Hàng trăm người Việt Nam ký "Lời kêu gọi"
bảo vệ nhân quyền
Hiến pháp Việt Nam 1946 (DR)
RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Nguyễn Quang A, một trong những người đã ký tên vào « Lời kêu gọi » bảo vệ nhân quyền này.
RFI : Thưa ông, vừa rồi ở Việt Nam, nhiều công
dân tham gia ký tên vào « Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến
pháp tại Việt Nam ». Ông có thể cho biết vì sao ông lại ký tên vào lời
kêu gọi này?
Nguyễn Quang A : Tôi đã rất nhiều lần lên tiếng yêu cầu các cơ quan nhà nước và những nhân viên của nhà nước phải gương mẫu thực hiện đúng pháp luật và hủy bỏ, sửa đổi những điều quy định vi hiến của luật pháp, hoặc trái với pháp luật quốc tế, mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Chính vì thế, tôi ký tên vào cái lời kêu gọi này, đòi chính quyền Việt Nam phải hủy bỏ, trước mắt là hai điều, điều 88 BLHS và nghị định 38 của chính phủ, vì tôi thấy hai cái đó ngược với những cam kết của Việt Nam trong các văn bản pháp luật quốc tế, mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng, đồng thời cũng vi phạm Hiến pháp Việt Nam hiện hành (dù chính bản thân Hiến pháp ấy cũng phải được thay đổi). Nhưng ngay cả Hiến pháp dù chưa được tốt như thế, thì bản thân những điều đó cũng vi phạm Hiến pháp hiện hành của Việt Nam.
Nguyễn Quang A : Tôi đã rất nhiều lần lên tiếng yêu cầu các cơ quan nhà nước và những nhân viên của nhà nước phải gương mẫu thực hiện đúng pháp luật và hủy bỏ, sửa đổi những điều quy định vi hiến của luật pháp, hoặc trái với pháp luật quốc tế, mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Chính vì thế, tôi ký tên vào cái lời kêu gọi này, đòi chính quyền Việt Nam phải hủy bỏ, trước mắt là hai điều, điều 88 BLHS và nghị định 38 của chính phủ, vì tôi thấy hai cái đó ngược với những cam kết của Việt Nam trong các văn bản pháp luật quốc tế, mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng, đồng thời cũng vi phạm Hiến pháp Việt Nam hiện hành (dù chính bản thân Hiến pháp ấy cũng phải được thay đổi). Nhưng ngay cả Hiến pháp dù chưa được tốt như thế, thì bản thân những điều đó cũng vi phạm Hiến pháp hiện hành của Việt Nam.
RFI : Thưa ông, chính quyền Việt Nam sẽ có phản
ứng như thế nào đối với « Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến
pháp tại Việt Nam » ?
Nguyễn Quang A : Thực ra, « Lời kêu gọi »
không chỉ đòi chính quyền Việt Nam hủy điều 88 và nghị định 38, mà còn
kêu gọi người dân Việt Nam tìm hiểu, hiểu biết kỹ hơn những quyền của
mình, để đòi chính quyền bảo đảm các quyền hiến định đấy của người dân.
Văn bản này cũng kêu gọi các tổ chức chính trị của Việt Nam học và làm
đúng những điều ấy, tôn trọng những điều ấy. Bởi vì, nhiều khi họ không
hiểu gì cả. Họ tiến hành khủng bố về mặt tinh thần, nhưng với danh nghĩa
là đi « vận động » một cách hết sức là vô lối. Văn bản này
cũng yêu cầu những người thực thi công vụ cũng phải học, cũng phải hiểu,
để tôn trọng những quyền ấy và không tuân thủ những mệnh lệnh trái với
những quyền con người như vậy.
Tôi không hiểu chính quyền Việt Nam sẽ phản ứng ra sao, vì tôi chưa
bao giờ ở trong chính quyền. Nhưng tôi nghĩ có thể họ sẽ không có phản
ứng gì cả, họ cũng có thể lờ đi như là trước bao nhiều các lời kiến nghị
khác. Nhưng mà dẫu sao, mục đích của "Lời kêu gọi" cũng là để
đánh động cho họ, rằng : Họ là người vi phạm Hiến pháp và vi phạm luật
nhiều nhất ở cái đất nước này. Và cũng là để đánh động cho người dân,
đánh động cho các nhân viên của cơ quan công quyền là : Chính họ, khi
kêu gọi người dân « tôn trọng pháp luật », thì trước hết họ phải tôn trọng pháp luật đã.
RFI : Thưa ông, hôm qua đại diện Quốc hội Việt
Nam chính thức tuyên bố triển khai việc trưng cầu dân ý đối với dự thảo
Hiến pháp mới, dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 01/01/2013, việc « Lời kêu
gọi » này ra đời vào thời điểm này liệu có phải là một sự trùng hợp ngẫu
nhiên hay là có một ý nghĩa nào đó ?
Nguyễn Quang A : Tôi phải đính chính là : Việc này, người ta gọi là « lấy ý kiến của dân », chứ không phải là một cuộc « trưng cầu dân ý ».
Trưng cầu dân ý là phải có phương án 1, phương án 2, hoặc là có một
phương án, nhưng người dân phải có quyền quyết định bằng lá phiếu của
mình là tán thành hay không tán thành, hay chọn phương án 1 hay 2. Rất
tiếc, cái gọi là « lấy ý kiến của nhân dân » này chỉ là việc
lấy ý kiến để họ tham khảo và quyền quyết định là ở người chấp bút cuối
cùng, và người bỏ phiếu cuối cùng, tức là những đại biểu của Quốc hội
hiện hành. Và tôi nghĩ rằng, ý nghĩa của việc lấy ý kiến này cũng có thể
là tốt, nhưng nó khác xa với việc để cho Dân quyết định, phúc quyết,
thì đây hoàn toàn không phải như vậy.
Việc ra đời của « Lời kêu gọi » này, tôi nghĩ rằng, xét trong bối cảnh như thế, thì chỉ là một sự ngẫu nhiên, không gắn với chuyện « lấy ý kiến của nhân dân » trong những ngày sắp tới về Hiến pháp mới.
Tôi nghĩ rằng, phải có những thảo luận rất là công khai và minh bạch
về chuyện Hiến pháp. Và, chỉ sau khi thảo luận rất là nhiều như thế, và
nêu ra nhiều phương án khác nhau, thì lúc đó mới đặt vấn đề ra là để cho
Dân quyết định, tức là "trưng cầu dân ý". Như vậy, thì điều đó
mới có ý nghĩa. Còn nói rằng, lấy ý kiến của Dân trong một số thời
gian, rồi người ta tập hợp các ý kiến lại, rồi cũng không có công khai
những ý kiến của người dân lên. Rồi có một cơ quan bảo là : Chúng tôi đã
tiếp thu ý kiến của Dân, như thế này, như thế này... Thì tôi nghĩ tất
cả những việc làm như thế không phải là trao quyền thực sự cho người
dân.
Dù sao, trong thời gian tới, tôi nghĩ sẽ có rất nhiều người đóng góp
(cho bản dự thảo Hiếp pháp), tuy cũng biết những hạn chế như tôi vừa
nói.
RFI xin trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Quang A
TS Nguyễn Quang A nói rất đúng ý người dân : Hiến pháp phải để Dân phúc quyết , phải trưng cầu dân ý , dân đồng ý hay không đồng ý các phương án 1 , 2 , 3 ... bằng lá phiếu trực tiếp và có giám sát quốc tế , khi đó bản hiến pháp này mới có ý nghĩa , mới thuận lòng dân và dân chủ thực sự . Còn " lấy ý kiến của dân " xong họ có theo ý dân ? nếu ý dân khác ý của họ . Lấy ý kiến dân chỉ là để tham khảo mà thôi , còn ý toàn dân mà không phù hợp với ý của họ thì ý dân cũng bị bỏ ra ngoài rìa là điều chắc chắn .
Trả lờiXóa