Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

GS. PHẠM ĐỨC DƯƠNG NÓI VỀ VĂN HÓA DÙNG NGƯỜI TÀI



Lời dẫn: 
Giáo sư Tiến sĩ Phạm Đức Dương
sinh năm 1930 tại làng Đông Thái - xã Tùng Ảnh - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh
đã từ trần hồi 3h32' ngày 8.12.2013, tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi 

Lễ viếng được tổ chức từ 8h00 - 11h00
Thứ Tư ngày 11 tháng 12 năm 2013
tại Nhà tang lễ Bệnh viện 354, số 120 Đốc Ngữ, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Để tưởng nhớ Ông, xin đăng lại bài phỏng vấn Giáo sư, do nhà văn Vũ Đảm thực hiện.

Phỏng vấn Giáo sư Phạm Đức Dương
VĂN HÓA DÙNG NGƯỜI TÀI

VŨ ĐẢM  thực hiện 

GS.TS Phạm Đức Dương, sinh năm 1930 tại xã Tùng nh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Huân chương Lao động hạng Nhất. Huân chương Lao động tự do hạng Nhất của Lào. Hai huân chương kháng chiến. Đã xuất bản hơn 20 đầu sách về Ngôn ngữ, Văn hóa. Nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam ÁViệt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông... 

P.V:- Giáo sư có thể cho biết đôi nét về việc dùng người của ông cha ta ngày xưa? 

G.S Phạm Đức Dương:- Trước tiên phải nói ngay rằng ông cha ngày xưa luôn mong muốn xây dựng đất nước ta là một nước "Văn"- hòa bình và văn hiến chứ không phải theo con đường "Võ" như nhiều triều đại Trung Hoa. Điều đó được thể hiện ở biểu tượng trả gươm ở hồ Hoàn Kiếm; ở khát vọng hòa bình, tự do khắc trên Tháp bút" Tả thanh thiên"; ở việc Lý Công Uẩn dời đô đến Thăng Long rồng bay và cả ở Văn Miếu nơi thờ đức Khổng Tử vốn là nhà tư tưởng muốn xây dựng một nhà nước hòa hiếu.

Chính vì lý tưởng này mà ông cha ta luôn luôn coi" Hiền tài là nguyên khí quốc gia", hay nói một cách cụ thể hơn là ông cha ta dùng người có tài và có đức trong những công việc lớn lao phụng sự cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước. Và để có nhiều người tài cho đất nước, ông cha ta đã tiến hành các khoa thi để kén chọn người tài; khi đã kén chọn được người tài rồi, ông cha ta biết tôn quí và trọng dụng họ để họ phát huy hết tài trí của mình làm cho đất nước thịnh vượng- đó chính là văn hóa dùng người của ông cha ta ngày xưa.

P.V:- Thế còn ngày nay, chúng ta hay dùng câu: Trọng dụng nhân tài? 

G.S Phạm Đức Dương: - Thời nay, hiền tài vẫn đóng vai trò nguyên khí của quốc gia; họ được đào tạo ra từ trong nhà trường, trong lao động và chiến đấu. Nước ta vốn chịu nhiều hậu quả của thiên tai, chiến tranh, tài nguyên khoáng sản cũng ít vì vậy việc trọng dụng nhân tài phải được đặt lên hàng đầu. Chính nhân tài sẽ đóng vai trò quyết định trong việc đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và trở thành một quốc gia phát triển. Hãy lấy Nhật Bản là một thí dụ, từ một nước bại chiến, bị tàn phá nặng nề bởi bom nguyên tử, bởi động đất, sóng thần nhưng vì biết trọng dụng người tài mà nước Nhật đã trở thành một cường quốc kinh tế.

Ngày nay chúng ta hay nói trọng dụng nhân tài, nhưng trong thực tế người tài ở nước ta vẫn chưa được trọng dụng nhiều, gây nên một sự lãng phí chất xám to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. 

P.V:- Theo giáo sư, đâu là nguyên nhân gây nên việc người tài ở nước ta vẫn chưa thật sự được trọng dụng? 

G.S Phạm Đức Dương: Thứ nhất, ở nhiều nơi, nhiều ban ngành vẫn còn những người lãnh đạo thiếu năng lực và thiếu cái tâm vì vậy họ hay sợ và đố kỵ với người tài, do đó họ ít dùng người tài, thậm chí còn vô hiệu hóa người tài.

Thứ hai, người tài thiếu điều kiện vật chất và "tinh thần" để làm việc. Người tài không cầu mong quyền cao chức trọng, sự giàu có, cái mà họ mong muốn là đem được cái tài của mình ra để phục vụ đất nước và được xã hội công nhận sự cống hiến của họ. Nhưng nếu thiếu điều kiện, phương tiện để làm việc thì nhiều khi người tài sẽ lực bất tòng tâm. Muốn nghiên cứu thành công một công trình khoa học nào đó, cần phải được đầu tư ngay từ đầu nhưng ở ta nhiều khi "phải" nghiên cứu thành công đã rồi mới được đầu tư! Thậm chí có những nhà khoa học tâm huyết, nghiên cứu thành công một công trình nào đó rồi nhưng muốn đưa nó vào ứng dụng thì phải chạy hết cửa này đến cửa khác, phải quen biết thì nó mới được cấp kinh phí thực thi!

Còn về mặt tinh thần, người tài phải được tự do trong suy nghĩ, sáng tạo thì mới có"cảm hứng" để nghiên cứu, làm việc có hiệu quả; chứ còn lúc nào cũng bị chỉ đạo, gò ép phải làm thế này thì mới được thông qua, được cấp kinh phí thì sẽ hạn chế rất lớn sự sáng tạo của người tài.

Thứ ba, phải nhìn nhận rằng cũng có một số người tài hiện nay đang chạy theo lối sống thực dụng, muốn có danh, có quyền hành, có nhiều tiền nên mải chạy theo nó mà dần làm mai một đi tài năng của mình.

P.V:- Lại có cả những người không có tài nhưng lại đi ngộ nhận mình là người tài? 

G.S Phạm Đức Dương:- Những người không có tài mà ngộ nhận mình là người có tài thông qua bằng cấp hay một chức danh nào đó có được do sự nâng đỡ hay chạy chọt, dù có giỏi che đậy thế nào thì cuộc sống vẫn vạch ra được chân tướng. Tài năng đích thực không bao giờ mua - bán được. Người tài luôn khiêm tốn và biết được giá trị của mình; còn kẻ ngộ nhận lại hay vỗ ngực. Văn hào Tônxtôi có nói thế này: Giá trị tài năng của con người giống như giá trị của một phân số, trong đó tử số là tài năng thật còn mẫu số là sự tự đánh giá về tài năng của anh.

P.V:- Hiện nay có hiện tượng nhiều người đổ xô đi thi cao học, nghiên cứu sinh tiến sĩ không phải để trở thành nhà khoa học, nghiên cứu mà cốt có tấm bằng để giữ ghế hoặc tiến thân. Giáo sư có suy nghĩ gì về vấn đề này?

G.S Phạm Đức Dương:- Học để nâng cao kiến thức, phục vụ tốt cho công việc chuyên môn, cho cuộc sống là nhiệm vụ và niềm tự hào của mỗi người nhưng học bằng tiền, bằng quyền, cốt có tấm bằng để tiến thân thì đó là một điều tai hại đối với xã hội.

P.V:- Theo giáo sư làm thế nào để có thể loại bỏ được điều có hại này cho xã hội?

G.S Phạm Đức Dương:- Cách tốt nhất là việc thi tuyển và đào tạo phải nghiêm minh; chỉ những ai thật sự giỏi mới được tuyển dụng và cho đi đào tạo. Trong công tác tổ chức cán bộ, việc bổ nhiệm phải căn cứ vào năng lực thực tiễn chứ không phải dựa trên bằng cấp hay các mối quan hệ nâng đỡ, chạy chọt.

P.V:- Nếu có thể đưa ra được một bài học về văn hóa dùng người hôm nay, thì giáo sư có tham kiến gì không? 

G.S Phạm Đức Dương:- Có thể khẳng định rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thầy trong việc dùng người tài, Người đã cho chúng ta bài học vô giá trong việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Năm 1946, khi đất nước vừa độc lập, thù trong, giặc ngoài đang toan tính xóa bỏ nhà nước dân chủ non trẻ của chúng ta thì Người phải sang thăm Pháp và đã quyết định trao chức Quyền chủ tịch nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng với lời căn dặn:" Dĩ bất biến, ứng vạn biến", nhờ đó mà nước nhà vẫn bình yên. Năm 1954, Người đã trao toàn quyền cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ra trận với lời căn dặn:" Phải chắc thắng mới đánh", nhờ đó mà đã làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu. Rồi sau này, hàng loạt những trí thức tài danh đã rời bỏ vinh hoa phú quí ở thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp để về nước phụng sự Tổ quốc như Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo, Nguyễn Khắc Viện, Phạm Huy Thông, Lê Văn Thiêm, Hoàng Xuân Nhị vv...

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành công trong việc trọng dụng hiền tài bởi: Người biết nhìn nhận đúng người tài; biết trao cho họ những việc lớn phù hợp tài năng; biết tin tưởng vào họ; biết xây dựng uy tín cho họ; và biết chăm lo đến đời sống tình cảm của người tài và gia đình họ.

Nếu ngày nay chúng ta biết học hỏi và vận dụng sáng suốt bài học trọng dụng hiền tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì chắc chắn một ngày không xa, đất nước chúng ta sẽ thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước phát triển.

P.V:- Xin cảm ơn giáo sư!
 

20 nhận xét :

  1. sao chẳng là tài:
    *xây được biệt thự cao chót vót xung quanh Hồ gươm -biến Hồ thành "ao "cũng là "tài "
    *Lấp sông Kim ngưu sông Lừ thành đường ,thành nhà cũng là" tài "...
    * Cơi nới bệnh viện .công sở cũng là "Tài "
    nên Giao thông Tắc nghẽn ,môi trường ô nhiễm để tăng Phạt giao thông cũng là "Tài "mà:
    "hiền tài "chỉ muốn phát huy tài năng ở một xã hội công bằng ,minh bạch .tự tôn ,tự trọng .ANH hai lúa cũng đã làm ra nhiều cái máy nọ ,máy kia ...

    Trả lờiXóa
  2. Buôn có bạn, bán có phường . Người buôn bán còn thế huống chi người làm quan . Người tài cần được tiến cử. Ngày xưa từ địa phương phát hiện ra người tài liền tiến cử lên vua . Vua thử tài rồi mới bổ nhiệm , bắt đầu từ chức vụ nhỏ, nếu thật sự có tài thì nâng dần lên, trao cho những chức vụ lớn hơn . Nhiều khi tiến sĩ, trang nguyên luc đầu cũng chỉ được bổ nhiệm làm tri huyện. Ngày nay mới có chút học hàm học vị lại đòi làm lớn ngay, bổ nhiệm vào chức vụ nhỏ nhiều khi lại tự ái, kiêu ngạo, coi khinh người khác, tác phong làm việc không nghiêm chỉnh, rồi lại chạy chọt kiếm chỗ tốt hơn, ngồi mát ăn bát vàng, không chịu xông pha vào nơi khó khăn phức tạp . Như thế chưa phải người tài .
    Bởi vậy chọn được người tài còn phải thử thách cam go, huấn luyện bằng thực tế công việc. Người tài thực sự cũng không khó phát hiện , nhưng cần phải biết sử dụng đúng người, đúng việc .

    Trả lờiXóa
  3. Chế độ tìm kiếm và sử dụng nhân tài hiện nay của nước ta kém xa thời phong kiến thậm trí còn làm bậy quá nhiều nữa. Đó là mua quan bán chức.

    Hầu hết người tài đức thật sự của dân tộc đang không làm và không muốn làm trong bộ máy công quyền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phó thường dânlúc 06:37 4 tháng 7, 2013

      Thời PK , Các vua chúa chọn người tài thì không có bằng dổm, cũng không có chạy chọt .Khi nào chọn người tài theo phe nhóm tất đến suy vong . Cứ xem sử sách thời mạt vận của các triều đại thường là do phe nhóm kéo bè đảng chi phối triều đình, làm loạn kỉ cương như cuối đời Trần có Lê Quí Ly, đời Lê có Mạc đăng Dung, thời chúa Nguyễn có Trương Phúc Loan, chúa Trịnh có Kiêu Binh v.v... Đó là thượng bất chính hạ tắc loạn !

      Xóa
  4. Người không có tài làm sao biết cách sử dụng người tài

    Trả lờiXóa
  5. Thưa Giáo sư Phạm Đức Dương ! Với đường lối giáo dục và chính sách đào tạo cán bộ của nước ta từ bao nhiêu năm qua phải đảm bảo được tiêu chuẩn VỪA HỒNG VỪA CHUYÊN , và phải bắt nguồn từ con em của giai cấp công nông-giai cấp tiên phong lãnh đạo cách mạng - Điều này thể hiện tính ưu việt hơn hẳn so với cách đào tạo nhân tài của các triều đại phong kiến; của các nhà nước vô sản ! Cho nên, người tài ngày hôm nay của nước ta muốn được đem tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết để cống hiến cho Đất nước ; cho Dân tộc thì phải là đảng viên của ĐCSVN ! Chỉ vì đọc nhiều sách báo chính thống (loại được phát hành ở trong nước Việt Nam XHCN mà em bị kéo dài thời gian xét kết nạp vào Đảng -với lý do : "Cần phải được giáo dục lại, vì đồng chí ấy đọc lắm sách báo quá, dễ có cách nhìn nhận và đánh giá sai lệch ...!" . Thưa Giáo sư Phạm Đức Dương, xin Giáo sư cho phép em được nhắc lại ý của Giáo sư Tương Lai : " Ti tiện không còn văn chương của lối nhồi sọ, áp đặt tư tưởng nhằm cổ vũ cho sự vâng chịu . Không dám tranh luận đẻ làm rõ đúng sai, chỉ khuyến khích đi theo lối mòn, người đi sau dẫm lên dấu chân của người đi trước, không biết khám phá, không sáng tạo .". Xin kính chúc Giáo sư mạnh khỏe !.

    Trả lờiXóa
  6. Cứ nghe, xem các vị lập pháp và hành pháp hỏi đáp-đáp hỏi mỗi năm 2 kỳ thì đủ biết cách dùng người 'hiền tài' thời nay?

    Trả lờiXóa
  7. Ẩn Danh 08:31 xin đinh chính : dòng thứ tư tính từ trên xuống :" ....của các nhà nước tư bản !". Thành thật xin Giáo sư Phạm Đức Dương lượng thứ! Xin cảm ơn Lâm Khang quý mến đã đăng tải bài viết và Giáo sư Phạm Đúc Dương cùng những ý kiến tham gia nhận xét !

    Trả lờiXóa
  8. " NHÂN TÀI CỦA QUỐC GIA GIỐNG NHƯ VÀNG TRONG KHOÁNG SẢN " ( Ngạn ngữ Mỹ).

    Trả lờiXóa
  9. Toàn người chẳng những không tài cán gì mà còn thiếu cả đức nữa , vậy mà họ được làm "giám khảo" "bề trên" để chọn người tài thì người tài thực phỏng có lòng dạ nào mà phụng sự, cống hiến cho dân cho nước đây!?? Há chăng chỉ còn một số người tự nhận là "tài" mới Nicolai Monmen !?

    Trả lờiXóa
  10. Thuở bình sinh, Nhà thơ kiêm viết kịch Lưu Quang Vũ đã từng phải nói to với ai đó rằng :'' Ông không phải là bố tôi !".

    Trả lờiXóa
  11. Người tài không làm việc dưới người không tài. ở ta người lãnh đạo phải là đảng viên, đảng viên đa số không tài , thu hút người tài không chỉ cần đãi ngộ vật chất, mà cần tin ở họ , sống trong môi trường có dân chủ thực sự, có pháp luật rõ ràng.

    Trả lờiXóa
  12. Tôi cảm thấy "phí nhời" nói về việc dùng người tài trong xh hiện nay!

    Trả lờiXóa
  13. Vào đảng ngày nay chủ yếu mấy động cơ, mục đích: Để thăng quan tiến chức ( có là đảng viên mới được bố trí, đề bạt); để làm "hồng" lý lịch cho bản thân và con, cháu núp bóng khi cần; để có tiếng cho oách lên mặt với họ hàng, làng xóm ; bị gia đình thúc ép vì danh tiếng (hão) và lãnh đạo thúc ép cho đủ chỉ tiêu phát triển đảng. .. khi tất cả mục đích đó không cần, vô dụng thì phăng teo!. Trước khi nhập ngũ, hầu hết chi bộ đảng đụi phương đều vận động các thanh niên này vào đảng cho đủ chỉ tiêu đảng ủy cấp trên giao ??!! Do vậy nếu người tài đức không đảng viên thì không nằm trong tầm quan tâm phát triển của các cấp ủy đảng. Cái ung nhọt đã phế bỏ hiền tài ở VN là chỗ ấy !

    Trả lờiXóa
  14. Ngày nay HIỀN TÀI LÀ ÂM KHÍ QUỐC GIA!

    Trả lờiXóa
  15. Hiện nay, ở Việt nam ai cũng là người tài (trừ dân!)

    Trả lờiXóa
  16. GS. PHẠM ĐỨC DƯƠNG NÓI VỀ VĂN HÓA DÙNG NGƯỜI TÀI.

    Như vậy người TÀI chỉ là "đồ vật": dùng thì dùng, không dùng thì vứt đi?

    Xã hội VN hiện nay vẫn chế độ quan lại vì vậy cái TÀI: là biết hầu hạ, vâng lời, biết cống nạp.

    Trả lờiXóa
  17. Thông qua diễn đàn của Ts Diện, cho phép tôi xin long trọng tuyên bố với cá nhân bác Nguyễn Phú Trọng cũng như toàn đảng, toàn quân và toàn dân!
    CHÚNG TA ĐÃ THÀNH CÔNG VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA RỒI!!!
    Chứ không phải như sự lo lắng của bác Trọng rằng không biết hết thế kỷ 21 chúng ta có xây dựng thành công CHỦ NGHĨA XÃ HỘI tại Việt Nam không!?
    Bằng chứng là đây!> toàn dân thành phố Biên Hòa(Đồng Nai) ra cướp gần sạch xe bia bị tai nạn được diễn ra ngay trung tâm thành phố!!!mặc dù đồn công an chỉ cách hiện trường khoảng...200 mét! Sự việc diễn ra như vậy sao không có được vài người can ngăn?chứng tỏ chúng ta đã thành công trong việc hình thành một xã hội...ĂN CƯỚP!!!
    Còn chần chừ gì nữa!?
    CHÚNG TA HÃY TIẾN NHANH,TIẾN MẠNH,TIẾN VỮNG CHẮC LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI!!!
    Đồng lòng!đồng lòng!đồng lòng!

    Trả lờiXóa
  18. Bạn Phó thường dân: Bạn có đôi chút nhầm lẫn: Mạc Đăng Dung và Hồ Quý Ly không phải là những người bất tài, mà ngược lại- có tài, nhất là Hồ Quý Ly. Lịch sử đánh giá lại rồi. Họ lập ra các triêu đại mới để thay thế triều Lê và triều Trần đã quá đổ nát, là tất yếu và hợp quy luật!
    Nói họ có khuynh hướng độc tài thì đúng hơn.

    Trả lờiXóa
  19. Thưa TS Nguyễn Xuân Diện. Vậy ra ngày xưa hơn ngày nay hay sao, Ngày xưa là ...Phong Kiến ngày nay có Đảng lãnh đạo thấy ở Hải Dương chuyện này
    Con trai, con rể Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương băng băng trên đường quan lộ
    http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Con-trai-con-re-Bi-Thu-tinh-uy-Hai-Duong-bang-bang-tren-duong-quan-lo/328565.gd
    Hay cả lò nhà lão này tài như con cái ông Ỉn ông Ủn bên Bắc Triều tiên? thưa Tiến sĩ, thưa bà con

    Trả lờiXóa