Nhật Bản điều 12 tàu chiến đáp trả Trung Quốc
SGTT.VN - Nhật Bản đã quyết định thành lập một đơn vị
đặc nhiệm bảo vệ bờ biển hùng hậu gồm 12 tàu hải quân và 400 binh lính
để bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, sẵn sàng
đáp trả sự hiện diện thường xuyên của tàu thuyền Trung Quốc ở đây
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản số 11 là nơi có thẩm quyền quản lý và bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
|
Lực lượng đặc nhiệm trên sẽ được giao nhiệm vụ thường xuyên thực hiện các chuyến tuần tra quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Để đáp ứng đủ số binh sĩ cho lực lượng đặc nhiệm bảo vệ
bờ biển mới thành lập, ngoài tuyển thêm quân mới, Nhật Bản đang xem xét
kế hoạch kéo dài tuổi nghỉ hưu của các sĩ quan.
Hiện tại, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản có khoảng
12.000 sĩ quan, trong số này có 2.500 người trên 55 tuổi. Điều đó có
nghĩa, một số lượng lớn sĩ quan sẽ tiếp tục về nghỉ hưu hàng năm.
Những chiếc tàu có trọng tải 1.000 tấn sẽ đóng vai trò
then chốt trong các hoạt động tuần tra ở vùng lãnh hải xung quanh quần
đảo Senkaku/Điếu ngư.
Mỗi con tàu này sẽ cần một đội thủy thủ gồm 30 người.
Tuy nhiên, sẽ khó để có thể tăng số lượng tuyển quân lớn vào Trường Lực
lượng Bảo vệ Bờ biển Nhận Bản đóng tại quận Kyoto.
Để đảm bảo đủ nhân sự cần thiết, Nhật Bản có kế hoạch
kéo dài tuổi nghỉ hưu hơn so với mức 60 tuổi hiện nay. Các sĩ quan lớn
tuổi sẽ được giao nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động ở đằng sau trong khi
những sĩ quan trẻ hơn sẽ được tung ra biển.
Lớp trẻ sẽ được đưa vào biên chế của Lực lượng Bảo vệ
Bờ biển Nhật Bản số 11 – đây là nơi có thẩm quyền quản lý và bảo vệ quần
đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong khi đó, để tạo ra một hạm đội gồm 12 tàu hải
quân, các nguồn tin cho biết, chính phủ Nhật Bản dự định sẽ đóng thêm
sáu tàu có trọng tải 1.000 tấn.
Kế hoạch này sẽ được đưa vào trong đề nghị bổ sung ngân
sách cho năm tài chính hiện tại. Dự kiến, sáu tàu đóng mới sẽ được đưa
vào hoạt động trong năm tài chính 2015.
Cùng với việc hạ thủy chiếc tàu hải quân lớn
Akitsushima có trọng tải 6.500 tấn trong mùa hè này, Nhật Bản còn có kế
hoạch ngừng sử dụng hai tàu khác có trọng tải 3.000 tấn.
Tuy nhiên, kế hoạch chấm dứt hoạt động của hai tàu có
trọng tải 3.000 tấn sẽ bị dừng lại. Thay vào đó, những con tàu này sẽ
được nâng cấp, tăng tối đa tốc độ để có thể phản ứng được trước các vụ
xâm nhập vào lãnh thổ Nhật Bản của tàu thuyền Trung Quốc, nguồn tin từ
Nhật Bản cho hay.
Mặc dù những con tàu trên thông thường có thời gian
hoạt động khoảng 25 năm nhưng quá trình đại tu, nâng cấp sẽ cho phép Lực
lượng Bảo vệ Bờ biển kéo dài thời gian sử dụng các con tàu hải quân
thêm 15 năm nữa.
Kế hoạch đóng bốn tàu mới có trọng tải 1.000 tấn sử
dụng nguồn ngân quỹ dự trữ của năm tài chính này sẽ cho phép những con
tàu mới gia nhập vào Hạm đội Senkaku trong năm tài chính 2014.
Kể từ khi chính phủ Nhật Bản mua lại ba trong số năm
đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái, chính phủ
Trung Quốc thường xuyên đưa tàu tuyền vào vùng tranh chấp.
Tính đến thời điểm này, tàu thuyền Trung Quốc đã 21 lần
ra vào lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hiện tại, có
khoảng 5 tàu Trung Quốc được tin là đang tuần tra liên tục ở vùng biển
tranh chấp này.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản số 11 chỉ có 7 tàu
hải quân có trọng tải ít nhất 1.000 tấn trở lên. Vì thế, Nhật Bản đang
phải điều tàu từ các lực lượng bảo vệ bờ biển khác đến bổ sung cho lực
lượng số 11.
Tuy nhiên, việc điều động này đang gây cản trở đến các hoạt động và chiến dịch của Nhật Bản ở các vùng biển khác.
Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đòi chủ quyền đối với một
quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trong khi Nhật
Bản gọi là Senkaku.
Cuộc tranh chấp này là nguyên nhân chính khiến quan hệ Trung-Nhật thường xuyên rơi vào căng thẳng.
Sau những cuộc vờn đuổi, đụng độ đầy căng thẳng giữa
tàu thuyền hai nước ở vùng biển tranh chấp, giờ đây, khu vực quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư còn phải chứng kiến những cuộc đối đầu đáng lo ngại
trên bầu trời giữa máy bay hai nước.
Tôi thiển nghĩ Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Malaixia nên trao đổi với nhau và ký Hiệp định đồng minh gọi là "NATO châu Á - Thái Bình Dương".
Trả lờiXóaBất kỳ nước nào bị kẻ thù tấn công thì coi như tấn công chính các quốc gia thành viên và tất cả sẽ cùng phải chiến đấu bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
Khối dó có thể thành lập nhưng vn không là thành Viên đâu. Bởi vì vn và trung Quốc là một. Đảng bảo thế.
XóaHoan hô và khâm phục bản lĩnh Nhật Bản! Trong động đất, sóng thần và trong việc bảo vệ chủ quyền trước giặc Tầu, lãnh đạo và nhân dân Nhật Bản luôn thể hiện bản lĩnh thật tuyệt vời.
Trả lờiXóaƯớc gì...
Nhật đã từng đánh bại hạm đội Nga Hoàng, từng làm cho Mỹ thất điên bát đảo tại Trân Châu Cảng, TQ chắc cần thách thức Nhật để biết thực lực của mình. Phen này sẽ có một trận Senkaku giống như Eo Đối Mã ( 1905 ) và Trân Châu Cảng ( 1941 ).
Trả lờiXóaĐúng như lời các cụ xưa dạy "Gương to tày liếp không soi, soi nồi nước đái cho lòi mắt ra". Hoan hô tấm gương sáng Nhật Bản !
Trả lờiXóa