Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

CHỨC SẮC VÀ GIÁO DÂN CÔNG GIÁO KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Chức sắc và giáo dân Công Giáo ký kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992
Người Buôn Gió

Bản Kiến nghị về Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đăng trên trang Bauxite Việt Nam đã được ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân mọi giai tầng trong xã hội. Kiến nghị này hoàn toàn hợp pháp vì nằm trong phong trào phát động của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lấy ý kiến người dân đóng góp trong việc dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992.

Nhưng nói chính xác thì bất cứ ý kiến nào đề nghị sửa đổi hiến pháp của người dân đều là hợp pháp, dù quốc hội, chính phủ hay một lực lượng cầm quyền nào đó không ưng thuận. Bởi một đất nước có hiến pháp thì hiến pháp đó thuộc về nhân dân, và đương nhiên nhân dân có quyền điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Chỉ có thủ đoạn dùng sức mạnh, quyền lực để điều chỉnh hiến pháp có lợi cho nhóm, cho tổ chức riêng của mình, không minh bạch khi lấy ý kiến nhân dân, mới là bất hợp pháp.[...]

Một bản hiến pháp được lấy ý kiến rộng rãi, minh bạch trong toàn thể nhân dân. Chắc chắn sẽ là bản hiến pháp làm giảm bớt nhiều những án tù cho những người đòi hỏi về quyền con người. Giải quyết được những mâu thuẫn lớn đang tồn tại trong xã hội giữa những các giai tầng, thế lực, cá nhân. Và việc lấy ý kiến đóng góp cũng như ý kiến đóng góp là việc làm đúng đắn nếu trên tinh thần xây dựng vì lợi ích chung cho nhân dân và đất nước, và được làm một cách minh bạch , khách quan, rộng rãi.

Chiếm gần 1/9 tổng dân số Việt Nam, những người Công Giáo ý thức được việc đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp 1992 cho phù hợp với thực tế hiện trạng Việt Nam ngày nay là trách nhiệm chung của người Việt Nam. Nhận được thông tin một số nhân sĩ, trí thức có lương tri và trách nhiệm với vận mệnh đất nước đã khởi xướng một bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp, trên mục đích mang lại sự công bằng, nhân đạo, và dân chủ cho nhân dân và đất nước. Những người Công Giáo đã hăng hái tham gia ký kiến nghị này đúng với tinh thần Tốt Đời, Đẹp Đạo và tinh thần của Công Đồng Vatiacan 2. Cách đồng ý với bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 diễn ra dưới nhiều hình thức, ký tên trên mạng, gửi qua mail, gọi điện, nhắn tin hoặc ký trực tiếp. 

Riêng một số chức sắc Công Giáo đã chọn cách ký trực tiếp lên bản kiến nghị để bày tỏ sự nghiêm túc, tôn trọng bản kiến nghị này. Cũng như qua cách ký đó thể hiện sự quan tâm đến sâu sắc đến vận mệnh dân tộc, đất nước. Như Đức Cha Phao Lo Nguyễn Thái Hợp Giám Mục Giáo Phận Vinh, Đức Cha Juse Nguyễn Chí Linh Giám Mục Giáo Phận Thanh Hoá.

Nguyên Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội, Đức Cha Juse Ngô Quang Kiệt đã tự tay ký vào bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp năm 1992 do các nhân sĩ, trí thức tiến bộ soạn thảo.



Linh Mục Jacobe Nguyễn Văn Lý nguyên tổng quản hạt Hà Nội, nguyên chánh xứ Hàm Long. Hiện đang là chánh xứ Đạo Truyền, ngài đã không quản ngại đi xa gần 80 cây số để đến Hà Nội ký trực tiếp vào bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp năm 1992.





Cha Phero Phạm Xuân Lộc, Linh Mục dòng Chúa Cứu Thế, Giáo Xứ Thái Hà đang ký tên vào bản kiến nghị.
.


Đông đảo giáo dân cùng ký tên.



Gia đình Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Khôi Nguyên ký tên tại Nhà thờ Thái Hà



Theo Người Buôn Gió và một số trang mạng khác

5 nhận xét :

  1. Kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 thể hiện sâu sắc ý chí, nguyện vọng, trách nhiệm của nhân dân trước vận mệnh đất nước. Nếu chính quyền thật sự là "của dân, vì dân và do dân" thì cần phải tôn trọng những việc làm này, để quyền làm chủ của nhân dân ngày được phát huy, mọi người đều có cơ hội chung tay góp sức mình vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước ngày một phát triển.

    Trả lờiXóa
  2. Linh mục đi trước con chiên theo sau . Các tín đồ CG cũng là công dân VN có quyền kiến nghị sửa đổi HP, không thể bó qua các ý kiến của bất cứ công dân nào .

    Trả lờiXóa
  3. Nếu hai bản hiến pháp dự thảo, 1 của ban soạn thảo nhà nước, 1 của 72 trí thức đem ra lấy ý kiến nhân dân, bảo đảm rằng trên 95% cử tri sẽ ủng hộ bản dự thảo của 72 trí thức.
    Chỉ có những tên tham nhũng, ăn bám ngân sách, thích đè đầu cưỡi cổ thiên hạ thì mới duy trì độc đảng!??

    Trả lờiXóa
  4. Đọc bản dự thảo Hiến Pháp của 72 trí thức thấy thích quá! Giá như nó thành hiện thực được thì phúc đức cho dân tộc Việt Nam quá! Ôi, nó chỉ là ước mơ thôi!

    Trả lờiXóa
  5. Nếu có một video thuyết trình về bản dự thảo hiến pháp này để người dân hiểu nhanh hơn và rỏ hơn thì rất tốt nhỉ :)

    Trả lờiXóa