Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

LÊN KẾ HOẠCH SƠ TÁN DÂN KHI VỠ ĐẬP THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2

Lập kế hoạch sơ tán dân khi vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2

SGTT.VN - Sáng 6.12, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh quân khu 5 do Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn - Phó Tư lệnh, Trưởng ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn quân khu 5 làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam về kế hoạch sử dụng lực lượng vũ trang phối hợp với các ban, ngành tổ chức sơ tán nhân dân vùng hạ du thủy điện Sông Tranh 2 khi có tình huống vỡ đập xảy ra. 

Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn yêu cầu Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam và các ban, ngành, địa phương liên quan cần xây dựng kế hoạch sơ tán nhân dân theo 3 phương án: thứ nhất là động đất nhưng không gây vỡ đập, thứ hai là có triệu chứng vỡ đập như nứt nẻ, rò rỉ nước ở thân đập, thứ ba là động đất gây vỡ đập. Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn cho rằng kế hoạch sơ tán dân cần phải tính toán cụ thể, tỉ mỉ về thời gian sơ tán, phạm vi ngập nước, số lượng dân phải sơ tán để chủ động khi có tình huống vỡ đập bất ngờ. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến công tác dự báo động đất và thông báo cho người dân biết để có phương án chuẩn bị sơ tán; Ban quản lý thủy điện Sông Tranh 2 khẩn trương xây dựng bản đồ ngập nước nếu vỡ đập xảy ra, gắn trách nhiệm của mình vào công tác di dời và sơ tán nhân dân. 

Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn cũng yêu cầu Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam nhanh chóng hoàn chỉnh kế hoạch sơ tán nhân dân vùng hạ du thủy điện Sông Tranh 2 khi có tình huống vỡ đập xảy ra chậm nhất là ngày 20.1.2013 để Quân khu 5 thẩm định, phê duyệt và tổ chức diễn tập tại huyện Bắc Trà My vào năm sau.

Thanh Trà  -  Nguồn: SGTT

4 nhận xét :

  1. Lên phương án sơ tán dân khi vỡ đập Sông Tranh 2 là rất phải và cần phải làm càng sớm càng tốt . Với những trận động đất dồn dập, nguy cơ vỡ đập là rất cao.

    Trả lờiXóa
  2. Lên phương án sơ tán dân khi vỡ đập Sông Tranh 2 là rất phải và cần phải làm càng sớm càng tốt . Với những trận động đất dồn dập, nguy cơ vỡ đập là rất cao.

    Trả lờiXóa
  3. Quá chậm, nhưng đành phải tự an ủi là chậm còn hơn không. Không hiểu đây là sáng kiến riêng của Bộ Tư lệnh QK 5 hay do chỉ thị từ trên? Dù sao, động thái này cũng cho thấy chính quyền đã công khai nhìn nhận nguy cơ vỡ đập là có thật. Tôi nghĩ chỉ có thể giải quyết triệt để nguy cơ này bằng cách dở bỏ hoàn toàn đập Sông Tranh đi, cho dù phải tốn kém kinh khủng.

    Nay mới bắt đầu nhúc nhích kế hoạch diễn tập đối phó thảm họa đập vỡ, thế mà vừa rồi đã có ít là hai cuộc diễn tập đại qui mô, cấp toàn quốc, nhằm... phòng chống bạo loạn rồi đấy. Xem thế thì biết chính quyền quan tâm hàng đầu đến cái gì!

    Trả lờiXóa
  4. Đến khi vỡ đập rồi, nước ngập mênh mông một cách đột ngột, sợ rằng, chẳng ai cứu nổi ai đâu !!!

    Trả lờiXóa