Khi nông dân đối thoại bằng pháp luật
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-08-22
Bộ Tài nguyên Môi trường hôm thứ Ba, 21 tháng 8 vừa có cuộc đối thoại với nông dân huyện Văn Giang về vụ cưỡng chế cánh đồng 500 ha để xây dựng khu đô thị sinh thái Ecopark.
Trả lời vòng vo
Trong lúc vấn đề đất đai đang gây nhiều bức xúc trong dân chúng, buổi đối thoại hôm thứ Ba giữa Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN-MT ) với nông dân huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) thu hút sự chú ý của nông dân, chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách. Cuộc đối thoại diễn ra theo yêu cầu của nông dân Văn Giang, kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ với sự có mặt của đại diện Bộ TN-MT, VPLS Trần Vũ Hải, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, UBND tỉnh và huyện Hưng Yên cùng cơ quan báo chí.
Buổi đối thoại diễn ra trong không khí căng thẳng và sôi nổi với nhiều chất vấn dành cho Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển, xoay quanh nội dung 12 điểm trong kiến nghị số 2 gởi ngày 20 tháng 6 năm 2012 đến Bộ Tài nguyên Môi trường nhằm tìm hiểu tính minh bạch những vấn đề liên quan đến dự án tại Văn Giang và trách nhiệm của Bộ Tài nguyên Môi trường. Báo chí trong nước cũng tường trình về buổi đối thoại, với các phần trả lời của Thứ trưởng. Tuy nhiên, trao đổi với đài RFA, một số nông dân từ ba xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan cho biết cách trả lời của Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển còn “vòng vo”. Cùng ngày sau buổi đối thoại, từ xã Phụng Công, một nông dân cho biết:
Ông tìm cách vòng vo và đầy quả bóng trách nhiệm sang Tỉnh nhưng chúng tôi cũng nói rằng “Ông chỉ cần nhìn các quyết định cưỡng chế thì không theo pháp luật”. Nhưng cho dù có căn cứ vào luật đất đai thì cũng không thể cưỡng chế vì Tỉnh chưa có quyết định thu hồi đất đối với người dân.
LS Trần Vũ Hải
“Sau khi họp xong thì người dân chưa thực sự thoải mái với cách trả lời của Thứ trưởng”.
LS Trần Vũ Hải, đại diện pháp lý cho bà con Văn Giang cho đài RFA biết ông ghi nhận thiện chí của Bộ này vì đã đi sâu vào 12 điểm vấn đề nhưng Bộ cũng không trả lời được “trên cơ sở pháp luật và điều quan trọng nhất là không có văn bản trả lời”:
“Chúng tôi nhận xét rằng Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường tuy cũng có thiện chí trả lời nhưng lại trả lời không đúng trọng tâm, thậm chí bản thân ông cũng không hiểu nhiều vấn đề hoặc cũng có thể ông lẫn tránh.
Những người tham dự phiên đối thoại cho biết ông Ngọc Hiển đã “quanh co” khi người dân yêu cầu được cung cấp hai tờ trình mà Bộ TN-MT tham mưu cho Thủ tướng, cũng như khi được yêu cầu đưa ra văn bản quy hoạch sử dụng đất đai năm 2002. Thêm vào đó, LS Trần Vũ Hải cho biết Thứ trưởng đã “lúng túng” khi không trả lời được vì sao Bộ TN-MT lại không tham mưu cho Chính phủ theo luật mà lại tham mưu trực tiếp cho Thủ tướng. LS Trần Vũ Hải nói thêm:
“Còn nhiều vấn đề nữa, ví dụ chúng tôi nói là “Vấn đề cưỡng chế thu hồi đất là đúng luật hay không?” thì ông trả lời vòng vo và nói là Tỉnh chịu trách nhiệm vấn đề này.
“Ông tìm cách vòng vo và đầy quả bóng trách nhiệm sang Tỉnh nhưng chúng tôi cũng nói rằng “Ông chỉ cần nhìn các quyết định cưỡng chế thì không theo pháp luật”. Nhưng cho dù có căn cứ vào luật đất đai thì cũng không thể cưỡng chế vì Tỉnh chưa có quyết định thu hồi đất đối với người dân. Họ vẫn còn sổ đỏ. Qua tranh luận thì ông Thứ trưởng cũng phải công nhận là phải
Tiếp tục đấu tranh đến cùng
Có khoảng 100 bà con được vào hội trường, và khoảng hơn 1 ngàn nông dân đứng bên ngoài, trong đó có cả nông dân từ các tỉnh khác. Cuộc đối thoại được xem là bước đầu mở ra một hướng mới sau nhiều bế tắc của cuộc đấu tranh pháp lý kéo dài 8 năm của những người có đất thuộc vùng qui hoạch cho dự án Ecopark. Mặc khác, nó cũng đóng vai trò biểu tượng, mang tính tham khảo cho nông dân ở các vùng khác có cùng hoàn cảnh.
Trước khi cuộc đối thoại này diễn ra, bà con Văn Giang đã từng có hai cuộc đối thoại với đại diện Thanh tra Bộ nhưng chỉ duy nhất lần này mọi chuyện diễn ra trong trật tự, bà con hạn chế được bức xúc và có luật sư đại diện. Nông dân trên cho biết thêm:
Tất nhiên chúng tôi tiếp tục đi đấu tranh đến cùng vì là nông dân thì phải sống dựa vào đất. Công nhân phải có nhà máy, nông dân phải có ruộng, nếu không thì sống bằng gì? Tỉnh thu hồi hơn 500 ha đất thì hơn 2 vạn nông dân chúng tôi sống bằng gì?
một nông dân
“Trong hai lần đối thoại với Thanh tra Chính phủ trước thì họ cứ đưa qui luật này nọ, chúng tôi cũng đưa ra luận điểm của mình nhưng không chặt chẽ như luật sư. Chúng tôi dù sao cũng là nông dân, chỉ nói lên bức xúc và quyền lợi của mình”
“Nếu mà hôm nay không có luật sư Hải thì họ cứ đưa những luật như thế, áp dụng như thế”.
Cuộc đối thoại có sự hiện diện của đại diện Văn phòng Chính phủ và tỉnh Hưng Yên nhưng không trả lời những câu hỏi liên quan khi được nông dân yêu cầu với lý do “chỉ đến quan sát”. Kết thúc cuộc đối thoại, Bộ TN-MT cho biết sẽ có văn bản trả lời “trong thời gian sớm nhất”. Phía bà con cũng chưa giải tỏa hết bức xúc trước giải trình của vị Thứ trưởng. LS Trần Vũ Hải cho biết sẽ tiếp tục yêu cầu đối thoại với cấp cao hơn nếu Bộ này không giải đáp được thắc mắc của nông dân:
“Nếu như thế thì chúng tôi sẽ tiếp tục trình lên Chính phủ, Quốc hội, Đảng vì Nhà nước và Đảng nhận là bản vệ lợi ích của người nông dân nên họ phải giải quyết cho nông dân. Nếu các vị không giải quyết thì chúng tôi sẽ đẩy dần lên”.
Về phía bà con nông dân Văn Giang vẫn giữ nguyên nguyện vọng là yêu cầu thu hẹp dự án đối với những phần chưa cưỡng chế. Từ Xuân Quan, một nông dân cho biết:
“Tất nhiên chúng tôi tiếp tục đi đấu tranh đến cùng vì là nông dân thì phải sống dựa vào đất. Công nhân phải có nhà máy, nông dân phải có ruộng, nếu không thì sống bằng gì? Tỉnh thu hồi hơn 500 ha đất thì hơn 2 vạn nông dân chúng tôi sống bằng gì?”
Xin được nhắc lại, cùng với vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang đối với cánh đồng khổng lồ 500 ha thu hút sự quan tâm của dư luận trong nhiều tháng. Sau đợt cưỡng chế lần hai đối với cánh đồng 72 ha vào tháng Tư vừa qua, người dân nơi đây càng quyết tâm bám trụ với đất. Từ những nông dân tay lấm chân bùn, họ đã tìm hiểu các khía cạnh luật pháp để tiếp tục đòi quyền lợi của mình. Họ đã từng có đơn tố giác gởi Bộ Công an vì nghi ngờ tính pháp lý quyết định liên quan đến dự án này được ký năm 2004 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nguồn: RFA Việt ngữ.
DANH đã không chính thì NGÔN làm sao mà thuận cho được. Vòng vo cho có "đối thoại" vậy thôi.
Trả lờiXóaCái nhà ông Chánh Thanh tra Chính phủ hôm qua trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội cũng vậy, toàn nói lạc đề.
Ừ, cũng phải vậy thôi, chẳng lẽ lại không nói gì.
Quản lý nhà nước trong những năm vừa qua thể hiện sự yếu kém của Chính phủ và các cấp chính quyền để tham nhũng đất đai hoành hoành.Vụ Văn giang chỉ là một ví dụ .Còn nhiều dự án họ thu hồi đất như "ăn cướp" ngay giữa Thủ đô chưa nói đến các huyện xa...nếu ta làm thống kê số "cán bộ" các cấp từ Tỉnh đến huyện và các quan tham về mua đất mua nhà ở Hà Nội sẽ thấy ngay.
Trả lờiXóaHình ảnh những mổ mả bị cày xới lật tung xương trắng trên cánh đồng Văn Giang không bao giờ quên! Không hiểu tháng 7 âm này linh hồ họ đang ở đâu? Ứa nước mắt!
Trả lờiXóaQua hình ảnh vụ cưỡng ché ở Văn Giang một cách quá tàn bạo. Khi nhìn những bà con đi nhặt từng mảnh xương mới thấy vụ cưỡng chế mất cả nhân tính. Đào mồ mả là một tội rất nặng, không thể tha thứ. Nếu không xử theo pháp luật thì pháp luật VN trở thành "mớ giấy lộn" không hơn không kém!
Trả lờiXóa