Một mùa trung thu tràn ngập lòng nhân ái
Hiền Giang
Năm nay, mới bắt
đầu vào mùa lễ Vu lan một người trong Nhóm bạn của tôi đã nghĩ tới Tết Trung
thu. Hôm ấy vừa vào facebook đã thấy cậu ấy gọi:
- Chị Hiền Giang ơi! Em có chuyện muốn trao đổi với chị đây!
- Chị Hiền Giang ơi! Em có chuyện muốn trao đổi với chị đây!
Lúc đó trên FB, có
một bác cao tuổi trong nhóm tôi mà một số người quen gọi là bác Cả cũng đang ở
đó:
- Chị em nhà này có
chuyện gì mà mang ra bàn ở giữa chợ thế?
- Sắp Trung Thu đến
nơi rồi. Bánh trung thu trên thị trường xuất hiện nhiều loại bánh giả, quá hạn,
độc hại. Năm trước, gia đình em được chị Hiền Giang cho một vài loại bánh ngon,
đẹp, do chính tay chị làm. Vậy năm nay, chị Hiền Giang, cùng các bác các chị
trong nhóm bạn xúm lại làm ít bánh Trung thu
cung cấp cho anh em trong Nhóm và làm ít bánh biếu các Cụ cao tuổi thì hay quá.
Không cần làm nhiều và kinh doanh, chỉ lượng sức và thời gian, làm vừa sức,
miễn là truyền thông tốt, vui vẻ, mục đích là CHỐNG HÀNG TÀU, nhằm tỏ thái độ kiên quyết không mua hàng của
Trung Quốc để bảo vệ hàng Việt Nam, bày tỏ tinh thần “yêu nước Việt dùng hàng
Việt, chung lo cho cái Tết Trung Thu cho con em mình với Bánh Việt, Đồ chơi
Việt”.
(Cậu ấy còn nói thêm: - Tôi xin ý kiến mọi người. Nếu mọi người ủng hộ sáng kiến này và cùng làm, nếu mọi người quá bận rộn, thì có thể thôi cũng được ạ!)
(Cậu ấy còn nói thêm: - Tôi xin ý kiến mọi người. Nếu mọi người ủng hộ sáng kiến này và cùng làm, nếu mọi người quá bận rộn, thì có thể thôi cũng được ạ!)
Cùng lúc đó trên FB
cũng đang có nhiều bạn bè chung của nhau, thế là mỗi người tham gia một ý. Bàn đi bàn lại cuối cùng chốt: Làm bánh Trung thu phục vụ
nhóm bạn, biếu các Cụ cao tuổi, tổ chức một chương trình Trung thu cho trẻ em
miền núi có bánh và đồ chơi do tự tay mình làm lấy. Quyết định xong giao cho
người khởi xướng đó lập một Nhóm bạn trên facebook đặt tên là “Nhóm Trung thu
2012” để huy động nguồn tài chính và thực hiện chương trình, tất nhiên bác Cả phải
là người ra lời kêu gọi mọi người trong chung tay và ủng hộ.
Ôi! Lúc hăng thì mọi người cứ quyết chứ lúc bàn cụ thể
từng việc mới nan giải làm sao: Trước hết phải lo khảo sát được một trường có
khoảng 200 học sinh thôi cho vừa sức, rồi đến việc tổ chức làm bánh, tổ chức
làm đồ chơi, tổ chức đêm Trung thu tại trường cho học sinh, việc nào cũng nan
giải.
Chỉ riêng việc tổ chức đêm trung thu tại trường cho học sinh cũng đã là quá khó khi mà nơi chúng tôi đến để tổ là nơi rừng núi xa xôi cách Hà Nội cả mấy trăm cây số, không quen thầy, không quen trò, không quen cả phong tục truyền thống của người dân tộc…Mà để tổ chức một đêm vui Trung thu cho các cháu thì phải có lực lượng các bạn thanh niên trẻ, chỉ các bạn ấy mới nghĩ được một chương trình phong phú, sinh động. Rồi cả những việc làm bánh, làm đồ chơi nữa – tất cả những việc đó đều cần lực lượng thanh niên trẻ, thế rồi khi lên tổ chức đêm Trung thu tại trường phải có các bạn trẻ ấy cùng đi, mà bọn trẻ sinh viên lấy đâu ra tiền triệu để chi phí cho chuyến đi đó, trong khi không thể lấy tiền ủng hộ của mọi người chi vào việc đó được.
Chỉ riêng việc tổ chức đêm trung thu tại trường cho học sinh cũng đã là quá khó khi mà nơi chúng tôi đến để tổ là nơi rừng núi xa xôi cách Hà Nội cả mấy trăm cây số, không quen thầy, không quen trò, không quen cả phong tục truyền thống của người dân tộc…Mà để tổ chức một đêm vui Trung thu cho các cháu thì phải có lực lượng các bạn thanh niên trẻ, chỉ các bạn ấy mới nghĩ được một chương trình phong phú, sinh động. Rồi cả những việc làm bánh, làm đồ chơi nữa – tất cả những việc đó đều cần lực lượng thanh niên trẻ, thế rồi khi lên tổ chức đêm Trung thu tại trường phải có các bạn trẻ ấy cùng đi, mà bọn trẻ sinh viên lấy đâu ra tiền triệu để chi phí cho chuyến đi đó, trong khi không thể lấy tiền ủng hộ của mọi người chi vào việc đó được.
Trong thời gian này có mấy người bạn trong nhóm chúng tôi
cũng đang thực hiện một chương trình từ thiện cho một trường Tiểu học trên Mù
Cang Chải có tên “Chuyến xe thồ tình nghĩa”. Tôi được bố trí cùng đi để khảo sát thực tế tìm
lấy một trường cho chương trình “Trung thu 2012”.
“Chuyến xe thồ tình nghĩa” ấy thật là vất vả, xuất phát ở
Hà Nội lúc 5h sáng, mưa suốt chặng đường, có đoạn bị lũ rừng chặn lại
nên khi tới trường Xéo Dì Hồ đã là 17h. Thu xếp xong công việc chúng tôi phải
đi thêm 60 cây số nữa để đến huyện Than Uyên thuộc tỉnh Lai Châu để khảo sát
thực tế. Đến huyện Than Uyên thì trời đã tối. Bố trí cho mọi người vào Nhà
khách của Huyện ủy Than Uyên nghỉ ngơi cho lại sức, tôi và cậu bạn CHC cùng với
một cán bộ huyện đoàn và một cô hiệu trưởng Mầm non lặn lội đến được mấy điểm
trường và quyết định chọn điểm trường khó khăn nhất trong các trường đã khảo
sát được, đó là điểm trường ở bản Noong Thăng xã Phúc Than, huyện Than Uyên -
Lai Châu. Trên đường quay về Nhà khách hai chị em thống nhất đặt tên cho việc
tặng quà cho các cháu học sinh trường Noong Thăng là “Trung thu miền sơn cước”.
Như vậy chương trình “Trung thu miền sơn cước” là chương trình trọng tâm của
“Nhóm Trung thu 2012”.
Trở về Hà Nội, chúng tôi bắt tay vào việc triển khai công
việc. Lời kêu “Hãy giúp NO U làm từ thiện” gọi được đăng tải ở một số các trang mạng
xã hội nên ngày càng nhiều các nhà hảo tâm ủng hộ
bằng nhiều hình thức: Tiền mặt, hiện vật: Quần áo cũ, chăn gối mùa đông, đồ
chơi, sách vở, dép nhựa, tấm thảm, chiếu mới, tivi cũ, bánh nướng, sữa tươi,
nước uống tinh khiết, túi đựng hàng,… (đặc biệt trường Tô Hoàng ủng hộ 61 bao
chăn gối và 40 bao quần áo qua sử dụng)
Không thể tưởng
tượng nổi, càng những ngày gần với Trung thu thì không khí hoạt động của “Nhóm
Trung thu 2012 ngày càng náo nhiệt và sôi động, tin vui dồn dập báo về cho biết
có rất nhiều nhà hảo tâm ủng hộ…tiền mặt được chuyển vào tài khoản cũng được
tăng lên vùn vụt, đến một lúc mà Ban điều hành chúng tôi đã thực sự lo lắng:
Một cụm trường nhỏ chỉ có trên 200 em học sinh Mầm non và Tiểu học mà số tiền
ủng hộ đã rất lớn. Cuối cùng Ban điều hành phải họp để các đầu mối công việc
báo cáo, kết quả thấy: Bánh ủng hộ đã nhiều, tiền mặt rất nhiều, hiện vật cũng
rất nhiều. Vì vậy BĐH đã quyết định điều chỉnh kế hoạch ban đầu:
1. Tổ chức vui đêm Trung thu cho trường Mầm non và Tiểu
học Noong Thăng.
2. Dùng số tiền được các nhà hảo tâm ủng hộ mua áo rét cho
tất cả 1007 học sinh của xã Phúc Than ở 7 điểm trường ( mà Noong Thăng chỉ là
một điểm)
3. Số hiện vật cũng chia cho các điểm trường (quần áo qua
sử dụng, đồ chơi và sách vở của trẻ em thì thầy cô phân chia cho học sinh. Quần
áo qua sử dụng của người lớn thì nhờ thầy cô chia cho bà con dân bản)
Nhộn nhịp và vất vả
nhất là đầu mối thu gom hiện vật, thôi thì đủ thứ như đã kể: Quần áo cũ, chăn
gối mùa đông, đồ chơi, sách vở, dép nhựa, tấm thảm, chiếu mới, tivi cũ, bánh
nướng, sữa tươi, nước uống tinh khiết, túi đựng hàng…Nhóm này do các bạn CHC,
LTN, T Dtt phụ trách, các bạn phải thu gom, chuyên chở các hiện vật mỗi khi có
ai đó gọi đến báo là họ có nhiệm vụ mang về kho tạm là nhà của bạn HDQ. Sau khi
thu gom chúng tôi phải tổ chức phân loại mất nhiều ngày, với công sức của nhiều
người để sao cho khi lên đó phát tặng cho người sử dụng một cách nhanh chóng và
hiệu quả nhất: giầy dép, quần áo qua sử dụng phải phân loại trẻ con, người lớn
để khi lên đó còn dễ dàng phân phối (đồ chơi, sách vở, quần áo trẻ con để lại
trường phân cho các em học sinh, quần áo người lớn cho bà con dân bản); Áo mùa
đông mới thì phải đóng gói theo danh sách và số lượng do nhà trường trên Phúc
Than cung cấp, đóng gói thành từng loại cỡ, cho từng lớp, từng điểm trường để
sau này đến trên đó dễ bàn giao…
Các bạn nhìn thấy
rất nhiều gương mặt các bạn trẻ: Đó là các sinh viên đang học ở các trường Đại
học trên địa bàn Hà Nội đã tự nguyện tham gia cùng với cô bác và các anh chị
Nhóm “Trung thu 2012”, các bạn ấy được add vào hai nhóm nhỏ có tên “Nhóm làm
quà Trung thu” do TAT làm Nhóm trưởng, nhiệm vụ của nhóm này cùng với cô bác
làm bánh Trung thu, làm đồ chơi Trung thu, phân loại và đóng gói các hiện vật
được các cơ sở ủng hộ. Nhóm “Văn nghệ Trung thu” do BN làm nhóm trưởng có nhiệm
vụ cùng với các thành viên hoàn thành kịch bản đã được thông qua để tổ chức một
đêm Trung thu thật vui vẻ, thật sinh động nhưng phải mang tính truyền thống để
mang niềm vui đến với thầy trò trường Noong Thăng và bà con dân bản.
Đầu mối làm bánh
Trung thu do HGL, BĐĐ phụ trách có sự hỗ trợ đắc lực của phu nhân bạn KM. Chúng
tôi ấn định làm bánh vào hai ngày 9 – 10/8 AL, không thể muộn hơn vì đêm ngày
12/8 AL chúng tôi bắt đầu khởi hành đi Lai Châu, cũng không thể sớm hơn vì bánh
của chúng tôi không dùng thuốc bảo quản thực phẩm nên không để được quá 5 ngày.
Nguyên liệu đã sẵn sàng do vợ bạn KM chuẩn bị: Bột, đường, bột đậu xanh, mứt
bí, lạp xường, trứng muối, vừng, hạt sen, mỡ lợn, nước hương bưởi (loại đặc
biệt). Địa điểm thì không có nơi nào lý tưởng hơn đó là Nhà hàng Quốc Bảo – số
72, đường Tựu Liệt. Về phần nhân lực cũng đã được chuẩn bị chu đáo.
Ngày làm bánh của
chúng tôi vui như ngày hội, mọi người ai cũng háo hức tham gia mặc dù hầu hết
đều chưa ai biết làm bánh dẻo bao giờ. Rất đặc biệt là ở nhóm tôi có bác cho vợ
đi tham gia như bác T.Th, có người còn cho vợ chưa cưới tham gia như anh LD
Vova, còn người khởi xướng thì có mặt cả nhà đủ hai vợ chồng cùng hai nhóc.
Hoạt động của “Nhóm
văn nghệ Trung thu” thì cực kỳ sôi nổi. Xin được giới thiệu các nhân vật chính
tham gia chương trình văn nghệ: Chị Hằng do Jerry đóng, chú Cuội do Vova đóng,
Thỏ Ngọc do Trang Kún đóng, Tễu do BN đóng và các “nghệ nhân” múa Lân do LD,
NĐH, NVP, NM kèm theo kịch bản vô cùng vui nhộn và hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi
Nhi đồng, Mẫu giáo.
Mọi việc đã chuẩn
bị xong xuôi, chúng tôi chuẩn bị lên đường đúng vào ngày đã ấn định. Quà tặng
hiện vật quá nhiều, chúng tôi đã phải gửi 61 bao tải gồm chăn gối cho một
chuyến xe khách đi trước ít ngày, còn lại chúng tôi phải thuê riêng một chuyến
xe tải, chuyến xe tải này xuất phát từ chiều 12/8 AL.
Đoàn tự nguyện gồm
27 nhận nhiệm vụ chuyển toàn bộ 86 bao tải gồm áo mùa đông mới mua và quần áo
qua sử dụng, đồ chơi, chiếu bạt cùng với khoảng 20 thùng bán kẹo, hoa quả, sữa
tươi đến với 7 điểm trường Mầm non và Tiểu học của xã Phúc Than.
Tất cả 27 người
trong đoàn do bác Cả làm trưởng đoàn, tự nguyện đóng góp mọi chi phí cho việc:
Xe cộ, ăn uống, ngủ nghỉ…mà không dùng một đồng tiền nhỏ nào của quĩ ủng
hộ.
Xe chở 27 người của
đoàn chúng tôi xuất phát vào lúc 2h15 phút ngày 13/8 AL. Trước đó cả đêm 12/8
mọi người hầu như thức trắng để chờ giờ xuất phát. Mà kể cũng lạ, sao mọi người
lại giỏi thức thế cơ chứ, nhất là bọn trẻ đang tuổi ăn tuổi ngủ vậy mà chúng đã
thức suốt đêm trong bầu không khí vui vẻ, trò chuyện râm ran, lúc lại đùa vui
tếu táo…Hơn 2h đêm lên xe tưởng chúng sẽ ngủ ngay ai ngờ xe vừa lăn bánh chúng
lại hát vang, cửa kính xe mở đưa tiếng hát của bọn thanh niên trẻ vang lên dọc
đường phố Hà Nội như một tiếng chào “Chúng tôi đi nhé”, chúng tôi những người
trong nhóm NO U đang là những sứ giả mang quà tặng của các Nhà hảo tâm và các
bạn đến với học sinh nghèo miền biên viễn, chúng tôi lên đường với tiếng hát
đồng ca một liên khúc mở đầu là những
bài hát hào hùng về biển đảo Trường Sa – Hoàng Sa:
“Nếu Tổ Quốc đang bão dông từ Biển
Có một phần máu thịt cửa Hoàng Sa
Nghìn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc đang chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường sơn…”
Và:
“Tổ Quốc gọi Hoàng Sa Trường Sa
Rồi đến lúc chúng ta dành lại
Nổi sóng biển Đông con cháu Tiên Rồng
Này người anh em, nắm tay cùng tôi!”…
Rồi đến:
“ Nếu là chim tôi sẽ lầ loài bồ câu trắng…”
……………………
5h xe dùng nghỉ ở
Thu Cúc, khoảng 7h xe qua Thị xã Nghĩa Lộ chừng 15km đoàn lại dừng chân nghỉ ăn
sáng nhờ một nhà dân ven đường. Trong mấy đứa thanh niên có Nhật Minh, Trang
Kún là say xe nhiều nhất. Trong khi mọi người ăn sáng thì hai đứa NM – TK mệt
quá chúng vừa ăn vừa ngủ như thế này đây:
Trên cả quãng đường
đi gian nan nhất là vượt đèo Khau Phạ. Ngọn núi Khau Phạ là đỉnh núi cao nhất
Mù Cang Chải. Đến Nìn Mông khoảng hơn 10h, đoàn chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi ngắm
nghía, chụp ảnh. Một không gian mênh mông, trùng trùng, điệp điệp với núi nhấp
nhô, khe sâu thăm thẳm, rừng xanh bạt ngàn, các Phó nhòm của đoàn thi nhau tác
nghiệp. Mấy cháu sinh viên thì lo chia kẹo bánh cho một đám trẻ nhỏ bên đường
cùng lúc đi đến đó (đoàn chúng tôi chuẩn bị rất chu đáo: Có kẹo bánh để riêng
mang sẵn trên xe để phòng khi lúc nghỉ dọc đường nếu gặp các cháu nhỏ thì sẽ
phát quà Trung thu cho cả các cháu nữa). Tại đây chúng tôi chụp một kiểu chung
toàn đoàn, do công việc bận rộn mà đây là lần duy nhất toàn đoàn có thời gian
chụp ảnh chung (tiếc rằng bức ảnh này thiếu hai cháu Nhật Minh và Trang Kún –
Hai đứa say mà mọi người thì vội nên không ai phát hiện ra hai đứa ấy không có
mặt)
Đoàn tiếp tục lên
đường khoảng 12h 30 thì nghỉ ăn trưa ở Thị trấn Mù Cang Chải. Hơn 3h thì đến
Huyện Than Uyên, chúng tôi lên thẳng điểm trường Noong Thăng để làm công tác
chuẩn bị.Tới đó các thầy cô đã và một số cán bộ Huyện đoàn cũng đang chuẩn bị,
vừa kịp đoàn lên cả hai bên cùng phối hợp: Bộ phận dựng phông bạt, bộ phận bầy
bàn cỗ Trung thu, bộ phận lắp ráp đồ chơi (chủ yếu là đèn ông sao)…
19h đêm vui Trung thu bắt đầu: MC địa phương đọc
lời khai mạc và giới thiệu bác Cả của chúng tôi phát biểu, phía địa phương thì
BT huyện đoàn phát biểu đáp từ sau đó là chương trình liên hoan giao lưu văn
nghệ, sau những tiết mục văn nghệ là tiết mục “Mặc áo ấm cho con”, sau mặc áo
là tiết mục “Phá cỗ Trung thu” – Đồng thời với “Phá cỗ Trung thu” cho các em học
sinh, chúng tôi cùng cán bộ địa phương cùng còn mời được bà con dân chia vui
quà Trung thu và gửi bà con một số quần áo cũ mà chúng tôi đã chọn lọc được. Và
cuối cùng tất cả mọi nhiệm vụ của Đoàn đã xong xuôi và thành công mỹ mãn, tất
cả chúng tôi cùng các thầy cô giáo, học sinh, cán bộ Huyện đoàn và một số bà
con dân bản cùng vui ca hát nhảy múa theo tiếng đàn của nghệ sỹ đường phố Tạ
Trí Hải quanh đống lửa trại.
Chia quà cho dân bản |
Sáng hôm sau chúng
tôi chia làm hai đoàn nhỏ thực hiện tiếp kế hoạch bổ sung là đến tặng quà cho
hai điểm trường là trường Tiểu học - Mầm non số 2 và trường Tiểu học - Mầm non
bản Sắp Ngụa (còn 4 điểm trường nữa ở bản Mớ, bản Nậm Vai, bản Nậm Sáng, bản
Khì thì các thầy cô phải xuống trường
trung tâm để mang quà tặng về cho các con vì có những bản cách trung tâm đến 10
cây số đường rừng)
Mọi việc xong xuôi,
28 con người (kể cả lái xe) không ai thấy mệt vì trong lòng mỗi người đều dâng
trao một niềm vui không thể tả. Chúng tôi lên đường trở về lúc 2h và tới 0h30
ngày 15/8 AL
thì về tới Hà Nội, kết thúc một chuyển đi với bao nhiêu kỷ niệm.
Chuyến đi thiện
nguyện với cái tên “Trung thu miền sơn cước” kết thúc cũng là khép lại chương
trình “Trung thu 2012” của nhóm với bao kỷ niệm về một mùa thu đáng nhớ. Cũn
xin được nói thêm: nhóm “Trung thu 2012” cũng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
biếu quà Trung thu là những hộp bánh do chính chúng tôi tự làm ra cho một số Cụ
nhân sĩ trí thức cao tuổi và khả kính.
Ngoài ra, cũng như Trung thu năm ngoái chúng
tôi còn đến thăm và cho quà Trung thu hai cháu con chị Nguyễn Thị Liễu, ở
Chương Mỹ là công nhân của nhà máy vật liệu xây dựng Giai Đức, chủ đầu tư là
người Đài Loan. Chị Liễu đã bị tử vong khi đội trưởng đội bảo vệ công ty Giai
Đức đã dùng xe tải dẹp đám đình công
Chương trình Trung thu 2012 của nhóm bạn chúng tôi đã thành công mỹ mãn, kết quả còn hơn cả mong muốn ban đầu gáp nhiều lần.
Chúng tôi xin được trích ra đây một đoạn
trong bức thư cảm ơn của các thầy cô giáo xã Phúc Than:
“Thay mặt 1007 học sinh mẫu giáo tiểu học và
các thầy cô giáo cùng với hàng ngàn dân địa phương thuộc các bản làng vùng cao
xã Phúc Than (Than Uyên - Lai Châu). Xin
trân trọng cám ơn nóm từ thiện “Trung thu miền sơn cước”, những tấm lòng hảo
tâm lo cho các em bé còn nhiều thiếu thốn nơi đây những chiếc áo ấm, những phút
giây đầy hào hứng, những món đồ chơi dân gian đậm đà chất dân tộc của Tết Trung
thu Việt, màn múa Lân đặc sắc… mang hồn Việt đến với các em bé vùng cao.
Vậy là 1007 chiếc
áo ấm đã thay cả vạn tấm lòng ấm áp của các nhà hảo tâm miền xuôi đến với miền
biên cương, vùng sâu vùng cao rất nhiều ý nghĩa. Cùng với 122 em học sinh nội
trú của chúng tôi đã có những bữa cơm thơm thảo bởi 1000kg gạo của những người
không biết tên tuổi, chưa một lần gặp mặt các em.
Đây thực sự là món
quà ấm áp tình đồng bào, giúp các em vùng cao của chúng tôi bớt một phần những
khó khăn thực tại trong cuộc sống thường nhật. Tết Trung thu với trẻ em miền
xuôi thật sự thân quen và gần gũi nhưng với các em học sinh dân tộc vùng cao
của chúng tôi đây mới là lần đầu tiên
được vui tết Trung thu, biết đến múa Lân, rước đèn ông sao…Các em sẽ ấm áp hơn
trong mùa đông giá lạnh này khi được khoác lên mình chiếc áo ấm tình thương của
Qúi vị trao tặng”.
Một mùa trăng Trung
thu đã qua! Bao kỷ niệm đã đong đầy với từng ánh mắt nụ cười trong từng hoạt
động, khi chụm đầu bàn bạc, lúc chợ búa lựa hàng; rồi chụm đầu làm bánh, rồi
khuân vác bốc dỡ hàng, và đêm trăng thu miền sơn cước mà mỗi người đã từng trải
nghiệm. Tất cả đều có chung một mục đích là chung tay lo một cái Tết trung thu
cho mấy trăm trẻ em miền núi xa lắc xa lơ mà phần lớn thành viên chưa từng đặt
chân đến.
Quây quần bên nhau,
chung nhau những giờ phút bận rộn, với bao vất vả, để rồi có được một đêm Trung
thu trọn vẹn thành công, đủ đầy ý nghĩa. Xin một lần nữa, mạo muội thay mặt anh chị em
nhóm Trung thu miền sơn cước cảm ơn tấm lòng thơm thảo của bà con cô bác, anh
chị em xa gần đã tin tưởng và giao phó cho chúng tôi công việc này.
Một niềm vui đã
nhân lên thành trăm thành nghìn nụ cười, ánh mắt. Đầy đủ cả tình cảm thân
thương, cả "ý nghĩa chính trị" nữa chứ! Đó là thành công của chương trình Trung thu
miền Sơn cước 2012. Trăng thu đã soi sáng và chứng kiến tấm lòng của mỗi chúng
ta. Một chương trình Trung thu đã viên mãn như trăng rằm!
H.G.
Hà Nội, Trung thu Nhâm Thìn 2012.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét