Trung Quốc cắt cáp 'do tình cờ'?
Cập nhật: 10:57 GMT -
thứ ba, 4 tháng 12, 2012
Quan
chức Việt Nam có vẻ đang tìm cách làm nhẹ đi vụ tàu Bình
Minh 02 bị ‘hai tàu cá Trung Quốc cắt cáp’ gần đảo Cồn Cỏ vào
tuần trước.
Trả lời Bloomberg về vụ việc xảy ra ngoài
Biển Đông hôm 30/11, ông Đỗ Văn Hậu, lãnh đạo tập đoàn dầu khí
PetroVietnam nay nói “Trung Quốc cắt đứt cáp vì tình cờ”
(nguyên văn tiếng Anh – by accident).
Bloomberg hôm 3/12 cho hay ông Đỗ Văn Hậu trả lời họ qua điện thoại.
Đây có vẻ là một thay đổi trong cách đánh
giá của PetroVietnam về vụ việc chỉ được đưa tin trên tờ báo
ngành là Năng Lượng Mới bốn ngày sau.
'Không cố ý'
Hôm 2/12/2012, ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng
ban Tìm kiếm Thăm dò - phụ trách Văn phòng Biển Đông không chỉ nói
rõ rằng "một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung
Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của
tàu”, mà còn lên tiếng phản đối “hành động xâm hại” của phía
Trung Quốc.
Nhưng nay ông Hậu cho rằng “Vụ này khác lần trước khi họ cố ý cắt dây cáp của chúng tôi”.
Căn cứ vào nguyên văn bản tiêng Anh mà
Bloomberg ghi nhận từ cuộc nói chuyện điện thoại với ông Hậu
thì lần trước, theo ông hoạt động của Trung Quốc có tính cố ý
(intentionally), cho thấy ông muốn nói lần này không phải như
thế.
"[Chúng tôi] kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam"
Ông Phạm Việt Dũng
Hồi tháng 5/2011, tàu Bình Minh 02 đã bị tàu Trung Quốc cắt cáp lần đầu.
Một số trang mạng không chính thống tại
Việt Nam cũng nói rằng bài trên trang điện tử của Năng Lượng
Mới tức PetroTimes có sửa đổi từ ngữ sau lần xuất bản đầu như
để làm nhẹ đi vụ va chạm với Trung Quốc.
Bản mới chỉ nói “Tàu cá Trung Quốc gây
đứt dây cáp tàu Bình Minh 02”, không còn là “Tàu Trung Quốc lại
cắt cáp tàu Bình Minh 02”.
Tuy nhiên, theo các trang này, bản in giấy
của báo (xem hình đầu bài) không có nội dung ‘chỉnh sửa’, theo
ghi nhận của trang
danlambao.
Trang Ba Sàm còn ghi nhận việc bản trên mạng của PetroTimes
đã bỏ câu: "Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho tàu cá vừa
đánh bắt hải sản trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động hợp pháp của
PVN trên vùng biển Việt Nam."
Báo chí Việt Nam nói vụ mới nhất xả ra
vào lúc 4 giờ sáng ngày 30/11 ở ngoài khơi đảo Cồn Cỏ, ngoài
cửa Vịnh Bắc Bộ, cách đường phân tuyến Việt – Trung 20 hải lý.
Sau khi PetroVietnam xác nhận tàu Bình Minh
02 bị cắt cáp, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm phản
đối tới Sứ quán Trung Quốc.
Năm ngoái, hôm 26/05 tại vùng biển miền
Trung chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý, mà
PetroVietnam nói hoàn toàn trong thềm lục địa thuộc chủ quyền
của Việt Nam, Bình Minh 02 đã bị tàu Trung Quốc cắt cáp lần
đầu.
Sang tháng 6/2011, tàu Viking 2, chuyên khảo
sát địa chấn 3D của liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ
phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê lại bị tàu Trung
Quốc cắt cáp.
Trong ba lần tàu khảo sát địa chấn của
PetroVietnam bị cắt cáp và được công bố cho người dân được
biết, nay là lần đầu tiên có sự tham gia của tàu hải giám
Trung Quốc.
Hai lần sau, cáp thăm dò của PetroVietnam
bị các tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển của Việt
Nam phá hoại.
PetroVietnam cho hay tàu cá Trung Quốc xâm phạm
vùng biển Việt Nam để đánh bắt hải sản ngày càng nhiều, ở khu vực từ
Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn có ngày lên tới hơn 100 lần.
Cắt cáp thì nói cắt cáp có bằng hình ảnh đàng hoàng , đăng lên báo, lên internet cho cả thế giới biết . Sợ gì cơ chứ ?
Trả lờiXóaLúc thì nói là cắt, lúc thì nói là gây đứt, lúc lại bảo là vô tình . Một sự kiện mà nhiều luận điệu như thế lại vẫn chưa chính xác , lần sau có xảy ra biến cố quan trọng hơn , nói không ai tin đâu !
http://sgtt.vn/Goc-nhin/Phiem-va-biem/173017/Khong-cat-cung-dut.html
Trả lờiXóa– Ông ơi, cuối cùng thì cái dây cáp quang của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 2 thuộc tập đoàn Dầu khí vì sao mà đứt?
– Ông này hỏi lạ. Báo mạng, báo giấy đưa đầy rồi còn hỏi gì nữa.
– Ông trả lời mới lạ. Chính vì báo mạng của khổ chủ vừa đưa “cắt cáp”, lâu sau đã sửa thành “đứt cáp” nên tôi mới thắc mắc.
– Vậy thì xem báo giấy.
– Cũng thế: đây nè, trên tờ TT ngay trong một bài thì câu trên mới có chữ “đứt cáp” vế dưới đã thành “cắt cáp”, còn box thì điểm lại vụ “cắt cáp lần đầu” – có nghĩa lần này là lần “cắt cáp thứ hai” chứ gì nữa!
– Ờ, đúng là tiền hậu bất nhất. Nhưng cuối cùng vẫn là sợi cáp bị làm cho đứt, còn vì sao mà đứt có gì quan trọng?
– Ông nói thế nghe sao được. Đã gọi là “cắt” tức hành động cố tình, còn “đứt” thì có thể do vô tình.
– Nhưng “cắt” hay không thì trước sau gì nó cũng “đứt”, băn khoăn làm chi.
– Mình phải biết chính xác sự việc để xác định tình bạn với ông láng giềng bự con này chứ.
– Thế tôi hỏi ông nhé: ở xứ họ, trong năm đức làm người là nhân – lễ – nghĩa – trí – tín thì chữ nào xếp cuối cùng?
– Chữ tín!
– Câu nữa: bạn bè mà một bên cố giữ hoà hiếu, còn bên kia cứ lăm le xông vào nhà người ta gây rối thì gọi là tình bạn gì?
– Là tình bạn... đơn phương!
– Thấy chưa, mà tình đã đơn phương thì không “cắt” cũng “đứt”!
NGƯỜI GIÀ CHUYỆN
Chuyện cắt cáp là chuyện quốc sự, chuyện lớn. Trong cuộc sống có những chuyện nhỏ liên quan đến Trung Quốc mà nhà nước còn tiếp tay thì huống hồ gì mấy cái chuyện "cắt cáp".
Trả lờiXóaChuyện là cô Trịnh Kim Tiến có cái shop quần áo “Cam kết không bán hàng Trung Quốc” cùng với mong muốn “người Việt dùng hàng Việt, tẩy chay, tránh xa các sản phẩm độc hại từ Trung Quốc” thì bị chính quyền địa phương và quần chúng tự phát đến dẹp.
Như vậy thì làm sao tránh xa Trung Quốc được ?
Mời bà con cô bác xem chi tiết sự việc tại blog Quê Choa:
http://quechoa.vn/2012/12/06/mui-viet-gian/
Vụ việc phía Trung Quốc phá cáp tàu Bình Minh 02 cho thấy có tính toán kỹ lưỡng. Một lần nữa Trung Quốc chính thức hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lý.
Trả lờiXóaĐó là quan điểm của TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ khi đề cập hành động hành động tàu đánh cá Trung Quốc làm đứt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 (thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam – PVN) ngày 30.11.2012
TS Trục cho rằng, ông không ngạc nhiên bởi trước đó, Trung Quốc đã rao giảng: “Trung Quốc sẵn sàng làm mọi việc để tất cả cùng ngồi lại đàm phán hòa bình, đưa ra những bộ quy tắc ứng xử làm cơ sở giải quyết những tranh chấp, để những tranh chấp này không bùng nổ và làm rối thêm tình hình”. Thế nhưng ngay sau đó, họ lại đổ tội cho các nước thành viên ASEAN là do "các anh không tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử DOC nên Trung Quốc chưa thể ngồi vào bàn đàm phán”.
Xem chi tiết bài viết tại:
http://nld.com.vn/20121205095117775p0c1002/quyet-giu-chu-quyen-thieng-lieng-cua-to-quoc.htm