.
LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17.2
17.2.1979 là ngày quân xâm lược Trung Quốc theo lệnh của Đặng Tiểu Bình, trắng trợn trở mặt, phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979. Chúng đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng phụ trợ khác ước tính hơn nửa triệu quân với hơn 500 xe tăng, hơn 2000 khẩu pháo, tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, sát hại dân lành, đốt phá nhà cửa, cầu, đường, cướp bóc tài sản. Quân và dân ta đã ngoan cường chiến đấu, chống trả quyết liệt, đánh những đòn quyết định buộc chúng phải tuyên bố rút quân, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược nhục nhã, hàng chục ngàn chiến sĩ ta đã dũng cảm hy sinh.
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc ngày
17.2..1979 đi liền với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam do Pôn
Pốt phát động, về thực chất là thực hiện đòn hiểm của Trung Quốc nhằm
làm suy yếu Việt Nam khi mà những vết thương chiến tranh trong cuộc
chiến kéo dài chống thực dân và đế quốc chưa kịp hàn gắn, đời sống của
nhân dân ta cực kỳ khó khăn. Hai cuộc chiến tranh này đã bộc lộ rõ quyết
sách lâu dài của Trung Quốc là ngăn chặn một Việt Nam lớn mạnh, trở
thành lực mưu đồ bành trướng về phía Nam, thực hiện mộng siêu cường bá
quyền của chúng.
Mặc dầu cuộc chiến tranh xâm lược năm
1979 đã bị đập tan như mọi cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực
phong kiến Trung Quốc trong lịch sử, chủ nghĩa Đại Hán vẫn chưa hề từ bỏ
dã tâm bành trướng dưới nhiều hình thức, nhiều thủ đoạn. Chúng đã đánh
chiếm Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 người con yêu của đất nước ta hy sinh
và gây hấn tại Trường Sa năm 1988 khiến 88 chiến sĩ dũng cảm nữa ngã
xuống vì chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong mấy năm gần
đây, những thủ đoạn xâm nhập, gây hấn của Trung Quốc ngày càng thâm độc
và trắng trợn, Biển Đông đang chứng kiến nhiều hành động bành trướng
ngang nhiên, bất chấp đọ lý và luật pháp quốc tế. Thế lực bành trướng
Trung Quốc tự phơi bày diện mạo vừa lừa mị, vừa tàn bạo, gây phẫn nộ
trong nhân dân ta, nhân dân các nước Đông Nam Á và nhân dân yêu cuộng
hòa bình trên thế giới.
Nhân dân ta luôn tôn trọng và mong muốn
tăng cường tình hữu nghị láng giềng với nhân dân Trung quốc song không
thể mơ hồ trước những thủ đoạn nham hiểm đang ngày càng bộc lộ trắng
trợn của các thế lực bành trướng bá quyền trong giới cầm quyền Trug
Quốc.
Nhân ngày 17.2.2013, chúng tôi thiết tha
đề nghị toàn thể đồng bào ta trên cả nước hãy có hành động thiết thực
tưởng nhớ đến những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc
chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược. Trong mỗi nhà, trên mỗi sạp hàng ở
chợ, ở cửa hàng, ở lớp học, ở các nghĩa trang liệt sĩ, các tượng đài anh
hùng cứu nước hay ở bất cứ nơi trang nghiêm nào có thể trên toàn quốc,
hãy thắp lên một nén nhang, cắm một bông hoa hay một bình hoa, vòng hoa
với dòng chữ:
“Tưởng
nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu
chống quân xâm lược Trung Quốc tại Biên giới phía Bắc, biên giới Tây
Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa“.
Hãy viết hay dán dòng chữ đó trước cửa mỗi ngôi nhà, căn hộ của mỗi gia đình chúng ta.
Chúng tôi cũng thiết tha đề nghị bà con
chúng ta đang sống tại nước ngoài hãy hưởng ứng cùng với bà con trong
nước kỷ niệm ngày 17.2 bằng nhiều hình thức để biểu thị truyền thống yêu
nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc cùng chung sức chống giặc ngoại
xâm.
Chúng ta hãy bắt đầu công việc này trong một tuần bắt đầu từ 8h ngày 17.2.2013.
Nếu có điều kiện, xin chụp hình nén
nhang và bông hoa, bình hoa, lẵng hoa, vòng hoa đi liền với dòng chữ
trên tại ban thờ trong nhà mình hay tại nơi mình vừa đặt hoa rồi đưa lên
mạng để mọi người cùng biết.
Chúng tôi trân trọng đề nghị chính quyền
các cấp trong cả nước tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt
là thanh thiếu niên thực hiện nghĩa cử cao đẹp trên, xem đó là một cách
giáo dục lòng yêu nước, hun đúc tinh thần dân tộc, nâng cao ý thức đoàn
kết, gắn bó cộng đồng, tạo nên một đời sống tinh thần trong sáng và cao
đẹp trong nhân dân ta.
Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược.
Ngày 16.2.2013
ĐỒNG KÝ TÊN :
Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên chuyên viên của Tổng cục Chính trị theo dõi Măt trận Biên giới phía Bắc 1979
Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Đại biểu Quốc Hội, TP HCM
Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học ,nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tuớng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải nguyên thành viên của Viện IDS
Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên UBTƯMTTQVN, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố HCM, TP HCM
Nguyễn Trung, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Thái Lan, nguyên thành viên của Viện IDS.
Chu Hảo, TSKH, nguyên Thứ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Tri Thức
Phạm Duy Hiển GSTS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS
Lê Đăng Doanh, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế TƯ, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên thành viên của Viện IDS
Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại Trung Quốc
Nguồn: Ba Sàm.
Vâng! Không thể mơ hồ, và ...hãy tưởng nhớ
Trả lờiXóaHoàn toàn ủng hộ lời kêu gọi này và tôi xin được ký tên : Đoàn Hòa - Cộng Hòa Czech.
Trả lờiXóaTôi cũng từng là một người lính, đã có 9 năm ở Quân đoàn 14-Lạng Sơn và có tham gia cuộc chiến 1979.
Trả lờiXóaHàng năm,thường thấy báo,đài nhắc rất nhiều về kỷ niệm chiến thắng 30 tháng 4 và đặc biệt còn nhắc tới chi tiết từng trận đánh như trận 1968 Mậu thân,trận Thành cổ Quảng Trị .v.v.Đặc biệt là luôn nêu gương và ca ngợi các anh hùng liệt sỹ,nhưng lại chỉ ở thời chống Pháp,chống Mỹ.Từ ngày ra quân,chuyển nghành rời quân ngũ,không khi nào tôi được nghe chính quyền từ cấp xã,phường cho đến cấp nhà nước nhắc tới cuộc chiến bảo vệ biên giới gian khổ và hào hùng này.Không lẽ cuộc chiến này và những người lính đã tham gia cuộc chiến này đã lặng lẽ bị lãng quên.Khi cầm súng ra chiến tuyến,không một ai trong số những chiến sỹ mong ngày chiến thắng trở về được trả công,được tung hê.Họ chỉ mong sao chiến thắng kẻ thù để bảo vệ biên cương đất nước cũng như bảo vệ bản thân và gia đình họ.Không có gì để trả nổi công của họ và của những người cha,người mẹ đã mất đi người con yêu dấu của mình.Thế mà buồn thay,khi bọn giặc Trung Quốc bị đuổi cổ ra khỏi biên giới của Tổ quốc,thì cũng là lúc cuộc chiến này và tên tuổi của các người anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân bành trướng Trung Quốc xâm lược cũng không được nhắc tới nữa.Không lẽ sự hèn nhát đã làm cho một số kẻ trở thành bất nghĩa đến thế hay sao.
Tôi rất cảm kích và hưởng ứng lời kêu gọi này.
Chấn Phong.
Rất đồng tình với lời kêu gọi của các quý vị về việc tưởng nhớ tới tới các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc,luôn ghi nhớ mối thù xâm lăng của bọn bá quyền Bắc Kinh với non sông đất nước
Trả lờiXóaĐời đời nhớ ơn các liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến chống Trung quốc xâm lược.
Trả lờiXóaLời thưa:
Trả lờiXóaThưa Trang chủ, Anh Nguyễn Xuân Diện cùng Quý Bạn,
Kỷ niệm về cuộc chiến chống xâm lăng Tàu bắt đầu từ tháng Hai 1979 là nỗi đau uất của người Việt, mà cũng là nỗi đau buồn của gia đình tôi: Em trai tôi đã hy sinh trong những ngày đầu của trận chiến; Em đã được Quân Đội truy điệu và dựng mộ („gió“!) ở quê nhà.
Những dòng sau đây (đã chia sẻ với thân hữu) ghi cảm nhận của tôi về Em khi thăm đơn vị và sau đó biết tin. Tôi gửi Trang nhà là muốn nói rằng việc ủng hộ „Lời Kêu Gọi nhân ngày 17 tháng Hai“ xuất phát từ suy tư sâu lắng trong lòng mình. Tôi chọn Trang nhà để gửi gắm là thấy nơi đây không có những lời lẽ „vô tâm, vô thức thì vô cảm“.
Ủng hộ suy nghĩ và hành động của các Nhân sỹ trong „Lời Kêu Gọi“ này, tôi đồng thời bày tỏ quan điểm ủng hộ hai „Kiến nghị“ về „Nhân Quyền“ và „Sửa đổi Hiến Pháp“. Trong tinh thần „Trí Thức“, (tôi nghĩ) mọi phản biện đều cần có kiến giải và đáp án kèm theo. Hai kiến nghị nêu trên chính là theo tinh thần như thế.
Xin gửi lời Cảm ơn trân trọng.
Kính bút,
Bùi-Viết Văn Đức
Nhớ Em Trai Liệt Sỹ
Mỏ Chẽn, 19.05.1980
Anh về đây, với Ba vì,
Tìm Em, mà có thấy gì nữa đâu?
Ngước nhìn lên đỉnh non cao,
Lại rân rân nhớ ngày nào gặp nhau.
Em đi, sao sáng trên đầu,
Quân trang xanh thắm một mầu nước non [*];
Chân mang đôi dép dính bùn,
Sáng trong ánh mắt, đen dòn làn da ...
Đã bao đường đất xông pha,
Vẫn không quên vị canh cà quê hương;
Chiến trường qua, lại chiến trường,
Vẫn mơ về với ruộng vườn lúa khoai.
Lẽ đâu Em đã xa rồi ?
Hai-mươi-hai tuổi, cuộc đời đang xuân!
Nỗi đau như xé tim gan,
Đất kia đẫm máu vẫn còn khát sao ?
[*] Quân-trang Bộ-đội Đặc-công
Vâng! Xin vinh danh tất cả những người con đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ quê hương.
Trả lờiXóaTiêng súng đa vang
Trả lờiXóaMMÃI MÃI nhớ ơn các anh hùng tữ sĩ đã hy sinh cho đất mẹ VN trong các cuộc chiến chống tầu ô bành trướng -Tôi sẽ thắp những nén hương thơm và cầu nguyện cho các anh Hùng sã thân cho đất Nước .
Trả lờiXóaThờ ơ,im lặng trước sự hy sinh của các liệt sĩ chống bọn Trung Quốc xâm lược chỉ có bọn tay sai"cõng rắn cắn gà nhà"còn Nhân dân không bao giờ lãng quên các anh, các chị
Trả lờiXóaHoàn toàn đồng ý với tất cả mọi người.
Trả lờiXóaTrung Quốc là kẻ thù của Nhân dân, kẻ thù của Tổ quốc mà Đảng CSVN, Nhà nước Việt Nam lại "quên" các anh hùng, liệt sỹ chống lại sự xâm lược của chúng, trong khi đó luôn ca ngợi chiếng thắng 30/4/1975 và chiến dịch Mậu Thân 1968. Tại sao vậy, Đảng CSVN và Nhà nước Việt Nam đang đứng về phía nào, đang bảo vệ ai?
Trả lờiXóa“Tưởng nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại Biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa“.
Trả lờiXóaĐời đời nhớ ơn các liệt sĩ, thương - bệnh binh... đã hy sinh thân mình và một phần xương máu trong các cuộc kháng chiến giữ nước cũng như cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược.
Tôi hoàn toàn nhất trí và hưởng ứng tinh thần lời kêu gọi yêu nước này !!!
Trả lờiXóaHavan@vtv.gov.vn
XIN ĐƯỢC THẮP 1 NÉN NHANG VIẾNG NHỮNG NGƯỜI NẰM DƯỚI MỘ, ĐÃ HY SINH VÌ CHIẾU ĐẤU CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TRUNG CỘNG.
Trả lờiXóaTỔ QUỐC VÀ NHÂN DÂN KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ƠN CÁC ANH.
Việc làm của các quý vị hết sức đúng,người dân chúng tôi rất đồng tình!
Trả lờiXóaVâng! Xin vinh danh tất cả những người con đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ quê hương.
Trả lờiXóaCác anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hi sinh để bảo vệ biên cương Tổ Quốc thân yêu , tiếp nối truyền thống của những anh hùng chống quân xâm lược Hán , Đường, Tống,Nguyên , Minh , Thanh . Tên tuổi của các anh kế tiếp tên các anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Ngô Quyền, Lê đại Hành , Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
Trả lờiXóaMong các anh ngậm cười nơi chín suối vì các con dân nước Việt không hề và không bao giờ quên ơn các Anh . Cho dù nhà cầm quyền có nhất thời vì lí do khó nói nào mà tạm quên ghi tên các anh vào sổ các người vị quốc vong thân, nhưng trong lòng Tổ Quốc, trong lòng nhân dân vẫn có tên các Anh .