GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói
về việc 80 giáo viên ở Yên Bình đột ngột bị cắt biên chế:
Quan tham hại dân nghèo!
(Kienthuc.net.vn) - 80 giáo viên ở Yên Bình
(Yên Bái) bỗng dưng bị cắt biên chế do "quan tham" ăn tiền, rồi nhận
thừa cả mấy trăm giáo viên... Đây là tin quá sốc.
Trái đạo lý và pháp lý
Ông nghĩ thế nào về sự việc 80 giáo viên ở Yên Bình đột ngột bị cắt
biên chế?
Tin
đó làm tôi rất sốc. Tôi không thể nghĩ được ở một huyện miền núi có thể sa thải
một lúc 80 giáo viên. Đáng lẽ ở những vùng như thế thì phải động viên người ta
làm việc tốt hơn nhưng chính quyền lại làm việc ngược đời là đưa họ ra khỏi
biên chế không có lý do thuyết phục.
Thừa thì cắt, điều đó theo lý lẽ của lãnh đạo huyện này chắc cũng là
bình thường?
Nhưng
có thật huyện Yên Bình và tỉnh Yên Bái thừa giáo viên không? Thực ra biên chế
của mình hiện nay, nhất là ngành giáo dục, nhiều khi phân bổ không đúng đâu.
Những chỉ tiêu hành chính rất máy móc. Ví dụ, Bộ GD&ĐT quy định mỗi lớp
không quá 35 học sinh nhưng trên thực tế, đa số lớp là 50 - 60 học sinh.
Ở
miền núi có thể lớp học không đông như vậy, nhưng lại có những lớp ghép ba bốn
khối với nhau - em lớp 1, em lớp 3, em lớp 4. Những lớp đông, lớp ghép như vậy
cũng chỉ bố trí một biên chế giáo viên có hợp lý không? Nhưng dù biên chế có
thừa cũng không thể đối xử với con người như thế được, huống chi đây là những
nhà giáo.
Đó
là quyết định thiếu tình người. Chưa kể nhiều trường hợp để được đi dạy học đã
buộc phải đút lót cho quan chức, giờ lại bị đuổi khỏi ngành thì xử sự như vậy
rất là vô đạo đức. Về pháp luật mà nói, cũng không có căn cứ nào để thải loại
một lúc 80 giáo viên cả.
Lãnh đạo huyện coi đó là hành động để "sửa sai", ông đánh giá
thế nào về giải pháp "sửa sai" này?
Ai
sai thì người đó phải chịu trách nhiệm. Không thể bắt giáo viên phải gánh chịu
cái sai của lãnh đạo.
Không ai ký biên nhận khi ăn tiền cả!
Theo điều tra ban đầu thì lý do để thải loại 80 giáo viên là có những
khuất tất trong việc nhận biên chế. Điều này theo ông có khó hiểu không?
Nếu
có khuất tất thì trước hết những người đã nhận tiền của giáo viên để
"nhét" họ vào các trường phải chịu trách nhiệm. Dư luận nói rất nhiều
về chạy việc chạy chức chạy quyền rồi. Nhưng các cấp quản lý luôn nói không có
bằng chứng. Vậy những trường hợp này có phải bằng chứng không? Khi đã có tố cáo
của người liên quan thì chính quyền phải vào cuộc làm rõ.
Và theo thông tin đến thời điểm hiện tại thì ông chủ tịch huyện tai
tiếng nhất trong vụ này thì chuyển lên đảm trách cương vị phó trưởng ban chỉ
đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh.
Tôi
sửng sốt khi nghe thông tin trong phóng sự rằng phần lớn những người bị giáo
viên tố cáo đều đã được thăng chức. Cần phải làm rõ sự thực như thế nào để xử
lý thích đáng.
Nhưng theo luật, người đưa hối lộ cũng bị xử lý. Những giáo viên này
cũng vi phạm pháp luật?
Đúng
vậy. Nhưng sẽ phải xem xét hoàn cảnh cụ thể. Ở đời, không ai tự nguyện đưa tiền
cho người khác cả, trừ bố mẹ đưa tiền cho con. Trong trường hợp người đưa hối
lộ đứng ra tố cáo thì họ sẽ được xem xét để giảm mức hình phạt.
Được biết có những người phải bán trâu, bán ruộng, bán thóc để có 40 -
50 triệu đồng chạy việc. Vì vậy, có ý kiến cho rằng họ đáng thương hơn là đáng
trách?
Dù
đáng thương thì theo quy định của Bộ luật Hình sự người đưa hối lộ cũng vi phạm
pháp luật rồi. Tốt nhất là hãy tố cáo kẻ ăn hối lộ để được khoan hồng.
Giả sử không có bằng chứng thì liệu có xử lý được không?
Tôi
nghĩ là lãnh đạo quyết tâm, cơ quan thanh tra, điều tra quyết tâm thì làm được.
Thông thường, chẳng mấy ai ăn hối lộ lại ký biên nhận. Nhưng hãy thử hỏi xem vì
sao mà ông quan nọ quan kia cố "ấn" những giáo viên này xuống trường
dù trường đã có đủ biên chế? Bằng chứng ở đó chứ ở đâu! Áp dụng các biện pháp
nghiệp vụ, cơ quan thanh tra, điều tra còn nắm được những chi tiết như người ta
đưa tiền cho ai, lúc nào, ở đâu, người đưa tiền mô tả nhà cửa, phòng trong phòng
ngoài thế nào... để đấu tranh với quan tham. Nhiều người cùng tố cáo thì dễ tìm
ra thôi. Nhưng nói thật là giao cho cơ quan cấp tỉnh thanh tra, điều tra mấy
ông quan tỉnh thì khó lắm.
Qua sự việc này có lẽ sẽ có người nghĩ rằng: Quan tham làm hại dân
nghèo. Ông có nghĩ vậy không?
Quan
tham nào chả hại dân. Dân càng nghèo thì càng bị hại nặng hơn.
Ngành nào cũng thế thôi!
Câu chuyện "chạy công chức" có phổ biến trong ngành giáo dục?
Theo
quan sát của tôi thì nó phổ biến trong tất cả các ngành. Nhìn chung bây giờ làm
cái gì cũng phải tiền. Nó thành tập quán xã hội mất rồi. Tập quán ấy đã đẩy
người đi tìm việc đến chỗ phải hối lộ. Trách họ một phần, trách những quan tham
mấy phần. Nếu quan chức đứng đắn, nhất định không nhận thì ai hối lộ cho
được!
Ở góc độ công luận, nếu những giáo viên này bị xử lý thì sẽ là một sự
chua xót!
Bản
thân tôi cũng thấy áp dụng hình phạt với họ thì bất nhẫn. Vì bất đắc dĩ mà họ
phải làm thế. Mất tiền, họ được cái công việc chẳng đáng gì, với mức lương bèo
bọt. Nếu là tôi thì chắc là tôi sẽ gom tiền mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa để
sống còn hơn là làm việc đó.
Nhưng như thế sẽ phí công học hành của mình?
Biết
làm thế nào? Còn hơn là mất cả chì lẫn chài như những giáo viên ở Yên Bình.
Mình tự tạo ra sự nghiệp của mình có phải hơn không?
Nhưng trong ngành giáo dục, số biên chế hiện nay là quá ít so với số
sinh viên sư phạm ra trường hàng năm. Nhiều cử nhân đi làm xe ôm, lái
taxi, bán hàng thuê...
Không
chỉ ngành sư phạm mà nhiều ngành khác cũng thế thôi. Thực tế chỉ có khoảng 20%
sinh viên ra trường là kiếm được việc làm đúng nghề được đào tạo. Cử nhân tốt
nghiệp ngành kỹ thuật bây giờ cũng đi bán mỳ tôm... Đó là vấn đề xã hội rồi.
Bước đường cùng họ mới tố cáo
Theo ông thì vì sao mãi đến khi bị đuổi, số giáo viên này mới dám tố
cáo?
Họ
chẳng dại gì gây sự khi đã có việc làm. Nhất là khi người nhận tiền lại đang có
chức có quyền, nắm sinh mạng chính trị của họ. Giờ đến bước đường cùng rồi, của
đau con xót thì họ mới phẫn nộ mà nói thôi. Đó là tâm lý bình thường của con
người.
Vậy để làm một cuộc thanh lọc cán bộ, chỉ mặt người từng ăn hối lộ có
dễ không?
Tôi
tin là nếu các cơ quan chống tham nhũng vận động người dân tố cáo và cam kết
bảo vệ họ thì có thể tìm ra rất nhiều vụ. Nhưng vấn đề là các cơ quan phòng
chống tham nhũng có quyết tâm làm không.
Theo quy định thì khi nào giáo viên bị sa thải?
Thường
thì phải phạm lỗi rất nghiêm trọng, thường là về đạo đức, về kỷ luật thì mới bị
sa thải. Ít có giáo viên phải ra khỏi ngành vì chuyên môn yếu lắm.
Liệu có khả năng nào 80 giáo viên này được trở lại biên chế?
Tôi
tin là 80 giáo viên này phải được trở lại biên chế.
Quay lại để bị trù dập?
Nếu
những tố cáo của giáo viên được chứng minh thì liệu những người ăn tiền của họ
có còn "ghế" không mà trù dập họ?
Xin cảm ơn ông!
Công đoàn giáo dục không
thể bỏ mặc anh chị em trong hoàn cảnh này. Ngoài công đoàn, còn có đoàn thanh
niên, hội phụ nữ... sao không thấy đoàn thể nào lên tiếng? Chính quyền huyện
Yên Bình và tỉnh Yên Bái cũng phải có lời giải thích và có biện pháp giải
quyết tình trạng này, chứ không thể phớt lờ dư luận, báo chí được.
|
Tại sao không thấy Thanh tra Chính phủ vào cuộc nhỉ chú Tễu ơi???-Đùng một cái tỉnh Yên bái loại khỏi 80 giáo viên ra khỏi biên chế( chỉ vì lãnh đạo ăn hối lộ nhận bừa vào nhiều quá) đây là một việc chưa từng có từ thời lập Quốc!
Trả lờiXóaKhiếp!
Trả lờiXóaKhoong phải chỉ là khiêp đâu Bác QUANG MINH ƠI!Phair thốt lên là "Khốn nạn " Bác ạ! kính bác nhe!
Trả lờiXóaMột vụ chấn động như thế mà Bộ GD-ĐT và hệ thống Quản Lý GD-ĐT tỉnh Yên Bái vẫn không thấy lên tiếng. 80 thầy cô giáo và bao nhiêu học sinh bị thiệt thòi chẳng ai quan tâm sao ?
Trả lờiXóaGiao cho thanh tra tỉnh YB vào kiểm tra thì khác gì vừa đá bóng vừa thổi kèn(à quên thổi còi)! Vụ Tiên lãng là 1ví dụ điển hình....
Trả lờiXóaCái nước mình nó thế! Người có công như ông Nguyễn Bá Thanh thì đang bị cái gọi là "chính phủ"..."sờ gáy". Kẻ phá hoại, làm nghèo đất nước thì nhơn nhơn ngồi ghế quan tòa. Thử hỏi: 80 người chứ 80 triệu người có là cái gi!!!
Trả lờiXóaÔng Thủ tướng, và Tổng Thanh tra chính phủ phải vào cuộc thôi. Lòng dân ở đây, uy tín của lãnh đạo ở đây chứ ở đâu nữa. Liệu Thủ tướng có đuổi phéng được máy quan đầu tỉnh?
Trả lờiXóaSự tài tình của đảng cộng sản Việt nam là buộc các sinh viên đã tốt nghiệp đại học phải thi tuyển công chức. Hỏi thiệt nhé: Thí sinh là người đã tốt nghiệp đại học còn giám khảo (cán bộ ngành, sở nội vụ - còn gọi là Ban tổ chức CQ)là người mà nhiều khi chưa học hết phổ thông...thì họ biết "con tự do" gì mà làm giám khảo. Cho nên, để được đậu vào công chức thì không còn cách nào khác là phải đưa tiền, mà như báo nêu ở Hà nội chạy một suất công chức là một trăm triệu đồng đó. Khi phát hiện thì người đưa tiền đút bị đuổi (loại) ra khỏi ngành, còn kẻ nhận tiền thì chuyển sang cơ quan khác làm công việc cao hơn. Có ai đó đã đưa ra định luật bảo toàn cán bộ mà đảng cộng sản Việt nam đã áp dụng: Cán bộ ta không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ được luân chuyển từ vị trí này sang vị trí khác cao hơn. Đấy. Đảng cộng sản Việt nam tài tình ở chổ đấy.
Trả lờiXóaThan ôi! Chỗ nào, ngành nào cũng gặp toàn "sâu"! Chết cái đất nước này rồi còn gì!
Trả lờiXóaBộ Trưởng Bộ GD&ĐT cần phải "lên tiếng" và giải quyết trường hợp của 80 Giáo viên này ngay!
Trả lờiXóaPhải nói là LOẠN, các bác ạ.
Trả lờiXóaDân Việt
Bọn Mafia chui tận vào hàng ngũ giáo dục . Thế thì có chết ngành giáo dục không chứ ! Lại còn có bao che từ trên cao để thăng chức cho mafia tham nhũng chủ tịch huyện lên làm trưởng ban phòng chống tham nhũng tỉnh (Hahha! Mỉa mai chăng ?)
Trả lờiXóaLại khổ thân ông Nguyễn Bá Thanh khi có những "trưởng ban phòng chống tham nhũng tỉnh" như tỉnh Yên Bái!
XóaNếu tôi là Bộ trưởng Bộ GDĐT tôi sẽ kiên quyết xử lý vụ này để lấy lại quyền lợi cho 80 giáo viên. Nếu không tôi sẽ xin từ chức.Thật đáng hổ thẹn với tiền nhân quá và đừng vô cảm.
Trả lờiXóaLâu lắm mới thấy bác Thuyết, chúc bác khỏe.
Trả lờiXóaCám ơn bác Thuyết-Chúc một năm mới toại ý!
Trả lờiXóaCông đoàn giáo dục ở đâu?
Trả lờiXóaBênh vực quyền lợi cho nhau thế nào?
Hỏi đất thì thấp, hỏi trời thì cao
Quan tham lũng đoạn hại bao nhiêu người.
Phải lôi chúng nó ra thôi.
Dân đã khổ rồi đừng để khổ thêm
công đoàn đang bận họp???????????????
Trả lờiXóaChúng nó đang họp đối phó (khổ nổi là những cuộc họp như thế vẫn cứ tính thêm hệ số phụ cấp !)
XóaThơ bác Tiến Trần Tuấn hay quá. Chỉ xin mạn phép sửa dòng thứ 3 cho đúng số chữ của câu thơ lục bát: "Hỏi thì đất thấp, trời cao".
Trả lờiXóachắc nhà nước và Bộ giáo dục phải vào cuộc ! 80 giáo viên chứ ít gì?
Trả lờiXóaMình là người đang công tác ở 1 công đoàn giáo dục. mình xin nói rõ là công đoàn không làm được gì vì công đoàn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của bí thư chi bộ đảng. CĐ chẳng qua chỉ làm công tác tuyên truyền cho đảng mà thôi. Toàn bộ cán bộ CĐ đều là đảng viên. Xin mọi người đừng kỳ vọng vào CĐ.
Trả lờiXóaở Yên Bình 80 giáo viên bị cắt biên chế.lãnh đạo tỉnh đã về trực tiếp đối thoại và giải quyết.Còn ở huyện Ngọc Lặc - Thanh Hóa hơn 200 giáo viên bỗng dưng bị cắt tiền chế độ ưu đãi đứng lớp đúng vào dịp chuẩn bị nghỉ Tết cổ truyền. Nhiều trường các thầy cô giáo không chịu lấy phần lương còn lại khiến cả huyện cứ sôi lên sùng sục.thế mà Công Đoàn ngành cũng im thin thít.Thật buồn cho ngành giáo dục .cứ kiểu này biết đến bao giờ mới chấn hưng được nhỉ.rất mong các bạn tìm hiểu ,lên tiếng giúp họ với.
Trả lờiXóa