Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân:
Hôm nay (9.9.2013), tại cuộc họp của UB thường vụ Quốc hội, UB Quốc phòng - An ninh QH nhận định luật Sĩ quan quân đội hiện hành quy định chưa phù hợp về thẩm quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng trong việc phong, thăng quân hàm cấp tướng.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng, trao đổi trước UB Thường vụ QH rằng "dứt khoát chỉ có Chủ tịch nước có thẩm quyền phong, thăng quân hàm cấp tướng".
Như vậy, sau tròn 01 năm, UB Thường vụ Quốc hội mới bàn đến ý kiến đề xuất của Luật sư Trần Vũ Hải. Rất hoan nghênh Ủy ban Thường vụ Quốc hội, và xin đăng tải lại ý kiến của LS. Hải cách đây một năm:
LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN TRÁI HIẾN PHÁP? HAY THIẾU TƯỚNG, TRUNG TƯỚNG CÓ PHẢI LÀ SĨ QUAN CẤP CAO?
Trần Vũ HảiHiện đã có lịch trình để Quốc hội sửa đổi tương đối nhiều nội dung của Hiến pháp 1992, được sửa đổi bổ sung năm 2001. Đây là dịp chúng tôi nghiên cứu về các Hiến pháp của Việt Nam, cũng như việc thực thi chúng. Chúng tôi nghiên cứu các định chế Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành, và thấy như sau:Điều 103 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 có quy định:“Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:1- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;2- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh;3- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;4- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;5- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá;6- Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;7- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;8- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;9- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp đại sứ, những hàm, cấp nhà nước trong các lĩnh vực khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước;10- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp ký; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định;11- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam;12- Quyết định đặc xá.”Điều 114 Hiến pháp trên quy định như sau về Thủ tướng Chính phủ“Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:1- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;2- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;4- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên;5- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;6- Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.”Như vậy, Hiến pháp1992 quy định quyền tối cao của Chủ tịch nước đối với các lực lượng vũ trang, phân biệt rõ vai trò của Chủ tịch nước và Thủ tướng trong vấn đề quyết định nhân sự cao cấp trong hệ thống chính quyền. Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm các nhân sự cao cấp trong cơ quan tư pháp tối cao như: Viện kiểm sát tối cao, TAND tối cao, quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân và các đại sứ thuộc ngành ngoại giao. Trong khi Thủ tướng quyết định về các nhân sự cao cấp trong cơ quan hành pháp và hành chính địa phương.Tuy nhiên, tại Điều 25 khoản 1 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008) lại quy định như sau:“Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan1. Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:a. Chủ tịch nước bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân’b. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng và các chức vụ tương đương; phong, thăng quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;c. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại…”Như vậy có 02 khả năng sau:(i) Quy định trên của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân trái với quy định tại Điều 103 và Điều 114 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001)(ii) Các sĩ quan được phong, bổ nhiệm ở mục b khoản 1 Điều 25 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân không phải là sĩ quan cấp cao. Tức các Thiếu tướng, Trung tướng không phải là các sĩ quan cấp cao trong lực lượng vũ trang.Chúng tôi nghiêng về quan điểm các sỹ quan cấp bậc như Trung tướng, Thiếu tướng là các sỹ quan cấp cao và theo Hiến pháp phải do Chủ tịch nước phong cấp, hàm. 20.9.2012T.V.H
Nếu giao Bộ quốc Phòng và Bộ công an cho chủ tịch nước thì thiếu tướng và Trung tướng phải do chủ tịch nước phong hàm.
Trả lờiXóaTôi đồng tình voi ý kien do chủ tich nuoc phong ham thiếu tướng trở lên trong lực lượng vũ trang (như hiến pháp năm 1992 da quy định). Thủ tuong ko nen lạm dung quyền hạn, sai với hiến pháp đã quy định.
Trả lờiXóaNên thực hiện theo Hiến pháp là cách làm tốt nhất!
Trả lờiXóaVụ này cũng đã được ông Nguyễn Hoàng Anh - đại biểu quốc hội khóa 12 (Đoàn Hải Phòng) nói đến khi thảo luận góp ý vào dự thảo luật SQ QĐNDVN (sửa đổi) năm 2008, nhưng không thấy ai nói gì thêm, mà chỉ thấy . . . im lặng!!!
Trả lờiXóaCấp tướng từ Thiếu tướng trở lên không phải là SQ QĐ cấp cao thì đó là một qui định lạ đời ít thấy ở các nước . Nếu không thì luật QĐNDVN phải có qui định rõ ràng . SQQĐND cấp cao gồm có tướng ba sao trở lên .
Trả lờiXóaVề danh xưng cấp tướng cho SQHQ QĐNDVN từ cao xuống thấp : thủy sư đô đốc ( 4 sao ), đô đốc ( 3 sao ), phó đô đốc ( 2 sao ), đề đốc ( 1 sao ) . Các SQ HQ đều mang chữ Hải Quân trước mọi cấp bậc . Ví dụ Hải Quân đại tá .. Các SQ CA đều mang chữ CA trước mọi cấp bậc . VD CA Đại tướng Lê Hồng Anh ..
Luật sĩ quan phải lấy hiến pháp làm trọng, không thể tùy tiện sinh ra quyền hạn bừa bãi để lấn sân chủ tịch nước. Nguyên thủ quốc gia thống lĩnh lực lượng quân đội là bất biến để đề phòng loạn biến như hiện nay. Thủ tướng đã làm chủ bộ máy hành chính, bộ máy công quyền lũng đoạn, tham nhũng, thủ tướng tranh thủ phong tướng như hiện nay biểu hiện rõ sự biến loạn (loạn xị ngậu)!!!???
Trả lờiXóaThời bình mà tướng nhiều hơn quân??? Đây không phải là loạn thì là gì đây???
Đồng ý việc phong quân hàm cấp tướng chỉ nên giao cho CTN,đồng thời cũng phong vừa phải thôi,phong như vừa qua thì ngân sách đâu mà chịu cho thấu cuối cùng dân lại è cổ mà gánh thôi,dân khổ lắm rồi thưa QH
Trả lờiXóa"Như vậy, sau tròn 01, UB Thường vụ Quốc hội" .Sửa lại tí chủ nhân ơi ! 01 năm cơ mà.
Trả lờiXóaDạo này phong lắm tướng quá làm tôi nhớ đến bộ phim "Thái bình thiên quốc " của Tàu . Vào lúc sắp suy vong Hồng Tú Toàn đã phong vương hàng loạt , các "Vương " mới việc đầu tiên là lo xây phủ . Tài cán không có nên triều đình cử Tăng Quốc Phiên là một quan văn dẹp bỏ nhẹ nhàng như trở bàn tay. Trông người mà ngẫm đến ta .
Trả lờiXóaCác quyết định phong hàm "Tướng" vừa qua của thủ tướng chính phủ là vi hiến! Đề nghị Quốc hội hủy bỏ tất cả các quyết định phong hàm "Tướng" của thủ tướng chính phủ, giao cho chủ tịch nước xem xét và quyết định lại!
Trả lờiXóaChỉ cần nhìn vào chế độ đãi ngộ giữa đại tá và thiếu tướng thì biết sự phân cấp khác nhau một trời một vực. Chả ở đâu thủ tướng chính phủ có quyền phong tướng. Có chăng ở VN thủ tướng quá giỏi?
Trả lờiXóaĐề nghị CTN cùng QH"truy tước"hàm tướng của Đỗ Hữu Ca GĐ CA Hải Phòng nhằm giảm sự bất bình trong nhân dân vì HP còn tồn tại quá nhiều vấn đề về an ninh,tiêu cực,nhất là sau"trận đánh đẹp".Việc tấn phong Đại Ca chẳng khác gì một cái tát vào mặt dân để dằn mặt dư luận vậy.Nó như một Tấn hài hơn là tấn phong!
Trả lờiXóaĐã vi hiến thì phải thu hồi lại.
Trả lờiXóaCần rà soát lại hết. Không nên dễ dãi quá, làm giảm giá trị của cấp hàm. Bây giờ lính nhìn thấy tướng cũng coi thường như cấp úy. Thượng tá, đại tá ngày xưa chất lượng và uy nghiêm hơn nhiều các "ông tướng" bây giờ.
Có hội nghị, nhìn vào hội trường thấy già nửa là tướng. Ôi, sao mà thấy thương tướng thật quá. Trong số đó tướng thật chỉ khoảng 1/4 thôi.
Trên trang BĐX có bài viết về nguồn "Bác của chúng em" hay, Tễu thử rinh về trang nhà cho mọi người cùng ngẫm
Trả lờiXóaĐề nghị cấp tướng quân đội và cảnh sát phải do Chủ tịch nước phong theo quy định của HP . Từ 2007 đến nay TTg đã phong và phong quá nhiều cho từ cấp thiếu tướng và trung tướng là vi phạm HP, vậy phải hủy và thu hồi các quyết định phong cấp tướng do TTg N.T.D ra quyết định từ 2007đến 2013. Thời bình lại phong nhiều tướng hơn thời chiến, không biết mấy ô. Tướng này dùng vào việc chi đây?. Nghịch lý là Sĩ quan thời bình nhiều và lương rất cao thời chiến, về hưu mới 45 -50 tuổi, tháng lĩnh 5 đến > 12 tr.đồng, hơn cả chuyên viên đang làm việc. Chỉ làm nặng thêm gánh thuế , phí trên vai gầy của nhân dân mà thôi.
Trả lờiXóaTôi đồng ý với ý kiến của Ông PQ Thanh. TT phong tướng là vi hiến, cần thu hồi. Hai Bộ QP vad CA phải là đặc thù và do CT nước phụ trách , không thể do TT được.
Trả lờiXóaLoạn tướng trong mấy năm nay vì ban phát quyền và lợi cho nhau , gây bè kéo cánh thông qua việc lấy tiền thuế của dân chia nhau.
Trả lờiXóaLoạn, đại loạn!
Mấy bác thượng tá ở chỗ em cũng bảo rằng tôi là sĩ quan cấp cao trong quân đội. Không biết các bác ấy căn cứ vào quy định nào.
Trả lờiXóaHiến pháp một đàng, luật một nẻo. Vui nhỉ
Trả lờiXóaTướng bây giờ như lương nhiều mà không giá trị,không giá trị mà lại tốn lương nhiều
Trả lờiXóaBác Phạm Đình Trọng đã nói : tướng bây giờ nhiều như vịt chạy đồng , hoàn toàn đúng . Bây giờ là thời bình nên họ họ ban phát cho nhau chức tước cấp bậc để cùng nhau hưởng lạc , để bảo vệ nhau khi cần và tạo thành nhóm lợi ích ăn trên đầu trên cổ dân đen . Thực tế tướng lĩnh bây giờ chủ yếu là tướng bàn giấy , tướng phòng máy lạnh , tướng ... chứ làm nên trò trống gì nếu có chiến tranh xảy ra . 11 tỉnh miền tây có đến 8 tướng chỉ huy trưởng quân sự tỉnh và công an , một tỉnh nhỏ và rất nghèo như Quảng Trị mà cũng có tướng chỉ huy trưởng quân sự tỉnh ... Họ càng thăng nhiều tướng thì uy tín của họ và nhóm lợi ích càng lộ rõ , còn dân đen thì có ai tôn trọng những ông tướng loại ban phát này .
Trả lờiXóaAnh Nguyễn Văn An nói đúng, bây giờ không có cá nhân làm vua, nhưng có thập thể vua. Việc ban phát chức tước, bổng lộc để bảo vệ ngai vua ngày xưa cũng giống bây giờ thôi.
Trả lờiXóaÔng quan thanh liêm nào mà phản đối vua thì cấm vệ quân lôi ra cho trăm trượng hoặc giáng chức.
Các bác còm quá hay, hay nhất là kiến nghị phong lại những ông tướng đã được phong vi hiến!
Trả lờiXóaNhưng theo tôi thế cũng ...kỳ! Hay là cứ để nguyên chức vụ như vậy và cử mỗi ông đi làm đảo trưởng ngoài Trường sa, hoặc chiếm lại một hòn trong QĐ Hoàng Sa, hoặc giành lại một phần lãnh thổ mà TQ đã cướp của mình; các tướng CA thì mỗi ông tìm cho ra một tên tham nhũng, phá cho được một băng XHĐ chẳng hạn; ... khối việc ấy mà!
Sau đó, trên cơ sở quyết định của QH về số lượng sĩ quan cấp tướng được phong (duyệt biên chế) , CTN phong hàm tướng lĩnh cụ thể cho từng người.
Những vị tướng đó mới là người thực sự có công trạng và tài năng, sẽ được nhân dân kính trong và người ký "sắc phong" cũng không bị mang tiếng!
Cứ xem lịch sử các nước thời nào lắm tướng là thời đó loạn nhiều . CQ không cai trị bằng phá luật mà bằng vũ lực. Pháp luật tỏ ra vô hiệu . Các tướng cầm quyền thì sướng tay lắm bởi vì họ chỉ thích vũ lục chứ đâu thích luật pháp. Pakistan , thời của các tướng là thời loạn . Thái lan thời các tướng là thời quân phiệt . Các nước Mỹ châu Latin, thời các tướng là thời độc tài . VNCH , thời các tướng là thời suy vong . VN hiện thời CQ , nhất là thủ tướng sử dụng đến CA trong đủ mọi ngành. CA mặc áo hay CA không mặc áo cũng là CA . Thử điểm xem có bao nhiêu nhân vật quan trọng trong CP, bao nhiêu BT Tỉnh Ủy, CT Tỉnh từ CA qua ? CP chỉ thích giải quyết công việc qua CA thường vượt qua pháp luật .
Trả lờiXóaTôi ủng hộ ý kiến của ông Phùng Quang Thanh là chỉ có Chủ tịch nước mới có thẩm quyền phong hàm cấp tướng trong quân đội và công an
Trả lờiXóaQuốc hội là cơ quan ban hành luật mà để cho luật tréo ngoe với hiến pháp như vậy thì còn gì để nói nữa. Vậy thì cái kiến nghị 72 của các Bác Boxite gởi nhầm chổ rồi. Ủa mà có còn chổ nào để gởi nữa đâu ta. Ai biết làm ơn chỉ dùm?
Trả lờiXóa