Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

MÙA LỄ HỘI, NHỮNG NƠI NÊN ĐẾN, NHỮNG NƠI KHÔNG NÊN ĐẾN


Miền Bắc Việt Nam, cái nôi văn hóa của cả dân tộc trong những ngày đầu Xuân có rất nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức để người dân vui chơi và cũng là dịp bày tỏ ước vọng mưa thuận gió hòa trong xã hội nông nghiệp của Việt Nam. 

Xin khuyến nghị chư vị không nên về đền Trần (Nam Định) vào tối 14 tháng Giêng để tham gia lễ hội ban ấn, vì đó chỉ là cái dấu ấn bịp bợm mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và tỉnh Nam Định đem ra để kiếm chác. Nếu chư vị vì tưởng nhớ công đức của các vua Trần và Đức Thánh Trần, xin tránh đến đó vào đêm 14 tháng Giêng. Tương tự lễ phát lương ở đền Trần Thương ở tỉnh Nam Hà cũng là bịa đặt, xuyên tạc lịch sử nhằm kiếm chác.  

Đầu xuân, xin ghi ra đây một số lễ hội, để chư vị đánh dấu vào lịch, sắp xếp thời gian đi dự:

1. Lễ hội Đống Đa: Mùng 5 Tết, tổ chức tại gò Đống Đa, Hà Nội. 

2. Lễ Hội Chùa Hương bắt đầu từ ngày Mùng Sáu Tết với lễ Mở Cửa Rừng, sau đó người ta đi trẩy hội lễ Phật suốt cả Mùa Xuân. 

3. Ngày 6 tháng Giêng - Hội chợ Chuộng - Thanh Hóa.Mỗi năm một lần, đến hẹn lại lên, nhân dân quanh vùng Đông Sơn, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa lại háo hức chờ đến mùng 6 tết đến phiên chợ Chuộng để được “choảng nhau”, người nào bị “choảng” nhiều thì năm đó có nhiều may mắn.

Quần áo bê bết cà chua, trứng gà, vịt, bùn đất, khuôn mặt lấm lem, quệt vội vệt bùn trên khuôn mặt, em Lê Thị Thu (18 tuổi), trú tại xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa hồ hởi: Đây là lần đầu tiên em đến chơi chợ và bị “choảng” đủ thứ từ cà chua, trứng gà nhưng rất vui. Bởi theo bà em kể lại đi chợ bị ném càng nhiều năm đó sẽ gặp may mắn.

4. Ngày 10 tháng Giêng, Hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại mở hội rước Sắc của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng về Đại Đình. Truyền thuyết của làng kể rằng Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng từ xứ Đoài đưa quân về giải phóng thành Đại La (Hà Nội ngày nay) khỏi tay quân đô hộ nhà Đường (vào năm 791) đã từng đóng bản doanh ở chính địa điểm Gò Cây Táo này. Vì vậy dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng làm thành hoàng.

Lễ hội kéo dài 3 ngày, có các nghi thức quen thuộc ở các hội làng đồng bằng Bắc bộ như rước kiệu, múa rồng, múa sư  tử...và đặc biệt nhất là nghi thức múa “con đĩ đánh bồng”(do nam thanh niên múa) mà chỉ làng này mới có.



5. Lễ hội Đền Và thuộc xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây (Hà Nội), mỗi năm người ta mở hội từ ngày 14 đến ngày  17 Tháng Giêng. Vào những năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, người ta rước kiệu và bài vị của Thánh từ Đền Và thuộc thị xã Sơn Tây sang đến bên kia thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, và có sự tham gia của hai tỉnh, hai huyện và tám thôn xã của hai tỉnh đó.

6. Lễ hội Trò Trám - linh tinh tình Phộc: Lễ hội vào đêm 11 Tháng Giêng. Lễ hội này rất là đặc biệt, nó được mở vài ba ngày nhưng có một lễ mật rất quan trọng được tiến hành vào lúc 0 giờ ngày 11. Đó là một lễ hội phồn thực cầu mùa. Người ta dâng lên trước điện thờ một bài văn khấn và dùng một cây đàn gọi là “đàn giằng xay” để hát một bài ca ngợi linh thiêng của đức Thánh thành hoàng, ca ngợi bốn giới sĩ – nông – công – thương. Có một đôi trai gái đã chờ sẵn ở đấy với trang phục của người trai thì đóng khố và người con gái thì mặc áo "mớ bảy mớ ba". Ông thủ từ leo lên trên điện sau khi xin âm dương được thì mang xuống hai linh vật, một cái là cái , một cái là cái nường, tức là bộ phận sinh dục nam và một cái là bộ phận sinh dục nữ, trao cho người nam cái nỏ và người nữ cái nường.  Lúc bấy giờ thì đèn tắt hoàn toàn, đôi nam nữ đứng trong bóng tối như vậy thì ông thủ từ hô “linh tinh tình phộc” 3 lần thì mỗi lần hô chữ “phộc” như vậy thì đôi nam nữ đâm mạnh “nỏ nường” vào nhau. Trong đêm tối mịt mùng như thế mà đâm trúng cả 3 lần thì là năm ấy được mùa. 

7. Vào ngày 12 Tháng Giêng những người trẩy hội đã về các làng bên Bắc Ninh để tham dự Hội Lim vào ngày 13 Tháng Giêng hát quan họ. Khách thập phương các nơi kéo về đây dự lễ hội này rất là đông. 

Còn tiếp tục cập nhật ...
  

13 nhận xét :

  1. Tôi đồng ý với quan điểm bài viết này xin ấn Đền Trần chỉ là bịp bợm nhằm kiếm tiền trục lợi, rất phản cảm diễn ra những năm vừa qua, thiếu tính giáo dục. Theo quan niệm dân gian Việt Nam " tháng giêng là tháng ăn chơi" , bởi vậy suốt trong tháng giêng của mùa xuân, khi vạn vật của vũ trụ cùng muôn hoa đâm trồi nẩy lộc, người ta lại đi trẩy hội để ước nguyện cầu mong cho gia đình những điều tốt lành, cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
    Khi mỗi mùa xuân đến mọi người từ già đến trẻ thổn thức đắm say khi nghe tiếng chiêng, tiếng trống vang lên của hồn thiêng sông núi như vọng về. Già như được trẻ lại, cùng các nam thanh nữ tú trở về với hội làng. Đó chiếc nôi văn hóa dân tộc mãi trường tồn hàng ngàn năm lịch sử, một nền văn minh làng xã có từ ngàn xưa. Do có hội làng mà người ta đã gìn giữ được những nét đẹp giá trị của truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc được mãi trường tồn.
    Thật đáng tiếc những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc hàng ngàn năm lịch sử đã bị hủy diệt trong CCRD, nhiều ngôi đình làng trở thành nơi nhốt vịt buộc trâu, kho đựng thuốc trừ sâu của HTX. Những cây đa, bến nước sân đình, một phong cảnh hữu tình của làng quê, nơi giáo dục cho con người biết yêu quê hương đất nước bỗng chốc trở thành phế tích tang thương.
    Ngày nay dưới chiêu bài "Nông thôn mới" chính là chiêu bài tiếp tay phá hoại những gì còn sót lại sau CCRD và HTX. Nhiều công trình văn hóa dân tộc, lợi dụng trùng tu để xây mới rồi tô son trát phấn nhiều công trình sơn son thiếp vàng đỏ chói cho giống trong phim dã sử của TQ. Sự đồng hóa văn hóa hàng ngày trên truyền hình đã giúp cho TQ đầu độc những thế hệ người dân trở thành nô lệ của văn hóa ngoại lai mất đi bản sắc dân tộc mình. Một nền văn minh làng xã của dân tộc Việt đã bị triệt tiêu. Người ta đã đánh mất đi lòng tự hào của dân tộc, phỉ nhổ vào lịch sử của cha ông. Giờ đây người ta sẵn sàng bán rẻ tài nguyên đất nước, lợi ích quốc gia, đưa dân tộc vào con đường nô lệ cho TQ trong tương lai gần đang tràn ngập hủy diệt quê hương dưới chiêu bài trung thầu 95% dự án, nhập công nghệ rởm, núp bóng các công ty để hoạt động thu thập tình báo để tìm cách phá hoại một cách triệt để từ kinh tế lẫn văn hóa.
    "Luật đất đai sở hữu toàn dân..." giúp cho chính quyền bán hết tài nguyên đất nước cho kẻ thù, tước đoạt đất đai của dân một cách hợp pháp, đẩy người dân vào con đường cùng phải đi bán thận qua biên giới, thiếu nữ đứng cởi truồng cho TQ nó mua làm nô lệ tình dục, trộm cắp, cướp của giết người đạo đức xã hội đảo điên, khiến nhiều thanh niên chết vì nghiện ngập ma túy tràn qua biên giới, hoa quả tẩm độc để người dân chết vì ung thư... Liệu Hiến pháp sắp tới có giúp người dân trở thành nô lệ cho TQ ngay trên quê hương của mình nữa hay không. Mùa xuân này khắp nơi trong cả nước họ cho treo đầy đèn lồng trở thành như phố Tầu rồi còn gì, phim "Đường tới Thăng Long đã xong rồi chỉ chờ trình chiếu thôi, cũng giống Tần Thủy Hoàng ra phết...

    Trả lờiXóa
  2. Hơn bao giờ hết nước mình cần cứu vãn (kẻo không còn kịp nữa) những giá trị văn hóa vô giá của dân tộc, trong đó các lễ hội cổ truyền là một mảng đặc biệt quan trọng. Tô không đồng ý những ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn hay giảm thiểu tối đa tầm mức của "Tết Ta" đi, chỉ mừng Tết Dương lịch thôi. Viện cớ rằng "Tết Ta" là "Tết Tàu" thì không có lý chút nào rồi. Còn viện cớ vì lý do có lợi cho kinh tế, thì tôi nghĩ không nên quên ngành văn hóa, ngành du lịch chính là những ngành "công nghiệp không khói" đem về mối lợi rất lớn cho những quốc gia tuy nghèo nhưng có vốn văn hóa lâu đời như Việt Nam mình.

    Chúng ta sẽ dại nếu ráng cắm đầu cắm cổ chạy đua với thế giới về khoa học kỹ thuật, cái mà mình đã tụt hậu rất xa rồi. Chúng ta càng dại hơn nếu bỏ phí mất - nhất là bỏ phí vô phương cứu vãn - cái vốn văn hóa cổ truyền đặc sắc mà nhiều dân tộc khác thèm được có như mình. Than ôi, nhưng nếu muốn đạt được những dự định tốt đẹp đó, cần lắm, phải có cải cách chính trị. Cần lắm cái ngày Bộ Văn Hóa phải được đứng đầu bởi những nhà văn hóa học thực sự lỗi lạc, uyên bác, tầm cỡ quốc tế!

    Trả lờiXóa
  3. Một năm VN có tới 8 nghìn lễ hội. Bình quân một ngày có gần 3 lễ hội . Tha hồ ăn chơi . Choi sáng, chơi trưa, chơi tối . Giầu đâu có kẻ ngủ trưa / Sang đâu có kẻ say sưa tối ngày !

    Trả lờiXóa
  4. Xin muôn Dân hãy đừng quên công lao của 2 Vua Bà và các tướng sĩ!
    Đó là Lễ tri ân các bậc Anh hùng Dân Việt, mà khởi đầu là Giỗ 2 Vua Bà vào ngày 8 tháng 2 Âm Lịch. Hai Vua Bà là những Liệt nữ đầu tiên chống bọn bá bành Trung quốc, Hai Vua Bà là tấm gương muôn đời về đánh giặc cứu nước cho con cháu Việt noi theo.

    Trả lờiXóa
  5. Lễ hội trao ấn đền Trần đúng là trò bịp lừa đảo kiếm tiền.

    Trả lờiXóa
  6. Tắt điện đen như thế dễ gì đâm trúng. Muốn chắc chắn không mất mùa thì cứ cho đôi nọ đâm thật. Đảm bảo trăm phát trăm trúng...

    Trả lờiXóa
  7. Ha Ha bác Lê Tri Điền!
    Tôi đồng tình bác Ha Le, chúng ta đã không bỏ được thờ cúng Tổ tiên sau CCRĐ, thì liệu có nên bỏ Tết Ta, vì như thế tức là bỏ: Mồng Một Tết Cha,Mồng Hai..., nếu sai lầm lặp lại thì sao nhỉ?

    Trả lờiXóa
  8. Tôi nghĩ là ông Thủ Tướng nên dùng Anh Nguyễn Xuân Diệm làm Giám Đốc
    phát triển về du lịch tại Việt Nam, ne^'u Việt Nam mà làm được lễ hội

    theo tinh thần truyền thống như người Nhật chứ kho^ng thì mai một và không còn ai biết nũa, mà "lai căng" đi thì xấu hổ lắm


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2 lễ hội xin ấn & lương đền Trần tào lao rõ rồi.
      1 bọn dựa vào đó để múc xiền đám đông ngu muội ,lú lẫn để sống phè phởn.
      Bọn còn lại dẫn dắt đám đông ngu mụi thiếu nhân văn thừa hung hăng để sống phè phởn .
      Cả 2 bọn này sống phè phởn ,múc xìền để đem qua xây dựng bọn tư bản .
      Mịa cái đám đông hăng máu này lúc trước được dạy đập phá chùa ,chiền v.v.v chửi bới xoen xoét cái mõm bất kể là văn hóa dân tộc đều là mê tín dị đoan.
      Giờ thì đám ngu này được khuyến khích mấy trò còn hơn cả mê tín lúc trước, dựng thánh thần bằng cái tên : lễ hội văn hóa.
      Đáng kiếp b...

      Xóa
  9. Các nơi linh thiêng ai có điều kiện mà đi cầu may được cũng là tốt thôi, nhưng khốn nỗi ở chỗ nào cũng trưng ra một cái hòm công đức"có nơi còn dùng két an toàn mới hoành" - Lạm phát chỗ công đức quá, nhiều như cán bộ của bộ máy công quyền thời này.

    Trả lờiXóa
  10. Nhất vui là hội chùa Thày;
    Vui thì vui thật không tày giã La.
    Xin hỏi chú Tễu, 'giã la'- tan hội là hôm nào. Có gì mà vui thế.

    Trả lờiXóa
  11. ''6. Lễ hội Trò Trám - linh tinh tình Phộc'' ở địa phương nào, sao viết lấp lửng thế ?

    Trả lờiXóa