Báo chí tư nhân Miến Điện được cấp giấy phép hoạt động
Báo chí tại Miến Điện (Reuters)
Sau gần nửa thế kỷ bị cấm, báo chí tư nhân Miến Điện sẽ được hoạt động trở lại. Bộ Thông tin Miến Điện thông báo kể từ ngày 01/04/2013 Naypyidaw sẽ cấp giấy phép hoạt động cho các tờ báo tư nhân. Sau hai năm lên cầm quyền chính quyền Miến Điện tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải tổ.
Thông cáo trên mạng của Bộ Thông tin Miến Điện đề ngày 28/12/2012 quy định kể từ ngày 01/02/2013 được quyền đăng ký xin giấy phép hoạt động các tờ báo phát hành trên toàn quốc hoặc chỉ thu gọn ở cấp vùng và bất luận đó là những tờ báo bằng ngôn ngữ Miến Điện hay bằng tiếng của các dân tộc thiểu số, hoặc tiếng nước ngoài. Tuy nhiên người đứng tên xin đăng ký phải mang quốc tịch Miến Điện.
AFP nhắc lại, cách nay nửa thế kỷ và cho đến tận ngày hôm nay, chính quyền quân sự Miến Điện đã quốc hữu hóa các nhật báo. Hiện mới chỉ có một số các tuần báo tư nhân được phép hoạt động. Theo lời tổng biên tập tạp chí hàng tuần The Voice Weekly hiện có 5 tuần báo Miến Điện đang rất muốn được phát hành hàng ngày. Chủ nhân tạp chí 7Days News nhấn mạnh thông báo nói trên của chính quyền được coi là một « cột mốc quan trọng đối với ngành báo chí, đối với Miến Điện và người dân xứ này ».
Một số nhà phân tích cho rằng các phương tiện truyền thông Miến Điện đã được cởi trói đáng kể từ khi tập đoàn quân sự tự giải tán vào tháng 3/2011. Kể từ tháng 8/2013 Naypyidaw đã chấm dứt chính sách kiểm duyệt báo chí. Nhiều nhà báo đã được trả tự do. Lãnh đạo đối lập, Aung San Suu Kyi thường xuyên chiếm trang nhất các tạp chí và nhiều phóng viên đã bắt đầu mạnh dạn đề cập tới những chủ đề nhậy cảm như tham nhũng. Vào tháng 10/2012 chính quyền thông báo cải tổ hệ thống điều hành của ba tờ báo nhà nước là New Light of Myanmar ấn bản bằng tiếng Anh, tờ Myanma Alin và Kyemon.
Tuy nhiên theo bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không biên giới, Miến Điện vẫn là một trong những quốc gia vi phạm quyền tự do báo chí nghiêm trọng nhất trên thế giới. Quốc gia Đông Nam Á này xếp hạng thứ 169 trên tổng cộng179 nước.
Nguồn: RFI.
Các phóng viên nói đây là quyết định có thể tiên liệu trước trong bối cảnh Miến Điện tiếp tục cải cách.
Bộ thông tin nói trên website rằng bất kỳ công dân nào muốn lập một tờ báo đều có thể nộp đơn từ tháng Hai tới. Bộ này nói các báo sẽ được phép ấn hành bằng bất kỳ ngôn ngữ nào kể từ ngày 1 tháng Tư năm 2013.
Vào tháng Tám 2012, Cơ quan Đăng ký và Kiểm tra báo chí của Miến Điện thông báo cho các nhà báo của nước này rằng không cần phải nộp bài để kiểm duyệt trước khi cho đăng tải, điều mà họ từng phải làm trong khoảng nửa thế kỷ.
Cho tới cách đây hai năm, phóng viên tại Miến Điện đối diện các hạn chế chặt chẽ nhất trên thế giới. Họ thường bị theo dõi, bị nghe lén điện thoại và chịu các hình thức kiểm duyệt khác.
Nhà chức trách thường xuyên đóng các tờ báo vi phạm luật và các phóng viên thường bị tra tấn và bị bỏ tù.
Báo ngày bằng tiếng Miến Điện, tiếng Anh, tiếng Ấn Độ và tiếng Trung được phát hành bình thường dưới thời Miến Điện là thuộc địa của Anh Quốc. Toàn bộ các báo này bị buộc đóng cửa khi nhà lãnh đạo quân đội nắm chính quyền Ne Win quyết định quốc hữu hóa doanh nghiệp tư nhân vào năm 1964.
Miến Điện có nhiều báo ngày và báo tuần của nhà nước, một số đăng tải tin tức trong khi một số khác tập trung vào các tin thể thao và các chủ đề khác.
Tuy nhiên lần đầu tiên nhật báo báo quốc doanh The New Light of Myanmar sẽ bị cạnh tranh, phóng viên Đông Nam Á của BBC Jonathan Head tường thuật.
Trong giai đoạn xưa khi quân đội cầm quyền, phóng viên BBC nói thêm, tờ báo này thường đả các kẻ thù của chính phủ bằng thứ tiếng Anh sống động, có lúc đã gọi BBC là “những kẻ ám sát trên sóng”. Tuy nhiên ba kênh truyền hình trả tiền của BBC, trong đó có kênh tin tức BBC World News, theo dự kiến sẽ được khai trương phát sóng tại Miến Điện vào ngày 01/01/2013.
Ông Peter Horrocks, Giám đốc Tổng Giám đốc Global News mới đây nói đây là "chỉ dấu tiến bộ lớn cho Miến Điện' và rằng BBC "hy vọng sẽ mở chương trình truyền hình tiếng Miến Điện" trong tương lai.
Vào tháng Bảy năm 2012, Hoa Kỳ bật đèn xanh cho các công ty dầu khí đầu tư tại Miến Điện, trong loan báo nới lỏng cấm vận mới nhất.
Trong khi đó vào tháng Tám Ngân hàng Thế giới cho biết họ đang xem xét tái tục viện trợ cho Miến Điện lần đầu tiên trong 25 năm.
Nguồn:BBC.
Đúng là một Ban lãnh đạo sáng suốt, dũng cảm, có tầm văn hóa rất cao và hành động phù hợp với mong muốn của nhân dân Myanmar và thế giới hiện nay.
Trả lờiXóaDân tộc này sẽ tiến lên mạnh mẽ và vững chắc trong hòa bình và bác ái.
Hoan hô một dân tộc dũng cảm, một nhân dân anh hùng và những người lãnh đạo quốc gia đáng để toàn thế giới kính trọng.
Chúc mừng người bạn Miến Điện. Với con đường đúng hướng này, 10 năm sau Miến điện chắc sẽ bỏ xa VN về mọi khía cạnh dân chủ, dân sinh. Có khi lại vượt cả Thái lan. Ráng sống để xem bạn phát triển ra sao. Đúng là mình đang tỵ nạn ngay trên quue cha đất tổ.
Trả lờiXóaChúc các bạn Miến Điện đã thực sự có Tự Do.Niềm khát khao này bao giờ chúng tôi mới có được?
Trả lờiXóaCác bạn Miến Điện may quá,có được giới lãnh đạo sáng suốt,biết lo cho tổ quốc,thương đồng bào-chắc chắn các bạn thành công-10 năm sau các bạn sẽ là cường quốc trong khu vực này.Hoan hô các nhà lãnh đạo Miến Điện!
Trả lờiXóaNgười Miến Điện mà đọc được những lời chúc mừng nồng nhiệt và thân thiện của các bác ở đây, chắc họ vui lắm. Bởi người Việt mình phần đông chỉ mới biết đất nước và con người xứ Miến qua sách vở, nên tôi xin kể chuyện này hầu các bác:
Trả lờiXóaHè năm ngoái tôi đưa con bé út ra công viên chơi, tình cờ gặp một người đàn ông cũng dắt theo đứa con nhỏ. Trang phục của em bé rất đặc biệt, và đẹp, khiến tôi phải để ý nhìn. Cái ông người gốc Nam Mỹ ấy chủ động làm quen với tôi. Ông đoán trúng phóc tôi là người Đông Nam Á. Ông bảo ông "love" người Đông Nam Á, bởi vì ông rất yêu vợ ông, một phụ nữ Miến Điện. Ông bảo vợ ông là người phụ nữ tuyệt vời mà ông chưa từng thấy ai bằng. Nét mặt ông rạng ngời hạnh phúc khi nhắc đến vợ.
Qua người đàn ông ấy, tôi nghĩ lời của bác ẩn danh trên đây: "10 năm sau các bạn sẽ là cường quốc trong khu vực này", quả là không nói quá chút nào đâu! Bao giờ người Việt mình cũng được các nước trên thế giới dành cho sự trân trọng nể phục như vậy nhỉ?
Nói đến Myanmar tôi nhớ tới hai ông U . Một là U Thant, TTK LHQ. Người đã qua đời rồi mà còn bị người ta cướp xác tới mấy lần . Hai là Ông U Nu , dường như là một ông tướng ! Hai ông U khác nhau nhưng có điểm giống nhau là luôn mặc quốc phục . Hồi đó Myanmar còn gọi là Miến Điện có thủ đô là Ngưỡng Quang ( Rangoon ) nhiều tượng Phật bằng vàng. Phật đứng, Phật ngồi, Phật nằm . Mỗi năm dân Miến Điện lại có tục tắm cho Phật . Vui lắm . VN mà để vàng khơi khơi ngoài trời, dù là tương Phật cũng có kẻ rinh về nhà !
XóaHồi mới có rừng trồng ở VN, khoảng cuối thập niên 50 tk trước, trồng cây gỗ tek, lá to như lá bàng, dọc QL 20 đi từ Saigon tới Định Quán là gặp . Người ta bảo bà NĐ Nhu đem cây giống từ Miến Điện về trồng lấy gỗ làm báng súng . Dọc theo bìa rừng ngay sát QL 20 thỉnh thoảng lại có bảng chữ có hình lưỡi lửa bị gạch ngang , dưới là hàng chữ " Lửa Cháy, Rừng Điêu Tàn ".
Trước 1975 tôi ở Dalat, sau 1975 tôi chạy về miền Tây Nam Bộ, người chế độ cũ lo cầy ruộng " hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ ", sợ quá, đi đâu cũng phải xin phép tạm vắng. Năm 1998, có cậu em từ Mỹ về rủ đi Dalat, tôi rất mừng, soạn lại chẳng có bộ áo quần nào ra hồn, thiếu cả áo ấm , bèn mang bộ đồ tương đối sạch , chân mang đôi dép lê, ngồi xe hơi với cậu trở lại chốn xưa mà lòng hồi hộp . Đi trên QL 20, rừng thưa dần, đến cánh rừng gỗ tek chỉ còn lưa thưa vài cây như vải thưa che mắt thánh . Lòng chợt buồn.
Mà sao tôi rất có cảm tình với dân Miến Điện . Hồi còn đi dây học sinh tôi bắt học trò vẽ bản đồ rất kĩ dòng sông Irrauaddy và sông Salouen, và những cánh rừng gổ tek . Miến Điện xuất khẩu gổ rất nhiều . Những bè gỗ lớn theo giòng sống trôi vê Vịnh Bengale . Không biết ngày nay còn hay không ? Ước chi VN có một bà Aung San Syu KI . Người phụ nữ mảnh mai mà mạnh mẽ !
Khi nhà cầm quyền đã xác định rõ là họ sẽ công khai, minh bạch trong việc điều hành đất nước thì họ đâu có sợ báo chí. Bởi lẽ, khi họ thực tâm vì dân, do dân thì báo chí, dù là nhà nước hay tư nhân đều ủng hộ. Tôi tin điều đó.
Trả lờiXóa