Luật Biển Việt Nam có hiệu lực bắt đầu từ hôm nay 1/1/2013
Trần Kinh Nghị
Bất chấp mọi diễn biến của tình hình, có hai động thái quan trọng khẳng định lập trường kiên định trước sau như một của Việt Nam liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, đó là tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc Hội tháng 11/2011 và việc Quốc Hội thông qua Luật Biển tháng 6/2012, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013
Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam
Biển Đông sẽ tiếp tục dậy sóng trong năm 2013, dựa trên những tin tức trong ngày cuối năm liên quan tới cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo và tài nguyên ở Biển Đông giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, và một số nước khác trong khu vực.
Chương trình Talk Vietnam khi loan tin này hôm nay nói rằng đây là lần đầu tiên có luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.
Talk Vietnam nói rằng Luật Biển Việt Nam quy định về lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quần đảo khác thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Luật biển Việt Nam khẳng định đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Luật này quy định các hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, cũng như vấn đề phát triển kinh tế, quản lý và bảo vệ biển đảo.
Theo quy định của Luật Biển, các cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam đều có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo và quần đảo, tài nguyên và môi trường biển.
Một số luật khác cũng trở nên hiệu lực từ đầu năm dương lịch cùng với Luật Biển Việt Nam, gồm có Luật Giáo dục đại học, Luật Công đoàn, Luật về Giá cả, Luật Giám định Tư pháp, Luật Tài nguyên nước, và Luật phòng, chống rửa tiền.
Trong khi đó, Hãng tin Reuters tường trình rằng Trung Quốc hôm nay đã có động thái nhằm giảm thiểu mức độ căng thẳng trong cuộc tranh chấp Biển Đông, nói rằng các quy định cho phép cảnh sát biển Trung Quốc kiểm soát tàu bè qua lại trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền chỉ có hiệu lực ngoài khơi vùng duyên hải gần kề đảo Hải Nam mà thôi.
Các quy định này cũng sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới đã gây ra quan ngại sâu xa trên khắp khu vực Đông Nam Á , vì các nước lo sợ rằng Trung Quốc sẽ có thái độ cứng rắn hơn trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Quan ngại càng lên cao vì trên nguyên tắc, Hải Nam có quyền quản lý và tài phán đối với vùng biển và các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền, làm dấy lên lo ngại là cảnh sát biển Trung Quốc có thể lùng soát bất cứ tàu bè nào qua lại trong vùng này.
Nhưng lên tiếng trong một cuộc Hiến Pháp báo thường lệ hôm nay, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Doanh, khẳng định rằng quy mô của các quy định do truyền thông nhà nước loan báo hồi tháng 11, không đề ra thay đổi nào so với các luật lệ đã được thông qua hồi năm 1999, hạn chế việc thi hành luật lệ trong vòng 12 dặm từ bờ biển đảo Hải Nam.
Đây là lần đầu tiên nhà nước Trung Quốc giải thích chi tiết về địa bàn thi hành các quy định mới.
Các nhà ngoại giao hàng đầu ở Đông Nam Á đã khuyến cáo rằng luật này có thể khơi ra những trận đụng độ giữa các lực lượng hải quân, tác động tới nền kinh tế khu vực, trong khi chính phủ Hoa Kỳ cho hay sẽ yêu cầu Trung Quốc xác minh luật này.
Nguồn: Reuters, Tuoi Tre,VOA tiếng Việt
Nguồn: Trần Kinh Nghị
"Theo quy định của Luật Biển, các cơ quan, tổ chức và CÔNG DÂN VIỆT NAM đều có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo và quần đảo, tài nguyên và môi trường biển."
Trả lờiXóaTôi xin đổi thành chữ in để nhấn mạnh bốn chữ "công dân Việt Nam" trong câu trên. Thế là rõ rồi các bác nhé. Từ nay ai bảo "đã có Đảng và Nhà nước lo", chúng ta có quyền trả lời bằng qui định này của Luật Biển!
Lúc này Đảng đang thực sự lo " tự chuyển biến và sụp đổ " . ( X . Ts Vũ Văn Phúc, TBT Tạp Chí Cộng Sản : Tự Chuyển Biến là có thật )
XóaKhông biết từ 1.1.2013 Luật Biển Việt Nam có hiệu lực cũng là lúc Trung Quốc ban luật kiểm soát toàn bộ vùng biển trong chữ U phi pháp. Không biết Lãnh đạo Nhà nước ta sẽ đối phó với Trung Quốc bằng cách thức thế nào? Riêng tôi thì mong muốn chúng ta cứng rắn hơn và bằng mọi giá phải bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, chuẩn bị mọi điều kiện để gấp rút đòi lại quần đảo Hoàng Sa, không thể để Trung Quốc xâm phạm thêm nữa.
Trả lờiXóaChúc tất cả mọi người một năm mới 2013 đầy thắng lợi!
Đồng Bào.
Theo quy định của Luật Biển, các cơ quan, tổ chức và CÔNG DÂN VIỆT NAM đều có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùngbiển, đảo và quần đảo, tài nguyên và môi trường biển.
Trả lờiXóaTHẾ LÀ TỪ NAY CÓ LUẬT BIỂU TÌNH RỒI NHÉ !