Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Thư giãn cuối tuần: ĐÂY ĐÁI ĐƯỢC, KHÔNG CẤM

ĐÂY ĐÁI ĐƯỢC KHÔNG CẤM

Có bác đang tè bên đường, ngay cạnh tấm biển: "Cấm Không Được Đái Đây". Công an bắt phạt, quát tháo: 
- Không nhìn thấy biển cấm kia à?
Bác kia bảo: Tôi đọc rồi!
Công an quát tiếp: - Đọc rồi sao vẫn đái bậy?
Bác bảo: Tôi học về chữ Nho, đọc từ phải sang, thưa đồng chí!
Công an: Thôi, bác là nhà Nho thì bác đi đi ...

ChĨ"

Chữ Hán là chữ tượng hình. Các cụ sáng tạo ra chữ Nôm nhiều khi rất hóm nữa.
Chữ Nôm là chữ sáng tạo riêng của cha ông ta, dựa trên ký tự chữ Hán (của Tàu), để ghi âm tiếng Việt. Người Tàu không đọc được chữ Nôm của ta. Dưới đây là hai chữ, 1 chữ Hán và 1 chữ Nôm. Chữ Hán bên trái là chữ Nữ - đàn bà, con gái (trông cũng meo méo), còn bên phải là một chữ Nôm, là chữ ĐĨ.
Chữ Đĩ là chữ Nữ nhưng có cái chấm ở giữa, ý chỉ là: đây, chỗ này để nuôi miệng! :) Trông cũng ...tượng hình!

 

9 nhận xét :

  1. Một ông anh bà con với tôi làm cảnh sát chế độ họ Ngô có nhiệm vụ chính là chỉ đường điều tiết giao thông tại các ngã tư đường ở Saigon trước 1975 , ( Nay anh đã qua đời ) kể cho tôi chuyện này . Một hôm anh được phân công ở một ngã tư bên Chợ Lớn nơi có nhiều người Hoa sinh sống, gần ngã tư có 1 khoảng đất trống được rào lại khá sơ sài, có một bảng chữ khá to vừa bằng chữ Việt vừa chữ Hán , nội dung " Cấm không được đái ở đây !" Vừa đổi ca trực anh xuống khỏi bục chỉ đường, anh bắt gặp một chú ba béo trục béo tròn , mặt đỏ gay, lại ở trần trùng trục, đứng tè bậy ngay dưới bảng cấm . Anh tiến lại gần định xử phạt . Chú ba thấy CS sợ quá, vội vàng kéo dây đóng cửa sổ quần lại. Anh hỏi, chú ba biết chữ không ? Trả lời : biết chứ . Vậy đọc thử coi . Chú ba đọc : đái được không cấm . Chữ Tàu mà , đọc từ bên phải qua . Ngộ đọc Zậy đó .
    Sai rồi . Tôi đọc chú nghe : bất đái ... ). Chú ba phản đối : ngộ mắc tái góa, phải cho ngộ tái chớ . Không được ! Đóng phạt 5 đồng . Ngộ hông có tiềng . Ngộ có cái này . (Vừa nói vừa vạch quần ) . Anh đành tha phạt cho chú ba .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ha ha, cười đau bụng câu chuyện của bác CD Saigon. :)

      Xóa
  2. Cấm không được, đái đây
    Không được cấm, đái đây
    Đái đây, cấm được không,
    hi hi hi...
    "Cấm không được đái đây" hiểu theo đúng tiếng việt là "Phải đái đây" phải không các bác

    Trả lờiXóa
  3. Cấm không? - Được đái đây! (hi hi)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hảo à! Tưởng cấm thì ngộ nính, mà hổng cấm thì ngộ lái. Ngộ với thằng nhỏ ngộ xin la tạ, la tạ!!!

      Xóa
  4. Không biết tại từ nhỏ nhà em sống trong bầu khí giáo dục cấm kỵ hay sao ý các bác à, thành ra trong những danh từ để chỉ cùng một đối tượng, nhà em chỉ dám táo bạo dùng theo thứ tự từ dễ dàng nhất cho đến khó khăn nhất như sau: chị em ta, gái ăn sương, gái làng chơi, gái bao (hay gái gọi). Hi hi, đến như chữ "đĩ" thì... nói thiệt, hình như đây là lần dầu tiên nhà em dám gõ cái chữ ấy ra đấy. Nói chữ ấy ra thì lại càng không được, không thể. Chưa bao giờ nhà em dám thử nói ra cái từ đó!

    Sau này, tức là phải sau cái mốc 45 tuổi, khi đã nhiều lần ngẫm nghĩ thật nghiêm túc, nhà em cho rằng đó là cái nhược điểm nơi mình chứ không phải ưu điểm. Nơi mình vẫn còn nhiều cấm kỵ quá! Một trong những chỉ dẫn giúp nhà em ngộ ra điều đó, chính là câu nói của hiền triết Khổng Tử: "Vô khả vô bất khả" - cái gì cũng có thể và cái gì cũng không thể. Mình nên thấy rằng mình có thể tự do làm được mọi thứ, miễn là đúng nơi đúng chỗ, hay nói cách khác: miễn là "phải đạo". Và mình cũng nên hiểu rằng: cần phải dâng hiến hoàn toàn cái tự do của mình, dám khép mình vào khổ hạnh, dám trả lời "không thể" một khi hành xử thế mới là phải đạo.

    Hì hì, từ nay phải tập nói cái "chữ Nôm khó nói" ấy mới được.

    Trả lờiXóa
  5. "Cấm Không Được Đái Đây" (nghĩa là "Cấm đái ở đây")chứ không phải như Nặc danh03:27 Ngày 30 tháng 12 năm 2012 hiểu là "Phải đái đây" đâu nhé!Muốn rõ hơn cần tìm hiểu quy luật phủ định của phủ định dùng trong ngôn ngữ. Phải khen cho đ/c Công an.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác rằng: "Cấm Không" = "Được"

      Xóa
  6. Bác Tễu quá giỏi! Thật xứng đáng là chuyên gia về Hán Nôm!!!

    Trả lờiXóa