Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

NGU THẾ ! CẤM NHÌN NHAU LẦN CUỐI Ư ?

Ra quy định: Không cho nhìn mặt người đã khuất

Thiết tưởng quy định là phải mang tính bao quát chung, theo một khung cơ bản. Thế nhưng, các quy định ban hành thời gian gần đây lại ngày càng chi tiết, ràng buộc tính linh hoạt, thậm chí, cấm cả những việc thuộc về tình cảm thiêng liêng của mỗi gia đình, mà Quy định chung của Nghị định 105, điều 4 về tổ chức tang lễ của Bộ VH-TT&DL mới công bố, là một ví dụ cụ thể.
.
Nếu quan tài pha lê được các chú lùn thay bằng gỗ đóng đinh thì hoàng tử của Nàng Bạch Tuyết chẳng còn cơ hội nào. May mà hồi anh em nhà Grim còn sống chưa có ...điều 4, 
nghị định 105.

Trong quy định này ghi rằng: Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài.  Theo ông Hồ Trí Hùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức -Cán bộ, sở dĩ có quy định này bởi có 3 lý do: Thứ nhất, loại quan tài lắp kính này chỉ mới xuất hiện khoảng chục năm và không phải truyền thống của người Việt. Thứ hai, ông cho rằng, việc nhìn vào thi thể có thể đã để mấy ngày sẽ làm ảnh hưởng môi trường, sức khỏe của người đến dự đám tang. Cuối cùng, việc lắp kính có thể gây đổ vỡ, rơi xuống người đã mất. Theo ông quan sát thì đa phần người đến viếng cũng chỉ nhìn lướt qua quan tài, vì vậy để kính là không cần thiết.

Với những lý do và cách giải thích trên chắc hẳn sẽ khiến nhiều người… phì cười vì nhìn hay không nhìn mặt người đã khuất là quyền riêng của mỗi người. Trong khi có một số gia đình không làm ô kính, họ còn để mở nguyên nắp quan tài thì sao, còn việc sợ ô nhiễm môi trường thì đã có cơ quan y tế giám sát và có biện pháp tức thời ngay tại nhà tang lễ. Chuyện lo kính vỡ cũng quá thừa, bởi hơn ai hết, người nhà của người đã mất còn lo hơn các vị.
 
Tóm lại, càng phân tích càng thấy quy định và cách lý giải tủn mủn, chi tiết, vụn vặt và duy ý  chí. Trong khi điều dân mong đợi ở các Nghị định, quy định đưa ra phải là bộ khung vững chắc, làm tốt hơn cho cuộc sống, người dân chỉ việc dựa vào đó mà thực hiện linh hoạt với thực tế ra sao là tùy hoàn cảnh, có thế dân mới muốn làm theo. Đằng này với hàng loạt quy định cấm như đám cưới 50 mâm, không được biếu quà cấp trên vào dịp Tết và giờ đến Nghị định này khiến người dân không khỏi thắc mắc về cách nghĩ của một số công chức. Thử hỏi có ai muốn nhìn mặt người xa lạ đã chết để làm gì!
Toàn Phong 
Nguồn: SM.

Ý kiến của các nhà khoa học:

"Một tiến sĩ nhân học đề nghị không nêu tên lại không đồng ý với những lý do trên. Ông cho rằng việc sử dụng kính có mục đích riêng. Bản thân việc được sử dụng hàng chục năm nay đã biến đây trở thành truyền thống. “Sao lại dùng biện pháp hành chính để cấm đoán thực hành văn hóa của người ta trong khi nó chẳng ảnh hưởng đến ai cả? Nếu không làm ô kính, người ta sẽ không đóng ván thiên mà để nguyên quan tài mở thì sao”, nhà nghiên cứu này cho biết. 

PGS-TS Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian cũng cho rằng không nên có quy định quá cụ thể  như vậy. Việc sử dụng quan tài có kính, theo ông phụ thuộc phong tục tập quán từng nơi, từng gia đình. “Không nên sợ mất vệ sinh vì nếu có bệnh truyền nhiễm đã có bên y tế lo. Chuyện vỡ kính quan tài, tự thân nhà người ta sẽ lo. Chính sách chỉ nên can thiệp sao cho tiết kiệm và tránh ô nhiễm thôi”. 

GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia lại lấy ví dụ về đám tang ở Nga ông từng dự để chứng minh quy định trên chưa hợp lý. “Tấm kính là chuyện của gia đình, để bạn bè thân thiết nhìn. Tôi từng dự một số đám tang người Nga, người ta còn đến hôn lên trán người đã chết. Nên quy định những điều thiết thực hơn”. (Nguồn: Thanh Niên).

Bật cười vì... nghị định 
07/01/2013 3:20


Hôm qua, một cán bộ cao cấp (đã nghỉ hưu) bật cười khi được đề nghị bình luận về Nghị định tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức mà Bộ VH-TT-DL vừa họp báo công bố. Ông gọi đó là sự “quan liêu và thiển cận”. Nghị định này quy định việc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần.

Thứ nhất, về tính cần thiết thì không cần phải có một văn bản ở tầm Nghị định quy định về một sinh hoạt mang tính văn hóa, tâm linh cho đối tượng hẹp là cán bộ, công chức, viên chức khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã có đủ các quy định về vấn đề này từ rất lâu. Cán bộ, công chức trước hết là công dân, quy định gì cho họ cũng không thể vượt quá nhân quyền. 

Thứ hai, văn bản vừa công bố chứa đựng nhiều quy phạm không khả thi. Quy định quan tài không để ô cửa có lắp kính na ná kiểu “ngực lép không được lái xe”. Nó chẳng hợp lý cũng không hợp pháp. Mà nếu đối tượng điều chỉnh không thực hiện thì cũng không có chế tài, cũng chẳng có lực lượng xử phạt.

Gần đây, chưa nói đến những quy định được ban hành khiến dư luận “nổi giận” vì sự thiếu tôn trọng đối với đối tượng điều chỉnh mà có quá nhiều những quy định không có tính khả thi. Đó thực sự là những quy định “treo giấy” như: quy định về xử phạt nghe điện thoại tại cây xăng, xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng, xử phạt lái xe ôm không đeo biển hiệu... 

Vì sao ngày càng có nhiều văn bản thiếu tính khả thi? Trước hết, bởi vì việc lấy ý kiến đối với văn bản luật chưa được thực hiện nghiêm túc. Cơ quan soạn thảo ít chú ý tới việc đánh giá tác động của văn bản khi áp dụng vào cuộc sống. Chính vì vậy, văn bản vừa ban hành, thậm chí là chưa có hiệu lực, đã phát sinh những điều không hợp lý cần chỉnh sửa. Cơ quan quản lý vẫn đặt mình vào vị trí của người kiểm tra, giám sát đối với mọi hoạt động của công dân và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, họ không thực sự lắng nghe dân mà luôn luôn áp đặt ý chí chủ quan của mình vào văn bản pháp luật. 

Đến giờ, Bộ NN-PTNT là cơ quan hiếm hoi lên tiếng về việc xem xét kỷ luật cán bộ, công chức tham mưu ban hành văn bản quy định thịt gia súc, gia cầm chỉ được bán trong vòng 8 tiếng sau khi giết mổ, hồi tháng 9. Lỗi của người tham mưu ở đây là đã không biết rằng, xác định miếng thịt đang bày bán đã quá 8 tiếng đồng hồ kể từ khi giết mổ là việc không tưởng.

Còn rất nhiều những quy định không tưởng như vậy, ai chịu trách nhiệm? Luật pháp phải có tính “thiêng”, nếu cứ ban hành ra thấy bị phản ứng thì hoãn áp dụng để sửa hoặc đánh bài “lờ” sẽ khiến người dân coi thường luật pháp. Khi “luật pháp trên trời, cuộc đời dưới đất”, sẽ dẫn tới chuyện người dân hành xử không theo pháp luật mà tự xử, cuộc sống từ đó mà trở nên phức tạp.

An Nguyên
Nguồn: Thanh Niên.

31 nhận xét :

  1. xin bổ sung, Nghị định là của Chính phủ ban hành chứ không phải của Bộ VH-TT-DL đâu nhé. Cho nên chúng ta phê thì nên phê từ cơ quan đầu não, chứ không nên phê người phát ngôn. Theo tôi, nên cho ban soạn thảo Nghị định này nghỉ hưu là vừa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cơ quan đầu não mà tư duy kiểu này thử hỏi sao Việt nam mãi vẫn nghèo , vẫn chậm phát triển. Nguyên nhân chính là ở chõ này đấy

      Xóa
  2. thời đại đồ đểu sinh ra cán bộ đểu, sản xuất ra các quy định đểu

    Trả lờiXóa
  3. Một lũ ngớ ngẩn ngu dốt,loại công chức con cha cháu ông hay công chức chạy nên mới dẫn tới tình trạng đất nước ngày càng rối ren đen tối,làm khổ người dân thế này đây.Vận nước ngày càng một u buồn

    Trả lờiXóa
  4. HẾT KHÔN DỒN RA DẠI.
    Không phải mãi đến tận bây giờ đâu,
    và cũng không phải chỉ riêng cái NGHỊ ĐỊNH này đâu.

    Trả lờiXóa
  5. Ôi, tiền thuế của tôi ơi!?!?!

    Trả lờiXóa
  6. Theo tôi, nếu những CBVC nào muốn con cháu, bạn bè vẫn được nhìn mặt mình truóc khi an táng thì chỉ còn cách khi ốm đau bệnh tật (trừ những trường hợp bất ngờ) thì làm đơn xin từ bỏ là CBVC, từ bỏ "sổ hưu" (đ/t Thanh). Để an nghỉ theo kiểu nhân dân không có sổ hưu.

    Trả lờiXóa
  7. Trước nay vào lăng ai cũng nhìn thấy Hồ chủ tịch qua quan tài bằng kính đấy thôi.Nghị định này có hiệu lực ở nơi đây không?
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  8. Người đề xuất thì bị Thiểu năng trí tuệ, người phê duyệt bị bệnh DAO. Đất nước ta ngày nay vậy sao?

    Trả lờiXóa
  9. Các bác đánh giá thế nào về "cái tâm" và "cái tầm" trong NGHỊ ĐỊNH này?

    Trả lờiXóa
  10. Đóng thuế nuôi mấy cha công chức này mệt mỏi quá sức

    Trả lờiXóa
  11. Bộ Văn hóa &Thông tin Du lịch, tự cho mình là "quan phụ mẫu" tức làm cha mẹ dân, nên ra những quy định rất "con trẻ". Đám hiếu là cái tâm, cái tình của con người trước cuộc chia li vĩnh biệt mà các ông lại xử nó thiếu cái tình cơ bản làm người, nên người lớn chẳng ai nghe các ông đâu. Xin hỏi ông VH&TT-DL đã có tổng kết nào đánh giá về quan tài để nắp kính (chứ không phải mở nắp kính) gây ô nhiễm ở mức độ đáng quan ngại chưa ? Còn việc ông nói về phong tục tập quán thì ông làm văn hóa mà ít văn hóa quá nên chẳng hiểu gì về nó cả, bởi tất cả phong tục tập quán của một dân tộc được hình thành theo cấu trúc lớp lang của thời gian, chứ đâu được mọc ra cùng một thời điểm. Thương thay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác ơi, Nghị định này do Chính phủ ban hành hay Bộ 4T ban hành vậy?

      Xóa
    2. Không khéo sẽ có nghị định quy định mỗi ngày chỉ được đi ị mấy lần thôi kẻo sợ....ô nhiễm môi trường.

      Xóa
  12. Sắp tới sẽ có qui định số giấy được chùi khi đi ỉa!

    Trả lờiXóa
  13. Ca Trù đang báo động đỏ, có nguy cơ "tuyệt chủng" sao không thấy bộ VH & TTDL có biện pháp cụ thể để cứu lấy di sản đã được UNESCO công nhận? Tiền thuế của dân đóng nuôi công chức đâu phải để các ông rảnh rang ngồi uống trà mà nghĩ ra ba cái quy định vớ vẩn này. Nếu các ông mẫn cán thì chuà Trăm Gian đâu đến nỗi bị xâm hại!

    Trả lờiXóa
  14. Bộ trưởng Bộ Văn Thể Du hết việc để làm rồi hay sao ? Cố gắng ra vài cái NĐ kiểu áp đặt này chắc bởi sợ ông Bá Thanh ra HN sẽ sờ đến các vụ bị chìm xuồng của Bộ này : thất thoát ở Cục Điện ảnh, thể thao thành tích xuống cấp và nhất là vụ cổ súy cho bình bầu Vịnh Hạ Long mới đây tốn bao nhiêu tiền NSNN ...

    Trả lờiXóa
  15. Mấy quan chức soạn NĐ này chắc chưa có người thân qua đời , hoặc nếu có thì nhà nghèo quá không có được tấm kiếng che mặt người quá cố. Qua nội dung của NĐ thấy người soạn rất ấu trĩ, non kém đủ thứ, không biết việc hiếu đễ là gì, chẳng hiểu việc ma chay quan trọng thế nào đối với người Việt, củng không hiểu việc nhìn mặt người chết lần cuối là rất quan trọng và linh thiêng vì chẳng phải ai khi lìa đời cũng luôn luôn có đủ con cháu bên cạnh . Con cháu ruột không về kịp còn phải vắt qua quan tài cái khăn trắng chịu tang thế .
    Đề nghị các quan chức soạn thảo đến những việc liên quan đến hiếu, hỉ, ma chay phải được đào tạo bài bản về văn hóa VN, và thủ trưởng cũng phải xem xét cho đúng rồi mới kí ban hành. Lâu lâu lại lòi ra cái ngu cái dốt không xứng đáng với vai trò vẫn tự xưng là lãnh đạo ! . Ngày nay không thiếu các nhà nghiên cứu về văn hóa VN, không thiếu những sách vở để mà tham khảo. Tai sao một NĐ liên quan đần văn hóa bao đời nay của nhân dân ta mà người soạn và NĐ này không tham khảo ? Có phải là quá kiêu ngạo hay quá ngu dốt không ? Tham mưu kiểu này chỉ chết thủ trưởng . Ở các nước như Hàn , Nhật, Singapore, Anh, Pháp, sơ xuất kiểu này thủ trưởng không xin lỗi dân và từ chức cũng bị dư luận đòi lôi cổ xuống !

    Trả lờiXóa
  16. Sắp tới sẽ có điều 5,nghị định 106.
    /Vợ chống tuổi từ 18 đến 28 một đêm được làm 3 nhát
    29 đêń 36 một đêm được làm 2 nhát
    37 đêń 46 một đêm được làm 1 nha
    47 đêń chết cấm ngủ chung cấn làm.
    Trừ trường hợp cán bộ cao cấp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể sẽ có nghị định như vậy.Thời này cái gì cũng có thể,nhưng gấp nhất nên có quy định:KẺ CƯỚP KHÔNG ĐƯỢC CHẶT TAY HOẶC CỨA CỔ NẠN NHÂN.
      Mong lắm!

      Xóa
  17. Lại thêm một ông tiến sĩ nữa rồi. Lại thêm việc cho ban kiểm tra quan tài từng địa phương...Chính phủ tăng thêm công việc vì ít việc quá, chơi dài dài

    Trả lờiXóa
  18. Chẳng còn gì mà nói chỉ còn mỗi việc chuẩn bị cà chua, trứng thối là xong.

    Trả lờiXóa
  19. Hoàng Tuấn Anh cũng giống Đinh La Thăng thôi,...tham mưu cho Thủ tướng cả mà! Ôi thời loạn!
    Lỗi này là tại Vua Hùng...!
    Sao chán thế bác Tễu ơi!!!

    Trả lờiXóa
  20. đầy tớ thì ko thể khôn hơn chủ được.

    Trả lờiXóa
  21. Có lẽ nên bổ sung vào văn bản : "Nghiêm cấm việc để ô kính trên nắp thiên của quan tài để nhìn nhau lân cuối, trừ trường hợp xác chết được mổ bỏ ruột gan, tạng phủ, ngâm tẩm fooc-môn và để trong nhà lạnh".

    Trả lờiXóa
  22. Kính các bác! Theo tôi nhớ không nhầm thì ngày xưa các cụ ta không làm ô kính trên áo quan, nhưng để tránh những trường hợp người thân về không kịp để nhìn mặt người thân đã quá qua đời lần cuối sau khi đóng cá cho áo quan, các cụ ta dùng loại cá "hình đuôi cá" để vẫn có thể tháo ra được chứ không phải chốt đinh cố định như bây giờ thì phải. Các vị lãnh đạo đưa ra qui định và giải thích qui định đó trên phương diện cá nhân (duy lý trí) để làm qui định cho mọi người liệu có được ý nghĩa thực tiễn không?

    Trả lờiXóa
  23. Không biết bọn này ăn cái chi mà tòan nghĩ ra các điều nhảm nhí ?

    Trả lờiXóa
  24. Luật biểu tình rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, được thủ tướng chỉ đạo xây dựng đã lâu mà không làm, các "ông ấy" xây dựng mấy cái nghi định lăng nhăng để có lý do trì hoãn cái cần làm!
    Bó tay!

    Trả lờiXóa


  25. Bộ VHTT$DL vừa cho ra đời cái gọi là” Nghị định 105 (điều 4) cấm không được dùng mặt kinh đậy nắp quan tài. Xin có mấy câu thơ bình như sau:

    Quan lớn chết để trong hòm
    Có gương, có kính cho nhòm hẳn hoi.
    Dân đen cũng một kiếp người
    Mà khi chết vẫn chịu đời dân đen.
    Nẳm im thin thít trong hòm
    Không cho con cháu... nom dòm viếng thăm.
    Âm dương cách trở ngàn trùng.
    Những giây phút cuối mong nhìn mặt nhau.
    Hỏi rằng duyên cớ vì đâu
    Cấm “hòm” có kính để sầu cho dân?
    Việc nào có lợi thì cần
    Nghị định vô lý như phân ngoài bờ.
    Bao công việc khẩn đang chờ
    Mãi đến bây giờ giải quyết chưa xong.
    Xã hội như mớ bòng bong
    Riêng phần văn hóa cũng vòng quẩn quanh.
    Phải nên phân định rõ rành
    Việc cần ta phải làm nhanh kịp thời.
    Việc người thân đã qua đời.
    Hòm có kính để mọi người... chia ly.
    Nên dừng nghị định lại đi!
    TT – ĐÔNG A

    Trả lờiXóa