Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

THƯ TỊCH CỔ KHẲNG ĐỊNH VIỆT NAM CAI QUẢN HOÀNG SA

Thư tịch cổ khẳng định Việt Nam cai quản Hoàng Sa

06/08/2012 06:56:19

Hàng loạt tài liệu, thư tịch, sắc phong, châu bản... từ thế kỷ 18 đến thời vua Bảo Đại, được công bố trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa, đều chứng minh sự cai quản liên tục về mặt nhà nước của Việt Nam ở quần đảo này.
Chỉ thị của Thái phó Tổng lý quản binh dân chư vụ thượng tướng công nhà Tây Sơn ngày 14/2 năm Thái Đức thứ 9 (1786) với nội dung sai Cai đội Hoàng Sa cưỡi 4 chiếc thuyền câu vượt biển thẳng đến Hoàng Sa cùng các sứ cù lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba chở về kinh, tập trung nộp theo lệ.
Văn bản phát hiện ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế với nội dung xử lý vụ kiện giữa phường Mỹ Toàn (nay là làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ) và phường An Bằng (xã Vinh An) về việc tranh chấp một chiếc vỏ thuyền của đội Hoàng Sa dạt vào bờ biển giáp ranh giữa hai phường này. Văn bản cho thấy, năm 1760, dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đã có cai đội Hoàng Sa chuyên trách quản lý và khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa. Bản gốc bằng chữ Hán được viết trên dấy dó.
Văn bản phát hiện ở làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế với nội dung xử lý vụ kiện giữa phường Mỹ Toàn (nay là làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ) và phường An Bằng (xã Vinh An) về việc tranh chấp một chiếc vỏ thuyền của đội Hoàng Sa dạt vào bờ biển giáp ranh giữa hai phường này. Văn bản cho thấy, năm 1760, dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đã có cai đội Hoàng Sa chuyên trách quản lý và khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa. Bản gốc bằng chữ Hán được viết trên dấy dó.

Tờ lệnh của họ Đặng ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gồm bốn trang, dài 36cm, rộng 24cm và còn nguyên vẹn, ghi rõ ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), quan tỉnh Quảng Ngãi phái đội thuyền ba chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa. Theo giới nghiên cứu, tuy chỉ vỏn vẹn vài trang nhưng tờ lệnh này chứa đựng nhiều thông tin quý, nêu rõ danh tính, quê quán của từng binh thuyền vâng lệnh triều đình đi lính Hoàng Sa, không chỉ riêng huyện đảo Lý Sơn mà còn ở các vùng quê ven biển khác tại Quảng Ngãi.
Mộc bản triều Nguyễn trong sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại Bộ công tâu lên triều đình nội dung:
Mộc bản triều Nguyễn trong sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 165 năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại Bộ công tâu lên triều đình nội dung: "Cương giới mặt biển ta có xứ Hoàng Sa rất hiểm yếu".
Một trong hai bản tấu của Thủ ngự Đà Nẵng ngày 27/6 năm Minh Mạng thứ 11 (1830) gửi đến triều đình với nội dung vừa cứu hộ thành công thuyền buôn của Pháp đụng phải đá ngầm tại phía tây Hoàng Sa (xứ Cát Vàng).
Một trong hai bản tấu của Thủ ngự Đà Nẵng ngày 27/6 năm Minh Mạng thứ 11 (1830) gửi đến triều đình với nội dung vừa cứu hộ thành công thuyền buôn của Pháp đụng phải đá ngầm tại phía tây Hoàng Sa (xứ Cát Vàng).
Tấu của Bộ Công ngày 13/7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837) có nội dung: Lần đi Hoàng Sa này trở về, trừ bọn Kinh phái Thủy sư Suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phải hướng dẫn Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh, đà công Lưu Đức Trực...
Tấu của Bộ Công ngày 13/7 năm Minh Mạng thứ 18 (1837) có nội dung: Lần đi Hoàng Sa này trở về, trừ bọn Kinh phái Thủy sư Suất đội Phạm Văn Biện, tỉnh phải hướng dẫn Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh, đà công Lưu Đức Trực...
Tấu của Bộ Công ngày 21/6 năm Minh Mạng thứ 19 (1838) về việc thám sát và vẽ bản đồ ở Hoàng Sa. Bản tấu viết rằng những người được phái đi Hoàng Sa do Bộ ty Đỗ Mậu Thưởng và Thị vệ Lê Trọng Ba dẫn đầu và hướng dẫn viên Vũ Văn Hùng. Ông Hùng cho biết Hoàng Sa có tất cả 4 nơi cần khảo sát thì lần này đi được 3 nơi.
Tấu của Bộ Công ngày 21/6 năm Minh Mạng thứ 19 (1838) về việc thám sát và vẽ bản đồ ở Hoàng Sa. Bản tấu viết rằng những người được phái đi Hoàng Sa do Bộ ty Đỗ Mậu Thưởng và Thị vệ Lê Trọng Ba dẫn đầu và hướng dẫn viên Vũ Văn Hùng. Ông Hùng cho biết Hoàng Sa có tất cả 4 nơi cần khảo sát thì lần này đi được 3 nơi.
Chỉ dụ số 10, ngày 29/2/1938 của vua Bảo Đại sáp nhập quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Quảng Ngãi vào tỉnh Thừa Thiên về phương diện hành chính.
Tờ châu bản có chữ phê chuẩn bằng mực đỏ của vua Bảo Đại ngày 27/12, năm Bảo Đại thứ 13, tức ngày 03/2/1939 khẳng định sự tiếp tục quản lý hành chính cũng như việc đưa binh lính ra Hoàng Sa.


Nguồn: Vnexpress

4 nhận xét :

  1. Bọn Tàu nó là một lũ vô học, chứ mà là người có liêm sỉ thì chỉ cần công bố những tài liệu này thôi cũng đủ để chúng phải trả lại những gì đã cướp của dân ta rồi, nhưng đấy chỉ là giả sử thôi, vì bọn này mà biết đến liêm sỉ hay là kẻ sĩ thực thụ thì chúng đã chả cướp nước ta như thế. Vậy nên tổ tiên ta đời đời phải đứng lên chống lũ ngoại xâm tham lam và vô cùng tàn độc này!

    Trả lờiXóa
  2. Có bằng chứng xác thực là lẽ đương nhiên vì Việt Nam ta thực sự đã có chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cai quản chúng trong một thời gian dài. Còn Trung QUốc thì toàn là nguỵ tạo. Để tránh việc chúng tiếp tục ngang ngược làm càn, Việt Nam cần gấp rút chuẩn bị mọi công tác cần thiết và khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế ngay. Nếu để chúng xâm lược hoàn toàn Trường Sa nữa thì lúc này biết kiện thế nào khi việc đã rồi. Philippin liên minh với Mỹ nên được Mỹ hỗ trợ an ninh, còn Việt Nam thì ở thời buổi căng thế này vẫn trung dung quá. Vì vậy Trung Quốc chỉ có thể đánh mỗi mình Việt Nam mà thôi, còn gây tranh chấp với Phi là kế nghi binh để hòng đem khí tài vật lực xuống sâu bao vây phía Nam lãnh thổ nước ta.
    Hãy báo động quân đội các khu vực trọng yếu trên toàn quốc đề phòng giặc Trung Quốc giở quẻ.
    Đồng Bào.

    Trả lờiXóa
  3. bản đồ cổ về TQ và VNlúc 14:31 7 tháng 8, 2012

    Có lẽ số bản đồ cổ về TQ và VN nhiều nhất đang nằm tại các thư viện hoặc viện bảo tàng của nước Pháp+Tây ban Nha hay Bồ Đào Nha hoặc ý...đặc biệt tại Trung Quốc và Ấn Độ hay Nhật bản!

    Vậy kiều bào ta đang sinh sống ở những nơi này , hãy vì quê hương VN mà sưu tầm hoặc cung cấp địa chỉ.

    Trả lờiXóa
  4. Hơn 1tỷ dân Trung quốc được bao người tìm hiểu được đạo KHỔNG đã có bao người tới 'Cửa Khổng Sân Trình " mấy người hôm nay được như LÝ LỆNH HOA.THịnh Hồng,CHU PHƯƠNG con số này ra sao mà bọn "Thảo Khấu nổi lên thì nhiều nên mới có "Thiên an môn "với dân trong nước và "hoàng sa -Trường sa " với tham vọng cướp tráng của lân bang .?

    Trả lờiXóa