Tại sao phim “Thái sư Trần Thủ Độ” bị “treo”?
Hôm qua tự nhiên thấy trên Báo Dân Trí có một bài của tác giả Hào Hoa, tiêu đề: Phim 56 tỷ đồng mừng đại lễ sau hai năm vẫn… đắp chiếu.
Kể lể rằng: Bộ phim nằm trong chương
trình mừng đại lễ ngàn năm Thăng Long- Hà Nội, được rầm rộ bấm máy từ
năm 2009 gồm 30 tập, do hãng phim truyện I (nay là công ty cổ phần phim
truyện I) sản xuất, đã được UBND thành phố Hà Nội đầu tư 56 tỷ đồng giao
đạo diễn Đào Duy Phúc thực hiện… để lên sóng vào tháng 10/2010 mừng đại
lễ. Nhưng đến thời điểm này, bộ phim vẫn “biệt vô âm tín”, và điều đáng
nói ở đây, cả UBND thành phố Hà Nội và công ty cổ phần phim truyện I
đều không ai muốn trả lời về “số phận” bộ phim này…
Phóng viên Dân trí (chắc xót tiền dân – GCM)
đã liên lạc với nhà sản xuất Tất Bình, đạo diễn Đào Duy Phúc đều nhận
được câu trả lời rằng, công ty cổ phần phim truyện I chỉ chịu trách
nhiệm phần sản xuất. Sau khi bộ phim hoàn tất, hãng phim đã giao 30 tập
phim Thái sư Trần Thủ Độ cho đơn vị đặt hàng là UBND thành phố Hà Nội….
Phóng viên đã nhiều lần liên lạc với UBND thành phố Hà Nội về “số phận” bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ nhưng chỉ nhận được câu trả lời, “Khi nào có lịch chiếu, phim sẽ lên sóng”.
Hai năm đã trôi qua, bộ phim lịch sử có
số tiền đầu tư sản xuất khổng lồ mừng đại lễ vẫn “im thin thít, lặn mất
tăm”. Và đến thời điểm này, chẳng còn ai muốn hỏi, càng chẳng còn ai
muốn trả lời về bộ phim này.
Chuyện gì đã thực sự xảy ra với bộ phim lịch sử tiền tỷ của đại lễ ngàn năm?
(http://dantri.com.vn/c730/s730-650050/phim-56-ty-dong-mung-dai-le-sau-hai-nam-van-dap-chieu.htm)
Theo ông Nguyễn Trọng Tuấn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cho rằng: “Công
chiếu “Thái sư Trần Thủ Độ” muộn cũng bởi khách quan. Trong đợt kỷ niệm
1.000 năm Thăng Long chúng ta không thể cho phim lên sóng được. Bởi về
lịch sử Trần Thủ Độ là người tiêu diệt nhà Lý. Đó là chuyện nhạy cảm
lịch sử.” (http://megafun.vn/tin-tuc/nghe-thuat/dien-anh/201111/Muon-len-song-vi-ly-do-nhay-cam-170151/)
Điều này liệu có thuyết phục được người
dân đã bỏ tiền đóng thuế ra để cho các nhà quản lý ở Hà Nội giải thích
một cách nhăng cuội như thế không?
Được biết để duyệt từ khâu kịch bản cho
tới giai đoạn nghiệm thu thành phẩm cuối cùng của bộ phim lịch sử phục
vụ đại lễ này có cả một bộ sậu tai to mặt lớn bao gồm những cây đa
cây đề danh giá như: NGND Lê Đăng Thực, đạo diễn điện ảnh, làm Chủ tịch
Hội đồng. Hai Phó Chủ tịch gồm GS.TS.NSND Nguyễn Đình Quang (nguyên Thứ
trưởng Bộ Văn hoá) và Lê Văn Lan. Ngoài ra còn các gương mặt sáng
giá vào bậc nhất về chuyên môn cũng như chính trị như: NSND Bùi Đình
Hạc - đạo diễn điện ảnh; ông Lê Ngọc Minh – biên kịch (Phó Cục trưởng
Cục Điện ảnh - lúc chưa xin từ chức); ông Nguyễn Thanh Học – Phó trưởng
Ban Tuyên giáo Thành ủy; NSƯT Trần Quốc Chiêm - Phó Giám đốc Sở
VH,TT&DL Hà Nội; ông Nguyễn Trọng Tuấn - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo
Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long; ông Đỗ Đình Hồng - Phó Văn phòng
UBND TP Hà Nội… Vậy mà vẫn để tiền bạc (56 tỷ) cùng với công lao động
nghệ thuật của hàng trăm nghệ sỹ và các thành phần hỗ trợ bị phí
phạm trong lúc ngành điện ảnh đang cực kỳ thiếu vốn để hoạt động. Khán
giả cả nước thì thiếu phim lịch sử của nước nhà… Mà “Thái sư Trần
Thủ Độ” trở thành một thứ “Vinashin” trong điện ảnh chìm nghỉm không
biết bao giờ mới sủi tăm như thế, thì qủa thật đau lòng cho tất cả những
ai còn nặng lòng với sự nghiệp điện ảnh nước nhà nói riêng và với Thăng
Long Hà Nội nói chung.
Là người yêu môn lịch sử dân tộc, tôi lại
nhìn vụ phim “Thái sư Trần Thủ Độ” bị “đắp chiếu” lại ở một lý do sâu
xa khác. Chẳng có cái gọi ”nhạy cảm lịch sử” gì ở đây cả. Có chăng là
nhạy cảm với ông “bạn vàng” phương Bắc thì đúng hơn. Vì đề cao Trần
Thủ Độ là đề cao tinh thần Đông A. Đề cao một triều đại vàng son vẻ vang
vào bậc nhất của lịch sử Việt Nam. Khiến người CS Trung Hoa đang nuôi
tham vọng bành trướng một cách điên cuồng về lãnh thổ lãnh hải là không
bao giờ muốn.
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” từng ghi
thời Trần có hai người được vua cho lập sinh từ thờ khi vẫn còn sống là
Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn. Chính Trần Thủ Độ đã sớm phát hiện thiên
tài quân sự của Trần Quốc Tuấn nên đã tiến cử Quốc Tuấn đảm trách
chức ”Quốc công Tiết chế” ngay từ cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần
thứ nhất (1257).
Con người Trần Thủ Độ còn đầy bí ẩn. Kể
cả cha mẹ, nơi sinh, thời thơ ấu đều không có bất cứ một nguồn tài liệu
nào ghi chép một cách rõ ràng. Chính sử của Việt Nam ta đều ghi ông mồ
côi cha mẹ từ bé và ở với bác là Trần Lý chứ không ghi rõ bố mẹ ông là
ai.
Còn theo bác sỹ Trần Đại Sỹ, hậu duệ nhà
Trần hiện đang sống ở Pháp, người đã bỏ nhiều công sức sưu tầm và nghiên
cứu lịch sử triều Trần thì cho rằng các tài liệu trong các thư viện
quân sự của Trung Quốc ở các Quân khu Quảng Đông; Quảng Tây; Vân Nam;
Quế Châu. Cùng gia phả các chi phái của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc,
hiện đang sống tại Trung Quốc có ghi chép rất chi tiết về gia thế của
Thủ Độ. Ông là con của danh tướng Trần Thủ Huy và công chúa Đoan Nghi
(con gái của vua Lý Anh Tông). Do hoàn cảnh đưa đẩy, cha mẹ của Thủ Độ
phải lưu lạc ở cao nguyên Gobi (đất Mông Cổ) từ thời đế quốc Mông Cổ còn
phôi thai. Thủ Độ được sinh ra ở bến đò Liêu Đông (Trung Quốc)
trên đường đi lánh nạn. Nên cái tên Độ, tức bến đò là để kỷ niệm
chuyến đi bão táp ấy.
Cả thời thơ ấu của Thủ Độ trưởng thành
tại đất Mông Cổ nên chịu ảnh hưởng của sinh hoạt và văn hóa của người
Mông Cổ ở vị Thái sư nhà Trần là rất đậm. Nhất là trong chuyện hôn nhân
và gia đình. Những ý kiến ấy của bác sỹ Trần Đại Sỹ cũng rất có lý.
Nhưng tiếc thay để kiểm chứng, cho tới lúc này, với tôi là bất khả thi.
Lại có giả thuyết cho rằng thân sinh Trần
Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị (Theo nguồn tư liệu điền dã của cụ Dương
Quảng Châu). Đáng tiếc các tư liệu điền dã đó chưa đủ cơ sở để chứng
minh một cách khoa học, chính xác về thân phụ của Trần Thủ Độ. Ở xã Thái
Phương (Thái Bình) có thờ vị Thiên thần Trang Nghị Đại Vương mà thôi.
Vì thế, không thể nói khi chưa đủ chứng cứ để khẳng định có nhân vật
Trần Hoằng Nghị và càng không thể nói ông là thân sinh của Trần Thủ Độ
được. Thực tế bố mẹ Trần Thủ Độ là ai, đến nay qua bảy, tám trăm năm vẫn
chưa ai giải đáp được (kể cả Lê Văn Hưu – sử gia thời Trần; Phan Phu
Tiên và Ngô Sĩ Liên – thời Lê) (http://www.baothaibinh.com.vn/52/3646/Tran_Thu_Do_va_khoang_trong_phia_sau_cuoc_doi_ong.htm)
Nhà nghiên cứu Trần Đại Sỹ còn cho biết,
chính công chúa Đoan Nghi (mẹ Trần Thủ Độ) đã bị tụi gian tế Tống nằm
vùng trong triều đình nhà Lý hãm hại ngay ở bến đò sông Cái, khi Đoan
Nghi đưa Trần Thủ Độ từ Mông cổ về Thăng Long thăm vua cha đang đau
bệnh, lúc Thủ Độ chừng 10 tuổi. Khiến Độ phải giả điên mới thoát khỏi
tai mắt của kẻ thù. Cho nên mối thù không đội trời chung với giặc phương
Bắc chính là động lực rất lớn ngay từ khi còn hàn vi ở vị khai quốc
công thần nhà Trần này.
Bởi vậy nếu những điều ông Đại Sỹ đã nêu
là đúng với những gì đã mục sở thị ở các thư tịch của người Trung Hoa
thì chính con người Trần Thủ Độ là vô cùng “nhạy cảm lịch sử” với chủ
nghiã bành trướng phương Bắc chứ hoàn toàn không thể là lấy lý do: người tiêu diệt nhà Lý (một triều đại đang trên đà tan rã lúc bấy giờ) để
làm lý do “treo” (đắp chiếu) bộ phim “Thái sư Trần Thủ Độ” trong
dịp đại lễ kỷ niêm ngàn năm Thăng Long cho tới tận bây giờ? Chả nhẽ cái
hào khí Đông A, hào khí gìn giữ biển đảo đang rất cần những thần tượng
sáng giá như Trần Thủ Độ, người từng khẳng khái với câu nói nổi tiếng
trong thời khắc an nguy của xã tắc:
“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!“
Với khí phách và lòng tự tin qủa cảm ấy,
Trần Thủ Độ không những là vị công thần hiếm có của vương triều Trần -
Đại Việt, thế kỷ 13. Mà còn là người anh hùng bảo vệ non sông bờ cõi
sáng giá vào bậc nhất của lịch sử dân tộc.
Thiết nghĩ những ai đồng thuận với kẻ
thù để “treo” bộ phim, vô hình chung đã tiếp tay cho kẻ thù để thôn tính
dân tộc ta, đất nước ta trong giấc mộng bá quyền đã và đang ngay càng
quyết đoán của chúng!
"... Đó là chuyện nhạy cảm lịch sử.”
Trả lờiXóaThời buổi này, hễ cái gì "nhạy cảm" là không được nhắc đến; coi như có không có vậy. Dân chúng chỉ được quan tâm đến chuyện "lãnh cảm" thôi....
Hì hì, chỉ được quan tâm đến chuyện "lãnh cảm" thôi bác Rân Ngu ui! Có thế dân ta mới mau tiến lên trình độ "vô cảm" được chớ!
Xóa"Đó là chuyện nhạy cảm lịch sử.”, hèn chi các vở cải lương nổi tiếng như : " Tiếng trống Mê Linh", "Thái hậu Dương Vân Nga" và bộ phim "Thị xã trong tầm tay" không được công chiếu lại. Người ta sợ lòng yêu nước của người Việt trỗi dậy, người ta sợ thế hệ trẻ người Việt biết kẻ thù nghìn đời của mình là ai. Đến kẻ thù mà cũng chẳng dám điểm mặt chỉ tên. Bó tay!
Trả lờiXóaPhim Hoàng Sa nỗi đau mất mát nữa ! Hèn ...
XóaTính Từ ngày vua Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long đến Thái Sư Trần Thủ Độ, thời gian cũng hơn 200 năm . Nay phim Thái sư Trần Thủ Độ có đắp chiếu sau ngày kỉ niệm 1000 năm Thăng Long mói có 2 năm . Kể cũng hãy còn sớm . Đắp chiếu thêm 200 năm nữa chờ ngày kỉ niệm chiến thắng Nguyên Mông lần thứ nhất đem ra chiếu có lẽ thích hơp hơn .
Trả lờiXóaBà con hãy yên tâm.
Trả lờiXóaCái gì càng bị cấm đoán, cái ấy càng sống mãnh liệt, sống sôi sục trong lòng người
Thưa KTS Trần Thanh Vân,
XóaKhông phải cái bị cấm nào cũng như nhau đâu.
Cái "Lý Công Uẩn đường đến thành Thăng Long" quay ở Hoàng Điểm,
và cái "Hoàng Sa nỗi đau mất mát" quay ở Quảng Ngãi,
nó cùng hiện tượng là đang không được chiếu,
nhưng bản chất sự việc thì trái ngược đấy.