Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn học
Tác giả "Báu vật của đời" trở thành nhà văn gốc Trung Quốc thứ hai và là tác giả châu Á thứ sáu giành được giải thưởng uy tín bậc nhất thế giới này.
Tác giả "Báu vật của đời" trở thành nhà văn gốc Trung Quốc thứ hai và là tác giả châu Á thứ sáu giành được giải thưởng uy tín bậc nhất thế giới này.
Ủy ban Nobel Văn học ca ngợi Mạc Ngôn (Mo Yan) là tác giả "kết hợp được
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với truyện kể dân gian, lịch sử và cuộc
sống đương đại" trong các trang văn của mình.
Đây được coi là sự vinh danh xứng đáng với nhà văn 67 57 tuổi, tác giả của
hàng loạt tiểu thuyết đồ sộ, chứa đựng tư tưởng lớn và có tầm ảnh hưởng
rộng rãi đến Trung Quốc và cả thế giới như: Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Củ tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ...
Sáng tác của Mạc Ngôn không chỉ được dịch và xuất bản nhiều thứ tiếng
mà còn được chuyển thể thành các bộ phim gây tiếng vang trên thế giới.
Nhà văn Mạc Ngôn. |
Mạc Ngôn (sinh ngày 17/2/1955) là bút danh của nhà văn nổi tiếng Trung
Quốc Quản Mạc Nghiệp (Guan Moye). Ông được đánh giá là “một trong những
nhà văn nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả nhà văn Trung
Quốc”. Ông cũng được so sánh với những văn hào như Franz Kafka hay
Joseph Heller. Mạc Ngôn sinh tại thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung
Quốc trong một gia đình nông dân. Thời kỳ Cách mạng văn hóa, ông làm
việc trong một nhà máy sản xuất dầu. Mạc Ngôn tham gia quân đội ở tuổi
20 và bắt đầu viết khi ở trong quân ngũ vào năm 1981. Ba năm sau đó, Mạc
Ngôn trở thành giảng viên Khoa Văn học của Học viện Văn hóa Quân đội.
Bút danh của Mạc Ngôn trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “không nói”
được ông lấy khi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình. Ông chọn bút
hiệu này để nhắc nhở bản thân mình kiệm lời.
Các tác phẩm của Mạc Ngôn thường chứa đựng những bình luận xã hội, được cho là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ quan điểm chính trị của Lỗ Tấn và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Gabriel Garcia Marquez. Những câu chuyện thường có bối cảnh gần quê hương ông, thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Mạc Ngôn là tác giả khá gần gũi với độc giả Việt Nam. Phần lớn các tác phẩm của ông đều đã được dịch ra tiếng Việt. Hồi tháng 11/2011, Hội Nhà văn Hà Nội vừa tổ chức hội thảo về cuốn "Báu vật của đời" của ông.
Nguồn: VNE.
Ba năm trước, cuốn "Ma chiến hữu" của Mạc Ngôn đã gây xôn xao cộng đồng mạng Việt Nam.
Có thể kể tên một số bài viết sau đây:
- Đông La: Đọc "Ma chiến hữu" của Mạc Ngôn
- Bảo Ninh: Đọc "Ma chiến hữu"
- Vũ Ngọc Tiến: Đâu là hồn cốt "Ma chiến hữu"
- Người Buôn Gió: Bàn về "Ma chiến hữu"
- Trang Hạ: "Ma chiến hữu" và lỗ đen trong xuất bản
- Ma Chiến Hữu: vài vấn đề về lịch sử, đạo đức và chính trị
- Đối thoại với các linh hồn: Đọc Ma chiến hữu của Mạc Ngôn
Xin trích một số ý kiến từ các bài nêu trên:
Mặc dù tác giả Mạc Ngôn là người “phía bên kia chiến tuyến”, nhưng tác phẩm không hề có một ý nào gây nên thù hận Việt – Trung và cũng không hề có một dòng kích động nào đối với độc giả của cả hai bên.
Nhân dịp này, xin đăng tải lại bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Diện về cuốn tiểu thuyết "Ma chiến hữu" của Mạc Ngôn, do Nxb Văn học ấn hành.
Ý kiến của tôi về cuốn "Ma chiến hữu"
Có thể kể tên một số bài viết sau đây:
- Đông La: Đọc "Ma chiến hữu" của Mạc Ngôn
- Bảo Ninh: Đọc "Ma chiến hữu"
- Vũ Ngọc Tiến: Đâu là hồn cốt "Ma chiến hữu"
- Người Buôn Gió: Bàn về "Ma chiến hữu"
- Trang Hạ: "Ma chiến hữu" và lỗ đen trong xuất bản
- “Ma chiến hữu” - Cộng đồng blogs lên tiếng và lệnh thu hồi sách
- “Ma Chiến Hữu” trong cuộc chiến biên giới 1979
- ‘Ma chiến hữu’ gây xôn xao cộng đồng mạng tại Việt Nam- “Ma Chiến Hữu” trong cuộc chiến biên giới 1979
- Ma Chiến Hữu: vài vấn đề về lịch sử, đạo đức và chính trị
- Đối thoại với các linh hồn: Đọc Ma chiến hữu của Mạc Ngôn
Xin trích một số ý kiến từ các bài nêu trên:
Ma Chiến Hữu mà gặp phải tư duy kiểu như
vậy biên tập thì ngay từ năm 2004, nguyên bản tiếng Hoa, đã không thể ra
mắt độc giả Trung Quốc. Bởi vì cuốn sách này không "tụng ca" cái gì
cả, chẳng minh hoạ cái gì hết, trong sách chỉ là hiện thực về thân phận người
lính và nông dân nghèo khổ bị thời cuộc xô đẩy hiện lên từ cách nhìn của Mạc
Ngôn.
Càng đọc kỹ, tôi càng thêm khẳng định “Ma Chiến Hữu” là tác phẩm Mạc Ngôn phản đối cuộc chiến tranh Trung-Việt (2/1979) rất vô nghĩa và bẩn thỉu.
Dường như nhiều người chưa đọc hoặc đọc không kỹ, chỉ bám vào mấy lời PR của Nxb Văn Học ở đầu cuốn sách nên đã kết tội oan tác giả và tác phẩm. Cái gọi là “Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” như lời Nxb viết, nực cười thay đó lại là cách viết mỉa mai của Mạc Ngôn về việc người ta đem khái niệm chủ nghĩa anh hùng rất chung chung, mơ hồ làm thứ "doping" tinh thần cho những người lính nông dân mỏng học, nghèo xác để họ mù quáng lao vào cuộc chiến tàn khốc với Việt Nam mà thôi. Lừa lọc và giả trá là bản chất thâm căn cố đế của những kẻ chủ mưu gây nên cuộc chiến này.
Mạc Ngôn là cây bút nổi tiếng trong văn đàn Trung Quốc đương đại, song không phải bất cứ tác phẩm nào của ông cũng đều là kiệt tác. Tôi rất đồng ý với TS Nguyễn Xuân Diện cho rằng “Ma Chiến Hữu” là một trong những cuốn sách xuống tay nhất của Mạc Ngôn. Ở tác phẩm này ông sử dụng bút pháp thả nổi sự kiện kết hợp với hiện thực kỳ ảo đã không thành công.
Bảo Ninh
Càng đọc kỹ, tôi càng thêm khẳng định “Ma Chiến Hữu” là tác phẩm Mạc Ngôn phản đối cuộc chiến tranh Trung-Việt (2/1979) rất vô nghĩa và bẩn thỉu.
Dường như nhiều người chưa đọc hoặc đọc không kỹ, chỉ bám vào mấy lời PR của Nxb Văn Học ở đầu cuốn sách nên đã kết tội oan tác giả và tác phẩm. Cái gọi là “Một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” như lời Nxb viết, nực cười thay đó lại là cách viết mỉa mai của Mạc Ngôn về việc người ta đem khái niệm chủ nghĩa anh hùng rất chung chung, mơ hồ làm thứ "doping" tinh thần cho những người lính nông dân mỏng học, nghèo xác để họ mù quáng lao vào cuộc chiến tàn khốc với Việt Nam mà thôi. Lừa lọc và giả trá là bản chất thâm căn cố đế của những kẻ chủ mưu gây nên cuộc chiến này.
Mạc Ngôn là cây bút nổi tiếng trong văn đàn Trung Quốc đương đại, song không phải bất cứ tác phẩm nào của ông cũng đều là kiệt tác. Tôi rất đồng ý với TS Nguyễn Xuân Diện cho rằng “Ma Chiến Hữu” là một trong những cuốn sách xuống tay nhất của Mạc Ngôn. Ở tác phẩm này ông sử dụng bút pháp thả nổi sự kiện kết hợp với hiện thực kỳ ảo đã không thành công.
Vũ Ngọc Tiến
Ma Chiến Hữu đúng ca ngợi chủ
nghĩa anh hùng thật như bìa sách nói. Miêu tả các trận đánh của Tiền Anh Hào và
đồng đội làm người đọc cảm giác họ đang chiến đấu ở phía Nam Trung Quốc, chứ
không phải trên đất nước người khác. Chiến đấu để bảo vệ tổ quốc họ chứ không
phải sang xâm chiếm giết dân lành, phá nhà cửa. Với miêu tả lập lờ thế này
người đọc Trung Quốc làm sao mà lên án chiến tranh 1979 đó là phi nghĩa. Khi cuốn
sách không hề ghi địa danh, thậm chí trận đánh ác liệt xảy ra trên một cái đồi
sách ghi là Không tên.
Người Buôn Gió
Tóm lại, qua Ma chiến hữu, Mạc
Ngôn cho thấy Cuộc chiến tranh Biên giới 1979 là vô nghĩa nên đã gây ra những
cái chết vô nghĩa, và hành động “bảo vệ Tổ quốc” của những người lính cũng
không thực sự được coi là “vinh quang” vì họ đã không được gì khi “chiến thắng
trở về” và hoàn toàn bị bỏ rơi, sống lam lũ, bần hàn, sau cuộc chiến.
Mặc dù tác giả Mạc Ngôn là người “phía bên kia chiến tuyến”, nhưng tác phẩm không hề có một ý nào gây nên thù hận Việt – Trung và cũng không hề có một dòng kích động nào đối với độc giả của cả hai bên.
Còn sự xuất bản cuốn sách Ma
chiến hữu thì đúng là đã sai ở cái bìa, những ông biên tập đã để câu “Một cách
ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” ở ngoài bìa bên cạnh bức vẽ hình ảnh đội
quân TQ xâm lấn biên giới, quần áo xanh biếc, đội ngũ chỉnh tề, súng chắc trên
vai, sẵn sàng chiến đấu với “quân địch”, rõ ràng là các vị đã biến cuốn sách
chống chiến tranh thành cuốn ca ngợi kẻ thù giết đồng bào mình.
Đông La
Thực chất, “Ma Chiến Hữu” đã được Mạc Ngôn viết
xong từ 17 năm trước và được NXB Văn Học xuất bản cách đây tròn một năm, nó
chưa hẳn đã là “món quà cho kỷ niệm ba mươi năm Chiến tranh biên giới 1979″ như
nhiều bạn đọc đồn đại.
.
.
Tuy nhiên “Ma chiến hữu” chứa đựng những thông
điệp đã vượt quá khuôn khổ của văn học, khiến nhiều bạn đọc, trong đó có tôi,
bất bình với tác phẩm này. Sau khi đọc và so sánh với nguyên tác tiếng Hoa
“Chiến hữu trùng phùng”, tôi nhận thấy lỗi nghiêm trọng không đến từ cuốn sách
này mà lại đến từ đơn vị xuất bản, cụ thể là từ người dịch, người tổ chức bản
thảo và biên tập của Công ty văn hoá Phương Nam (PNC).
Trang Hạ
Ý kiến của tôi về cuốn "Ma chiến hữu"
Nguyễn Xuân Diện
Cứ tưởng bác GSTS Hoàng Quang Thuận của ta ẳm giải chứ..hehe :-))
Trả lờiXóaThế là tập thơ thiền của HQT trở thành thơ lơ ngơ mất rồi,tập đoàn thơ của HQT cũng tan tác sụp đổ như các tập đoàn KT vậy
Trả lờiXóaMạc Ngôn nếu sinh năm 1955 thì đến nay chỉ mới 57 tuổi chứ không phải 67 tuổi. Xin TS NXD đính chính lại năm sinh hay tuổi của tác giả.
Trả lờiXóaT/G nam nay la 57 tuoi A
Trả lờiXóaỒ lạ nhỉ, giáo sư thơ ma thơ thân Hoàng Quang Thuận không được giải thật à. Tiếc cho Việt Nam ta nhỉ!
Trả lờiXóaHình như có sự nhầm lẫn về năm sinh của ông Mac Ngôn 67 tuổi.
Trả lờiXóaNếu Mạc Ngôn sinh năm 1955 thì ông này mời 57 tuổi.
Trên trang web chính thức của Giải Nobel thì Mạc Ngôn đúng là sinh năm 1955 đấy ạ.
Trả lờiXóaXin bổ sung 1 bài nữa: Ma Chiến Hữu và sự xâm lăng về văn hóa
Trả lờiXóahttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/03/090303_machienhuu_hahien.shtml
Cám ơn bác Tễu đã giới thiệu một danh sách các bài viết rất đáng đọc. Thời điểm 3 năm trước, tôi bận bịu quá nên đã không để ý đến dư luận chung quanh việc xuất bản cuốn tiểu thuyết Ma Chiến Hữu. Tôi đã đọc kỹ các bài bác giới thiệu và rút ra nhiều điều hay cho mình.
Trả lờiXóaĐặc biệt đọc bài của Vũ Ngọc Tiến mà cảm phục bác nhà văn này. Cuốn Rồng Đá bị cấm một cách oan ức, có lẽ bác ấy có lý do hơn ai hết để bực mình và ác cảm với cuốn tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Thế mà không, bác ấy vẫn đồng cảm được với nhà văn người Trung quốc kia; vẫn đọc ra được các giá trị nhân bản ẩn chưa trong tác phẩm ấy; và vẫn khen.
Giờ xin được chia sẻ với bác Tễu và các bác tâm tình này: Dù chưa được đọc tác phẩm nào của Mạc Ngôn, nhưng tôi tin vào ban giám khảo Nobel Văn Chương, nào giờ đã chứng tỏ là luôn lựa chọn đúng. Các tác phẩm được trao giải, ngoài các giá trị khác, chắc chắn phải là những điểm son đáng tôn vinh về tính nhân bản. Sự kiện một tác giả Trung quốc được trao tặng giải này, trong thời điểm này, làm tôi rất hy vọng.
Ông Mạc Ngôn làm tôi nhớ đến nhà văn Chinghiz Aitmatov của Liên Xô trước đây. Hai cuốn "Đoạn Đầu Đài" và "Một Ngày Dài Hơn Thế Kỷ" của Aitmatov - được độc giả không những ở Nga mà cả trên thế giới đánh giá rất cao, được giải thưởng lớn từ chính quyền Sô Viết - cũng đã được dịch sang tiếng Việt khoảng năm 1985. Tôi nhớ ba tôi khi đi "học tập" về, ông đọc say mê hai cuốn đó, có khi thấy ông vừa đọc vừa khóc, rồi ông nói: "Ba tin nước Nga sẽ thay đổi! Khi mà những tác phẩm như thế này được người dân và cả chính quyền Nga tôn vinh, ba tin trăm phần trăm là nước Nga sẽ thay đổi!". Ba tôi đã đoán đúng.
Tôi ước ao được đọc tác phẩm đoạt giải Nobel của Mạc Ngôn, để được khóc và được nói như ba tôi: "Trung quốc sẽ thay đổi!".
Mạc Ngôn biết gọi hồn Ma Chiến Hữu TQ, còn VN lại không sao ? Những người lính TQ chết vì chiến tranh biên giới vói VN năm 1979 biết họ chiến đấu cho ai và vì cái gì . Những chiến sĩ VN đã năm xuống vì sự tồn vong của tổ quốc VN đã không được tôn vinh, hàng năm lại không được tưởng nhớ cúng giỗ còn tủi nhục vất vưởng đến bao giờ ?
Trả lờiXóaTất cả các chiến sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc phải được ghi ơn, ghi công tạc vào bia đá để ngàn đời nhớ mãi. Không lẽ Mạc Ngôn mói biết tưởng nhớ đến hồn ma chiến hữu TQ mà đối với VN họ thực sự là tên lính xâm lược, còn những chiến hữu VN vì danh nghĩa cao cả là bảo vệ tổ quốc lại không được nhớ đến ?
Ôi, tủi nhục cho những chiến hữu VN đã hi sinh vì Tổ Quốc !