30 bảo vật quốc gia
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia đợt đầu cho 30 hiện vật lịch sử. “Nhật ký trong tù”, bản thảo viết tay “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, bản Di chúc… của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành những bảo vật quốc gia.
.
Căn cứ theo các tiêu
chí, quy định đề ra trong Luật di sản văn hóa, 30 hiện vật, nhóm hiện
vật được công nhận bảo vật quốc gia này bao gồm:
1. Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
2. Trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
3. Thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
5. Cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
6. Trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
7. Ấn đồng "Môn Hạ Sảnh ấn" (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
8. Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê sơ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
.
.
9. Cuốn "Đường Kách mệnh" (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
.
.
10. Tác phẩm "Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) (tác phẩm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
11. Bản thảo "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (bản viết tay của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
12. Bản thảo "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước" (văn bản Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam sáng ngày 17/7/1966,
hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh).
13. Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (văn bản gốc Bác Hồ viết từ
ngày 10/5/1965 - 19/5/1969, hiện lưu giữ tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung
ương Đảng).
14. Tượng Phật Đồng Dương (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
15. Tượng Nữ Thần Devi (Hương Quế) (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
16. Tượng Thần Vishnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
17. Tượng Phật Lợi Mỹ (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
18. Tượng Thần Surya (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
19. Tượng Bồ tát Tara (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
20. Đài thờ Mỹ Sơn E1 (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
21. Đài thờ Trà Kiệu (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).
22. Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).
23. Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
24. Bộ Cửu vị thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế).
25. Bộ Cửu đỉnh (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế)
26. Pháo cao xạ 37mm (súng phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, hiện lưu giữ tại Bảo
tàng Phòng không - Không quân).
27. Máy bay Míc 21 F96, số hiệu 5121 (máy bay chiến đấu của Không
quân nhân dân Việt Nam trong trận "Điện Biên Phủ trên không", hiện lưu
giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).
28. Sổ trực ban "Chiến dịch Hồ Chí Minh" (sổ trực ban chép tay tình
hình chiến sự Chiến dịch Hồ Chí Minh từ ngày 25/4 - 1/5/1975, hiện lưu
giữ tại Bảo tàng Quân khu 7).
29. Xe tăng T54B, số hiệu 843 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ
Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, hiện lưu giữ tại
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam).
30. Xe tăng T59, số hiệu 390 (tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ
Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975, hiện lưu giữ
tại Bảo tàng Tăng thiết giáp).
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn
Anh, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, Thủ trưởng các bộ,
ngành, người đứng đầu tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia trong
phạm vi quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc
gia theo quy định pháp luật về di sản văn hóa.
P.Thảo
Bảo vật Quốc gia đầu tiên được Thủ tướng ký quyết định công nhận theo đề nghị của Bộ Văn hóa TT & DL cho thấy tư duy nghèo nàn , nhận thức lệch lạc , hiểu biết kém cỏi , vô trách nhiệm của lãnh đạo Bộ và của chính phủ đang ở mức không thể chấp nhận được ! Lẽ ra Bảo vật quốc gia phải có mặt ít nhất 1 văn bản của các triều đại chính thể tiền bối xác lập chủ quyền quốc gia của Việt nam tại 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa chứ ! Trong khi đó lại có quá nhiều văn bản trong Bảo vật chỉ có tính tôn sùng cá nhân mà tính giá trị Bảo vật rất thấp , nếu đem bán đáu giá thì chưa chắc đã có ai trả tới giá khởi điểm !? Thật đáng nhục !
Trả lờiXóaHic, nghe tin này mà như sét đánh ngang tai!
Trả lờiXóaTuy nhiên, giờ có muốn nói gì - trong tư cách một người dân - thì lại phải tìm hiểu xem Luật Di sản Quốc gia đã:
- đặt ra qui định và tiêu chí thế nào, định nghĩa ra sao về "bảo vật quốc gia"?
- bộ phận nào có trách nhiệm tham mưu, liệt kê danh sách để trình Thủ tướng ký?
- danh sách đó có phải được công khai trước để xin ý kiến Quốc Hội, các nhà chuyên môn và toàn dân không?
Rất mong có bác nào rành về bộ luật này giải thích cho bà con rõ với.
Cả nước không lẽ chỉ có 30 BVQG . Quá ít. Chắc còn nhiều BV sẽ được công bố sau . BVQG thì tất nhiên phải có chế độ bảo vệ đạc biệt nghiêm nhặt . Những thứ khó lấy như máy bay, xe tăng thì không nói, còn những thứ dễ ăn cắp như Trống Đồng, tác phẩm của Hồ Chủ Tịch .. Coi chừng kẻ nội thù.
Trả lờiXóaBức Họa Mona Lisa được canh chừng đặc biệt cẩn mật trong VBT Louvre ( Paris ) mà còn bị mất cắp , CP Pháp phải làm phiên bản giả cho khách tới xem .
- tiêu chí nào
Trả lờiXóa- Bộ VĂN THỂ DU đề xuât
- Hội đồng nào thẩm định
- Ai , tổ chức nào phản biện,
- Cần thiết trưng cầu dân ý không.
LÀM QUÁ CẨU THẢ, ALMF LẤY ĐƯỢC
Đáng bàn là 6/30 BVQG là các trước tác của cụ Hồ ( số 9 đến 13). Nên chăng giữ lại một hoặc tối đa là hai ( tôi đề xuất Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến Pháp 1946)