Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

DÂN VĂN GIANG: "CHÍN NĂM MỚI CÓ MỘT NGÀY NÀY"

Dân Văn Giang: "9 năm mới có một ngày này..." 

Đoan Trang

Ngoài lý do tuyên truyền, lý do đối ngoại và những lý do khác tương tự, có một việc mà không chính quyền nào, kể cả chính quyền cộng sản, có thể bỏ qua, đấy là mọi sự đều phải được hợp pháp hóa”. 

Trong tương lai, giai cấp cầm quyền không thể biện hộ, dù trong nội bộ, việc sử dụng bừa bãi các biện pháp nhân danh mục đích “lý tưởng”. Nó vẫn sẽ còn ba hoa về chủ nghĩa cộng sản như là mục đích cuối cùng; nếu không làm thế thì sự độc quyền cũng sẽ tiêu ma. Nhưng đấy có lẽ chỉ là thói quen sử dụng bừa bãi các phương tiện còn sót lại từ quá khứ mà thôi. Không phải lúc nào nó cũng dám liều như trước nữa. Một sức mạnh lớn hơn, đấy là nỗi sợ trước dư luận quốc tế – sợ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của mình, quyền lực tuyệt đối của mình – đã làm cho nó dao động, chùn tay”.

Milovan Djilas (1911-1995) – phó tổng thống, cán bộ phụ trách công tác tư tưởng ở Nam Tư giai đoạn cuối những năm 40, đầu những năm 50 thế kỷ trước – đã viết như thế trong “Giai cấp mới” (1957), tác phẩm kinh điển phân tích, mổ xẻ chủ nghĩa cộng sản.

Liên hệ từ những điều ông viết, mới hiểu, trong các vụ việc như Tiên Lãng, Văn Giang, cái mà chính quyền ngại nhất thực ra lại chính là luật pháp. Lâu nay họ đâu có bao giờ làm theo luật, mà chỉ dùng khủng bố, đàn áp, huy động cả hệ thống công an-dân phòng-an ninh lẫn cỗ máy truyền thông “nhà trồng được” vào việc bịt miệng người dân. Họ làm vậy bởi vì, và để che đậy một điều, rằng điểm yếu của họ, cái khiến họ khó đấu lại được với xã hội, là luật pháp.

Vì vậy cho nên, chiến thắng bằng lý luận, bằng tranh biện, bằng luật pháp, dù sao đi nữa, cũng là chiến thắng bước đầu.

Cuộc đối thoại giữa nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT Đặng Hùng Võ và nông dân Văn Giang đã kết thúc với việc ông Đặng Hùng Võ thừa nhận có sự trái pháp luật, và ông nhận lỗi. Nhưng ông Đặng Hùng Võ không phải là “phe thua”.

Phe thua là các đồng chí núp sau những lợi ích mà các dự án ở Văn Giang sẽ đem lại.

Phe thua là những vị bấy lâu nay vẫn đả kích tất cả: Dân Văn Giang thì Chí Phèo, ăn vạ; đám blogger lề trái thì “phản động, xúi giục, giật dây, kích động”; phóng viên lề phải thì “cảm tính, cực đoan”.

Và phe thua cũng là cái cơ chế đã đẻ ra tất cả những chuyện ấy.

Nhưng tất cả chỉ mới là bước đầu. 
Nguồn: Đoan Trang Blog.

Tễu:
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời
Nẻo xa đã tỏ mặt người
Phải chăng "khổ tận", sắp thời "cam lai" ?
    

3 nhận xét :

  1. Đảng đẻ ra luật rồi lại sợ chính cái mình đẻ ra sao ? Đấy là vì giai cấp cầm quyền đã quen đi trong lối mòn, lấy ý chí của mình để trị dân chứ không dùng luật pháp , dù là luật pháp chính mình đẻ ra . Việc lãnh đạo của Đảng chưa được thể chế hóa, chỉ dựa trên điều 4 HP , là Đảng lãnh đạo tất cả .
    Khi một tổng thống của một nước tư bản được dân bầu ra, như TT Mỹ chẳng hạn, thì dù của Đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa, vi TT ấy không được đem luật Đảng Dân Chủ hay CH áp đặt lên nhân dân. Luật pháp QG trên hết. Dù bạn là ai cũng phải thượng tôn pháp luật quốc gia . Nội qui của Đảng không thể nằm trên luật pháp quốc gia được . Bao giờ VN mới được như thế ?

    Trả lờiXóa
  2. Nhà báo Đoan Trang nhận định rất tuyệt. Cũng chính vì thế mà tôi đặc biệt biết ơn các luật sư đã đứng lên dùng những hiểu biết chuyên môn của mình mà bênh vực dân oan - không chỉ dân oan trong các vụ cưỡng chế đất đai mà thôi.

    Rất thích câu: Ông Đặng Hùng Võ không phải là "phe thua". Đọc câu này, tôi lại nhớ đến ông Khanh Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng. Ông Khanh cũng không phải là "phe thua".

    Hãy dựa vào luật pháp. Hãy đấu tranh pháp lý. Tôi nghĩ con đường này không chỉ giá trị cho người dân mà cả cho những vị quan chức còn có lòng với dân với nước, từ những vị quan chức cấp nhỏ nhất ở địa phương cho đến tận... Chủ tịch nước!

    Trả lờiXóa
  3. À, bác Tễu ơi, không biết phiên tòa sáng nay rốt cuộc ra sao nhỉ? Tôi tìm tin tùm lum vẫn chưa thấy. Không lẽ bị hoãn rồi ạ?

    Trả lờiXóa