Kinh ngạc vì Chùa Trăm Gian bị hủy hoại một cách vô lối
Chùa Trăm Gian tuổi ngót ngàn năm, di tích quốc gia đặc biệt quý hiếm đã bị hủy hoại mà không ai hay. Chỉ có thể nói là một vụ việc bi hài khó tưởng tượng đã diễn ra.
Chùa Trăm Gian danh tiếng ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội khởi dựng từ thời Lý, được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia đã ngót nửa thế kỷ. Vậy mà bao năm nay nó liên tục bị trùng tu tôn tạo kiểu làm hỏng di tích, vụ nào cũng thuộc diện “không thể nào quên”, và ở tình trạng khi phát hiện nó đã “lỡ” rồi, đành lặng lẽ... rút kinh nghiệm, bỏ qua. Sơn lại tranh tượng quý bằng sơn công nghiệp Nippon; làm mới bệ tượng, bàn thờ bằng ximăng, gạch ốp lát công nghiệp xanh đỏ tím vàng; xây mới các dãy hành lang đánh bóng cột kèo bằng vécni. Chưa hết, một bãi chiến trường của gạch, đá, gỗ lạt đang ngổn ngang trưng ra trong những ngày cuối tháng 8-2012 này ở chùa Trăm Gian.
Làm mới cho nó vững bền
Suốt hơn 100 ngày thi công ầm ĩ vừa qua, nhiều tỉ đồng được “tài trợ” làm hủy hoại di tích quốc gia rồi, mà cơ quan chức năng từ thôn, xã, huyện, thành phố, trung ương không ai hay biết. Đến khi nhận được tin “sét đánh” thì ôi thôi nhà tổ, gác khánh tuyệt đẹp, cổ kính ngàn năm của chùa đã bị đập ra, xây mới hoàn toàn. “Công trình trái phép” cơ bản đã “kịp tiến độ” - làm mới di tích 100% trước khi thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cùng Cục Di sản văn hóa... về thị sát. Ngày 24-8, ngay lập tức, biên bản yêu cầu đình chỉ thi công “làm mới” chùa Trăm Gian được ký tại sân chùa. Nhưng đã quá muộn. Sự đã rồi. Giờ biết kêu ai?
Các bức ảnh cũ còn nguyên. Bậc đá cao vút dẫn vào chùa bao năm nay rêu phong cổ kính, đá được đẽo gọt thủ công tuyệt mỹ, giờ bị đập ra toàn bộ, ném di vật chỏng chơ ngay sân chùa, để đá xẻ thời nay thay thế. Khu gác khánh vững chãi, thâm nghiêm, cột lim to, nền gạch vững hơn bàn thạch tọa lạc cạnh chùa chính, gần nhà tổ, gần cây hương nghi ngút khói ngàn năm lịch sử giờ mở lại xem trong ảnh vẫn thấy rõ cả trống đại, khánh lớn, rồi các cụ vãi vui vầy cửa Phật.
Vậy mà những người chủ trương làm mới chùa Trăm Gian bảo với các quan thanh tra rằng: “Di tích cổ sắp đổ, chúng tôi phải dỡ ra khẩn cấp trước mùa mưa bão 2012” (!). Kết quả là từ đá tảng xanh chân cột, đá gạch cổ viền quanh di tích, các cấu kiện gỗ, ngói, rui mè..., tất cả đều bị đập phá bằng búa tạ, dỡ ra ném bỏ. Một gác khánh mới toanh từ nền đất lên đến đỉnh nóc đã hình thành, khi đoàn thanh tra đến đơn vị thi công chỉ còn thiếu lợp nốt ngói lên nóc nữa là coi như xong “gác khánh và nhà tổ... một ngày tuổi”.
Nhà tổ thì nhiều cột mục hơn so với gác khánh quá vững chãi vừa bị “chết oan” kia, nhưng như các chuyên gia bảo tồn từng nhiều lần khuyến cáo, cột lim nào cũng dễ bị tiêu tâm rỗng lõi. Nhưng nó mục rỗng lõi thì không có nghĩa là buộc phải dỡ ra thay mới. Nếu để yên thì nó vẫn cứ vững chãi mãi. Mà nếu trùng tu thì cần thay thế có tính toán, thậm chí chèn, kê, luồn gỗ vào các khúc tiêu tâm đó để có một cái cột vững chãi theo đúng nghĩa bảo tồn.
Nhà tổ thì nhiều cột mục hơn so với gác khánh quá vững chãi vừa bị “chết oan” kia, nhưng như các chuyên gia bảo tồn từng nhiều lần khuyến cáo, cột lim nào cũng dễ bị tiêu tâm rỗng lõi. Nhưng nó mục rỗng lõi thì không có nghĩa là buộc phải dỡ ra thay mới. Nếu để yên thì nó vẫn cứ vững chãi mãi. Mà nếu trùng tu thì cần thay thế có tính toán, thậm chí chèn, kê, luồn gỗ vào các khúc tiêu tâm đó để có một cái cột vững chãi theo đúng nghĩa bảo tồn.
Nhưng dù ai nói ngả nói nghiêng, nhà chùa vẫn dỡ toàn bộ nhà tổ, bỏ tất tật cấu kiện gỗ, gạch, đá cũ, bóc cả nền lên, đào hoắm xuống hơn chục xăngtimet, đổ bêtông toàn bộ, 100% vật liệu mới, dựng một cái nhà tổ mới toanh. Cụ Tuệ, năm nay 82 tuổi, được bà con “chuộng xây mới” bầu ra làm người chấp tác vinh dự nhất, được leo lên cất nóc cho di tích đang được làm mới. Cụ khoe: “Di tích còn tốt, gỗ lạt còn tốt, nhiều cái không cần thay, cứ để vậy thì còn lâu mới hỏng, nhưng có điều kiện thì chúng tôi tổ chức dỡ ra, thay mới toàn bộ cho nó bền. Không lấy lại một cái cấu kiện cũ nào cả. Thay tất”.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện đơn vị tổ chức thi công “dự án tự phát” đầy bất cập kể trên, bà Khoa (người trụ trì chùa Trăm Gian) cũng thừa nhận: người ta đã dỡ gác khánh, nhà tổ ra, thay mới toàn bộ. Tiền do các nguồn vận động, đóng góp “bên ngoài” chứ không phải từ ngân sách nhà nước.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện đơn vị tổ chức thi công “dự án tự phát” đầy bất cập kể trên, bà Khoa (người trụ trì chùa Trăm Gian) cũng thừa nhận: người ta đã dỡ gác khánh, nhà tổ ra, thay mới toàn bộ. Tiền do các nguồn vận động, đóng góp “bên ngoài” chứ không phải từ ngân sách nhà nước.
Những tác phẩm điêu khắc cổ vô giá (ảnh trên) đã được làm mới lòe loẹt.
Nỗi đau ở bên ngoài việc “phá” chùa Trăm Gian
Đau xót là ngay cả khi nhà tổ và gác khánh bị phá bỏ như đã kể trên thì chính quyền địa phương, ngành văn hóa địa phương không hề có động thái can thiệp hữu hiệu nào, đặc biệt là nhiều cán bộ lẽ ra phải sâu sát thực tế (như trưởng, phó ban quản lý di tích chùa Trăm Gian, chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã) thì họ lại thản nhiên “không biết, không biết và không biết”. Đến giờ phút này, chính quyền xã Tiên Phương vẫn không biết gì về những “nỗi đau” diễn ra ầm ầm ở gần trụ sở UBND xã mình. Trưởng phòng văn hóa huyện càng không biết, Ban quản lý di tích của Hà Nội không biết, lãnh đạo Cục Di sản khi được hỏi cũng chỉ nói “sẽ kiểm tra”...
Trước khi thông tin về việc làm mới chùa Trăm Gian được đưa đến cơ quan chức năng để có sự kiện đoàn thanh tra về xem xét, thì phóng viên chúng tôi đã hỏi rất nhiều bô lão và cán bộ đương chức ở địa phương. Họ đều tỏ ý bất bình vì không được thông báo, không được hỏi ý kiến trước các việc “sửa chữa” kia. Bài học ở đây là: thiết chế quản lý của chúng ta với di sản quá lỏng lẻo.
Lẽ nào chính quyền xã không biết và không dám đòi hỏi bằng được quyết định, văn bản, giấy tờ, chủ trương trùng tu, trước khi bất kỳ ai phá dỡ di tích quốc gia trên địa bàn của mình? Lẽ nào (giả dụ) không ngăn chặn được việc sai trái kia, mà người dân rồi chính quyền lại không đi báo cấp trên, báo lực lượng chức năng để xử lý? Giả dụ có ai đó gọi điện thoại cho Cục Di sản hay thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch thông báo việc khởi công ầm ĩ trong khuôn viên báu vật chùa Trăm Gian thì có lẽ mọi việc sẽ không sầu thảm như lúc này.
Báu vật không có người trông coi. Nó bị “tàn sát” cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Đình chỉ thi công nhưng không thể “vãn hồi”
Ông Vũ Xuân Thành, chánh thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, cho biết về việc xử lý vụ “bê bối” ở chùa Trăm Gian như sau: Lẽ ra việc trùng tu ở chùa Trăm Gian phải có thỏa thuận của Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL), lúc thi công phải có mặt cán bộ của cơ quan trung ương để kiểm đếm ở hiện trường khi hạ giải.
Báu vật không có người trông coi. Nó bị “tàn sát” cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Đình chỉ thi công nhưng không thể “vãn hồi”
Ông Vũ Xuân Thành, chánh thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, cho biết về việc xử lý vụ “bê bối” ở chùa Trăm Gian như sau: Lẽ ra việc trùng tu ở chùa Trăm Gian phải có thỏa thuận của Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL), lúc thi công phải có mặt cán bộ của cơ quan trung ương để kiểm đếm ở hiện trường khi hạ giải.
Chùa Trăm Gian (tên chữ là Quảng Nghiêm) nằm trên một quả đồi cao khoảng 50m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông, năm 1185. Đây là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, được xếp hạng là di tích quốc gia từ hơn 40 năm qua. Trong ảnh: Gác chuông ở cổng chùa Trăm Gian còn giữ nguyên vẻ cổ kính nhờ được trùng tu đúng quy cách.
Đằng này ngày 24-8, khi đoàn thanh tra vào thì coi như công trình đã làm mới gần xong. Đoàn chỉ còn biết đình chỉ thi công. Việc đình chỉ bây giờ chỉ là giải pháp tình thế chứ họ đã phá, đã xây mới rồi còn gì mà “vãn hồi” nữa đâu. Với di tích quốc gia như chùa Trăm Gian, việc thi công kể trên mà chưa có thỏa thuận của bộ thì coi như là sai chắc chắn rồi.
Một cán bộ thanh tra trực tiếp về chùa Trăm Gian xử lý vụ việc tiết lộ: “Chúng tôi đã làm biên bản đình chỉ công trình thi công tại chùa Trăm Gian. Bên thi công không có một thứ giấy tờ, hồ sơ, quy trình thủ tục gì cả. Năm 2007-2009, dự án trùng tu ở chùa Trăm Gian có được một văn bản thỏa thuận của bộ, nhưng vì không có kinh phí, không có gì cả nên dự án không hoạt động. Bây giờ họ tự phá ra làm mới hoàn toàn, không có hồ sơ giấy tờ thủ tục gì. Toàn bộ cấu kiện gỗ tháo ra bỏ hết, đưa vật liệu mới vào 100%. Từ nguyên văn của chúng tôi là: họ đã phá hủy toàn bộ kiến trúc công trình cổ, thay vào là toàn bộ kiến trúc công trình mới trăm phần trăm”.
“Sự việc đáng kinh ngạc!”
“Đây là việc làm thật hiếm có và rất đáng kinh ngạc, cần phải phê phán mạnh mẽ”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nói như vậy trước thông tin chùa Trăm Gian bị hủy hoại không thương tiếc.
“Đây là việc làm thật hiếm có và rất đáng kinh ngạc, cần phải phê phán mạnh mẽ”, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nói như vậy trước thông tin chùa Trăm Gian bị hủy hoại không thương tiếc.
Trao đổi với người viết qua điện thoại, bằng giọng rất đỗi bức xúc, GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - cho biết trong mắt ông, di tích chùa Trăm Gian ở Chương Mỹ (Hà Nội) là một công trình cổ có kiến trúc nghệ thuật truyền thống tuyệt đẹp, tụ chứa nhiều giá trị cả về lịch sử, văn hóa, khoa học và kiến trúc.
Cần phải xử lý thật nghiêm
Hiểu giá trị của ngôi chùa thuộc hạng quý hiếm này ở VN, GS Thuyết nhấn giọng: “Nhưng nếu đúng như dư luận báo chí phản ánh thì bản thân tôi hết sức bàng hoàng, sửng sốt, xen lẫn chua xót vì chúng ta đã mất đi một di sản có giá trị cực kỳ quý hiếm. Bởi đây là tài sản không chỉ của huyện Chương Mỹ, của Hà Nội mà còn của cả quốc gia và thế giới”.
Cũng theo ông, trước đây ở một số địa phương đã xảy ra một vài vụ việc tu bổ, tôn tạo di tích dẫn đến công trình bị biến dạng, sai lệch và mất mát nhiều giá trị vốn có. Nhưng việc tự ý, tùy tiện tháo dỡ nhiều hạng mục công trình cổ ở chùa Trăm Gian - di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia - rồi dựng mới mà chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền là trường hợp hiếm có của VN. “Đây là việc làm dại dột, hết sức đáng kinh ngạc, cần phải lên án mạnh mẽ trước công luận”, GS Thuyết đề nghị.
Khi được hỏi trách nhiệm thuộc về ai hay lại rơi vào tình trạng “hòa cả làng”, là một người rất có kinh nghiệm trong việc giám sát thực hiện Luật di sản văn hóa, GS Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ: Theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trách nhiệm trước hết thuộc về người đưa ra chủ trương cũng như người tháo dỡ công trình cổ. Tiếp đó, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương sở tại mà cụ thể ở đây là UBND xã, UBND huyện. Người dân xây dựng một ngôi nhà không phép, chính quyền địa phương phát hiện và xử lý ngay.
Còn ở đây, làm sao một công trình di tích nằm gần trụ sở UBND xã bị tháo dỡ, thi công mấy tháng liền mà lại nói chính quyền xã, huyện không biết. “Nếu đúng như dư luận báo chí phản ánh rằng việc làm này chính quyền xã, huyện không biết thì không thể chấp nhận được”!. Ông giải thích gần như ở phường, xã nào cũng có ban quản lý di tích do một phó chủ tịch làm trưởng ban. Ban quản lý này có trách nhiệm bảo vệ, ngăn chặn tình trạng xâm phạm di tích. Việc chùa Trăm Gian bị hủy hoại có một phần trách nhiệm rất lớn của ban quản lý này vì đã không hoàn thành nhiệm vụ được Luật di sản văn hóa quy định.
“Cần phải thanh tra, kiểm tra và đánh giá mức độ vi phạm. Nếu trong chừng mực nào đó thì có thể xử lý hành chính, còn nếu vi phạm nghiêm trọng, gây hủy hoại di sản thì cần phải xử lý hình sự. Và cần phải xử lý hình sự để có biện pháp răn đe đối với nhiều tổ chức, cá nhân khác”, GS Thuyết nói.
“Kể ra còn nhiều lắm”
Cũng liên quan đến câu chuyện chùa Trăm Gian, PGS.TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu mỹ thuật truyền thống, chỉ biết thở dài thườn thượt và ngao ngán. Trò chuyện với chúng tôi, ông nói rằng “đau thì đau thật đấy. Nhưng trường hợp này chưa phải là duy nhất đâu. Còn nhiều lắm. Có một ngôi đình cổ nằm cách xa bờ hồ Hoàn Kiếm vài cây số cũng vừa bị người ta làm lại, xây mới hết rồi”.
Ông kể cách đây mấy năm chính quyền địa phương và người dân tu bổ, tôn tạo đình Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) - một ngôi đình cổ có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật. Khi xuống kiểm tra thì thấy rất nhiều cấu kiện kiến trúc có giá trị bị người ta loại bỏ một cách không thương tiếc. Nói mãi cũng không thấy họ đưa vào tái sử dụng. Cục Di sản văn hóa đã nhiều lần có văn bản yêu cầu cần phải đưa những cấu kiện kiến trúc có giá trị vào lắp dựng nhưng cũng không được người ta thực hiện. Kết quả là gì thì ai cũng biết. “Nhiều lắm, kể ra không hết đâu. Vì thế đối với vụ việc chùa Trăm Gian, nếu không rốt ráo truy xét trách nhiệm thì có lẽ cũng rơi vào tình trạng ấy thôi”, PGS Trần Lâm Biền nói.
Việc di tích chùa Trăm Gian bị hủy hoại cũng khiến chúng tôi nhớ đến một bài viết của GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, đăng trên tạp chí Di Sản của Cục Di sản văn hóa cách đây mấy tháng. GS Tiêu dẫn ra một loạt vụ việc mà báo chí đã phản ánh như: Lắp cổng chùa vào cổng đền, Thành nhà Mạc thành “lò gạch”, Thành Sơn Tây lại “thất thủ”... và cảnh báo “nếu không có biện pháp chấn chỉnh thì sẽ còn tiếp diễn”. Cũng trong bài viết này, GS Lưu Trần Tiêu cho biết một thực trạng đáng buồn quanh các di tích có sai phạm mà báo chí đã nêu, rằng sau khi thanh tra, sau khi có văn bản yêu cầu các ban quản lý dự án tìm biện pháp khắc phục, “xem ra các vụ việc vẫn rơi vào im lặng”. Vậy thì vụ việc chùa Trăm Gian cũng lại rơi vào im lặng nữa chăng?!
Cần phải xử lý thật nghiêm
Hiểu giá trị của ngôi chùa thuộc hạng quý hiếm này ở VN, GS Thuyết nhấn giọng: “Nhưng nếu đúng như dư luận báo chí phản ánh thì bản thân tôi hết sức bàng hoàng, sửng sốt, xen lẫn chua xót vì chúng ta đã mất đi một di sản có giá trị cực kỳ quý hiếm. Bởi đây là tài sản không chỉ của huyện Chương Mỹ, của Hà Nội mà còn của cả quốc gia và thế giới”.
Cũng theo ông, trước đây ở một số địa phương đã xảy ra một vài vụ việc tu bổ, tôn tạo di tích dẫn đến công trình bị biến dạng, sai lệch và mất mát nhiều giá trị vốn có. Nhưng việc tự ý, tùy tiện tháo dỡ nhiều hạng mục công trình cổ ở chùa Trăm Gian - di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia - rồi dựng mới mà chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền là trường hợp hiếm có của VN. “Đây là việc làm dại dột, hết sức đáng kinh ngạc, cần phải lên án mạnh mẽ trước công luận”, GS Thuyết đề nghị.
Khi được hỏi trách nhiệm thuộc về ai hay lại rơi vào tình trạng “hòa cả làng”, là một người rất có kinh nghiệm trong việc giám sát thực hiện Luật di sản văn hóa, GS Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ: Theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trách nhiệm trước hết thuộc về người đưa ra chủ trương cũng như người tháo dỡ công trình cổ. Tiếp đó, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương sở tại mà cụ thể ở đây là UBND xã, UBND huyện. Người dân xây dựng một ngôi nhà không phép, chính quyền địa phương phát hiện và xử lý ngay.
Còn ở đây, làm sao một công trình di tích nằm gần trụ sở UBND xã bị tháo dỡ, thi công mấy tháng liền mà lại nói chính quyền xã, huyện không biết. “Nếu đúng như dư luận báo chí phản ánh rằng việc làm này chính quyền xã, huyện không biết thì không thể chấp nhận được”!. Ông giải thích gần như ở phường, xã nào cũng có ban quản lý di tích do một phó chủ tịch làm trưởng ban. Ban quản lý này có trách nhiệm bảo vệ, ngăn chặn tình trạng xâm phạm di tích. Việc chùa Trăm Gian bị hủy hoại có một phần trách nhiệm rất lớn của ban quản lý này vì đã không hoàn thành nhiệm vụ được Luật di sản văn hóa quy định.
“Cần phải thanh tra, kiểm tra và đánh giá mức độ vi phạm. Nếu trong chừng mực nào đó thì có thể xử lý hành chính, còn nếu vi phạm nghiêm trọng, gây hủy hoại di sản thì cần phải xử lý hình sự. Và cần phải xử lý hình sự để có biện pháp răn đe đối với nhiều tổ chức, cá nhân khác”, GS Thuyết nói.
“Kể ra còn nhiều lắm”
Cũng liên quan đến câu chuyện chùa Trăm Gian, PGS.TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu mỹ thuật truyền thống, chỉ biết thở dài thườn thượt và ngao ngán. Trò chuyện với chúng tôi, ông nói rằng “đau thì đau thật đấy. Nhưng trường hợp này chưa phải là duy nhất đâu. Còn nhiều lắm. Có một ngôi đình cổ nằm cách xa bờ hồ Hoàn Kiếm vài cây số cũng vừa bị người ta làm lại, xây mới hết rồi”.
Ông kể cách đây mấy năm chính quyền địa phương và người dân tu bổ, tôn tạo đình Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) - một ngôi đình cổ có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật. Khi xuống kiểm tra thì thấy rất nhiều cấu kiện kiến trúc có giá trị bị người ta loại bỏ một cách không thương tiếc. Nói mãi cũng không thấy họ đưa vào tái sử dụng. Cục Di sản văn hóa đã nhiều lần có văn bản yêu cầu cần phải đưa những cấu kiện kiến trúc có giá trị vào lắp dựng nhưng cũng không được người ta thực hiện. Kết quả là gì thì ai cũng biết. “Nhiều lắm, kể ra không hết đâu. Vì thế đối với vụ việc chùa Trăm Gian, nếu không rốt ráo truy xét trách nhiệm thì có lẽ cũng rơi vào tình trạng ấy thôi”, PGS Trần Lâm Biền nói.
Việc di tích chùa Trăm Gian bị hủy hoại cũng khiến chúng tôi nhớ đến một bài viết của GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, đăng trên tạp chí Di Sản của Cục Di sản văn hóa cách đây mấy tháng. GS Tiêu dẫn ra một loạt vụ việc mà báo chí đã phản ánh như: Lắp cổng chùa vào cổng đền, Thành nhà Mạc thành “lò gạch”, Thành Sơn Tây lại “thất thủ”... và cảnh báo “nếu không có biện pháp chấn chỉnh thì sẽ còn tiếp diễn”. Cũng trong bài viết này, GS Lưu Trần Tiêu cho biết một thực trạng đáng buồn quanh các di tích có sai phạm mà báo chí đã nêu, rằng sau khi thanh tra, sau khi có văn bản yêu cầu các ban quản lý dự án tìm biện pháp khắc phục, “xem ra các vụ việc vẫn rơi vào im lặng”. Vậy thì vụ việc chùa Trăm Gian cũng lại rơi vào im lặng nữa chăng?!
Bậc đá cao vút dẫn vào chùa được đẽo gọt thủ công rất đẹp (ảnh trái), giờ bị đập toàn bộ để thay thế bằng đá xẻ thời mới, ném di vật chỏng chơ ngay sân chùa (ảnh phải).
Không khoán trắng công tác bảo vệ di tích cho các cá nhân
* Theo quy định của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, các cấp chính quyền phải có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong chỉ thị số 73/CT-BVHTT&DL về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, Bộ VH-TT&DL đã nêu rõ: Tiếp tục kiện toàn và nâng cao trách nhiệm bộ máy, trông nom trực tiếp tại di tích, không khoán trắng công tác bảo vệ di tích cho các cá nhân. Căn cứ những quy định này có thể thấy rằng chính quyền sở tại của huyện Chương Mỹ và các phòng, ban chức năng đã không làm tròn công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn, cụ thể là để di tích quốc gia chùa Trăm Gian bị hủy hoại.
* Tìm hiểu thêm về động thái của Cục Di sản (Bộ VH-TT&DL) trước vụ việc chùa Trăm Gian bị hủy hoại, ngày 25/8 Tuổi Trẻ đã liên lạc với ông Nguyễn Thế Hùng - cục trưởng Cục Di sản và ông Nguyễn Quốc Hùng - phó cục trưởng Cục di sản, nhưng hai ông đều dập máy khi phóng viên đặt vấn đề.
Theo Tuổi Trẻ
Đọc thêm các tin, bài trên các báo khác:
“Sự việc đáng kinh ngạc!” (TT). - Chùa Trăm Gian: Phá chùa ngàn tuổi xây mới lại toàn bộ (Bee). - Chùa Trăm Gian – Bẽ bàng di sản ngàn năm (DV). - Chùa Trăm Gian khóc cho người “tiêu tâm” (PN Today).
- Tự ý hạ giải và xây dựng mới một số hạng mục ở di tích Chùa Trăm Gian: Nhà chùa nhận sai sót, còn chính quyền sở tại thì sao? (VH). – Xót xa vụ chùa Trăm Gian mới (LĐ). – Chùa Trăm Gian…ngổn ngang trăm mối (TQ).
Điên thật, chùa hàng nghìn năm cũng phá đi làm lại, hỏi còn ý nghĩa gì!Làm lại để kiếm chác chứ trùng tu thì ăn gì! Bọn khốn!
Trả lờiXóaÔi thôi!Lũ con cháu khốn nạn nó chưa làm được gì đã lại làm hỏng tâm huyết các cụ thời trước rồi!
Trả lờiXóamột lũ ngu !
Trả lờiXóaCó lẽ họ muốn "làm mới" cả con người và đất nước VN nầy!
Trả lờiXóaDốt nát + Nhiệt tình + tham lam = đại đại phá hoại
Trả lờiXóađau lòng quá, thật là xót xa!!!
Trả lờiXóacột kèo bằng gỗ quý (sưa) nay được thay mới bằng gỗ dầu ?
Trả lờiXóaThành Nhà Hồ, Thành cổ Sơn Tây, Chùa Trăm Gian....và còn bao nhiêu di tích cổ khác đã và sẽ được tôn tạo kiểu HỦY DIỆT tận gốc như thế này nữa ? Nhưng càng không tin được là sau mỗi tội ác với dân tộc như thế này thì chẳng ai chịu trách nhiệm?
Trả lờiXóaCùng với việc phá hủy các di tích vô giá này là các vụ tàn sát voi rừng, bò tót, giết Voọc và các loại động vật hoang dã ... thử hỏi cứ thả nổi việc phá phách như hiện nay thì trên mảnh đất này sẽ còn gì cho các thế hệ mai sau ?
Chả cứ vụ này, trong dịp 1000 năm Thăng Long đó,
Trả lờiXóabiết bao công trình kiến trúc cổ bị làm mới - "mới cả kiểu dáng" đồng dạng nữa cơ.
Rồi bao nhiêu vỉa hè mới lát trước đó được gỡ lên lát lại.
Cả bờ hồ cũng gỡ gạch đỏ lát lại đá xanh (may mà kịp xì tốp).
Bão nhẹ mà cũng đổ bao cây cổ thụ đấy, có phần nào tại nguyên do này không.
Ôi, người làm văn hóa mà không có văn hóa thì nó vậy thôi.
Còn hỏng còn nhiều nữa, chả giữ được đâu.
Họ còn mải giữ cái khác.
Ôi thôi, từ khi sinh ra còn mỗi chùa Trăm Gian của tỉnh mình là chưa kịp đi...Đau lòng quá!
Trả lờiXóaThời của bọn vũ phu!
Trả lờiXóaThời của quỷ!
XóaBọn phá hoại này là ai? Đồng tiền dùng cho việc phá hoại này ở đâu ra? và ai đã ký tên cho phép phá hoại? Tại sao các lãnh đạo lớn nhỏ đều lặng thinh để việc phá hoại này diễn ra trước mắt trong nhiều tháng? Các câu hỏi này không khó trả lời. Nhân dân chúng tôi đòi hỏi Nhà nước phải minh bạch mọi điều tra về bọn phá hoại và bọn bảo trợ phá hoại di sản Tổ Quốc này và chúng phải bị các bản án thích đáng.
Trả lờiXóanhin ma thay dang tiec vo cung nhung di san co kinh sua kia da bi thay the theo kieu hien dai .khong con net co kinh va thieng lieng dau nua !that la dang buom
Trả lờiXóaRồi lại chìm vào quên lãng thôi,phá sạch rừng không ai chịu trách nhiệm,rồi tài nguyên nữa,thêm luôn chùa chiền cho đủ bộ
Trả lờiXóa...
Trả lờiXóaTất cả đấy đều là sự thật,
Nhưng cái bánh đa tròn điều đó thật hơn!
(Thơ THẠCH QUỲ)
Đã bảo rồi với cung cách quản lý nhiều tầng lớp quan cách như hiện nay và không ai chịu trách nhiệm, không ai bị xử lý thì Hà Nội cổ kính 1000 năm tuổi chả mấy thành Hà Lội mới vài năm tuổi là đương nhiên
Trả lờiXóa