Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
'Tôi không xin hay thoái thác nhiệm vụ Đảng giao'
"Còn 3 ngày nữa là tôi tròn 51 năm theo Đảng. Suốt thời gian qua tôi không đề nghị nhận chức này, chức khác và cũng không thoái thác trọng trách được giao", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng nay.
10h sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu trả lời trực tiếp các câu hỏi của đại biểu Quốc hội. Đề cập những diễn biến tại Hội nghị trung ương 6 vừa qua và lời xin lỗi của Thủ tướng trong phiên khai mạc Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề: "Thủ tướng nghĩ gì khi mình nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân". Ông Quốc cũng đề nghị hướng tới văn hóa từ chức trong đội ngũ cán bộ để đoạn tuyệt với những lời xin lỗi.
Sau khi chăm chú lắng nghe các chất vấn, Thủ tướng trầm giọng: "Hôm khai mạc tôi cũng đã báo cáo và với trọng trách được Đảng, nhân dân tin cậy giao phó tôi đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém của Chính phủ trong điều hành trên các lĩnh vực, trong đó có việc giám sát các doanh nghiệp, tập đoàn".
Theo Thủ tướng, để khắc phục các hạn chế yếu kém, Chính phủ đã triển khai các nhóm giải pháp như xây dựng thể chế, luật pháp; tăng cường nâng cao năng lực dự báo đánh giá tình hình; hoàn thiện bộ máy hành chính các cấp.
Trước câu hỏi hóc búa của đại biểu Dương Trung Quốc, Thủ tướng chậm rãi "Còn 3 ngày nữa là tôi tròn 51 năm theo Đảng. Suốt thời gian qua tôi không đề nghị nhận chức này chức khác và cũng không thoái thác trọng trách gì được giao. Tôi đã báo cáo với Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị, Ban chấp hành đã hiểu rõ ưu khuyết điểm, tâm tư và cả thương tật của tôi. Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm Thủ tướng và Quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm. Gần suốt cuộc đời tôi theo Đảng, tôi không chạy, xin hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì Đảng giao".
Nguồn: VNE.
___________________________ Phát biểu của Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội sáng 14-11-2012
Kính thưa quốc hội, kính thưa thủ tướng,
Câu hỏi của tôi sẽ giúp cho thủ tướng và chính phủ sẽ có đủ sức mạnh để thực hiện các giải pháp của mình.
Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng, trong đó có thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin trung ương đảng kỷ luật. Còn tại quốc hội, thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn nhà nước mà thôi, khiến người dân tự đặt câu hỏi “Dường như thủ tướng xem nhẹ trách nhiệm trước dân hơn trước đảng … “
Dẫu sao thì việc thủ tướng đã có lời xin lỗi trước quốc hội cũng là một điều đáng ghi nhận, vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử.
Nhưng nhìn ở một góc độ khác, thì thấy việc xin lỗi, một hành vi văn hóa rất đáng khích lệ trong dân cần được giới hạn trong mối quan hệ giữa bộ máy công quyền với nhân dân.
Không thể giới hạn hành vi xin lỗi của ngành hàng không mà bỏ qua những chế tài xử phạt đã quy định nếu gây thiệt hại với khách hàng. Khánh nước ngoài họ gọi hàng không nước ta là “SorryAirLine” là vì thế.
Việc làm cho dân hiểu là nhà nước tạo độc quyền vàng cho SJC khiến dân bất an và chịu thiệt thòi kéo dài, để rồi thống đốc ngân hàng chỉ xin lỗi, vì đã không giải tích rõ khiến dân hiểu lầm v.v..
Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không phải chỉ là lời xin lỗi.
Phải chăng thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện lòng quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của chính phủ, hướng tới đoạn tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại – là văn hóa từ chức với một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm.
Xin nhắc lại rằng, xa xưa các cụ nhà ta cũng coi việc cáo quan hồi hương là một cách giữ tiết tháo. Còn đảng ta cũng đã từng có một vị tổng bí thư, người có công lớn trong Cách mạng tháng 8 năm 45′, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956, đã từ chức và tiếp tục phấn đấu, để rồi 3 thập kỷ sau trở lại với cương vị tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc “Đổi mới”, trước khi từ trần.
Kính thưa thủ tướng, tóm lại xin có hai câu hỏi.
Một, thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân?
Hai, thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?
Xin cám ơn thủ tướng, cám ơn quốc hội.
_________________________________________
Trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội sáng 14-11-2012:
Xin thưa với đại biểu, là đồng chí đại biểu Dương Trung
Quốc có nêu một cái ý là có nghĩ đến cái từ chức không? Thì tôi xin trình bày ý
kiến thế này.
Đối với tôi đó thì, hôm nay còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng trong 51 năm qua đó tôi không có xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác.
Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.
Là một cán bộ đảng viên của Đảng thì cũng báo cáo Quốc hội là tôi cũng có nghiêm túc báo cáo đầy đủ với Đảng về bản thân mình, báo cáo với Bộ Chính trị, báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương một cách nghiêm túc, đầy đủ về bản thân mình.
Và Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi.
Và Đảng đã lãnh đạo, quản lý trực tiếp tôi, hiểu rất rõ về tôi. Và Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công.
Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương đảng, của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi.
Tóm lại là có thể nói là gần suốt cả cuộc đời tôi đi theo Đảng hoạt động cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp quản lý của Đảng, tôi cũng không có chạy, tôi cũng không có xin và tôi cũng không có thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi.
Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua. Xin cám ơn đại biểu!
Đối với tôi đó thì, hôm nay còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng trong 51 năm qua đó tôi không có xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác.
Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.
Là một cán bộ đảng viên của Đảng thì cũng báo cáo Quốc hội là tôi cũng có nghiêm túc báo cáo đầy đủ với Đảng về bản thân mình, báo cáo với Bộ Chính trị, báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương một cách nghiêm túc, đầy đủ về bản thân mình.
Và Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi.
Và Đảng đã lãnh đạo, quản lý trực tiếp tôi, hiểu rất rõ về tôi. Và Đảng ta cũng là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công.
Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương đảng, của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi.
Tóm lại là có thể nói là gần suốt cả cuộc đời tôi đi theo Đảng hoạt động cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp quản lý của Đảng, tôi cũng không có chạy, tôi cũng không có xin và tôi cũng không có thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi.
Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua. Xin cám ơn đại biểu!
Qúa đã ! Cám ơn Nhà sử học Dương Trung Quốc !
Trả lờiXóaHỎI LẠI CHO RÕ : " THỦ TƯỚNG CÓ TỪ CHỨC KHÔNG.....".TÔI NHỚ CŨNG TẠI DIỄN ĐÀN QUỐC HỘI THỦ TƯỚNG CŨNG HÙNG HỒN TUYÊN BỐ NẾU ...NẾU TỐI ..TÔI TỪ TỪ....NGƯỜI DÂN CHÚNG TÔI ĐANG TRÔNG CHỜ ÔNG TUYÊN BỐ ĐÓ.
Trả lờiXóaTối có nghe phần chất vấn của ĐB Dương Trung Quốc và phần trả lời của TT Nguyễn Tấn Dũng,
Trả lờiXóaRất chi là lạc đề, không đâu vào đâu, Thật nhảm nhí hết sức.
Một câu hỏi hay, không dễ trả lời thế nên Thủ tướng lúng túng thấy rõ... Vì Đảng giao nhiệm vụ "Thủ tướng" không phải dân bầu nên không thể thoái thác được mong quý vị đại biểu hiểu cho. Tóm lại "Tôi không thể từ chức" mặt mũi nào mà nhìn Đảng được khi từ chức...
Trả lờiXóaHiến quí vị một tiếu lâm hay lưu truyền từ những năm 60 của thế kỷ trước:
Trả lờiXóaMột buổi tối xem chiếu bóng tại sân hợp tác xã (ngày xưa được xem chiếu bóng là sướng lắm). Một cô gái bị người ngồi sau sờ mó lung tung. Cô bực mình hất tay anh ta ra và hỏi: Anh làm gì đấy?. Tay kia trả lời: tôi làm cán bộ HTX và tay lại tiếp tục sờ cô gái. Cô cáu tiết quát lên: Anh có thôi đi không?. Tay kia trả lời tỉnh bơ: Đảng còn phân công, tôi còn làm.
Tức khí, cô cho hắn một cái tát trời giáng và quát lên: Đồ khốn nạn!
NHÂN DÂN CÒN TÍN NHIỆM THÌ TÔI CÒN LÀM
Trả lờiXóa(truyện kể thời bao cấp)
Sân kho Hợp tác xã.
Một buổi tối, có Đoàn Chèo Trung ương về biểu diễn.
Bà con xã viên nô nức đi xem, đông lắm.
Có cả mấy cô thôn nữ làng bên cũng sang xem hát, chả mấy khi.
Các cô đứng ở cuối sân đang mải mê thưởng thức,
thì có một thằng bé mất dạy nó rình bóp vú được một cô.
Giật mình quay lại, nhìn quanh
thì cô chỉ thấy một ông đeo "xắccốt", mặt ông tỉnh bơ.
-Hay nhỉ. Cô gái gằn giọng.
-Chả hay mà người ta diễn. Ông xắccốt trả lời.
Thằng bé lưu manh "quen mui bén mùi" liền rình bóp cái nữa.
-Ông làm cái gì vậy. Cô gái gay gắt.
-Tôi làm chủ nhiệm Hợp tác xã. Ông xắc cốt vẫn thản nhiên.
Thấy có thể "trút nhớt cho lươn" còn mình thì an toàn, thằng lưu manh mất dạy lại rình bóp một cái nữa, lần này nó bóp rất mạnh.
-Ông có thôi đi không. Cô gái quát to.
-Nhân dân còn tín nhiệm thì tôi còn làm. Ông xắc cốt vẫn thản nhiên đắc chí trả lời.
Ước gì quốc hội ta chỉ cần có 1/10 số đại biểu như Ông Dương Trung Quốc.
Trả lờiXóaChưa bao giờ từ xưa tới nay chưa có một thủ tướng nào bản lĩnh như thủ tướng đương nhiệm . Và cũng chưa bao giờ có một thủ tướng nào chịu nhục gỏi như thủ tướng hiện naY . Và cũng chưa bao giờ có thủ tướng nào tệ hại hơn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng .
Trả lờiXóaThế thì đã rõ. Đảng tín nhiệm giao nhiệm vụ cho tôi, tôi không thoái thác . QH bầu tôi, tôi làm . Đãng lãnh đạo -> Quốc Hội Đảng cử dân bầu . Đảng giao nhiệm vụ -> Quốc Hội bỏ phiếu tín nhiệm -> cá nhân OK . Sai lầm do cá nhân , tôi xin lỗi, còn lại là của Đảng và Quốc Hội . Tôi không từ chức ! Xong .
Trả lờiXóa"Việt Nam chưa có «văn hóa từ chức» thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Vấn đề ở chỗ «lỗi hệ thống». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa thì phải thay đổi thể chế. Trong thế chế đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, và xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, và nền kinh tế nhiều thành phần".
Trả lờiXóaLuật gia Lê Hiếu Đằng trả lời phỏng vấn đài RFI:
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121115-luat-gia-le-hieu-dang-muon-khong-co-mot-ong-nguyen-tan-dung-thu-hai-thi-phai-thay-
Tôi là đảng viên cộng sản nên tôi sẽ quyết chết trên bàn làm việc chứ không từ chức vì đó là lý tưởng của tôi và đảng dạy tôi như thế.
Trả lờiXóa