Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

TIN VUI: BỘ NÔNG NGHIỆP HOA KỲ CẮT "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ"

Xóa bản đồ đường lưỡi bò:
tin vui, nhưng đấu tranh vẫn còn tiếp diễn 

Xin báo một tin ngắn nhưng vui: một website của Bộ Nông nghiệp Mĩ (USDA) đã đồng ý rút bản đồ 9 đoạn (còn gọi là bản đồ đường lưỡi bò) khỏi trang web. Đây là một quyết định công minh của USDA. Nhưng chính quyền China chắc sẽ vẫn còn tiếp tục cho in bản đồ phi pháp đó, và “cuộc chiến” khoa học vẫn còn tiếp diễn. 

Mấy tuần trước, một bạn phát hiện bản đồ đường lưỡi bò xuất hiện trên trang web của Cục ước lượng và đánh giá sản xuất (PECAD - Production Estimates and Crop Assessment Division) thuộc Bộ Nông nghiệp Mĩ (US Department of Agriculture). Lập tức, ngày 20/12/2012, Gs Phạm Quang Tuấn (Đại học New South Wales) soạn sẵn một lá thư phản đối. Lá thư có chữ kí của 40 nhà khoa học trong và ngoài nước. Lá thư gửi thẳng cho giám đốc và những người có trách nhiệm trong PECAD để báo cho họ biết rằng đó là một bản đồ phi pháp mà chính quyền China đang lợi dụng khoa học để công bố như là một hình thức tuyên truyền.

Một tháng sau, hôm nay (24/1/2013), bà Paulette Sandene (FAS – Foreign Agriculture Service) đã có email trả lời rằng bản đồ đường lưỡi bò đó đã được rút khỏi website của PECAD. Lá thư viết: 

We have taken action to address the problems you described in the message below.  The maps with the controversial 9-dash borders have been replaced on our servers, and they should no longer be accessible through the internet.” 

Bản đồ đó không còn đường 9 đoạn nữa:
 
http://www.fas.usda.gov/pecad/remote/china/chinamap.gif
 

Nhưng “cuộc chiến” chống bọn China bành trường vẫn chưa kết thúc. Hiện nay, có khá nhiều tập san khoa học đã và công bố bản đồ 9 đoạn của China, chủ yếu là do không am hiểu vấn đề. Các tác giả China cũng chẳng hiểu vấn đề, nên khi chính quyền Trung Cộng gây áp lực phải bao gồm bản đồ phi pháp đó trong bài báo thì họ … tuân thủ. Một số tác giả China tỏ ra ngoan cố không nhận sai sót, có lẽ do bị chính quyền Trung Cộng tẩy não, nên họ nghĩ Biển Đông là thuộc China. Trước đây, tôi và vài đồng nghiệp đã trả lời phỏng vấn của Nature để phản đối sự lạm dụng khoa học. Bài phỏng vấn cũng gây vài tác động tích cực, nhưng vì có quá nhiều tập san khoa học, mà chúng tôi không thể nào theo dõi hết được. Vì thế, thỉnh thoảng bản đồ đó vẫn xuất hiện trong các tập san khoa học.

Dù lí do gì đi nữa, thì việc công bố bản đồ phi pháp đó là một hình thức xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta, những người Việt quan tâm đến vấn đề này, cần phải cảnh giác và sẵn sàng đáp trả khi chúng công bố bản đồ đường lưỡi bò. Nếu các bạn phát hiện bản đồ phi pháp này ở bất cứ tập san khoa học nào, xin báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một lá thư mẩu dùng để phản đối.

N.V.T 

Ps. Trong khi chúng ta đang chống chọi với bọn bành trướng China về bản đồ đường lưỡi bò thì có doanh nghiệp Nhà nước có vẻ thờ ơ. Trong chuyến bay vừa qua, tôi chú ý thấy bản đồ bay của Vietnam Airlines không có ghi Hoàng Sa và Trường Sa, mà thay vào đó là Paracel và Spratly. Tôi hiểu là bản đồ tiếng Anh, nên phải ghi tên bằng tiếng Anh, nhưng tôi nghĩ không có lí do gì chúng ta không mở ngoặc để ghi tên tiếng Việt (Hoàng Sa và Trường Sa) để cho hành khách biết đây là lãnh hải của Việt Nam. 

 

6 nhận xét :

  1. Hay,hay,rất đổi phấn khởi bà con ạ!

    Trả lờiXóa
  2. Hoan hô và cảm ơn Gs Phạm Quang Tuấn .

    Trả lờiXóa

  3. Tôi Chu Văn,trân trọng cảm ơn GS Phạm Quang Tuấn đã làm được một viêc đầy trọng trách và mang lại cho lợi ích Quốc gia.

    Trả lờiXóa
  4. Quá hay! Xin cảm ơn GS Phạm Quang Tuấn đã có trách nhiệm với Dân với Nước!

    Trả lờiXóa
  5. CPVN cần vinh danh GS Phạm Quang Tuấn , ĐH New South Wales, đồng thời phải kiểm điểm lãnh đạo VN Airlines. Tôi không hiểu tại sao lãnh đạo VN Airlines lại thờ ơ với Tổ Quốc mình như thế. Cả đến tấm bản đồ dành cho hành khách đi máy bay cũng không được chăm chút. Sai sót mà VNA có lẽ nghĩ là nhỏ, mà thực ra hậu quả không nhỏ. Mấy anh chị CBQL này xuất thân từ đâu mà đầu óc bã đậu quá thiển cận thế ? Hay họ không biết địa lí VN ? Không hiểu Paracels, Spratley là quần đảo gì ? Nó có thuộc về VN hay không ? Hay họ muốn để tên bằng tiếng Anh cho oai ? LĐ cũng chẳng hơn gì . Lịch sử với địa lí nước nhà cũng mù tịt !

    Trả lờiXóa
  6. Hãy học tập Philipin đưa vụ việc này ra Tòa án Liên hiệp quốc giải quyết. Ai có đủ chứng cứ bên ấy thắng. Đừng nghe miệng lưỡi Trung cộng mà mất cảnh giác thì "cái lưỡi bò" nó liếm mất cả biển đảo của ta. BCT, Quốc hội, chính phủ Việt Nam có dám làm như Phi không? Hãy vì quyền lợi của cả dân tộc, đừng vì quyền lợi phe nhóm rồi không kịp hối!

    Trả lờiXóa