Mông Cổ: Không được rơi vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc
Thứ
tư 12/12/2012 15:19
Bằng một loạt những biện pháp khác nhau, kể cả phải chấp nhận những “cái
giá đắt đỏ” chính phủ Mông Cổ đã khá thành công trong việc ngăn chặn sự
ảnh hưởng của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc vào đất nước này.
Sau nhiều năm thảo luận gay gắt, Mông Cổ sẽ bắt đầu xây dựng một
tuyến đường sắt chở than đá chạy xuyên sa mạc Gobi tới Trung Quốc vào
đầu năm 2013, dù phải chấp nhận chi phí tốn kém hơn với lý do để “bảo vệ
an ninh quốc gia”.
Battsengel Gotov – Giám đốc điều hành Tập đoàn khai mỏ Mông Cổ,chịu
trách nhiệm xây dựng tuyến đường sắt từ mỏ than nằm cách biên giới phía
bắc giáp với Trung Quốc chỉ vài giờ xe chạy – nói: “Đây là một quyết
định mang tính chính trị”. Trong bối cảnh cả thế giới đang nỗ lực thoát
khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, Chính phủ Mông Cổ cũng đang làm việc
tích cực để đảm bảo rằng nước này không bị Trung Quốc chi phối bằng các
khoản đầu tư. Đây là một hành động làm cân bằng mà nhiều nước khác, nhất
là đối với những nước nằm giáp với Trung Quốc, cũng thực hiện.
Thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ |
Với 2,3 triệu dân và diện tích rộng gấp đôi bang Texaz của Mỹ, Mông Cổ giống như “người tí hon” bên cạnh “gã khổng lồ” Trung Quốc - nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới - với 1,3 tỷ dân. 90% hàng xuất khẩu của Mông Cổ như than đá, đồng, len, thú nuôi… đều được xuất sang Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc xuất khẩu máy móc thiết bị và các hàng tiêu dùng khác… chiếm 1/3 lượng hàng nhập khẩu của Mông Cổ. Hoạt động thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc hiện chiếm tới 3/4 hoạt động kinh tế của Mông Cổ - một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới (theo phân tích của hãng AP dựa trên số liệu thương mại của Qũy tiền tệ Quốc tế).
Một nước láng giềng khác không kém phần quan trọng của Mông Cổ là Nga – nước vẫn cung cấp nhiên liệu và sở hữu một nửa mỏ đồng và nửa hệ thống đường sắt của Mông Cổ, vốn là di sản từ thời Xô viết trước đây. Tuy nhiên, đối với Mông Cổ, Trung Quốc – với số dân khổng lồ và nhu cầu mạnh mẽ - vẫn là mối đe dọa lớn hơn so với nước Nga giàu tài nguyên và dân cư thưa thớt. Bằng cách tăng cường các mối liên kết với các cường quốc khác, Mông Cổ đã và đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào Moscow và giữ “khoảng cách” với Bắc Kinh. Đại tá Munkh – Ochir Dorjjugder – Giám đốc nghiên cứu của Đại học Quốc phòng và từng là người đứng đầu phòng phân tích thuộc Cơ quan tình báo Mông Cổ, nói: “Đây là về vấn đề thể diện. Người Mông Cổ chúng tôi không muốn bị rơi vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Đất nước, con người nhỏ bé này muốn bảo tồn những gì là của mình”.
Người Mông Cổ không muốn bị rơi vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Đất nước, con người nhỏ bé này muốn bảo tồn những gì là của mình. |
Để làm được như vậy, chính phủ Mông Cổ đã soạn thảo một kế hoạch vươn tầm với tới các cường quốc thế giới – mà họ gọi là chính sách “người láng giềng thứ ba”. Chính phủ dân chủ còn non trẻ tại Mông Cổ đã đóng góp quân cho lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp Quốc tại Siera Leon và các nước khác, tham gia cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và Afghanistan; đề nghị Mỹ đặt một căn cứ không quân tại Mông Cổ sau vụ khủng bố 11/9/200. Mông Cổ cũng lôi kéo Nhật Bản trở thành một nhà đâu tư quan trọng… và tiến xa hơn nữa là một đối tác an ninh của NATO. Tất cả lối tiếp cận này đều được thể hiện trong một chiến lược an ninh quốc gia của Mông Cổ.
Mục đích của các biện pháp được giới chức Mông Cổ đang áp dụng đều được hiểu ngầm là nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Mông Cổ cũng hạn chế người nhập cư từ những nước khác, chỉ được phép chiếm 1/3 của 1% dân số nước này – tức là chưa tới 10.000 người – và hạn chế người lao động nước ngoài và các phương thức đầu tư nước ngoài. Ganhuyag Ch.Hutagt, nguyên Thứ Trưởng Bộ Tài chính Mông Cổ - người muốn biến Mông Cổ thành một trung tâm tài chính quốc tế - nhận định: “Chúng tôi sẽ không là một châu Phi khác. Chúng tôi không thể để một nước khác kiểm soát hoạt động của mình”.
Trong bối cảnh Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài tìm kiếm tài nguyên, chiến lược này xác định rằng nguồn khoáng sản dồi dào của Mông Cổ được cho là “gót chân Achilles”của nước này. Do vậy, mức đầu tư của Trung Quốc và Nga chỉ được chiếm 1/3 tổng đầu tư nước ngoài vào Mông Cổ. Chính phủ đã mời các công ty nước ngoài đấu thầu, thu hút các công ty của Mỹ, Anh, Nhật Bản, của Trung Quốc và nhiều nước khác để tránh tình trạng bị một công ty chi phối. Chính phủ Mông Cổ chưa thông qua khoản cho vay của Trung Quốc trị giá 500 triệu USD với lãi suất thấp nhằm phục vụ các dự án phát triển, do lo ngại Bắc Kinh muốn dùng khoản cho vay để buộc Mông Cổ nhượng bộ về vấn đề khai mỏ.
Ý kiến ngắn
Trả lờiXóaThêm một đề tài có ý nghĩa thời sự cho Việt Nam.
Thực ra, „thoát (vòng cương tỏa của) Trung (cộng) - luận“ đã có người bàn tới với các bài viết kỹ lưỡng. Bản thân bài gốc (trên vietinfo) cũng kèm 6 „bài liên quan“ khá cụ thể.
Tôi xin góp ý kiến ngắn theo cách một phác thảo.
Như trong một ý kiến trước đây tôi đã đề xuất ý tưởng „Cơ-Linh“ theo cách nhìn „hệ thống luận“. Từ đó mà xét thì 1 cộng đồng người (dân tộc), một quốc gia có thể coi như „đơn vị cơ sở“ của cộng đồng nhân loại.
Đặc điểm của „đơn vị cơ sở“ (quốc gia) là có nền văn hóa riêng biệt và độc lập. Từ nền tảng văn hóa đó (cũng gọi là „văn hiến“), các chính thể, triều đại thiết lập nền quản trị của mình như một „hệ điều hành“. Như vậy, một chính quyền trong vai trò „hệ điều hành“ phải mang chức năng thể hiện bản chất văn hóa của cộng đồng dân tộc trong quốc gia đó. Cái bảo đảm cho nền độc lập và tự trị của Đại Việt và Việt Nam ngày nay chính do nền văn hiến Việt Nam quyết định; Nhưng cái thực tế người Tàu chưa bao giờ „Hán hóa“ được Việt Nam chính cũng là do „hệ điều hành“ kiểu Hán, Tàu chưa bao giờ thể hiện và „bao trùm“ được nền văn hóa tích tụ ngàn đời của tộc Việt! Những tên cướp „thao lược“ như Mã Viện hay các „thái thú“ của giặc Tàu chưa bao giờ coi Giao Chỉ là „đất quê“ mà chỉ vơ vét đúng theo „tư duy nhiệm kỳ“ (như chữ của ngày nay) để rồi tính kế sớm „về Bắc“! – Lý do dễ nhìn thấy là thủy thổ, phong tục do địa lý và thời vụ / thời tiết không bao giờ họ thích hợp được. Bản thân Trung cộng ngày nay cũng chưa có „hệ điều hành tiên tiến và thích hợp“ là CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ phổ cập của các xã hội phát triển và văn minh hiện tại của nhân loại. Mong cùng người Tàu „ôm ấp, hợp tác“ với nhau là viển vông, phi khoa học. [Hãy xem người Tàu gọi các lân bang là Man (nam), Di (đông), Nhung (tây), Địch (bắc) thì biết họ thiển cần và tiểu nhân đến mức nào!]
Myanmar hay Mongolei "thoát Trung" (Hoa, Tàu) cũng là thực tế hiển nhiên; Không như thế thì chỉ có là mê muội, lú lẫn hay ăn phải bùa ngải. Phương ngôn „Không dưng ai dễ đem phần đến cho“ cũng đúng với điều là CHÍNH TRỊ ĐU DÂY („ăn sẵn“) không bao giờ là khôn ngoan và thực tế!
Chẳng biết 2 trường hợp cụ thể trên đây có đủ để nhìn nhận cho đúng lại không?
Thân mến.
Được điều hành bởi những nhà lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng, biết tôn trọng nhân dân, đặc biệt nước này đã thoát ra khỏi giáo điều Mác Lê, Mông Cổ nhất định sẽ phát triển huy hoàng...
Trả lờiXóaHoàn cảnh Mông Cổ không giống VN . Cái ách TQ quàng vào cổ VN ngay từ khi có ĐCSVN càng ngày càng xiết chặt hơn , khó mà thoát ra được .
Trả lờiXóa