Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
Trần Trọng Dực nói chuyện "chạy" vào công chức
ở thủ đô tại kỳ họp HĐND TP cuối năm 2012. Ảnh: Tuổi Trẻ
ở thủ đô tại kỳ họp HĐND TP cuối năm 2012. Ảnh: Tuổi Trẻ
Tin vui và tin buồn!(LĐO) - Thứ bảy 12/01/2013 14:58
Tin vui là Hà Nội không phát hiện bất cứ trường hợp nào “chạy” công chức. Tin buồn là người dân thủ đô lại có vẻ tin vào “tin buồn” chạy công chức mất 100 triệu của ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy hơn là việc phủ nhận bằng “tin vui”, sau sự xuất hiện của 3 đoàn thanh tra.Nếu phải có thêm một chi tiết để nói về niềm tin thì đó là những câu chuyện nói theo kiểu dân gian thời @ “chém gió vỉa hè”, về một câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc: “Có phải ông Dực sắp về hưu?”, “Hôm đó, ông Dực có uống nhầm thứ gì không?”. Hình như đối với người dân, việc một quan chức đương chức công bố một “tin buồn” thì hoặc ông “dũng cảm bất thường”, hoặc ông sắp phải nhận một “tin buồn”.Nhắc lại, tại phiên thảo luận trong kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố hôm 7.12, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực khẳng định: Để “chạy” công chức thủ đô phải mất khoảng 100 triệu đồng. Ông nói thẳng địa chỉ: Chỗ trưởng phòng nội vụ các quận, huyện: “Ngoài 2 cán bộ mà tôi phát hiện và yêu cầu kiểm điểm, việc tôi chỉ ra trưởng phòng nội vụ một số quận, huyện là đầu mối nhận hồ sơ, chạy việc thì phải biết chứ không thể lờ mờ được”.
Chuyện chạy công chức, trong logic thông thường, thực ra rất khó lý giải. Ông Thang Văn Phúc có lần than thở: Hồi còn làm thứ trưởng (Bộ Nội vụ), lương ông chưa tới 10 triệu đồng, không đủ sống. Còn quan chức Sở Nội vụ Hà Nội thì nói đến “cái gốc”: “Cái gốc là phải có sự quan tâm cải thiện thu nhập cho cán bộ công chức. Mức lương hiện nay quá thấp so với trách nhiệm và lao động của cán bộ công chức. Khối lượng công việc của bộ máy chính quyền mà công chức phải thực hiện tăng gấp hàng chục lần, trong khi thu nhập thì còn quá thấp”. Làm việc quá nhiều, lương quá thấp, thấp đến độ lương thứ trưởng còn không đủ sống, ấy thế mà vẫn có người mất cả trăm triệu để phải chạy. Âu cũng là một chuyện lạ, kiểu “chỉ có ở Việt Nam”.Nhưng chưa hết, những công chức “lương không đủ sống” đó đang mắc phải chứng bệnh người giàu. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, có tới 15% công chức ở Hà Nội và TPHCM ở độ tuổi từ 45 - 49 thừa cân, béo phì.
Thế là chúng ta có một thứ logic: Người ta phải mất cả trăm triệu để “chạy” vào công chức. Công chức đang nhận đồng lương chết đói. Nhưng công chức lại “hưởng” bệnh béo phì.
Chữ “không”, con số "0" lạnh lùng mà Hà Nội vừa công bố đang là lời tự khẳng định của Hà Nội. Với những cán bộ cấp trên thì trong sạch, liêm khiết, cấp dưới thì chất lượng, trung thực. Còn chuyện “chạy” thì “bằng chứng đâu?”, rằng là chuyện ở đâu đó, của ai đó, chứ không phải của thủ đô.
Không hề ngẫu nhiên, trong buổi họp công bố chữ "không" này, Hà Nội đưa ra câu chuyện “cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều trường hợp thí sinh bị lừa tiền chạy công chức, do cả tin và nhờ vả giúp đỡ. Cụ thể, chị P.T.T (quận Hoàng Mai) bị Nguyễn Thu Hằng (xã Dương Hà, Gia Lâm) mạo danh là cán bộ Sở Nội vụ lừa 280 triệu đồng để “chạy” vào làm giáo viên THPT”.
Sẽ không bao giờ như mong muốn, chi tiết này không bao giờ có ý nghĩa “cái cọc” cho niềm tin dư luận. Bởi “cái cọc”- nếu muốn có, phải là câu chuyện làm thật; chứ không phải là cái lắc đầu, hay việc “đề nghị lắp camera” để “minh bạch quá trình thi tuyển và khi cần thì có thể bật lại để kiểm tra”.
“Đến thời điểm này, tôi không phải chịu sức ép nào cả!” - ông Dực vừa khẳng định với báo chí. Ông đúng. Vì sức ép đó đang được đổ lên niềm tin của dân chúng thủ đô, của nhân dân cả nước khi có lúc họ đã trót tin rằng, với lời khẳng định của một quan chức đầu ngành kiểm tra, sẽ có những ''con sâu'' được lôi ra trong một bộ phận không nhỏ nào đó.
Nguồn: Lao Động.
Con sâu biến thành con bướm mầu sắc rất đẹp . Con bướm bay đi chết ở nơi nao mấy người để ý, để lại cái tổ kén . Ông Dực nắm được cái tổ kén mà không bắt được con sâu . Ông cũng sắp nắm cái sổ lương hưu rồi , lời nói của ông theo gió bay đi !
Trả lờiXóaThanh tra á? Hài hước nhỉ, thi công chức 40 triệu, vào một cơ quan nào đó ở VP cũng ít phải 200 triệu.
Trả lờiXóaThực tình thì họ cứ thanh tra, còn kết quả như thế nào được quyết hết trên bàn rượu ấy mà.
Thanh cái tra cho nó có việc để làm, đỡ phải ngồi trong văn phòng chơi bi ca chu và bấm móng chân, uống nước chè...
Haizzzzzzzzzzzzzzzzz
Thanh tra để bảo vệ cho chính quyền, và quan chức chứ bảo vệ gì nhân dân. Tôi đã làm việc với thanh tra nhiều lần biết bộ mặt thật của bọn thanh tra rôi.
Trả lờiXóaThành ủy Hà Nội hãy mở hộp thư điện tử riêng về việc ăn tiền chạy việc này trên mạng, Thì trong vòng vài tuần sẽ nhận được hàng trăm địa chỉ cán bộ ăn tiền chạy công chức ở Hà Nội. Từ trường mẫu giáo, tiểu học , trung học, bệnh viện, các ủy ban phường, quận đều nhan nhản kẻ ăn tiền...chạy việc. Muốn thanh tra được thì cán bộ thanh tra phải là những người không điếc, không lòa... chứ đi đến đâu mà cb thanh tra cứ hử hả thì làm sao mà thấy được.
Trả lờiXóaHãy xem vụ việc ở Vinsin thì thấy rõ chất lượng Thanh tra nó như thế nào?Đây là kiểu thanh tra định hướng XHCN được nâng lên tầm cao mới chắc!
Trả lờiXóaCác ông lãnh đạo nói là không có chuyện "chạy"công chức là đúng thôi.Vì các con ông ấy có lo gì đâu mà phải"chạy".Cứ nhìn một số "cậu ấm,cô chiêu"con của các ông ấy thì biết,vừa "nứt mắt" đã có thảm đỏ rước vào,ung dung chễm chệ ngồi ghế lãnh đạo,thì làm sao các ông ấy cần biết con dân phải vắt chân lên cổ"chạy"như thế nào.
Trả lờiXóa"Chạy"công chức là chuyện thường.
Không"chạy"mới là lạ đấy các ông ạ.
Chấn Phong.