Bài đăng lần đầu lúc 09h19 ngày 8.1.2013
LS. Nguyễn Trọng Quyết viết ngày 27.5.2014:
Tôi nghĩ cần thiết phải đính chính lại đôi chút để tránh sự hiểu lầm không đáng có.
Nguyên văn tiêu đề bài viết tôi gửi cho nhà văn Phạm Viết Đào là:
Nguyên văn tiêu đề bài viết tôi gửi cho nhà văn Phạm Viết Đào là:
"CÔNG HÀM NGOẠI GIAO" HAY "LÁ THƯ VIẾT VỘI"?
Tuy nhiên trước khi đăng, Nhà văn đã bỏ tiêu đề trên và thay bằng
Tuy nhiên trước khi đăng, Nhà văn đã bỏ tiêu đề trên và thay bằng
"CÔNG HÀM
14/9/1958 DO THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG KÝ
LÀ "CÁI BẪY" NGOẠI GIAO CỦA CT
HỒ CHÍ MINH LỪA CHU ÂN LAI".
__________________________
__________________________
CÔNG HÀM 14/9/1958 DO THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG KÝ LÀ "CÁI BẪY" NGOẠI GIAO CỦA CT HỒ CHÍ MINH LỪA CHU ÂN LAI
LS Nguyễn Trọng Quyết
Lời dẫn của nhà văn Phạm Viết Đào:
- Ngày 14 tháng 9 năm 1958 lại là ngày Chủ nhật. Đây là ngày nghỉ hàng tuần của các cơ quan Nhà nước, trong đó có Chính phủ ?
- Tại thời điểm năm 1958, quyền hạn của chức danh Thủ tướng được quy định theo Hiến pháp năm 1946.
- Điều 44 Hiến pháp năm 1946 ghi rõ:
“Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Phó Chủ tịch và Nội các.
Nội các có Thủ tướng, các bộ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng”.
Quy định trên cho thấy: Thủ tướng chỉ là người đứng đầu nội các, là một thành viên trong số rất nhiều thành viên của Nội các, do Chủ tịch nước chọn và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Các quy định khác của bản Hiến pháp xác nhận vị trí người đứng đầu Chính phủ khi ấy là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa...
- Như vậy chữ ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 14/9/1958 hoàn toàn không có giá trị pháp lý, tư cách pháp nhân thay mặt Chính phủ Việt Nam theo Hiến pháp 1946!
Cảm ơn Ls Nguyễn Trọng Quyết đã phát hiện ra "cái bẫy" pháp lý có giá trị này?
"CÔNG HÀM NGOẠI GIAO" HAY "LÁ THƯ VIẾT VỘI"?
LS. Nguyễn Trọng Quyết
Ngày 14 tháng 9 năm 1958, tại sao?
Ngày 14 tháng 9 năm 1958 từ Hà Nội, “Thủ tướng
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai –
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nội dung như sau:
“Thưa đồng chí Tổng lý,Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể…Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958 …”
Xét về mặt câu chữ cho thấy: văn bản này được làm tại
Hà Nội vào ngày 14 tháng 9 năm 1958. Diễn giải theo trình tự có thể suy luận:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhóm họp, biểu quyết nhất trí ghi
nhận và tán thành tuyên bố về hải phận của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa; cuộc họp có thể diễn ra vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 hoặc trong
khoảng thời gian 10 ngày trước đó (từ ngày 4 tháng 9 năm 1958 đến ngày 13 tháng
9 năm 1958). Trên cơ sở đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký văn bản thông báo quan
điểm của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho Chu Ân Lai. Vì văn bản
được ký vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 nên đương nhiên, con dấu của Chính phủ
cũng được đóng vào ngày này.
Nhưng ngày 14 tháng 9 năm 1958 lại là ngày Chủ
nhật. Đây là ngày nghỉ hàng tuần của các cơ quan Nhà nước, trong đó có
Chính phủ. Có đúng là ngày Chủ nhật 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn
Đồng và bộ máy giúp việc vẫn tới Phủ Thủ tướng làm việc bình thường, soạn thảo
và ký ban hành văn bản gửi Chu Ân Lai? Hay sự thật, văn bản này đã được soạn
rồi ký sẵn một hoặc nhiều ngày trước đó, thậm chí là sau đó?
Quyền hạn của Thủ tướng!
Tại thời điểm năm 1958, quyền hạn của chức danh Thủ
tướng được quy định theo Hiến pháp năm 1946.
Cần nhấn mạnh rằng, văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958
ghi chức danh “Thủ tướng Chính phủ” trong phần người ký là chưa chính
xác. Điều này rất dễ gây ra sự hiểu lầm tai hại: Thủ tướng chính phủ là người
đứng đầu chính phủ và có quyền đại diện cho chính phủ ấy.
Thế nhưng, quy định của Hiến pháp năm 1946 lại hoàn
toàn không phải như vậy.
Điều 44 Hiến pháp năm 1946 ghi rõ: “Chính phủ gồm
có Chủ tịch nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, Phó Chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các bộ trưởng.
Có thể có Phó Thủ tướng”.
Quy định trên cho thấy: Thủ tướng chỉ là người đứng
đầu nội các, là một thành viên trong số rất nhiều thành viên của Nội các, do
Chủ tịch nước chọn và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Các quy định khác của bản
Hiến pháp xác nhận vị trí người đứng đầu Chính phủ khi ấy là Chủ tịch nước Việt
Nam
dân chủ cộng hòa.
Không có một điều luật riêng biệt quy định quyền hạn
cụ thể của chức danh Thủ tướng và thậm chí, người giúp đỡ Chủ tịch nước là Phó
Chủ tịch mà không phải là Thủ tướng. Nói cách khác, quyền hạn của Thủ tướng
theo Hiến pháp 1946 rất hạn chế, bó hẹp trong một số công việc như: chọn Bộ
trưởng để đưa ra Nghị viện biểu quyết; chọn thứ trưởng để Hội đồng Chính phủ
chuẩn y; chịu trách nhiệm về con đường chính trị của Nội các. Bản Hiến pháp
cũng không có điều khoản quy định về thẩm quyền của Nội các.
Thay vào đó, Hiến pháp 1946 lại quy định rất cụ thể
quyền hạn của Chủ tịch nước và quyền hạn của Chính phủ. Trong số các quyền hạn
của Chủ tịch nước theo quy định tại Điều 49, có các quyền hạn sau:
- Thay mặt cho nước;
- Chủ tọa Hội đồng Chính phủ;
- Ký hiệp ước với các nước;
Rõ ràng, Chủ tịch nước mới là chức danh đại diện cho
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa nói chung, cho Nhà nước và Chính phủ nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa nói riêng trong quan hệ bang giao với các nước mà Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa không phải là ngoại lệ. Thủ tướng chỉ là một thành viên của
nội các – một cơ quan của Chính phủ và không có các quyền hạn này.
Cũng không có bằng chứng cho thấy Chủ tịch nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa và Hội đồng chính phủ khi ấy đã ủy nhiệm cho Thủ tướng
Phạm Văn Đồng được quyền đại diện ra văn bản phúc đáp tuyên bố ngày 4 tháng 9
năm 1958 của Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Chính phủ có họp?
Văn bản ngày 14 tháng 9 năm 1958 nêu rõ là: “Chính
phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành …”. Do vậy theo logic, sau khi có
Tuyên bố về hải phận ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã có một cuộc họp và nội dung cuộc họp đã thể hiện ý chí “ghi nhận”,
“tán thành” tuyên bố của Trung Quốc.
Như đã trích dẫn một phần Điều 49 Hiến pháp năm 1946,
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền “chủ tọa Hội đồng Chính phủ”.
Dựa trên tư liệu từ báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (dangcongsan.vn), nhật
ký làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 04 tháng 9 năm 1958 đến ngày 14
tháng 9 năm 1958 được ghi lại như sau:
- Ngày 4 tháng 9 năm 1958:
+ Sáng: tiếp đoàn Đại biểu bóng đá Campuchia;
+ Trong ngày, dự họp ban Bí thư bàn một số vấn đề về
báo Nhân dân và công tác dân vận;
+ Trong ngày: tiếp đoàn đại biểu cán bộ trường thiếu
sinh quân Quế Lâm và bệnh viện Nam
Ninh;
- Ngày 5 tháng 9 năm 1958:
+ Dự họp Bộ Chính trị để bàn về công tác tổ chức
Đảng, Chính phủ và công tác thủy lợi;
- Ngày 6 tháng 9 năm 1958:
+ Gửi đện mừng các vị lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ
Triều Tiên nhân dịp kỷ niệm lần thứ 10 quốc khánh nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Triều Tiên;
- Ngày 7 tháng 9 năm 1958:
+ Sáng: đi thăm công trình thủy nông Gia Thượng, xã
Ngọc Thụy, quận 8 (huyện Gia Lâm), ngoại thành Hà Nội;
+ Cùng ngày, đến thăm Trường sỹ quan hậu cần;
- Ngày 8 tháng 9 năm 1958:
+ 7 giờ, tiếp đoàn đại biểu hòa bình Miến Điện;
+ Trong ngày: dự họp Bộ Chính trị bàn về đấu tranh
thống nhất nước nhà;
+ Cùng ngày: gửi huy hiệu tặng ông Phùng Quang Chiểu
và Thanh niên xã Thống Nhất (Lào Cai);
- Ngày 9 tháng 9 năm 1958: không ghi lịch
làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Ngày 10 tháng 9 năm 1958:
+ Dự họp ban Bí thư để bàn về chính sách phân bón cho
nông nghiệp và một số vấn đề khác;
+ Cùng ngày, ký quyết định số 86/QĐ giảm án tử hình
xuống tù chung thân cho một phạm nhân can tội giết người;
- Ngày 11 tháng 9 năm 1958: không ghi lịch làm việc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Ngày 12 tháng 9 năm 1958:
+ Dự họp bộ Chính trị bàn về quản lý gạo vụ mùa năm
1958 và về con số kiểm tra kế hoạch Nhà nước năm 1959;
- Ngày 13 tháng 9 năm 1958:
+ Sáng: thăm lớp học Chính trị của giáo viên cấp II,
cấp III toàn miền Bắc tổ chức tại Hà Nội;
+ Sau đó, thăm triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1958;
+ Chiều: tiếp giao sư người Miến Điện U.Oong la và
phu nhân;
- Ngày 14 tháng 9 năm 1958:
+ Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhan đề: Công xã
nhân dân, ký bút danh Trần Lực, đăng báo Nhân dân, số ra 1645 giới thiệu về quá
trình hình thành và những đặc điểm của công xã nhân dân ở Trung Quốc.
Không có tư liệu phản ánh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ
tọa bất cứ cuộc họp nào của Hội đồng chính phủ trong khoảng thời gian từ ngày 4
tháng 9 năm 1958 đến ngày 14 tháng 9 năm 1958. Cũng không thể nói có việc Phó
Chủ tịch nước thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh để chủ tọa Hội đồng chính phủ vì
thời kỳ này, không ai được bổ nhiệm giữ chức danh Phó Chủ tịch nước.
Nếu điều này là sự thật thì văn bản của Thủ tướng
Phạm Văn Đồng ghi “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán
thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước cộng hòa nhân
dân Trung Hoa, quy định về hải phận…” là hoàn toàn không chính xác; và tiếp
nữa, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng không có quyền đại diện cho Chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa để hứa hay cam kết với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về
mọi vấn đề có liên quan đến thực thi tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 vì thẩm
quyền này thuộc về Hội đồng Chính phủ và Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng
hòa.
Nếu điều này là sự thật thì văn bản do ông Phạm Văn
Đồng ký hẳn nhiên không phải là “công hàm ngoại giao” như kẻ xâm lược đã
thổi phồng, cường điệu hóa mà thực chất chỉ là một lá thư viết vội của
cá nhân Thủ tướng nội các thuộc Chính phủ nước Việt nam dân chủ cộng hòa gửi
Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có nội dung hoàn toàn
không phản ánh quyết định của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi ấy.
Theo cách nói dân gian, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói dối Chu Ân Lai và thật
lực cười khi Trung Quốc lại lấy những lời nói dối đó đó làm căn cứ để khẳng
định chủ quyền phi lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
**
Cho đến chừng nào Hoàng Sa và một phần Trường Sa vẫn
còn nằm trong tay ngoại bang, lá thư viết vội của ông Phạm Văn Đồng vẫn
được kẻ xâm lăng sử dụng như một bằng chứng để biện hộ cho hành vi bành trướng
của chúng thì chừng đó, mỗi người con đất Việt vẫn kiên quyết và thẳng thừng
bác bỏ văn bản vô giá trị này.
LS. Nguyễn Trọng Quyết
Phụ lục: Danh sách Chính phủ mở rộng
Chính phủ mở rộng (từ kỳ họp thứ 5 đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội
khoá I)
(Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Quốc hội khoá I, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/9/1955 và được tiếp tục bổ sung cho đến Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa I, ngày 27-5-1959) |
Chủ tịch
nước
|
Cụ Hồ Chí Minh
|
Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
|
Ông Phạm
Văn Đồng (từ 9-1955)
|
Phó Thủ
tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ
|
Ông Phan
Kế Toại (từ 9-1955)
|
Phó Thủ
tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
|
Ông Võ
Nguyên Giáp (từ 9-1955)
|
Phó Thủ
tướng
|
Ông Trường
Chinh (từ 4-1958)
Ông Phạm Hùng (từ 4-1958) |
Bộ trưởng
Bộ Công an
|
Ông Trần
Quốc Hoàn
|
Bộ trưởng
Bộ Giáo dục
|
Ông Nguyễn
Văn Huyên
|
Bộ trưởng
Bộ Tài chính
|
Ông Lê Văn
Hiến (đến 6-1958)
Ông Hoàng Anh (từ 6-1958) |
Bộ trưởng
Bộ Giao thông và Bưu điện
|
Ông Nguyễn
Văn Trân (từ 9-1955)
|
Bộ trưởng
Bộ Thủy lợi và Kiến trúc
|
Ông Trần
Đăng Khoa (từ 9-1955 đến 4-1958)
|
Bộ trưởng
Bộ Thủy lợi
|
Ông Trần
Đăng Khoa (từ 4-1958)
|
Bộ trưởng
Bộ Kiến trúc
|
Ông Bùi
Quang Tạo (từ 4-1958)
|
Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp
|
Ông Lê
Thanh Nghị (từ 9-1955)
|
Bộ trưởng
Bộ Thương nghiệp
|
Ông Phan
Anh (từ 9-1955 đến 4-1958)
|
Bộ trưởng
Bộ Nội thương
|
Ông Đỗ
Mười (từ 4-1958)
|
Bộ trưởng
Bộ Ngoại thương
|
Ông Phan
Anh (từ 4-1958)
|
Bộ trưởng
Bộ Y tế
|
Ông Hoàng
Tích Trí (đến 5-1959)
Ông Phạm Ngọc Thạch (từ 5-1959) |
Bộ trưởng
Bộ Lao động
|
Ông Nguyễn
Văn Tạo
|
Bộ trưởng
Bộ Tư pháp
|
Ông Vũ
Đình Hòe
|
Bộ trưởng
Bộ Văn hoá
|
Ông Hoàng
Minh Giám
|
Bộ trưởng
Bộ Thương binh
|
Ông Vũ
Đình Tụng (đến 5-1959, vì giải thể)
|
Bộ trưởng
Bộ Cứu tế
|
Ông Nguyễn
Xiển (từ 9-1955 đến 5-1959, vì giải thể)
|
Bộ trưởng
Bộ Nông lâm
|
Ông Nghiêm
Xuân Yêm
|
Bộ trưởng
Phủ Thủ tướng
|
Ông Phạm
Hùng (từ 9-1955 đến 4-1958)
Ông Nguyễn Duy Trinh (từ 4-1958 đến 12-1958) Ông Nguyễn Khang (từ 5-1959) |
Chủ nhiệm
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
|
Ông Nguyễn
Văn Trân (từ 4-1958 đến 12-1958)
Ông Nguyễn Duy Trinh (từ 5-1959) |
Bộ trưởng,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
|
Ông Lê Văn
Hiến (từ 12-1958)
|
Chủ nhiệm
Ủy ban Khoa học Nhà nước
|
Ông Trường
Chinh (Phó Thủ tướng kiêm chức từ 4-1958)
|
Bài do LS Nguyễn Trọng Quyết gửi cho Phamvietdao.net
Sao lại "cụ" HCM trong khi đó số còn lại là "ông" ?
Trả lờiXóaHì hì, bác "Ông tuốt" nêu ra một chi tiết mà tôi nghĩ là khá thú vị. Không biết tôi giải thích thế này được không ạ: khi chế độ phong kiến thoái trào ở VN rồi thì người dân khá lúng túng không biết gọi các lãnh tụ chính trị sao cho "phải phép", thế là người ta dùng chữ CỤ, như cách gọi tôn trọng hay là kính trọng chăng? Và "văn nói" đó cũng đi luôn vào "văn viết", cả trong văn bản hành chánh như bản danh sách chính phủ trên đây.
XóaNhớ ba tôi ngày trước, khi nhắc đến các vị Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Trọng Kim (đứng đầu chính phủ đầu tiên), Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, thì đều dùng chữ CỤ cả. Ngoài những lãnh tụ cao nhất đó ra thì không gọi thế, ví dụ Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... ngoài Bắc hay Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn... trong Nam thì vẫn chỉ dùng chữ ÔNG. Còn như đảng trưởng Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học chẳng hạn, ba tôi cũng chỉ kêu tiếng ÔNG. Riêng vua Bảo Đại thì ba tôi vẫn luôn gọi là VUA, hay CỰU HOÀNG, không khi nào thấy gọi bằng CỤ.
Nên gọi là "cụ" vì cụ Hồ là Sếp của các "ông" trong nội các.
XóaCái Công hàm đấy nó chả có nghĩa gì cả đâu, là cái thư ngoại giao chung chung, vô thưởng, vô phạt thôi mà. Trung Quốc họ vơ váo lung tung, suy diễn lộn xộn, biến có thành không thôi. Trung Quốc tham lam nên họ vớ được cái gì thì nhét hết vào mồm, thế thôi. Thậm chí, vớ phải phân thì họ cũng nhét luôn vào mồm. Họ không bao giờ dám lấy cái "Thư ngoại giao" này ra để cãi lý đâu. Đồng thời, có một số Việt Kiều cũng suy diễn lăng nhăng để chơi lại các ông của Đảng CSVN thôi.
XóaCông hàm không số, không lưu . Cũng chẳng thấy VP nghéo trước khi Thủ Tướng kí . Xem kĩ lại thấy có nhiều cái hay và buồn cười !
XóaVấn đề ông Quyết nêu trên thì Cù Huy Hà Vũ đã nói từ trước đó nữa cơ các bác ạ.Tôi theo dõi thấy rứa đó, tin đi.
Xóa"Cảm ơn Ls Nguyễn Trọng Quyết đã phát hiện ra 'cái bẫy' pháp lý có giá trị này?". Tôi đã chạy qua blog bác Đào xem lần nữa, quả là bác ấy có đánh dấu hỏi vào cuối câu trên. Tôi nghĩ chắc nhiều người trong chúng ta cũng thế: nghe phát hiện của LS Nguyễn Trọng Quyết, chắc trong đầu ai nấy cũng đều hiện ra dấu hỏi ngạc nhiên.
Trả lờiXóaLập luận của LS Quyết, theo tôi là quá thuyết phục, cho nên luận rằng bức "công hàm" kia là cái bẫy ngoại giao của chính phủ Cụ Hồ cũng là có lý. Nếu quả thực là vậy, thì phải nói đây là sự kiện rất hy hữu. Không biết lịch sử thế giới cận đại và hiện đại có bao giờ xảy ra một chuyện tương tự như thế chưa.
Ngày trước, cụ Hồ phải nói là rất tân tiến, hiện đại, tự do, cởi mở và rất "Tây". Từ thời đấy mà Cụ đã viết Hiến pháp 1946 trên cơ sở Hiến pháp Hoa Kỳ, Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam dựa trên Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cộng hoà Pháp, đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ - Cộng hoà. Thời đấy, Cụ toàn học những "thứ xịn" của các nước văn minh, hết lòng vì nước, vì dân - nên Cụ được dân ủng hộ và dân cũng được sướng dưới sự lãnh đạo của Cụ. Bây giờ, tôi thèm một vị lãnh đạo như Cụ. Nhưng có lẽ không nên mơ vì người như Cụ quá hiếm. Chỉ mong rằng, các bác lãnh đạo Đảng CSVN thay đổi, hiện đại, cởi mở, văn minh, tự do, dân chủ, sử dụng Hiến pháp 1946 của cụ Hồ - đa nguyên và tam quyền phân lập -, trưng cầu dân ý để dân quyết định Hiến pháp. Mong lắm thay.
Trả lờiXóaÔi giời! Bao giờ cho đến ngày xưa!!!
XóaCó bác nào trả lời giúp em là: Quyết định về hải phận của Trung cộng năm 1958 có bao gồm Hoàng sa và Trường sa không vậy? Cám ơn.
Trả lờiXóaTheo tôi nghĩ chắc chắn là không? Vì lúc đó VN Cộng Hòa đang làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa. Khi đó phe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chưa đánh vào nam. Nên phải nói rằng chắc chắn nó ko có giá trị
XóaLâu nay, tôi đã đọc nhiều bài phân tích về Công hàm 1958 của PVĐ. Hình như họ không dựa theo luật pháp và công pháp quốc tế nào cả .
Trả lờiXóaTheo tôi, phải đánh giá đúng hiệu lực pháp lý của Công hàm thì mới thấy được điều cần phải tuân thủ hay không tuân thủ theo luật pháp Quốc tế .
Rõ ràng Công hàm 1958 hay tuyên bố của TQ mà trên đó chỉ có 1 chữ ký thì không phải là một hiệp ước, hiệp định hay công ước và nó không có hiệu lực buộc bất cứ nước nào phải thực hiện.
Mỗi một quốc gia chỉ có trách nhiệm tuân thủ các công ước, hiệp ước, hiệp định mà nước đó đồng tham gia ký kết. Với Trung Quốc, Việt Nam không có hiệp ước, hiệp định nào liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa thì toàn dân Việt Nam không có nghĩa vụ nhặt những nội dung trong các tuyên bố đơn phương để bảo nhau thực hiện . Đó là dở hơi .
Việc Ông PVĐ hứa với TQ là bắt quân dân Việt Nam tôn trọng là việc lạm dụng quyền lực của Ông PVĐ và việc này do dân VN xử lý như phê phán, cách chức, chuyển công tác, giao thêm việc, cho nghỉ hưu muộn .... .
Đơn giản chỉ có vậy, mà bây giờ Ông PVĐ mất rồi, chẳng còn gì để mà nói nữa. Gía như Ông PVĐ còn sống. Trung Quốc lôi ông PVĐ ra bắt đền hoặc đe dọa hạ uy tín ông PVĐ rằng :Ông PVĐ là người không giữ chữ tín với TQ , trước kia , ông oai phong hét ra lửa bắt quân dân VN không chỉ tôn trong và tránh xa 12 hải lý và còn tránh xa hàng cả trăm hải lý, bây giờ phải bắt quân dân làm vậy nữa . Nhưng nếu Ông PVĐ nói "Tớ yếu rồi (hay chết rồi), nói ( hiện hồn về) họ cóc nghe ( sợ) nữa. Chịu". thì TQ cũng đành chịu lỗ, cụp đuôi .
Có thể nói giá trị CH 1958 như một câu chuyện ngoài chợ hay vỉa hè, không nên cho vào nghị luận quốc tế.
Sung sướng quá bà con ơi! Trong thời gian vừa qua, giới trí thức Việt Nam trong và ngoài nước, trong đó có các Luật sư đã có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Sáng ra đã được đọc phát hiện mới này thấy thật vui mừng biến nhường nào. Cảm ơn anh Nguyễn Trọng Quyết nhiều lắm!
Trả lờiXóaCác bác xem bài này để thấy trình độ luật học và ngoại giao của các thủ lĩnh CHXHCN Việt nam. mất nước là cái chắc.
Trả lờiXóahttp://nhantuantruong.blogspot.de/2014/05/thu-mo-kinh-goi-thu-tuong-nguyen-tan.html
Thư mở kính gởi :Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
và
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh.
Kính thưa Thủ tướng, kính thưa Bộ trưởng,
Đầu tháng 5 năm 2014 Trung Quốc đã đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 tại địa điểm cách đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) khoảng 18 hải lý, cách đảo Lý Sơn (của Việt Nam) khoảng 119 hải lý. Việc này đã gây phẫn nộ cho mọi người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. Đó là một hành vi có thể ghép vào hạng mục xâm lược, không bằng vũ trang sức mạnh, mà bằng một thủ đoạn tinh vi bao bọc dưới lớp vỏ khai thác dầu khí.
Các nỗ lực của nhà nước Việt Nam hôm nay, quốc tế và quốc nội, tố giác hành vi xâm lược này đồng thời khẳng định trước quốc tế tư cách (tự vệ) chính đáng của VN. Điều này được mọi tầng lớp người Việt Nam ủng hộ.
Đảo Lý Sơn, một đảo cận bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đảo Tri Tôn là một cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Hoàng Sa mà quần đảo này đã thuộc về VN từ thời xa xưa. Những nhà cầm quyền VN, liên tục qua các triều đại vua chúa, nhà cầm quyền khác nhau, đã khám phá, khai thác, quản lý và tuyên bố chủ quyền trên các đảo này mà không hề gặp bất kỳ một chống đối, hay phản đối nào của các triều đại, hay nhà cầm quyền Trung Quốc, cho đến sau Thế chiến thứ II.
Do hoàn cảnh lịch sử, nước Việt Nam bị phân chia thành hai vùng lãnh thổ tại vĩ tuyến 17, lần lượt mang tên : Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa.
Chiếu theo tinh thần Hiệp định Genève 1954 (được các nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, TQ bảo trợ), các nước công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ VN. Vĩ tuyến 17 là đường ranh quân sự tạm thời, không phải là đường phân định biên giới về chính trị hay lãnh thổ.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do ở phía nam vĩ tuyến 17, do đó thuộc quyền quản lý của VNCH.
Vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam được tái xác định theo Hiệp định Paris năm 1973 : « Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam đã công nhận. »
Tinh thần hai hiệp định, cũng là một chân lý làm nên chất keo gắn bó nhân dân và đất nước VN : đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…
Điều này thể hiện lên thực tế. Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1973, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhìn nhận sự hiện hữu của hai quốc gia Việt Nam. Khối Tư bản nhìn nhận VNCH là đại diện của nước Việt Nam duy nhất. Khối XHCN công nhận VNDCCH là đại diện nước VN duy nhất. Nước này nhìn nhận phía này thì không nhìn nhận phía kia, hay ngược lại.
Tiếp theo:
Trả lờiXóaThưa Thủ tướng, thưa bộ trưởng,
Trên tinh thần tôn trọng « độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam » của các hiệp ước quốc tế này (mà các nước Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp… đồng bảo trợ chúng), bất kỳ các tuyên bố, các hành vi đơn phương của một bên (VNCH hay VNDCCH), nếu có làm tổn hại, hay đe dọa đến việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng đều không có giá trị.
Nhà cầm quyền Trung Quốc viện dẫn công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết nhằm ủng hộ tuyên bố về lãnh thổ và hải phận của Trung Quốc tháng 9 năm 1958, cho rằng nhà nước VNDCCH đã nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa (và Trường Sa).
Điều này hiển nhiên không đúng
Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoản thời gian 1954-1973, có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.
Dầu vậy, những ngày vừa qua, trong các cuộc họp báo, các viên chức của Việt Nam, thuộc Bộ Ngoại Giao vì muốn phản biện lại lý lẽ của Trung Quốc (khi vịn vào công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng), đã có những tuyên bố bất lợi. Các tuyên bố này có thể làm tổn hại đến quyền lợi của dân tộc Việt Nam, đến sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, đồng thời khép mọi khả năng đòi lại Hoàng Sa (và các đảo TS) đã lọt vào tay Trung Quốc của thế hệ tương lai.
Những người này, nhân các cuộc họp báo, có cho rằng « Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập, có chủ quyền… »… hoặc « bạn không thể cho ai thứ mà bạn không có chủ quyền… »
Lập luận cho rằng « Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập, có chủ quyền… », từ miệng một viên chức cao cấp thuộc bộ ngoại giao, có thể vô hiệu hóa yếu tố nền tảng của quốc gia Việt Nam được xác định do hai hiệp định 1954 và 1973 : « độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam ».
Lập luận cho rằng « bạn không thể cho ai thứ mà bạn không có chủ quyền… », từ miệng một viên chức cao cấp thuộc bộ ngoại giao, mặc nhiên nhìn nhận VNDCCH chưa bao giờ có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập luận thứ nhất sẽ khép lại mọi khả năng đòi lại Hoàng Sa của các thế hệ Việt Nam trong tương lai bằng thủ tục pháp lý.
Lập luận thứ hai sẽ đóng lại mọi khả năng kiện tụng của VN hôm nay (là nhà nước tiếp nối nhà nước VNDCCH).
Vì các lẽ này, tôi trân trọng yêu cầu :
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh,
Nhanh chóng có biện pháp đính chánh, hay sửa chữa lại các phát ngôn thiếu dè dặt và sự chín chắn của các viên chức bộ Ngoại giao trong buổi họp báo vừa qua.
Tôi trân trọng cám ơn.
Pháp quốc, Ngày 26 tháng 5 năm 2014
Trương Nhân Tuấn. ( truongnhantuan@yahoo.fr )
Nhà nghiên cứu nghiệp dư về lịch sử và tranh chấp biên giới Việt-Trung
Nhắc lại Hiến pháp 1946,nhắc đến Cụ Hồ,thấy thật đáng tiếc cho những người kế nhiệm không có được một phần nhỏ tư duy ,tầm nhìn chiến lược và đạo đức của Cụ Hồ.
Trả lờiXóaNay người ta luôn muốn dựa bóng Cụ Hồ để lấy lòng nhân dân ,nói là học tập tư tưởng đạo đức tác phong của Cụ Hồ nhưng toàn làm ngược.Những thành tựu tư tưởng của Cụ Hồ từ thưởi lập nước như TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP THẤM ĐẬM TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP DÂN CHỦ TỰ DO, chọn tên nước là VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, chọn tên chính đảng là ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM,lập hiến pháp 1946 theo THỂ CHẾ DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN,chọn cơ cấu tổ chức quản trei quốc gia theo mô hình TỔNG THỐNG (Chủ tịch nước đứng đầu Nhà nước và bộ máy chấp pháp)...thì CHƯA thấy có bất kỳ người kế nhiệm nào đủ bản lĩnh,tầm vóc và tự tin làm theo tư tưởng và cơ chế quản trị quốc gia như Cụ Hồ đã làm,thật đáng tiếc cho Việt nam ta!
Tôi thấy Cù Huy Hà Vũ trước đây cũng có lần nói về công hàm này của cố thủ tướng PVĐ, gần giống như ý của anh Nguyễn Trọng Quyết. Đây mới chính là cách phân tích hay, và chính xác nhất cái không có giá trị của công hàm này. Tôi đã nhiều lần xét thấy những lí giải của các vị Trần công Trục, hay Trần Duy Hải vừa rồi là cách lí giải vòng vo, cãi lấy được, và cao hơn, đó chính là sự xúc phạm của các vị tới cố thủ tướng, và đặc biệt là sự xúc phạm tới danh dự của chính phủ nước Việt Nam DCCH.
Trả lờiXóaCó thể khẳng định cách giải thích của anh Vũ, và anh Quyết là chính xác và sâu sắc. Câc anh đã hiểu được cái thâm thúy trong việc làm của Cụ Hồ và cố thủ tướng, và đồng thời chỉ ra được tính chất vô giá trị của công thư này
Tôi để nghị Chính phủ, Bộ ngoại giao, trong các tuyên bố có tính quốc tế hãy bỏ ngay cách giải thích rất ngô nghê của ông Trục, Hải khi viện dẫn chủ quyền của VNCH đối với HS, TS- sự viện dẫn này có đúng thực tế, nhưng thiếu tính logic trong sự phản biện này- cùng với nhiều nội dung khác về lịch sử, về mối quan hệ đặc thù của 2 nhà nước VN và TQ...
Trả lờiXóaBởi vì với tất cả kiến thức được các ông huy động cũng đã không bác bỏ được giá trị của công thư về sự thừa nhận, ủng hộ của chính phủ Việt Nam DCCH đối với chủ quyền của TQ trên các quần đảo HS, TS.
TQ và Quốc tế, căn cứ trên những lí giải ấy, họ thừa trình để bác bỏ, và họ cũng sẽ chỉ ra được sự ngớ ngẩn trong những lập luận đó.
Đồng thời cần phải lấy cách lí giải của anh Quyết làm tuyên bố của quốc gia về công thư này. Cách giải thích này đạt được 4 yêu cầu sau đây : 1, bác bỏ một cách thực tế giá trị của công thư này.
2, TQ sẽ rất mất mặt, xấu hổ nếu họ viện dẫn đến công thư nhằm bảo vệ mục đích lấn chiếm Biển Đông của họ.
3, nâng cao và hiểu đúng tầm vóc, tài năng của lãnh đạo VNDCCH, và đồng thời bảo vệ được uy tín của chính phủ và nhà nước ta.
4, Cách giải thích đúng này cũng sẽ bác bỏ, và làm bẽ mặt nhiều kẻ có ý kiến cho rằng công hàm của thủ tướng là bán nước
1.Ngày 14.09.1958 là ngày Chủ Nhật. Cơ quan Chính phủ NGHỈ LÀM VIỆC. Nghĩa là mọi văn bản ký, đóng dấu trong ngày nghỉ không phải là văn bản của chính phủ, mà chỉ để... "chơi" cho vui thôi!
Trả lờiXóa2.Văn bản chỉ thấy có bản tiếng Việt. Nếu không có bản tiếng Anh, tiếng Pháp, hoặc thậm chí là tiếng Trung, thì đó không phải văn bản ngoại giao, cũng không phải là văn bản gửi đến cơ quan nước ngoài. Đó là văn bản gửi cho... người Việt Nam! Nếu Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và bây giờ là Tập Cận Bình TỰ NHẬN LÀ NGƯỜI VIỆT NAM thì các người mới bàn về văn bản đó. Còn nếu các người là đám người Hoa, đại diện Trung Quốc thì các vị... không đọc được văn bản đó đâu nha!
Đúng thật!
XóaCó khi vì thế mà các cụ nhà ta đã không vào sổ, nên văn bản mới không có số. Tức là không phải văn bản chính thức của chính phủ, nó chỉ như thư tay thôi.
Các cụ nhà ta cao thủ thật!
Chắc bây giờ Trung Quốc tức nổ đom đóm mắt!
Rõ ràng, Chủ tịch nước mới là chức danh đại diện cho nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa nói chung, cho Nhà nước và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nói riêng trong quan hệ bang giao với các nước mà Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không phải là ngoại lệ. Thủ tướng chỉ là một thành viên của nội các – một cơ quan của Chính phủ và không có các quyền hạn này.
Trả lờiXóaCũng không có bằng chứng cho thấy Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hội đồng chính phủ khi ấy đã ủy nhiệm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng được quyền đại diện ra văn bản phúc đáp tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
_____________________________
Thế sao Chủ tịch nước ngay lúc đó không tuyên bố thu hồi " Công Hàm" lại, với lý do lạm quyền hay không đúng chức năng hoặc chưa được Phê duyệt của Chủ tịch nước hay Quốc hội...????????
Lúc đó Bác Hồ đã 68 tuổi về mọi mặt Bác hơn các vị còn lại một bậc nên Dân ta ai cũng gọi là Cụ Hồ, Bác Hồ là thánh nhân. Nay phát hiện cả về mặt pháp lý lẫn câu chữ và thời gian viết ký công hàm, Bác Hồ đã gài chặt chẽ để con cháu sau này nếu có biến sẽ dựa vào đó mà lý luận, vì thế Bác không ký, mà ông Đồng ký, về danh nghĩa là thủ tướng nhưng theo hiến pháp lại chưa phải đại diện, bên kia hý hửng bao năm giữ làm bả bối, nay mở ra cãi lý nhưng sẽ bị đuối lý, rất cảm ơn LS Quyết đã chỉ ra vấn đề này, mong các LS hãy nghiên cứu kỹ để đập lại bọn tham lam quỷ quái. Hãy gửi cho những người, bộ có thẩm quyền biết để làm hồ sơ.
Trả lờiXóaViệt nam có nhiều người tài giỏi, hôm nay lại biết thêm một người nữa đó là LS. Nguyễn Trọng Quyết.
Trả lờiXóaMong rằng, các ý kiến của LS nhanh chóng gửi ngay cho các vị lãnh đạo cao nhất, các Bộ Ngoại Giao, Quân sự vv biết để tham khảo và bổ sung. Đây mới là lập luật chặt chẽ nhất về mặt pháp luật và pháp lý mà ai cũng phải công nhận cái công hàm đó không có giá trị như Trung Quốc tưởng tượng bấy lâu nay?
Trong phần ứng xử của thí sinh Phan Thị Thu Phương, với câu hỏi :
Trả lờiXóa“Trước hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc với việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bạn có suy nghĩ và thái độ như thế nào?”
_____________________________
Thí sinh Phan Thị Thu Phương đã trả lời :
“Là một công dân yêu nước khi biết việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương tại biển Việt Nam mình,
Em rất bức xúc ( ngứa ngáy!) vì nó xâm phạm lãnh thổ vùng kinh tế của nước Việt Nam mình.
Em muốn là người Trung Quốc hãy mở giàn khoan đó ra ,?
và trả lại cho nước Việt Nam xinh đẹp hơn”.!!!!!!!!!!!!!!!
http://us.24h.com.vn/thoi-trang/thi-sinh-hoa-hau-tra-loi-ngo-nghe-ve-bien-dong-c78a632730.html
Lời bình: Tuy câu trả lời của Thí sinh hoa hậu hơi ngô nghê , nhưng vẫn hay hơn Công hàm của Phạm văn Đồng,
vì Cô còn nói được là Dàn khoan đó cần mở " Gỡ bỏ" khỏi biển việt nam.
Ngược lại trong Công hàm của Ông PVĐ, giá thòng được câu: " Bán đất bán nhà nhưng Hoàng sa thì để lại" ( dựa theo câu: " bán đất bán nhà nhưng cây Thì là để lại")
Thì nay con cháu mới gỡ gạc được,
Đằng này thiệt là...
Lại còn " Long trọng tuyên bố!"
Cải qua cải lại cũng tại cái công hàm ông Đồng ký mà ra cả. Dù ngày 14 hay 15 là chủ nhật hay ngày nào khác nhưng giấy trắng mực đen, chữ ký ông Đồng và con dấu đóng đè lên trên lại là trò chơi à! Ông Đồng chết rồi, ai mà đối chứng, khi ông Đồng còn sống sao không hỏi, giờ thì bàn lung lung. Cái gì cũng đợi nước đến chân mới nhảy, giặc vào nhà mới la lên. Ai giỏi tiếng Anh thì đọc ba mươi mấy trang do ông Việt Nguyên trích dẫn, thì biết rõ thôi. Ai đúng ai sai, ai bán nước ai yêu nước thì biết liền à.
Trả lờiXóa- "chữ ký ông Đồng và con dấu đóng đè lên trên lại là trò chơi à!": Ngày Chủ Nhật, cơ quan chính phủ NGHỈ LÀM VIỆC thì đúng là "chữ ký", "con dấu" là TRÒ CHƠI chứ sao nữa! Cố mà hiểu, chứ đừng "Nói theo kiểu Tàu"!
Xóa- Không có bản tiếng Anh, chỉ có bản tiếng Việt thì không có giá trị ngòai quốc gia Việt Nam nha.
Bạn là... Tàu Khựa à?
Yêu nước kiểu như bạn rất nguy hiểm cho đất nước. Không biết thì cần phải học hỏi. Đấu tay bo trên biển với bọn nó mình không thắng được. Vậy, cần kiện ra toàn Quốc tế. Tòa án QT họ dùng luật của họ chứ không phải luật Việt Nam. Ngoài việc to miệng như bạn để hô hào dư luận QT quan tâm (rất cần lúc này và về sau) thì quan trọng nhất phải hiểu rõ, hiểu đủ vấn đề và luật pháp QT thì mới may ra thắng lợi được. Tham khảo thêm loạt bài này http://nhantuantruong.blogspot.de/
XóaPhát hiện của LS Lê trọng Quyết làm cho tôi càng cảm phục sự thông minh, tài trí của cụ Hồ và các vị đứng đầu Nhà nước khi ấy trong việc ứng xử với TQ!
Trả lờiXóaĐúng là thông minh và láu cá thật. Đi bán một vật dụng không phải của mình và hứa với người mua khi nào tui chôm được thì sẽ giao cho anh. Vừa rồi đọc được cái tin cũng na ná như thế. Bắc Triều Tiên bán quyền đánh cá trong phần biển của Nam Triều cho Trung cộng. Các nước cộng sản sao có những ý tưởng gióng nhau y chang.
XóaÔng luật sư Quyết ơi, ông quả là tài giỏi! Vậy ông cố gắng thêm một chút nữa tìm hiểu xem ông Việt Nguyên và theo sự hướng dẫn của ông ấy để tìm hiểu sự thật như thế nào. Công hàm ông Đồng có giá trị hay vô giá trị? Mong ông sớm cho 90 triệu con dân Việt biết kẻo "ông nói ngược bà nói xuôi", hoặc vì sĩ diện mà che dấu sự thật thì có tôi với con cháu mai sau.
Trả lờiXóaChính bạn là "Việt Nguyên" ("Việt Nguyễn" - ở comment trên)!
Trả lờiXóaBạn gian xảo như... TÀU KHỰA!
Văn bản chỉ thấy có bản tiếng Việt. Nếu không có bản tiếng Anh, tiếng Pháp, hoặc thậm chí là tiếng Trung, thì đó không phải văn bản ngoại giao, cũng không phải là văn bản gửi đến cơ quan nước ngoài. Đó là văn bản gửi cho... người Việt Nam! Nếu Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và bây giờ là Tập Cận Bình TỰ NHẬN LÀ NGƯỜI VIỆT NAM thì các người mới bàn về văn bản đó. Còn nếu các người là đám người Hoa, đại diện Trung Quốc thì các vị... không đọc được văn bản đó đâu nha!
Trả lờiXóa_____________________
Tiếng Trung hay Anh Pháp có thể có, nhưng là "bí mật quốc gia và là tài liệu mật..."
Có thể Nhà nước ta còn cất kĩ chưa thể đưa ra lúc này được!
Ai mà lộ bí mật quốc gia là ...rũ tù.
Liệu Trung cộng có dám đưa ra văn bản tiếng Trung do Việt nam soạn thảo với chữ kí Ông PVĐ không?
Tôi nghĩ cần thiết phải đính chính lại đôi chút để tránh sự hiểu lầm không đáng có.
Trả lờiXóaNguyên văn tiêu đề bài viết tôi gửi cho nhà văn Phạm Viết Đào là: "CÔNG HÀM NGOẠI GIAO" HAY "LÁ THƯ VIẾT VỘI"?
Tuy nhiên trước khi đăng, Nhà văn đã bỏ tiêu đề trên và thay bằng "CÔNG HÀM 14/9/1958 DO THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG KÝ LÀ "CÁI BẪY" NGOẠI GIAO CỦA CT HỒ CHÍ MINH LỪA CHU ÂN LAI".
Bên cạnh một số tán đồng, có nhiều bạn bày tỏ quan điểm không đồng tình với bài viết. Đó là quyền của mỗi người nhưng với tôi, bài viết chỉ là quan điểm cá nhân dựa trên cách tiếp cận khác và rất hẹp đối với tài liệu này.
Đấu tranh pháp lý với Trung Quốc để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa là một quá trình lâu dài và là sự nghiệp của cả dân tộc. Với trách nhiệm là một công dân, bài viết cũng giống như cách tôi góp vài viên đá nhỏ trong khả năng của mình để hòa chung với sự nghiệp của cả dân tộc. Có thể vài viên đá nhỏ chẳng là gì cả nhưng rõ ràng có vẫn hơn không.
Trân trọng.
Ls Nguyễn Trọng Quyết
@LS Nguyễn Trọng Quyết:
XóaNhận định, đánh giá có thể khác nhau. Nhưng bạn đã phát hiện ra những điểm rất rõ ràng, không hiểu khác được. Tôi đánh giá cao những phát hiện của bạn.
Tại đây, bọn Tàu nó mò vào cũng nhiều, cứ để anh em "chảm" cho nó bẽ mặt, bạn ạ.
Cảm ơn bạn.
Cái "văn bản 1958" ác thật! Vẫn gây cãi vã trong con dân nước Việt!
Trả lờiXóaCái khó là cùng với cái công hàm Phạm Văn Đồng còn có tấm bản đồ Việt Nam in ra hồi đó (nghe nói Trung Quốc in dùm) bằng tiếng Việt hẳn hoi có ghi rõ Tây Sa và Nam Sa rành rành, không có ghi Hoàng Sa và Trường Sa được chủ tịch HCM cho phát hành rộng rãi mà Trung Quốc nó còn lưu giữ và đã công bố. Mong ông Ls Nguyễn Trọng Quyết nghiên cứu để tìm ra cái bẩy trên tấm bản đồ này thì mới ăn nói với Trung Quốc được.
Trả lờiXóa@Nặc danh14:01 Ngày 28 tháng 05 năm 2014:
Xóa100% MÀY LÀ THẰNG TÀU!
Mày tỏ ra rất tức tối khi cái gọi là "công hàm ngoại giao" mà bọn Tàu chúng mày cố bám vào lại là cái phao xịt! Đang chết chìm thì giãy giụa là phải!
Đây là một cách tiếp cận và phân tích khá sắc sảo về Công hàm (CH) 1958 do cố TTg P.V.Đồng ký với danh nghĩa Chính phủ VNDCCH, gửi ông Chu Ân Lai TT của T.Q . Như thế cũng rất đáng quý để mỗi người dân Việt Nam góp trí, góp sức cho cuộc đấu tranh chính nghĩa giành lại HS, TS của chúng ta. Có điểm cần lưu ý là trong CH chỉ công nhận chủ quyền 12 hải lý ( 1852m/lý) trên mặt bể ( biển) của T.Q, chứ không nói gì đến HS, TS. Tôi cho ràng đây không phải là cái bẫy, chỉ là văn bản trao đổi bình thường giữa 2 TTg của 2 Chính phủ Việt - Trung thời điểm đó. Xét bối cảnh và nội dung Tuyên bố của T.Q lúc đó thì đây là bẫy của T.Q giăng ra bẫy Chính phủ Việt Nam. Vì trong Tuyên bố của T.Q có đề cập đến phần lãnh hải 12 hải lý gắn với đất liền và các đảo trong đó có HS, TS. Vấn đề là phải tìm cách lý giải hợp lý để chứng minh và kết luận rằng CH 1958 không có giá trị pháp lý và không là tuyên bố của Chính phủ VNDCCH. Vài hạt cát nhở góp thêm cùng quý vị!
Trả lờiXóaBài viết của luật sư Quyết hay hay sao đấy! Luật sư viện dẫn văn bản rất giỏi nhưng hình như đã quên sự thật khách quan. Luật sư Quyết cần nhớ từ năm 1954 - 1975, 02 quần đảo HS và TS thuộc chủ quyền của VNCH, điều này đã được quốc tế thừa nhận và thực tế chính quyền VNCH đã trực tiếp quản lý 02 quần đảo này. Theo Hiệp định Giơ ne thì lãnh thổ của VNDCCH chỉ từ vĩ tuyến 17 trở ra nên chính phủ bắc Việt không có quyền cai quản 02 quần đảo này. Theo tôi công hàm hay văn bản gì đó do ông Phạm văn Đồng ký năm 1958 chỉ là văn bản ngoại giao thông thường chứ không có ý nghĩa gì khác.Phải thẳng thắn thừa nhận chính phủ HN đã sai lầm khi vào năm 1974 đã đề nghị chính quyền TQ đưa quân đánh chiếm HS giúp. Bây giờ thì nói sai lầm nhưng với nhận thức Bốn phương vô sản đều là anh em nên chính quyền HN đã tin tưởng mù quáng vào TQ. Chính quyền HN đã quên bài học lịch sử do chính người TQ tạo ra khi mượn đường diệt nước Quắt rồi thôn tính nước Ngu...Tôi cho rằng: Ông Phạm văn Đồng không có lỗi gì trong việc ký công hàm năm 1958. Việc để mất HS vào tay TQ là do năm 1974 chính quyền HN đề nghị TQ đánh VNCH giúp mình, nhưng khi đánh xong thì TQ chiếm luôn cho đến nay.
Trả lờiXóaMấy bác không để ý chứ chữ ký trên cái văn bản ngoại giao này là chữ ký giả. Người ta đã cố tình đưa ra một công hàm với chữ ký giả để lừa trung quốc. Nếu không tin các bác cứ xem chữ ký đã công bố của ông PVD với chữ ký này mà xem. rất khác nhau
Trả lờiXóa