Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

À, THÌ RA HÔM NAY SINH NHẬT ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG


Ông Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng Cộng sản Việt Nam là một người độc đáo. Độc đáo nhất là Ông được “Tứ quý”: sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.   

Vừa qua, theo thông cáo báo chí, Ông dẫn đầu đoàn đại biểu cao cấp của Đảng sang thăm Cu Ba và Braxin (gồng gánh 5.000 tấn gạo giúp Cu Ba đương buổi giáp hạt). Sau khi thăm Cu Ba, có bài giảng quan trọng tại một trường Đảng ở Cu Ba, rồi thăm lãnh tụ Cu Ba Phi – đen Cát tơ rô, thì ông trở về Hà Nội ngay. TTX Việt Nam cho biết lý do: “Do có khó khăn đột xuất của phía Brazil nên chuyến thăm CHLB Brazil của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam không thực hiện được vào dịp này.” (TTXVN).  

Tin tức về việc Ông Trọng không đi Braxin như dự kiến đã được loang ra từ sáng hôm qua, và đến bản tin Thời sự VTV 1 lúc 19h thì được xác nhận rõ ràng. 
Đọc tiếp...

CHẾT CƯỜI! ANH CẢ TRỌNG ƠI !

Quan họ đi... kiện

TT - Ông Nguyễn Hữu Trọng Chủ tịch Hội những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh vừa gửi Bộ VH-TT&DL và Bộ Thông tin - truyền thông kiến nghị về những phản biện của PGS Nguyễn Văn Huy quanh việc Bắc Ninh tổ chức lập kỷ lục nhiều người hát quan họ nhất.
.


Trong lá đơn kiến nghị gửi ngày 8-4, hội cho rằng PGS Huy (ủy viên Hội đồng di sản quốc gia) đã có những phát ngôn không đúng về người quan họ, bôi nhọ quan họ, đụng chạm đến nhiều thế hệ người quan họ. Cũng trong đơn này, hội đề nghị Bộ VH-TT&DL phải khiển trách ông Huy và ông Huy phải công khai xin lỗi người quan họ.

Cụ thể, ông Nguyễn Hữu Trọng (chủ tịch Hội những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh) chỉ ra bốn điểm sai của PGS Nguyễn Văn Huy. “Thứ nhất, PGS Huy không tìm hiểu để biết sự thật của quan họ mà chỉ tay năm ngón gọi đó là việc khôi hài. Việc tổ chức kỷ lục là chủ trương đã được Tỉnh ủy, Sở VH-TT&DL Bắc Ninh đồng ý. Thậm chí Bộ VH-TT&DL cũng khuyến khích chúng tôi quảng bá quan họ. Thứ hai, chúng tôi thực hiện kỷ lục là để biểu dương lực lượng của người quan họ, đó là cái tài tình trong tổ chức của hội, PGS Nguyễn Văn Huy không những không khen mà còn phát biểu là chen vai thích cánh hát quan họ. Thứ ba, ông Huy ví sự kiện lập kỷ lục như việc làm bánh chưng bánh giầy có độn xốp, như thế là nói quan họ chúng tôi giả dối. Thứ tư, với phát biểu của mình, PGS đã coi thường toàn bộ hệ thống quản lý của Nhà nước”.
Đọc tiếp...

Nguyễn Thị Khánh Trâm: THƯ NGỎ GỬI BÙI HẰNG

Thư ngỏ gửi Bùi Hằng

Bùi Hằng thân mến,

Chào em. Vì chưa biết nhau, trước hết cho chị được giới thiệu: Chị là Nguyễn Thị Khánh Trâm, một người con của Hà Nội sống ở đất phương Nam . Cũng như bao người, chúng mình là những người con của nước Việt. Hơn em 4 tuổi, Hằng cho phép chị được xưng hô chị-em nhé.

Hằng ơi, mấy hôm nay truyền thông nhà nước truyền đi nhiều tin tức có liên quan đến em. Chị có theo dõi vì rất quan tâm đến vấn đề chủ quyền biển đảo mà em là một biểu tình viên can đảm và thật đáng khâm phục. Chị xem truyền hình và đọc An ninh Thủ đô số ra ngày 11 và 12/4/2012 thấy nhóm phóng viên này “quên” mất một nội dung không thấy nói đến là lý do tại sao em lại đi biểu tình và em đi bao nhiêu lần. Chị cứ thắc mắc và rất băn khoăn về tính chân thực cũng như nghiêm túc của người làm báo hôm nay. Vì họ không nói nên sẽ có rất nhiều người không biết sự thật nên chị buộc phải cầm bút.

Nếu chị không nhầm thì mùa hè năm ngoái sau khi nhà cầm quyền Bắc Kinh gây hấn trên biển Đông, tại thủ đô Hà Nội có tất cả 11 cuộc biểu tình lớn nhỏ và em tham gia gần như đầy đủ. Chị nhìn thấy em trên Youtube.


Em luôn đi đầu, miệng hô vang: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược, bảo vệ tổ quốc Việt Nam”. Em vừa đi vừa hô, tay vung lên đầy khí thế dưới trời nắng nóng. Những tiếng thét cháy lòng ấy nó đã vượt dãy Trường Sơn vọng đến tận đất phương Nam em ạ. Lòng yêu nước của em đã truyền nhiệt huyết cho rất nhiều người. Có thể em không biết nhưng chị tin là có cả triệu người đã nhìn thấy em, hiểu việc làm của em qua Internet. Đó là sự thật.




Ngày 16/10/2011 em đi biểu tình rồi bị bắt. Ngày 23/10/2011 nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã làm bài thơ “Trả nón cho Trăng” (thật ngẫu nhiên tên em là Hằng, có nghĩa là trăng). Lời thơ thiết tha và uất hận. Thiết tha với em, uất hận với kẻ cướp, với lũ bạo tàn. Hãy nghe lời thi sỹ viết: “Em là trăng/ Trăng mọc ban ngày/ Ôi vầng trăng đội nón/ Em hồ Gươm bán nguyệt heo may”… Hình ảnh em đội nón lá, mang hai dòng chữ “HOÀNG SA-TRƯỜNG SA” đã làm chính quyền nóng mặt nhưng lại làm nên chất xúc tác gây cảm hứng cho nhà thơ: “Nón mùa thu/ Áo sương mù đưa đón/ Em đội tên hai quần đảo trên đầu/ Nón và trăng cùng mang tên đất nước”… Thế rồi có ai ngờ, em đi một mình, ngay giữa ban ngày ban mặt của “thủ đô hòa bình” để: “Cướp đeo băng đỏ/ Giật rách nón em thương/ Em ôm chặt một vầng trăng vỡ/ Như ôm đất nước đoạn trường/ Rách nát một linh hồn nón/ Trăng ôm hai quần đảo lên đường”…Và khi em hô “cướp, cướp” thì trái tim người thi sỹ bỗng trào dâng niềm uất hận: “Giữa ban ngày/ Trăng bị bắt cóc/ Tổ quốc ơi/ Sao mùa thu lại khóc?/ Trả trăng cho nón/ Trả nón cho trăng”…


Hằng ơi, lòng yêu nước nó ở trong máu, trong tim của mỗi con người. Nước Việt mình đã trải qua bao cuộc kháng chiến chống kẻ ngoại bang. Em là tiếp nối truyền thống yêu nước của phụ nữ Việt Nam : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Ba Định, chị Út Tịch, chị Quách Thị Trang…Em cứ tự do yêu nước Hằng nhé. Tổ quốc là của chung tất cả mọi người. Chị viết đến đây thì những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lại hiện lên: “Cũng đừng mong hóa vầng trăng/ trăng/ là nô lệ muôn năm của trời/ Tự do trong mỗi con người/ dẫu nơi bóng tối hát lời tự do…”
.

Bùi Hằng ơi, nước Việt mình đã từng có những kẻ bán nước cầu vinh. Những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống xưa hình như lại đang lởn vởn hiện về nên em mới phải chịu cảnh tù đầy oan trái. Nhưng chị biết em hiểu việc mình làm. Em đã chẳng từng nói: “Ôi tổ quốc nếu cần tôi chết/ cho đồng bào tôi cho máu thịt của tôi.”

Câu thơ của người thi sỹ nói lên một lẽ đương nhiên của tạo hóa: “Trăng là nô lệ của trời”, còn em cũng là “trăng” nhưng là nô lệ của tình yêu tổ quốc. Với chị em sẽ mãi mãi là hiện thân của lòng yêu nước. Nếu như chị không viết những dòng chữ này cho em thì chị tự cảm thấy xấu hổ vì không xứng là một CON NGƯỜI. Hãy can đảm lên Hằng nhé và cũng đừng buồn nữa. Em sẽ không cô đơn vì chị và các bạn, tổ quốc Việt Nam sẽ luôn luôn đứng bên cạnh em, một vầng trăng Minh Hằng vằng vặc tỏa sáng trong chốn lao tù.

Cuối thư chị chúc em chân cứng đá mềm. Cho chị gửi đến em muôn vàn tình thương yêu (và cả hơi ấm từ nắng phương Nam cho vơi bớt cái lạnh nơi đất Bắc).

Thân mến,
Chị Trâm

(P.S: Nhờ hai bạn Phương Bích và Xuân Diện mà mình chỉ biết tên nhưng chưa biết mặt,
nếu các bạn có đi thăm Bùi Hằng thì mình nhờ chuyển bức thư này cho BH nhé.
Cảm ơn các bạn nhiều. Nguyễn Thị Khánh Trâm).
Đọc tiếp...