Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

LS. NGÔ NGỌC TRAI KIẾN NGHỊ VỀ "PHIÊN TÒA XÉT XỬ CÔNG KHAI"

Luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn Luật sư tỉnh Nam Định) 

Kiến nghị về phiên toà xét xử công khai

Thứ hai 24/09/2012 12:37 
.
(GDVN) - “Thực tế bấy lâu nay người dân luôn bị những người bảo vệ cổng tòa án, lực lượng công an dẫn giải tội phạm giữ gìn trật tự phiên tòa, ngăn cản không cho vào trong sân tòa, không cho tham dự phiên tòa”, LS Ngô Ngọc Trai phản ánh.
.
Báo Giáo dục Việt Nam vừa nhận được một bức thư kiến nghị và ký tên Luật sư Ngô Ngọc Trai – Luật sư thuộc đoàn Luật sư tỉnh Nam Định. Ngay sau đó, chúng tôi đã liên hệ với LS Ngô Ngọc Trai và ông này xác nhận bức thư đó chính do ông soạn thảo rồi gửi tòa soạn.
 
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Nội dung thư phản ánh: “Thực tế bấy lâu nay người dân luôn bị những người bảo vệ cổng tòa án, lực lượng công an dẫn giải tội phạm giữ gìn trật tự phiên tòa, ngăn cản không cho vào trong sân tòa, không cho tham dự phiên tòa.

Quyền tham dự phiên tòa công khai của người dân đã bị xâm phạm tước đoạt thô bạo, đây là hiện tượng hết sức phổ biến xảy ra ở hầu hết các tòa án, chánh án tòa án nhân dân các cấp biết rất rõ nhưng bỏ mặc không có biện pháp xử lý”.

Theo ông Trai, “các ông bảo vệ cổng tòa án, lực lượng công an dẫn giải tội phạm giữ gìn trật tự phiên tòa, ngăn cản người dân tham dự phiên tòa thường đưa ra lý do là để giữ gìn an ninh trật tự phiên tòa. Đây là bao biện không thể chấp nhận được. Trách nhiệm của những lực lượng này là giữ an ninh trật tự, nhưng việc họ thực hiện công việc không được tước bỏ đi quyền của công dân đã được pháp luật quy định. Không thể vì sự yếu kém của họ mà đòi buộc người khác phải hy sinh quyền công dân.

Quy định phiên tòa xét xử công khai để bất cứ người dân nào cũng có quyền tham dự, đây là một phương thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sinh động, quan trọng.

Rất nhiều người dân có con em là các bị cáo trong vụ án hình sự, nhưng không được tham dự phiên tòa để xem tòa án xét xử như thế nào, rất nhiều người dân đành phải đứng ngoài cổng tòa án nhòm ngó vào trong, không biết rằng họ đã bị tước đoạt quyền tham dự phiên tòa. Điều này có thể thấy bất cứ ngày nào có phiên tòa xét xử tại TAND thành phố Hà Nội, địa chỉ: số 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội”.

Ông Trai nói thêm: “Rõ ràng lực lượng bảo vệ tòa án và công an tư pháp giữ gìn trật tự phiên tòa, lâu nay thường xuyên tước bỏ quyền của người dân được tham dự phiên tòa công khai. Lãnh đạo các tòa án biết rõ điều đó, biết rõ như thế là xâm phạm quyền hợp pháp của công dân nhưng tiếp tay cho sai phạm, bỏ mặc không có biện pháp giải quyết”.

Từ những phản ánh trên, LS Ngô Ngọc Trai kiến nghị: “Đảng và nhà nước đang chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội thượng tôn pháp luật, ngành tư pháp đang chủ trương cải cách hoàn thiện hệ thống tư pháp. Hoạt động tổ chức phiên tòa xét xử hiện tại cần phải được nghiêm túc chấn chỉnh lại.

Mọi rào cản ngăn trở người dân tham dự phiên tòa phải được dỡ bỏ. Cổng tòa án cần phải mở rộng để bất cứ người dân nào cũng có quyền vào tham dự phiên tòa. Hội trường xét xử cần được thu xếp gần cổng ra vào, không để heo hút sâu tít vào bên trong như hiện nay”.


Điều 18. (Bộ luật tố tụng hình sự) Xét xử công khai:

Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.

Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.


Điều 15. (Bộ luật tố tụng dân sự) Xét xử công khai

1. Việc xét xử vụ án dân sự của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.

2. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.

Điều 17. (Luật tố tụng hành chính) Xét xử công khai

Việc xét xử vụ án hành chính được tiến hành công khai. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Nguồn: Giáo dục VN.
 

16 nhận xét :

  1. Nếu không tay đổi được điều này thì toàn XH đã trở thành một nhà tù lớn và mọi người dân đã trở thành những kẻ phạm tội!

    Trả lờiXóa
  2. Luật sư VN càng ngày càng dũng cảm. Nhiều người chọn cách sống chỉ là sự tồn tại.

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn LS Ngô Ngọc Trai đã "dám" đưa ra kiến nghị này. Để những nhà lập pháp và hành pháp nước Việt đừng nên nói một đàng làm một nẻo, như lâu nay nó trơ trẻn và thô bạo quá.

    Trả lờiXóa
  4. Bấy giờ tôi phải hiểu"CÓ" có nghĩa là "KHÔNG" và ngược lại,"ĐEN" có nghĩa là "TRẮNG" và ngược lại... và còn nhiều nữa,xin quí vị thêm vào đi!

    Trả lờiXóa
  5. Bao giaoduc.net.vn tiep tuc dang bai phong van ls Trai, bai nay con ghe hon
    http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Luat-su-noi-tieng-tiep-tuc-kien-nghi-ve-phien-toa-xet-xu-bi-mat/230101.gd

    Trả lờiXóa
  6. Nói phải mà củ cải có nghe ?

    Trả lờiXóa
  7. Nếu công khai, ai cũng vào được xem tòa xử, thì lại lộ rõ Tòa đuối lý thậm chí lý sự cùn trước bị cáo và luật sư bào chữa, bởi vì Tòa xử nhưng án phạt đã nằm trong túi rồi!Giống như chưa đi bỏ phiếu nhưng toàn dân đã biết trước hàng tháng trời: ai là chủ tịch, ai là phó chủ tịch, ai là thủ tướng, ai là phó...
    Còn Đảng CS lãnh đạo thì chả bao giờ có công khai dân chủ cả! Kiến nghị thế chứ kiến nghị nữa cũng sẽ rơi vào im lặng!

    Trả lờiXóa
  8. Thế mà vẫn cứ tiếp diễn đấy. Sáng nào mà ở trước cửa TANDHN mà chẳng thế.

    Trả lờiXóa
  9. nguyễn tắc của TA là xét xử, tranh tụng và tuyên án công khai. Chỉ có ở VN mới ngăn cấm đến dự phiên tòa, dù đó là vợ con, em, cháu cũng không được đến dự. Lấy lý do là giữ trật tự để tước bỏ quyền công dân đã được ghi trong HP và luật, công ước QT. Ở TQ lại còn có chuyện lạ đời "sẽ tuyên án vào thời gian thích hợp". Nên chăng nên có và cần phải có tòa án truyền hình trực tiếp để bóc mẽ những tên yếu kém về luật ngồi nhầm ghế TA.

    Trả lờiXóa
  10. Muốn xét xử có tranh tụng thì trước hết phải có bầu cử có tranh cử đã.Còn như bây giờ bố bảo chánh Toà dám làm sai chỉ đạo của cấp Uỷ và CQ,án như thế nào,tù bao lâu,nằm trại nào đều có sự chỉ đạo,sắp xếp cả lơ mơ mất ghế về đuổi gà cho mẹ đĩ nhé

    Trả lờiXóa
  11. Có ai mà tự đi chặt tay, chặt chân mình ko hé.
    Những đảng viên là các quan tòa, nhà lập pháp, hành pháp.
    Họ chỉ nghĩ lợi ích của họ chứ có cho dân cho nước đâu

    Trả lờiXóa
  12. Thưa LS Ngô Ngọc TRai, đọc thư của LS, Tôi rất ngưỡng mộ sự dũng cảm, thẳng thắn, trung thực của LS, dám đề cập vấn đề " Tế nhị". Có thể rất nhiều LS khác và các vị chức sắc trong các cơ quan: Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước... cũng biết rất rõ điều LS Trai nói, nhưng họ khác LS Trai ở chỗ không bao giờ dám nói ra. Tôi rất hy vọng là LS Trai sẽ còn lên tiếng về nhiều vấn đề bức xúc khác nữa. Kính chúc LS Ngô Ngọc Trai sức khỏe, hạnh phúc, giữ trọn niềm tin yêu của bạn dọc

    Trả lờiXóa
  13. Viên Ngọc họ Ngô rất sáng và đẹp trai, giỏi về luật nữa

    Trả lờiXóa
  14. Blog Trịnh Kim Tiến (đương kim Hoa hậu biểu tình) chơi chữ trong bài:
    "Bên lề một phiên tòa "công khai"

    "Đọc được tin sáng ngày 24/09/2012 sẽ diễn ra phiên tòa xét xử công khai... tại tòa án nhân dân TP HCM. Tôi tò mò, không biết rằng phiên tòa công khai trong TP HCM có khác hơn so với phiên tòa công khai tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội không? Tại vì chính bản thân tôi đã từng nhiều lần tham gia phiên tòa về sự việc bố tôi bị công an đánh chết tại Hà Nội. Những phiên tòa được gọi là công khai, nhưng hành xử thì không khác gì xử kín, thậm chí đến thân nhân của người bị hại còn bị cản trở, không cho tham dự phiên tòa.

    Nhưng thật ái ngại vì “phiên tòa công khai” ở thành phố Hồ Chí Minh còn “KHAI” hơn nhiều. Thậm chí không cần biết người ta có đi hay không, những ai họ không muốn cho đến Tòa thì họ ngang nhiên để an ninh, công an ngăn chặn và bắt giữ người trái pháp luật giữa đường phố đông người.

    Rất muốn vào tham dự “phiên tòa công khai”..., nhưng tôi và anh Thành lại có hẹn với đối tác làm ăn đúng vào sáng ngày 24/09. Vì muốn theo dõi diễn tiến tại phiên tòa và cũng vì nhà của đối tác trùng hợp lại trên quận Nhất, gần tòa án nên sẵn tiện chúng tôi hẹn đối tác gặp nhau bàn bạc công việc tại quán café gần đó để vừa bàn bạc công việc, vừa có thể tranh thủ coi thông tin về vụ xử,...".
    Từ một SV CĐ Bách Khoa, sau gần 2 năm biến cố của thân phụ, Trịnh Kim Tiến trở thành luật gia lúc nào không hay. Lần sau nếu viết về chủ đề này, TKT nên để ý thời tiết nắng hay mưa. Hình như một số phiên tòa gần đây, trời mưa to lắm cho bớt mùi "Khai" thì phải.

    Trả lờiXóa
  15. Ngày xưa, phiên tòa xét xử Phan Bội Châu và gần đây, phiên tòa xét xử Tạ Đình Đề, vụ án Cầu Chương Dương, vụ Bộ trưởng Bộ CNN,... người đến đông như trẩy hội. Chẳng ai gây rối trật tự, nếu có đã có CA vãn hồi. Vì tất cả quyền lực đều từ ND. CQ nhà nước là đại diện của ND. Mục đích chính công khai trong xét xử không phải là trừng trị mà là để tuyền truyền và phòng ngừa tội phạm. Xét xử công khai là cách tuyên truyền PL tốt nhất. Người bị tội và người tham dự phiên tòa đều tâm phục khẩu phục. Luật pháp ngấm vào người dân một cách tự nhiên, không cần phải lên lớp: "Tự do làm tất cả những gì mà PL không cấm, mọi người đều bình đẳng trước PL".

    Trả lờiXóa
  16. Theo HP 1946 do HCM chủ trì soạn thảo: Quốc Hội (Nghị viện) họp công khai, mọi người dân đều có quyền tham dự, theo dõi cơ quan đạị diện của mình bàn việc dân việc nước.
    Tất cả các bộ luật tố tụng Hình sự, dân sự, hành chính, LĐ,... và các giáo trình của các trường luật đều ghi nguyên tắc sơ đẳng, vỡ lòng về xét xử và tranh tụng, tuyên án công khai. Thế nhưng nguyên tắc này đã và đang bị vi phạm trắng trợn. Đó là chưa nói đến tranh tụng của các luật sư cũng chỉ là hình thức. TRanh tụng cho ai nghe ? Khác gì thầy cãi nói với đầu gối hay cối xay đá ?

    Trả lờiXóa