÀNH TRÁNG NHẤT NHÌ THẾ GIỚI là các đại gia tha hồ thu tiền( MÀ TIỀN THU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHÙA , ĐỀN...HÌNH NHƯ KHÔNG CHỊU BẤT CỨ SỰ QUẢN LÝ NÀO CỦA NHÀ NƯỚC, NẾU CÓ NỘP THUẾ THÌ CŨNG CHẲNG CÓ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ GÌ ĐỂ BIẾT DOANH THU VÀ CHI PHÍ THẬT RA SAO)và cuối cùng,AI LÀ NGƯỜI ĐỨNG SAU CÁC ĐẠI GIA ĐÓ, AI LÀ NGƯƠIF ĐƯỢC CHIA TIỀN THU ĐƯỢC TỪ NHỮNG CUỘC LẾ HỘI,NHỮNG CUỘC THĂM VIẾNG, CÚNG DƯỜNG, CÔNG ĐỨC CỦA HÀNG VẠN , HÀNG VẠN NGƯỜI

    Trả lờiXóa
  47. Đúng là lú lẫn ... tâm linh
    Tưng bừng lễ hội ... xập xình u mê!

    Trả lờiXóa
  48. Khi đường lối chính trị bị lỗi thời, bị lạc hướng thì tôn giáo cùng với những biến tướng của tôn giáo và tà đạo sẽ lên ngôi thay thế.Đạo đức xã hội đi đến sự băng hoại và suy đồi, thuần phong và mỹ tục bị đảo lộn kèm theo nạn mê tín và dị đoan tràn ngập....đã và đang đưa cả Dân tộc vào cõi mê cung, tâm thần và hoang tưởng ! Cả nước đã và đang " Ăn mày dĩ vãng " (chữ của nhà văn Chu Lai)một cách thảm hại, quay cuồng trong sự sống gấp, cầu danh, cầu lợi ...và trông chờ ngoại viện ! Tương lai của Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam sẽ ra sao trước những vấn nạn ghê người đang tác yêu tác quái trên khắp mọi miền ???! Đau đớn vô cùng ! Phải chăng bên trong vỏ bọc "Tôn trọng Tự Do Tín Ngưỡng" là CHÍNH SÁCH NGU DÂN để dễ bề cai trị ?!

    Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện !
    Xin được chia sẻ ý kiến cùng quý vị và các bạn !

    Trả lờiXóa
  49. Cả nước đang bị đảng cs dẫn vào cõi mê

    Trả lờiXóa
  50. Trên cao tượng ông cụ
    Dưới dê chó sộm vàng
    Mấy can dầy cuốc lủi
    Lễ hội thật âm vang

    Trả lờiXóa
  51. Lễ hội giờ có thể
    Dẫn dân tộc lạc đường
    Nhưng lấy tiêu chuẩn đảng
    Lại đúng về chủ trương

    Trả lờiXóa
  52. TẬN DIỆT THÚ RỪNG

    Chùa Hương từ trước vốn uy linh
    Khi thấy cảnh nay bỗng giật mình
    Xé thịt hươu nai trông đã khiếp
    Lọc da chồn nhím ngó càng kình
    Thú rừng cạn kiệt cho phê phán
    Thượng đế no say để bất bình
    Giữa chốn Phật đài gây phản cảm
    Cấm sao nhiều kẻ vẫn làm thinh!

    Trả lờiXóa
  53. Vịnh thơ Lịch Giao Nguyễn

    Lên chùa giải tỏa bớt tâm linh
    Nào có hay đâu rước bận mình
    Dê, chó móc hàm nhìn vía khiếp
    Cáo, chồn siết cổ thấy hồn kinh
    Chức to bước tới không ai phán
    Quyền nhỏ đi qua chẳng kẻ bình
    Trước chốn Phật Đài lòng định lặng
    Trở về cõi thực khó làm thinh!...

    Trả lờiXóa
  54. CHEN NHAU VÀO LỄ

    Đầu Xuân đi lễ quá đông
    Đền chùa đây đó lắm ông, nhiều bà
    Mâm to ngũ quả, xôi gà
    Tay bưng, đầu đội trẻ già chen nhau
    Để rồi khấn trước, vái sau
    Ngại gì xô đẩy muốn mau được vào
    Nơi tôn kính cứ nháo nhào
    Nói năng tục tĩu, rống gào như điên
    Tượng Phật dẫu dặt tận trên
    Tiền nhiều cứ rải cả lên đầu Ngài
    Thiết tha xin lộc, cầu tài
    Buôn gian trúng quả, bạc bài vớ to
    Cậu cô những tưởng hay ho
    Rươụ bia cứ nốc đến no giữa chùa
    Ngang nhiên cợt nhả, nô đùa
    Váy tung cũn cỡn gió lùa hở hang
    Linh thiêng ở chỗ khói nhang
    Mà sao cái xấu vẫn đang phô bày?

    ĐAONGUYENLICH

    Trả lờiXóa
  55. "mình làm mình chịu kêu mà ai thuơng"Tôi chỉ mong những nhà văn hóa ,kẻ sĩ chắt lọc từ thuần phong mỹ tục của dân mình ,của nhân loại mà cổ súy sao cho "tiếng hát át tiếng bom"

    Trả lờiXóa
  56. Đồng ý với tiêu đề bài viết này, nhưng khốn nỗi , những ông quan quản cái ngành VH này lại có VH gì mấy đâu? Thà rằng không cần quản cái ngành này còn hơn!

    Trả lờiXóa
  57. Ngày nào trong nước cứ xẩy ra chuyện quái gở thì ngày ấy báo hiệu nhà nước sắp mất!

    Trả lờiXóa
  58. THÚ RỪNG TẬN DIỆT

    Chùa Hương ai đến mà xem
    Thú rừng lùng bắt từng đem bán tràn
    Treo trên dây, dặt dưới bàn
    Hươu, nai, chồn, nhím vô vàn bày ra
    Khắp vào khắp cả gần xa
    Hả hê nhậu nhẹt thả ga sớm chiều
    Họ đây chẳng nhớ một điều
    Sát sinh những cấm từ nhiều năm nay
    Ngay nhiên giết mổ mới gay
    Vẫn chiều Thượng đế có hay chi nào
    Môi trường không thấy đề cao
    Hám tiền hoa mắt với bao người rồi
    Những loài quý hiếm bỏ nồi
    Để cho sinh thái rừng, đồi còn đâu
    Tha hồ nhậu nhẹt bấy lâu
    Giữa nơi thanh tịnh để sầu lòng đây
    Nốc nhiều rượu thịt ngất ngây
    Thấy sao phản cảm từng gây bất bình
    Bọn này "tận diệt" cố tình
    Mau mà chặn lại ta mình góp tay!

    Trả lờiXóa
  59. Chốn từ bi, hỷ xả,
    Thanh tĩnh và uy linh,
    Nay xô bồ, nhăng cuội,
    Trách ai và trách ai ????

    Trả lờiXóa
  60. Thưa bác, vì mổ nhầm hãy sửa lại cho em bác nhé:
    Câu thứ 5: Khách vào...
    Câu thứ 9: Ngang nhiên...
    Xin cám ơn nhiều!

    Trả lờiXóa
  61. Tôi là người Nam Định. Nhà tôi chỉ cách đền Trần chừng 15km nhưng cho đến khi học xong Đại học trên Hà Nội tôi vẫn không biết gì về đền Trần. Bụt chùa nhà không thiêng? Xin thưa không hẳn vậy. Vì nhà tôi nghèo, làng tôi nghèo nên chả mấy ai quan tâm lễ đền Trần để cầu danh vọng. Hai năm nay khi cuộc sống khấm khá lên một chút thì bố mẹ tôi cũng bắt đầu đi lễ và xin ấn đền Trần. Xin kể lại vài chuyện sau đây để thấy được sự mê muội của người dân và nguồn lợi khổng lồ mà sự lừa gạt này mang lại cho những người tạo ra nó:
    Thầy tôi là một giáo sư có tiếng của một trường đại học lớn. Năm 2007, khi tôi đã học xong cao học, tôi có theo thầy và anh con trai thầy về lễ khai ấn đền Trần. Buổi chiều chúng tôi đi lễ ở Phủ Giầy sau đó tối thuê khách sạn ngủ ở thành phố Nam Định. Lúc đó tôi rất thất vọng và thấy dị ứng với ông thầy mình vì mang tiếng là giáo sư, đảng viên, vô thần, vô tôn giáo, nhưng vẫn đội mâm lễ khấn vái xì xụp trông rất phản cảm.
    Anh con trai thì huyên thuyên rằng phải đợi đến đúng 12h đêm lấy được tận tay những lá ần thì làm ăn đi cửa nào cũng thông. Ghi chú thêm là anh này lợi dụng các mối quan hệ của bố để làm ăn bất chính và đã từng suýt vào tù nhưng nhờ bố chạy chọt mà thoát được tội. Tôi có quen một số con em ở mấy làng xung quanh đền Trần thì được họ cho biết, mỗi dòng họ sẽ được luân phiên hàng năm nhận cai quản tiền lễ ở đền. Họ bảo, năm nào đến phiên dòng họ nhà mình thì năm đó mỗi nhà cũng được vài chục đến vài trăm triệu, tha hồ ăn tiêu mua sắm.
    Tôi cho rằng tệ nạn này có nguyên nhân từ những người có quyền chức về lễ ở đền rồi chính quyền địa phương cố tình dựng lên thành lễ hội quốc gia để mưu lợi. Từng nghe nói chùa Phúc Khánh ở Hà Nội có một đồng chí Tổng bí thư đến lễ và từ đó đến nay chùa này luôn đông nghẹt người đến cầu lộc cầu tài.

    Trả lờiXóa
  62. Trong bài thơ Hội-Tây xưa kia của cụ Nguyễn-Khuyến có hai câu kết, “Khen ai khéo vẽ cho vui thế/ Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu”.
    Dưới thời Pháp thuộc, dân tộc Việt nam muốn độc lập. Thấy sức mạnh dành độc lập của nhân dân VN ngày càng mạnh, người Pháp và một số tay chân thuộc địa đã bày ra những trò chơi, những hội hè mê tín để đánh lạc hướng, ru ngủ nhân dân VN.
    Nay, đánh Pháp xong rồi, đánh Mỹ cũng xong rồi, chia nhau quả thực, vàng, vi-la, biệt thự xong rồi, hơn 40 năm xây dựng đất nước chỉ nhìn được cái vỏ bề ngoài, bên trong nợ nần chồng chất, rỗng ruột, tham nhũng đất đai, tham nhũng chức quyền, đàn áp, thù trong giặc ngoài, tội phạm và xã hội như rươi, dân tìm mọi cách ra nước ngoài tị nạn, đủ thứ nạn, nạn y tế, giáo dục, môi trường . . . thì hỏi sao người ta không sợ. Loạn là điều chắc chắn sẽ xẩy ra. Chính vì sợ loạn nên người ta mới ngầm có chủ trương cho hội hè vui chơi giải trí trong xã hội kể cả mê tín dị đoan tràn lan không còn kiểm soát nổi là thế. Lấy một thí dụ cỏn con như ông phó GĐ sở văn hóa thông tin Hà-Nội ngày nào đã nói, bắn pháo hoa để dân quên đi cái gì gì đó.
    Anh Xuân-Diện nói, Lễ hội đang dẫn cả dân tộc ta lạc đường. Vâng, đúng. Nhưng ai chủ trương ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. những kẻ "lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện" chứ ai chủ trương nữa?
      thâm hiểm là ở chỗ đó.

      Xóa
  63. Cám ơn TS Nguyễn Xuân Diện!

    Trả lờiXóa
  64. Chưa bao giờ như bây giờ . Những kẻ buôn thần bán thánh giàu sụ . Họ buôn thần thánh trong nước, xây nhưng chùa thật to , đắp những tượng Phật cực lớn từ Bắc chí Nam . Chùa càng to, tượng càng lớn càng đông tín đồ thập phương tới chiêm bái . Mỗi ngày sư trụ trì Chùa phải lấy ô tô chở tiền đi đếm . Không những xây chùa trong nước , họ còn xây chùa ở Tây ở Mỹ , xuất khẩu qua lại các sách kinh Phật in trên giấy rất tốt . Còn sản xuất đĩa hình , điã nhạc về Phật giáo, những kinh sách, bài thuyết pháp của các nhà sư nghe tên lạ cũng có, nổi tiếng cũng có, với giọng ngọt như mía lùi , làm say lòng các thiện nam, tín nữ ! Tất cả hình thành những tập đoàn kinh doanh làm ăn phát đạt, lãi khủng, mà lại chẳng phải đóng đồng tiền thuế nào ! Cộng thêm những kinh doanh khác dưới danh nghĩa từ thiện !

    Trả lờiXóa
  65. Ai thực sự mới là người đi lạc?!

    Trả lờiXóa
  66. Sinh ra lễ hội lắm là để những người quản lý địa phương kiếm tiền qua các khâu tổ chức bán hàng, trông giữ xe, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí...
    về phía nhà nước, thì tuyên giáo đảng rất hoan nghênh lễ hội, vì làm như vậy dân mải chơi, mải cầu khấn, mải kiếm ăn mà không còn thời gian nghĩ đến những bất công xã hội do chế độ chính trị tạo nên. và vì thế không lo người dân nhận ra bản chất chính trị của một chế độ tồi bại, không còn nhận ra đất nước đã bị gán bán, bị xâm lược, không nhận ra quyền con người bị tước đoạt, không nhận ra tính lương thiện của con người VN đã bị thủ tiêu....

    Trả lờiXóa
  67. Đừng chỉ đổ lỗi cho lãnh đạo. Một dân tộc cho phép những kẻ lãnh đạo mình như thế thì một phần lỗi là ở chính những người dân. Quan thì tham, dân thì gian.
    Lúc chưa có quyền chức thì phê phán tầng lớp lãnh đạo nhưng khi có một chút chức vụ thì lại hành xử giống hệt như những kẻ mình từng phê phán.
    Từ lãnh đạo đến người dân, ai cũng sắn sàng tiếp tay cho nạn buôn thần bán thánh.
    Một xã hội không có một đức tin chân chính dẫn đường thì sẽ mãi lầm lạc và rối ren.
    Những hiện tượng này đã được Đức Chúa Giê-su và Đức Phật chỉ ra nhưng dường như loài người không mấy tin. Chỉ khi nào khổ đau, bệnh tật tìm đến thì con người mới tìm đến thần linh để cầu khấn.

    Trả lờiXóa