Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Cổ tục ở Hội An: MỚM "NHŨ HOA" CHO THẦN TÀI


Phong tục cho thần tài 'hưởng' nhũ hoa 
nữ nhân viên ở Hội An

Gia Đình & Cuộc Sống

Tín ngưỡng kỳ lạ này đã được những tiểu thương ở thành phố sầm uất đất Quảng Nam lưu truyền tới vài trăm năm nay.Cho thần tài “hưởng” nhũ hoa phụ nữ để cầu may bán đắt Cư dân khu vực đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) trong quá trình hình thành và phát triển có nhiều phong tục độc đáo, riêng biệt và tạo nên dấu ấn đặc sắc so với những mảnh đất khác. Đặc biệt, những người buôn bán ở đây có rất nhiều “mẹo” và tín ngưỡng mang tính tâm linh cao.


Thế nhưng, có lẽ độc đáo nhất là phong tục áp tượng thần tài vào “nhũ hoa” của các nữ nhân viên bán hàng trước mỗi ngày làm việc mới. Trong một lần trò chuyện với Trần Bảo Ngọc, một nữ nhân viên trong cửa hàng quần áo thời trang trên đường Hai Bà Trưng (Hội An), tôi tình cờ nghe và thực sự bất ngờ khi biết sáng nào trước giờ làm việc, cô cũng áp phần mặt của tượng thần tài vốn được để ở bàn thờ nhỏ trong shop vào “nhũ hoa” của mình để cầu may. Tôi bật cười nhưng rồi vội kìm lại khi bắt gặp thái độ không vừa lòng của cô nhân viên. Cuộc trò chuyện càng đi sâu vào chi tiết, cái lệ này càng thu hút và hấp dẫn tôi hơn. Ngọc cho hay, cô cũng không biết cái phong tục kỳ lạ này có từ bao giờ, thế nhưng đa phần ở Hội An, hễ ai mở hàng, thuê nhân viên nữ bán hàng đều dặn người làm của mình tuân thủ cái lệ hàng sáng ấy. Đối với những cửa hàng nào có chủ nữ trực tiếp đứng bán thì khỏi cần phải nói. Sáng nào cũng vậy, sau khi hương khói trước và trong cửa hàng, cô chủ cũng cho ông thần tài “hưởng” một chút để bước vào một ngày làm việc mới may mắn và đắt khách. Cũng chẳng ai chứng thực được rằng, nếu không làm cái lệ ấy thì cửa hàng sẽ buôn bán ế ẩm. Thế nhưng, cứ đời này truyền cho đời sau, người buôn bán đi trước truyền lại cho người đi sau, thành ra một cái lệ phổ biến và hầu như ai làm kinh doanh cũng đều thông tỏ và “tín” lắm.

Thường thì buổi sáng, những nhân viên hay nữ quản lý đến cửa hàng phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng trước khi bước vào các công đoạn của phong tục này. Đầu tiên, người thực hiện phải đặt hương xin ngài (tức tượng thần tài) về chứng giám. Sau đó, nhẹ nhàng đưa ngài vào nơi vắng vẻ của shop, cô gái thực hiện cái lệ ấy. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng mỗi cử chỉ của cô gái phải diễn ra theo trình tự chứ không phải muốn gì làm nấy. Đầu tiên, cô nhân viên một tay cầm tượng ngài, quay mặt vào ngực mình, tay kia từ từ cởi cúc áo ra. Khi đã cởi xong áo thì áp mặt ngài vào ngực mình, di chuyển đều từ trái qua phải rồi ngược lại. Ba lần như thế là xong. Mọi việc diễn ra trong vòng chưa đầy 10 phút nhưng là phần quan trọng nhất của mỗi cửa hàng trong một ngày. Chia sẻ với chúng tôi, cô nhân viên Ngọc còn bảo: “Mới đầu vào làm, tụi em cũng không quen với cái phong tục ni nên thường xuyên bị bà chủ la. Nhưng dần dần mọi cái đều trở nên bình thường và tụi em coi như một phần công việc của mình trong ngày… Có thể, nhiều người cho rằng việc này là mê tín nhưng em nghĩ đôi lúc nó cũng tạo động lực để tụi em làm tốt hơn. Bắt đầu một ngày làm việc mới với tâm thế là sẽ gặp nhiều may mắn thì tâm lý cũng thoải mái hơn, công việc vì thế mà cũng hanh thông hơn”, nói rồi, Ngọc cười bẽn lẽn.Đi tìm những lý giải Để tìm hiểu phong tục kỳ lạ có một không hai này, chúng tôi tìm đến nhà cụ Phạm Thị Hương, nằm sâu trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Phú (Hội An). Cụ Hương năm nay đã hơn 86 tuổi. Tuổi đã cao, nhưng cụ Hương xem chừng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn lắm. Cụ kể, trước đây cụ cũng từng buôn bán lớn trong khu phố cổ này nhưng do nhiều biến động của cuộc đời và tuổi tác, sau phải bỏ nghiệp kinh doanh lớn để bôn ba với những chú tò he đất bên bờ sông Hoài. Đến giờ, vợ chồng cô con gái út của cụ cũng làm ăn rất khấm khá với 3 cửa hàng kinh doanh trên phố cổ Hội An. Nghe chúng tôi hỏi về tục lệ đưa tượng thần tài vào ngực nữ nhân viên bán hàng, sau một hồi trầm ngâm suy nghĩ, cụ Hương gật đầu quả quyết: “Đúng là có cái tục đó thiệt chú à. Nhưng có từ thời nào tôi không rõ. Đời bà tui cũng đã có rồi, rồi thì truyền lại cho mẹ tui, rồi đến tui. Có người bảo đây là tục của người Hoa vì trong văn hóa của họ ở Hội An theo tui được biết có những điều tương tự. Có người lại bảo cái tục ni là của người Nhật…. Nhưng cho dù có xuất xứ từ đâu, nó vẫn là một điều thiêng liêng, một nét văn hóa của những người buôn bán ở đây…”.

Cụ Hương còn bảo ngày trước, người ta thuê những cô gái còn trinh tiết đến bán hàng ở những cửa hàng lớn. Bởi theo quan niệm của những thương gia lớn thì thần tài rất “mê” gái (?), đặc biệt là những cô gái còn trinh tiết. Đến nỗi những nhà thuê không được những cô gái còn trinh tiết về làm thì phải nhờ, phải thuê một cô gái khác trong phố hoặc của nhà buôn bên cạnh để, mỗi sáng sang hiệu buôn của mình thực thi công việc cho thần tài “hưởng” nhũ hoa trước khi mở hàng. Không những thế, người được nhờ, được thuê phải hợp mạng, hợp tuổi với gia chủ và rất nhiều tiêu chí khác. “Xưa kia, đây là một tục lệ rất quan trọng và phức tạp của những người buôn bán ở khu vực này. Buôn càng lớn thì càng phải chú ý đến cái tục cho “ngài” hưởng hơi ngực gái mỗi sớm. Bây giờ, nhiều nhà buôn không còn kỳ công đi tìm con gái còn trinh tiết về làm. Tuy nhiên, vẫn còn một số người giữ đầy đủ các công đoạn khắt khe của cái lệ ấy”, cụ Hương vì nhai trầu bỏm bẻm vừa chia sẻ với chúng tôi như thế.

Theo kiến giải của tiến sĩ văn hóa Trần Tấn Vịnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, thì phong tục này có xuất xứ từ văn hóa Mẹ của người Việt trên khắp đất nước này. Từ việc truyền, xưng tụng và thờ cúng những vị thần có pháp danh đầu tiên là “Bà” đến những cây cầu, những ngọn núi, những tên đất, tên làng có tên bắt đầu là “Bà” khác. Đó là một nét văn hóa thuần nhất và xuyên suốt, biểu hiện cho nền văn minh lúa nước, nền văn minh đậm chất Việt. Nó đề cao vai trò của sự sinh sản, sức sống và trọng trách ươm mầm, tạo ra sự sống của người phụ nữ. Giao thoa với các nền văn hóa khác ở Hội An như văn hóa Nhật Bản và Trung Hoa, việc để tượng thần tài vào ngực con gái trước một ngày buôn bán mới phải chăng cũng là một biểu hiện của ước mơ mọi thứ được sinh sôi nảy nở, ăn nên làm ra? Đó là một nét trong tín ngưỡng phồn thực đã kết hợp với việc làm ăn buôn bán của người phố cổ Hội An để tạo ra một nét văn hóa độc đáo ở mảnh đất cổ này.

Trong vẻ đẹp muôn màu của đất và người phố cổ Hội An, có những điều người ta bất ngờ nhưng thật ra có cội nguồn rất gần gũi với truyền thống, văn hóa Việt. Tục đặt tượng thần tài vào ngực con gái bán hàng ở các cửa hàng mỗi sáng sớm là một trong những cái lạ như vậy.

Nhưng chính điều này đã tạo nên sự thú vị riêng, làm ta thấy thêm yêu, thêm muốn khám phá vùng đất cổ kính này. 

Theo Gia Đình & Cuộc Sống

38 nhận xét :

  1. Ha ha... Thú thực với bác Tễu, tôi vừa mới tò mò tra google và mở thử vài trang có đăng lại bài trên, không có trang nào dám minh họa bài này bằng cái hình... hết sẩy như bác Tễu cả!

    Mục thư giãn cuối tuần của Blog Tễu có cái nét gì đó, dù khó tả nó ra làm sao nhưng phải công nhận là độc đáo, hổng đâu có. Rất sảng khoái, he he!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hỏi Bác Tễu một chút: Có phải cái tục ấy là nguyên nhân của hối lộ tình dục để thăng quan phát tài không ta?

      Xóa
  2. Đây là lần đầu tiên, một người đã bốn đời định cư tại Hội An, có tổ tiên là những gia tộc có tiếng (Phan, Trần)ở đây mà mới nghe các ông tiến sĩ mở mắt cho.
    Gia đình tôi sống bằng nghề thương mại, hàng xóm, bạn hàng, người Minh Hương đầy rẫy. Khi còn nhỏ những người bạn trong các bang hội người TH cùng học một trường, ăn, ở nhà nhau, tụ họp vui chơi hà rầm mà cũng chưa hề nghe chúng nói về cái văn hoá này. Mà nói gì cho xa, bà nội tôi người Minh Hương, gia đình buôn bán bao đời mà có thấy cụ "chỉ vẽ" cho con cháu cái "mánh" hối lộ đó đâu.

    Nếu chuyện này có thật, phổ biến, được lưu truyền, thì tôi nhận mình là đứa mù cả tai lẫn mắt, bằng không thì ôi, các vị Tiến sĩ!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, tra trên google thì tôi thấy có nhiều báo mạng và một số blog đăng lại bài này, mà đăng lại như thể một bài thư giãn thôi bác à. Tôi cũng thấy tất cả những bài đăng mà tôi tìm được từ Google đều đăng nguồn ban đầu của bài này là báo "Gia Đình & Cuộc Sống", và đều không thấy tên tác giả.

      Tò mò tìm hiểu xem, thì ra GĐ&CS là một tờ báo giấy, số đầu tiên chỉ mới ra đời vào ngày 8/5/2012 vừa rồi thôi. Và bác nào muốn biết báo này như thế nào thì xin mời xem tại đây (đặc biệt xem tựa dề những bài "đinh" của báo nhân số ra mắt):
      http://giadinhvn.vn/vn/Tintuc/SUKIEN/4682-Hay-mua-ngay-An-pham-Gia-dinh-va-Cuoc-song.aspx

      Xin bác ẩn danh đừng bận tâm. Nếu là một bài nghiên cứu đàng hoàng thì chả tác giả nào có thể viết theo kiểu... "bà tám" như vậy được, mà nhất là chả dám ký tên. Bác Tễu đem về đây ngày cuối tuần, với cái hình... "quá đã" như trên, rõ ràng là chỉ với ý thư giãn thôi.

      Xóa
    2. Bây giờ bác nào đi du lịch chẳng phải đến Hội An, mà bất cứ đâu, người ta cũng xem các bác khách du lịch là "thần tài" đấy thôi? Họ mời các bác "nhũ hoa" mà chẳng co chân mà chạy?

      Xóa
  3. Qua tết tui sẽ đi Hội An, giả làm thần tài. hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ước gì mình trở thành các tượng thần tài đặt ở Hội an trong các cửa hàng đó nhẩy, xem các cô bán hàng trình diện mỗi sáng?

      Xóa
    2. Sữa mẹ là tốt nhất cho các bạn đó! He he!...

      Xóa
  4. Tôi là người Hội An nhưng bầy giờ mới biết dụ này đó nghe, có lẽ bác Tễu nên xem thực tế có phải như vậy không rồi đã cho đăng nhé, phải vào HA chứng kiến các cô nhân viên...mắt thấy tai nghe thì mới tin chứ...Nói vậy nhưng vẫn thấy hay hay nên xin copy lại của bác đăng trên blogs của mình đồng thời ngày mai đi tim hiểu thực tế xem sao ? .

    Trả lờiXóa
  5. Tôi cũng được nghe về chuyện này, nhưng câu chuyện không có hậu như của bác Tễu. Chuyện kể rằng việc cho thần tài sớm sớm hưởng nhũ hoa của các cô gái còn trong trắng chả biết có từ thời nào nhưng đã thành lệ. Việc buôn bán nhờ đó được hanh thông đã khiến người ta siêng năng hơn về chuyện này, nhưng để việc được linh nghiệm thì khi cho thần tài hưởng nhũ hoa phải bí mật, không để cho quầy hàng bạn hay khách mua trông thấy, vì Thần Tài hay "xấu hổ". Trong chợ có nhiều quầy bán cùng mặt hàng nhưng khách mua chỉ có từng ấy người, do vậy hàng cô Đào đắt thì hàng cô Mận, cô Mai sẽ ít người mua hơn. Vì để "cạnh tranh", hàng "ế" phải nghĩ cách đối phó. Ban đầu khi thấy quầy vắng khách thì họ lại tranh thủ cho thần tài hưởng nhũ hoa thêm một lần nữa, rồi lần nữa để chạy đua doanh số. Kết quả thần tài "bị mệt" đâm lười biếng, cho nên việc linh nghiệm không còn. Về sau họ làm cách khác là cố gắng "nhìn trộm" quầy hàng xóm dâng nhũ hoa thần tài để làm mất thiêng đi thì quầy mình mới bán được hàng, từ đó lại sinh ra "lắm chuyện rắc rối"(...). Vì thế tục lệ này ngày nay không còn nữa, chỉ kể lại cho vui như là một nét chấm phá văn hóa địa phương mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thần tài Hội an như thế là bị suy nhược do quá sức nên mất thiêng, làm hàng ế! Những hàng lười biếng cho thần tài hưởng nhũ thì thần tài ở của hàng ấy không bị suy nhược nên khỏe ra và thiêng hơn nên chủ nhân lại bán được hàng! Dẫn đến trái chiều không biết đâu mà lần, cho nên nay bỏ rồi., Mặt khác ngày xưa mặc yếm nên thần tài dễ hưởng hơn và thật hơn nên thiêng chứ không như bây giờ?

      Xóa
  6. Chào Bác,
    Không rõ là Ông Thần Tài(trong Nam gọi là Ông Địa)ở đất Hội An có "kén chọn" gì hay không ?
    Vì nếu như Chủ cửa hàng là một Bà sồn-sồn thì Ông có nhận lời thành tâm của Bà Chủ, hay là Ông cũng chẳng phân biệt tuổi tác các Bà, các Cô mà sẽ "già không bỏ, nhỏ không buông". Nhận láng !
    Vì nhìn nét mặt Ông thì lúc nào Ông cũng vui và cười hềnh-hệch suốt ngày !?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 06:52 17 tháng 12, 2012

      Thần tài chỗ tôi uy nghi hơn nhiều . Ông mặc áo đại trào, hai tay giang ra . Mỗi tay cầm đồng tiền vàng có chữ " Lộc " . Gặp ngày Tết mà mấy em múa lân xông nhà dán cho cái bùa ông thần tài , kể như hên suốt năm .
      Thần Tài này ngày xưa là thương hiệu Tín Nghĩa Ngân Hàng của Nguyễn tấn Đời nổi tiếng một thời ở miền Nam đấy .

      Xóa
    2. Bạn Nd1407 nói sao? Thần Tài và Ông Đia là hai vị khác hẳn nhau mà trong Nam thờ bằng hai tượng trong cùng một trang thờ.
      Còn ông "cười suốt ngày" là Phật Di Lặc.
      Nói thêm, Thần Tài và Ông Đia có nguồn gốc từ... Trung Hoa.

      Xóa
    3. Ấy chết! Bác thấy đấy, thần tài cũng như người ta thôi, có ông mía ngọt đánh cả cụm, có ông nhớn bùi bé mềm, có ông kén cá chọn canh...Sự hình thành tính cách này phụ thuộc vào cái giờ người ta nặn ra ông từ đất, mỗi ông cũng có tử vi riêng, số má riêng nên có ông thì số sướng, có ông thì số khổ? số vào nhà toàn đực rựa thì hãy đợi đấy chứ "mớm" cái gì nào ! he he!

      Xóa
  7. Bác Tễu không đăng bài này sớm. Riêng năm 2012 này tôi đã đi Hội An ba lần rồi. Tôi rất mê Hội An mà giờ mới nghe dzụ này, dzui ghê. Các bác có ai biết biết bày cho em xem kiếp này phải sống thế nào để kiếp sau em được làm thần tài..., Em cảm ơn các bác nhiều nhiều...Híc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gửi Lê Tri Điền
      Kiếp sau bạn muốn làm thần tài, thì kiếp này phải biết "kính" cái mà thần tài thích ! Vì vậy mỗi khi gặp/nhìn thấy "cái thần tài thích" bạn phải kính cẩn nghiêng mình chào hay chắp tay vái vái mấy cái...thì mới có cơ hội ở kiếp sau he !

      Xóa
  8. Thần Tài mà đa dâm thế thì còn gì uy tín Thần Tài . Họ bịa ra truyện để vu khống Thần Tài. Theo tôi Thần Tài vốn vô thưởng vô phạt, chẳng qua do lòng con người thôi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thần cũng như nhân có cùng nguồn gốc mà. Nhiều ông tài (cán) mà còn linh hơn cả thần đấy ư? cái cán bộ là chúa thích hát karaoke có tay vịn là gì? mà rồi cũng vô thưởng vô phạt he !

      Xóa
  9. Ở quê tui thì không có cái lệ quá "phồn thực" như bác Tễu nêu trong bài này. Ở quê tui khi các cháu nhân viên ngồi thắp hương cho thần tài buổi sáng thì ông chủ hàng chỉ nhắc nhẹ các cháu nên mặc váy ngắn và không nên mang quần "chíp"...thế thui bác Tễu ợ ...!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết có phải thần tài nhìn thấy mà phù hộ cho không, nhưng mấy cô nhân viên hớ hênh mà bạn nói hay được xếp/chủ quý mến và dễ thăng tiến lắm đó?

      Xóa
  10. Phong tục này đúng là độc đáo và có lợi cho đôi bên các bác nhỉ :-) Cám ơn bác chủ đã chia sẻ.

    Trả lờiXóa
  11. Cái tục này mình mới biết lần đầu tiên hjc

    Trả lờiXóa
  12. Chuyện nhảm nhí, báng bổ, giễu cợt thái quá chẳng hay ho gì lại còn làm mất thiêng "Ông Thần Tài" vốn được thờ cúng trọng vọng hàng ngày trong mỗi gia đình kinh doanh buôn bán.

    Trả lờiXóa
  13. Chuyện dở hơi, người Hội An chính gốc, ngày xưa bà nội buôn tơ lụa từ Hội An đến tận Nam Vang, người bạn Hội An này chưa hề nghe qua ba cái chuyện vớ vẩn, bù khú như khi các anh các bác, rượu vào lời ra. Nói chuyện "giỡn chơi chút xíu" là chuyện thường, là chuyện vui để bà con xả hơi sú bắp, nghiêm túc riết thì cũng dễ thành Ngụy Quân tử. Cái ông Tiến sĩ văn hóa , giám đốc bảo tàng tỉnh Quảng Nam chắc được cấp bằng Tiến Sĩ của trường đại học bưng biền nên phát ngôn bừa bãi, toàn là chuyện vẽ hưu vẽ vượn, thêm mắm thêm muối khiến phố cổ Hội An xưa nay vốn hiền hòa chân chất nay trở thành điểm du lịch mang màu sắc hoa hòe, hoa sói mà lại còn mang thêm tính dối trá. Bây giờ bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ ở VN, nhất là trong giới lãnh đạo nhiều vô số kể, ai nấy cũng đều mũ áo xênh xang, lấy của che thân nay gắn thêm cái mũ Tiến sĩ cho nó thêm phần long trọng.

    Trả lờiXóa
  14. Tục lễ này thật kỳ lạ, lần đầu tiên nghe đến. Tuy nhiên rất thú vị và hay, ko biết còn tồn tại nữa ko nhỉ, hee :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Unesco hình như muốn công nhận cái văn hóa phi vật thể này đấy!
      Nó cũng giống văn hóa thờ linga của người chăm ấy mà?

      Xóa
  15. Cho thần tài hưởng nhủ hoa thì tôi không biết có hay không nhưng cái sự bận váy ngắn ngồi chồm hổm thắp hương như bạn Đình Hà nói là có thật và có nguồn gốc từ người hoa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hưởng nhũ hoa thần cho tiểu cát
      Nhìn lá quạt đại cát đến ngay
      nghiệm xưa nghiệm đến ngày nay
      nếu không sao đặng người nay vẫn thờ?

      Xóa
  16. Tôi có đi Đài Loan (Taiwan; Formosa). Họ không để Thần Tài (là nhân vật gần như có thật, tên Triệu Quang Minh) nhìn ra cửa vì nói tài lộc sẽ chạy mất. Họ thờ bằng một bàn thờ riêng. Tất nhiên là họ rất sùng bái, không làm chuyện tào lao như dân Hội An (nếu có).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao lại gọi là tào lao như dân hội an nhỉ? Này nhé, ngày nào cũng cung phụng thần tài, thần tài như thế là 'no cơm ấm cật" rồi. Cứ cho ăn mãi như thế thần tài chẳng dậm dật phát điên lên ấy chứ? Cho nên cách làm ở Hội an cho thần tài là có lý, có lý...!

      Xóa
  17. Trước đây (chưa quá lâu, thời Pháp thuộc đầu thế kỷ 20) ở Hà nội cũng có một chuyện tương tự, nhưng ở "tầm" dưới: vòng 3, chứ không phải ở tầm "cao": vòng 1. Sau đó đã có câu nói lên ước vọng của người đời: "Sống làm lính gác Tràng tiền, chết làm đệ tử Trung hiền kẻ Mơ" Ai biết được nguồn gốc câu này sẽ thấy thú vị lắm. Nay ở Hội an mà nếu quả thật có chuyện trên đây thì chắc người đời sẽ ước: Sống làm "ma xó" (ở) Quảng nam; Chết nhập thần tài đất Hội an cấp kỳ. He he. lkk

    Trả lờiXóa
  18. Thần nào cũng chui từ phụ nữ ra và bú sưã để "nhớn" nên tục này nghe lạ nhưng cũng rất thực tế. Có điều là thần tài mà là chủ gia đình luôn thì càng... đã !

    Trả lờiXóa
  19. Lạ hè, tui ở HA mà chưa bao giờ nghe zụ này.
    Người Hoa Chợ Lớn cũng chỉ đến mức đem Thần Tài ra tắm rồi đùa vui (quá trớn) với TT thì có.
    dân HA thì cung kính quá mức, làm gì cũng sợ thất lễ với TT, thổ địa. bạn bè hàng trăm đứa gốc Minh Hương, toàn nhà làm ăn buôn bán, gặp nhau "tám" như sáo bằng tiếng Quan Thoại mà có nghe nói gì chuyện này đâu.

    Trả lờiXóa
  20. Vậy ra Thần Tài khát sữa đàn bà ! Ngày nào không có sữa đàn bà Thần Tài hết linh !

    Trả lờiXóa
  21. Quan mình có được NHŨ HOA
    Bán mười cái for-mo-sa cũng làm

    Trả lờiXóa
  22. Tầm bậy. Tôi là người Hội an lâu nay đâu có thấy phong tục này.

    Trả lờiXóa
  23. Kiếp sau xin với thần tài
    Cho em theo đóm được xài nhũ hoa

    Trả lờiXóa