Nhà thờ Kẻ Sặt
Cuối tuần, theo lời mời của một người bạn, tôi cùng bạn bè về thăm Kẻ Sặt - một vùng quê nổi tiếng thuộc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương. Nơi đây có Nhà thờ Kẻ Sặt nổi tiếng, rồi có các đặc sản bánh đa và bánh chả Kẻ Sặt nức tiếng xa gần.
Kẻ Sặt là địa danh cổ chỉ một địa phương. Tên địa danh Kẻ Sặt là tên Nôm của làng Trang Liệt. Những địa danh có chữ LIỆT thường có tên Nôm là Sét (Thịnh Liệt - HN), Sặt (Trang Liệt - Từ Sơn, Bắc Ninh; Trang Liệt - Bình Giang, Hải Dương).
Tóm lại, ngày xưa, những vùng đất cổ thường có hai tên:
- Tên cổ thì gọi là Kẻ + tên gọi (ví dụ: Kẻ Noi, Kẻ Chủ, Kẻ Mía, Kẻ Ngác, Kẻ Thày, Kẻ Vẽ....), những tên gọi này thường chỉ là truyền miệng, và có từ rất xa xưa.
- Tên chữ, thường xuất hiện sau, muộn hơn so với tên nôm na, do nhu cầu phải văn bản hóa để quản lý về mặt hành chính.
Bác Ha Le cho biết: Ở miền Nam cũng có địa danh Kẻ Sặt, thuộc vùng Hố Nai, nơi có một ngôi chợ rất sầm uất và nổi tiếng nằm ven quốc lộ 1, gọi là "Chợ Sặt". Đó ban đầu là tên của một làng (đồng thời là giáo xứ) do các giáo dân di cư lập ra, lấy lại tên cũ từ quê hương miền Bắc của họ. Giáo xứ Kẻ Sặt là một trong những giáo xứ đông dân bậc nhất của địa phận Xuân Lộc, hay có thể nói của toàn miền Nam, theo địa giới hành chính hiện này thì thuộc phường Tân Biên, tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điều này đúng như những lời bà con giáo dân và chức sắc giáo xứ Kẻ Sặt cho tôi biết trong chuyến thăm này. Bà con cho biết, vào những dịp lễ trọng hàng năm, bà con Kẻ Sặt ở Hố Nai và các tỉnh phía Nam về quê cha đất tổ dự thánh lễ rất đông, xe lớn chở khách nối nhau dài đến cả cây số.
Giáo xứ Kẻ Sặt hiện có chừng hơn 5000 giáo dân. Nhà thờ Kẻ Sặt nằm trong một khuôn viên 32 ngàn mét vuông. Nhà thờ được xây vào năm 1882 và được sửa chữa vào năm 1922.
Hôm nay Cha xứ đi vắng, có ủy cho các ông Chánh và Phó trương cùng ban hành giáo đón tiếp và hướng dẫn chúng tôi tham quan nhà thờ.
Trước khi ra về, chúng tôi gửi lời cảm ơn Cha xứ, cảm ơn các vị chức sắc đã đón tiếp ân cần, niềm nở và kính chúc bà con giáo dân Giáo xứ Kẻ Sặt một mùa Giáng sinh vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc và thành tựu trong hồng ân của Thiên chúa.
Làng kim hoàn Châu Khê:
Làng có từ thời Lý. Theo danh sĩ Phạm Đình Hổ thì tên làng có từ thời ấy. Lúc đó có cụ Châu Tam Xương ở, đông con nhiều cháu nên tên làng lúc đầu là Châu Xá (làng của những người họ Châu/Chu). Về sau, tên làng lại bị viết sai thành Trâu Xá. Về sau, cụ Trần Nguyên Đán (ông ngoại của Nguyễn Trãi) có viết một bài văn bia ca ngợi Châu Tam Xương. Vì cụ có công lập làng nên dân làng thờ Châu Tam Xương trong đình làng:
Tượng cụ Châu Tam Xương |
Tượng cụ Lưu Xuân Tín, tổ nghề Kim hoàn |
Châu Khê có khoảng 400 hộ dân, gần một nửa số đó làm nghề kim hoàn. Người dân Châu Khê có mặt ở Hà Nội (Hàng Bạc, Phúc Tân), Hải Phòng, Nam Định, và các tỉnh phía Nam. Châu Khê có chừng hơn chục người là Nghệ nhân dân gian, trong đó có những người còn khá trẻ.
Mộ của cụ Phạm Sĩ - thành hoàng làng Châu Khê
Bốn chữ: Chân Nho vô địch
Làng Châu Khê có nhiều tấm bia đã rất cổ và rất quý nằm rải rác mỗi chỗ một tấm hoặc vài tấm. Đây là hai tấm bia trong khuôn viên một nhà trẻ ở Giáp Nhất của thôn Châu Khê:
Đầu làng có một cái trụ trong đặt đồng hồ quả lắc để dân làng xem giờ.
Nay vẫn còn, nhưng chưa biết còn tồn tại được bao lâu nữa
Những phiến đá cổ xưa bên những điếm canh trong các xóm
Xin cảm ơn Ông Trưởng thôn Châu Khê và các nghệ nhân trong làng đã đón tiếp
và hướng dẫn chúng tôi đi tham quan tìm hiểu về cổ tích trong làng.
Làng Hoa Đường (Lương Đường, Lương Ngọc)
Làng Hoa Đường, còn có các tên là Lương Ngọc, Lương Đường, nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Đây là một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Đình làng Hoa Đường thờ cụ Vũ Thiệu, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Vũ Thiệu từng làm tới chức Giám sát Ngự sử.
Làng này, hình như có truyền thống về đức ngay thẳng, chính trực nên có nhiều người làm quan ngự sử trong triều chuyên việc can gián nhà vua khỏi mắc sai lầm (trong đó có thân phụ của Thượng Chi Phạm Quỳnh).
Lương Ngọc là quê hương của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chủ bút Nam Phong tạp chí; của Cụ Vũ Đình Hòe, chủ bút Thanh Nghị tạp chí - sau là Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục; của nhà văn Vũ Bằng (Thương nhớ mười hai, Bốn mươi năm nói láo,...)
Lương Ngọc là quê hương của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chủ bút Nam Phong tạp chí; của Cụ Vũ Đình Hòe, chủ bút Thanh Nghị tạp chí - sau là Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục; của nhà văn Vũ Bằng (Thương nhớ mười hai, Bốn mươi năm nói láo,...)
Cổng làng Hoa Đường (Lương Ngọc)
Hai cột ngoài, giữa là đôi câu đối:
Tam giáp khoa danh khai ấp lý / Thiên thu tiết nghĩa đối giang sơn
(Đỗ Tam giáp tiến sĩ, mở khoa danh cho làng / Gương tiết nghĩa nghìn thu còn đó với non sông)
Ao đình của làng Hoa Đường
Theo các cụ kể lại, trước kia trước cửa đình có 100 cây muỗm cổ thụ.
Nay chỉ còn lại 05 cây
Tấm bia này dựng năm 1718, ghi lại việc xây một cây cầu đá ở con ngòi trước cửa đình
Tấm bia đá quý quá! To, chữ khắc đẹp, hoa văn rất tinh tế
Đây là nơi cách đây mấy trăm nay, đã từng có một cây cầu đá
Ao đình rộng mênh mông, nếu vớt hết bèo đi, sẽ là một vùng nước mênh mông
Giếng làng Hoa Đường
Về Hoa Đường lần này, mục đích chính là về thăm mộ cụ thân sinh ra Học giả Phạm Quỳnh, chủ bút báo Nam Phong.
Phạm Quỳnh có bút danh là Thượng Chi và một bút danh khác là Hoa Đường - tên làng ông. Khi ông vào Huế làm quan, biệt thư của Thượng thư Phạm Quỳnh được gọi là biệt thự Hoa Đường. Tác phẩm của ông thì ông đặt là Hoa Đường tùy bút. Xem thế đủ biết ông thương nhớ quê nhà đến thế nào!
Trên đường đi ra thăm mộ cụ
Mộ của thân sinh cụ Phạm Quỳnh nằm giữa khu nghĩa trang của làng xóm
Ngôi mộ mới được tôn tạo lại. Thiết kế đẹp, chắc chắn, hài hòa với xung quanh nhưng vẫn đường bệ và có nhiều nét phảng phất kiến trúc Huế
Bia mộ do chính Phạm Quỳnh viết về cha, văn bia khắc năm Bảo Đại 14 (1938).
Văn bia khắc chữ lệ mặt trước có niên đại, tên và chức vụ của người quá cố
Mặt sau là bài văn Phạm QUỳnh viết về cha.
Mặt trước:
Bảo Đại Thập tứ niên Kỷ Mão Xuân cát nhật
Hiển khảo cáo tặng Trung Phụng đại phu Đô sát viện Hữu phó Đô ngự sử
thụy Trang Khải Tâm Trai Phạm hầu chi mộ
Nam - Quỳnh bái lập
Xin cảm ơn Ông Trưởng thôn Hoa Đường và các vị trong Ban Khánh tiết của thôn đã đón tiếp và hướng dẫn chúng tôi tham quan Danh hương Hoa Đường.
Và trân trọng cảm ơn thầy giáo Cảnh và gia đình đã đón tiếp chúng tôi thân tình và chu đáo!
Thứ Bảy, ngày 1 tháng 12 năm 2012
_____________________________________________________________________
Và trân trọng cảm ơn thầy giáo Cảnh và gia đình đã đón tiếp chúng tôi thân tình và chu đáo!
Thứ Bảy, ngày 1 tháng 12 năm 2012
_____________________________________________________________________
Chào anh ! xin tiến sĩ cho biết tên KẺ SẶT có nghĩa là gì. Xin cám ơn
Trả lờiXóaQua Kẻ Sặt ngang tàng hung dữ
Trả lờiXóaKhác nào như một lũ sài lang
Chúng đi sục sạo khắp làng
Đốt nhà cướp của hại tàn lương dân
Em Bảo ta nhập quân du kích
Mừng được phen giết giặc trả thù
Trong cơn khói lửa mịt mù
Tiếng hô dậy đất reo hò cung phong
Hai lựu đạn cầm trong tay sẵn
Em Bảo ta núo ẩn im hơi
Chờ cho toán giặc tới nơi
Đạn kia em ném tung trời nổ vang
Giết chết được hai thằng mũ đỏ
Lại kèm thêm một số bị thương
THoát thân em vội tìm đường
Nhưng không tránh khỏi được phường bạo hung
Tuổi thơ chí khí anh hùng
Noi gương anh dũng nhi đồng Việt Nam...
Đây là bài học thuộc lòng ngày xưa chúng tôi học. Phải chẳng Kẻ Sặt này đây chăng?
XUÂN ĐỈNH
Bài này hình như còn 2 câu nữa. Sau câu "Nhưng không tránh khỏi được phường bạo hung" là: "Bị chúng bắn tứ tung em ngã/ Chết thiêng liêng em đã hả lòng"
XóaChào anh ! xin tiến sĩ cho biết tên KẺ SẶT có nghĩa là gì. Xin cám ơn
Trả lờiXóaCó người hỏi như vậy, nên em mạn phép thay bác Lâm Khang giả nhời như sau:
KẺ là từ cổ có nghĩa là làng (vùng, chòm) gần với kuel trong tiếng Mường. Rất nhiều tên các làng cổ có tên Nôm là Kẻ gì đó, ngoài ra Kẻ còn chỉ cả một xứ rộng lớn, như Kẻ Bắc = xứ Kinh Bắc, hay Kẻ Chợ chỉ Thăng Long,...
Còn SẶT là từ cổ nghĩa là lau sậy. Do đó nguyên có lẽ vùng Kẻ Sặt xưa kia là nơi có nhiều lau sậy mọc nên gọi và thành tên riêng, cũng giống như Kẻ Báng (tiếng Hán phiên là Đình Bảng - Bắc Ninh), là vùng xưa kia có nhiều cây báng.
Dạ, cám ơn Bác Dương Văn Hoàn đã trả lời giùm. Cũn xin tiếp lời bác như sau:
Trả lờiXóaKẻ Sặt là địa danh cổ chỉ một địa phương. Tên địa danh Kẻ Sặt là tên Nôm của làng Trang Liệt. Những địa danh có chữ LIỆT thường có tên Nôm là Sét (Thịnh Liệt - HN), Sặt (Trang Liệt - Từ Sơn, Bắc Ninh; Trang Liệt - Bình Giang, Hải Dương).
Tóm lại, ngày xưa, những vùng đất cổ thường có hai tên:
- Tên cổ thì gọi là Kẻ + tên gọi (ví dụ: Kẻ Noi, Kẻ Chủ, Kẻ Mía, Kẻ Ngác, Kẻ Thày, Kẻ Vẽ....), những tên gọi này thường chỉ là truyền miệng, và có từ rất xa xưa.
- Tên chữ, thường xuất hiện sau, muộn hơn so với tên nôm na, do nhu cầu phải văn bản hóa để quản lý về mặt hành chính.
Xin cám ơn các bác đã đặt câu hỏi và cùng thảo luận.
Tễu
Xin góp thêm với các bác ít chi tiết: Ở miền Nam cũng có địa danh Kẻ Sặt, thuộc vùng Hố Nai, nơi có một ngôi chợ rất sầm uất và nổi tiếng nằm ven quốc lộ 1, gọi là "Chợ Sặt". Đó ban đầu là tên của một làng (đồng thời là giáo xứ) do các giáo dân di cư lập ra, lấy lại tên cũ từ quê hương miền Bắc của họ. Giáo xứ Kẻ Sặt là một trong những giáo xứ đông dân bậc nhất của địa phận Xuân Lộc, hay có thể nói của toàn miền Nam, theo địa giới hành chính hiện này thì thuộc phường Tân Biên, tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Trả lờiXóaChơ Sặt ở Hố Nai, Biên Hòa nghe đâu UBND Tp BH cho giải tỏa rồi . Bà con tiểu thương dồn vào chợ Tân Biên .
XóaChào bạn Ha Le! Chi tiết mà Ha Le kể là chính xác rồi. Bọn mình về thăm Kẻ Sặt cũng được nghe bà con giáo dân và chức sắc giáo xứ Kẻ Sặt cho biết: Trước năm 1954 giáo dân Kẻ Sặt đã đông lắm. Năm 1954 giáo dân ở đó vào Nam gần hết còn một số rất ít ở lại thì nhiều người phải bỏ Đạo.
XóaBây giờ thì Nhà thờ Kẻ Sặt cũng là Nhà thờ to nhất nhì miền Bắc đó.
Xin hỏi bác Tễu thắc mắc này: Không hiểu theo quan điểm của ngành Văn hóa và giới học giả nước ta, những tấm bia đá rất cổ và rất quí nằm rải rác kia nên giữ nguyên tại chỗ hay nên di dời vào một địa điểm tập trung để dễ bảo quan nhỉ? Ví như các tấm bia nằm trong khuôn viên nhà trẻ, nhìn hình thấy có những vết nứt mà lo quá!
Trả lờiXóaCảm ơn TS. Nguyễn Xuân Diện về bức ảnh rất đẹp này, làng Lương Ngọc cũng là quê của cố Bộ trưởng Vũ Đình Hòe, nhà văn hóa nhà văn Vũ Bằng. Trong khi nhà thơ Vũ Đình Liên thì người làng Châu Khê, tôi nhớ không nhầm nghệ sỹ nhiếp ảnh nổi tiếng của Việt Nam Võ An Ninh cũng người làng Lương Ngọc.
Trả lờiXóaXin đa tạ những thông tin bác cung cấp. Và cũng xin bổ sung vào chính văn để mọi người cùng biết.
XóaKính thư
Lâm Khang
Hải Dương từ xa xưa được gọi là mảnh đất "Nhân phong vật thịnh" mà
Trả lờiXóahttp://www.baomoi.com/Vung-dat-Nhan-phong-vat-thinh/45/2877696.epi
Cảm ơn nhà Hán Nôm học TS. Nguyễn Xuân Diện về các bức ảnh nhà thờ Kẻ Sặt, và làng Hoa Đường, Châu Khê...
Lê Thành Đông
Xin trích từ bài "DANH HƯƠNG HOA ĐƯỜNG XƯA QUA TƯ LIỆU HÁN – NÔM" của bác Vũ Thế Khôi, nhà nghiên cứu hán nôm, người trong họ Vũ thôn Hoa Đường: "Làng Hoa Đường huyện Đường An trấn Hải Dương xưa, nguyên quán của các danh sĩ Phạm Quý Thích, Vũ Tông Phan, Vũ Nhự, Phạm Hy Lượng và 8 vị đỗ đại khoa khác, cả văn lẫn võ, từng một thời là danh hương. Trong dân gian thường truyền tụng câu “nam Hành Thiện, đông Hoa Đường” để chỉ hai làng khoa bảng nổi tiếng đã tiếp nối được truyền thống đỗ đạt của “Tiến sĩ sào” Mộ Trạch..."
Trả lờiXóa"căn cứ thư tịch chữ Hán: theo sách Nghiên cứu các chữ húy Việt Nam qua các triều đại của Ngô Đức Thọ, do Trung tâm Viễn đông Bác cổ tại Việt nam in năm 1977, thì từ tháng 3 – 1841 (chứ không phải từ đời Minh Mạng!) Hoa Đường mới phải đổi gọi là Lương Đường, vì từ đây mới phải kỵ húy một trong các bà vợ của Minh Mạng từ Hồ Thị Hoa, người sinh ra Thiệu Trị, lên ngôi vua tháng 1 – 1841 và từ tháng 12 – 1885 thì lấy tên Lương Ngọc vì vua Đồng Khánh húy là Ưng Đường..."
Bài của bác Vũ Thế Khôi có thể xem ở đây ạ: http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=829&Catid=490
Trả lờiXóa