29/08/2012 05:00:00 PM (GMT+7)
VNN - Gần 90 tuổi, tóc đã bạc trắng, mắt mờ, da nhăn nheo, tay chân run rẩy nhưng người mẹ liệt sĩ ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vẫn phải sống một mình trong túp lều tranh, vách đất xiêu vẹo.
Ước nguyện có gian nhà ngói để thờ tự đứa con đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc bấy lâu nay vẫn chưa thực hiện được khiến cụ trăn trở, đau đáu khi ngày "về với đất" đang đến gần.
Mơ ước nhỏ nhoi tháng ngày cuối đời
Mơ ước nhỏ nhoi tháng ngày cuối đời
Ước nguyện có gian nhà ngói thờ con trai của mẹ liệt sĩ Phạm Thị Vượng vẫn chưa thực hiện được, bao năm nay, cụ vẫn phải sống trong túp lều tranh, vách đất này. |
Khi người dẫn đường đưa chúng tôi đến trước túp lều tranh, vách đất rách nát, xiêu vẹo, nằm ẩn khuất dưới khóm tre và bảo "nhà cụ Vượng mẹ liệt sĩ là ở đây".
Nghe có tiếng khách lạ, cụ bà tóc bạc trắng, da nhăn nheo, đang nằm cố gượng dậy. Tên mẹ là Phạm Thị Vượng (SN 1925) lấy chồng là ông Nguyễn Hữu Côn (SN 1915), có được 5 người con. Năm 1968 khi đứa con út mới được 2 tuổi thì chồng mất vì bạo bệnh. Một mình bà bươn chải nuôi con.
Năm 1974, anh Nguyễn Xuân Hồng (SN 1956, là người con thứ 3 trong gia đình) nhập ngũ tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, một năm sau, người mẹ như chết lặng khi nhận được giấy báo tử liệt sĩ Hồng đã hi sinh ngày 09/4/1975 tại chiến trường miền Nam trong cuộc tấn công vào Xuân Lộc.
"Trong mấy đứa con, mẹ thương thằng Hồng nhiều nhất, nó hiền lành, ít nói, ngày nhập ngũ nó còn nói vào giải phóng miền Nam xong sẽ về cưới vợ để mẹ bồng cháu. Vậy mà, sau lần đó, nó không bao giờ về được nữa. Nó hi sinh khi chưa đầy 19 tuổi..." - cụ Vượng rưng rưng trong đôi mắt sâu thẳm.
Xót xa khi mất đi người con trai yêu quý cống hiến xương máu cho Tổ quốc trong chiến tranh rồi lại đến lượt những đứa con thời bình, đau ốm, bệnh tật "ra đi" trước mẹ.
Trong túp lều tranh, vách đất xiêu vẹo, chật chội khiến mẹ liệt sĩ cảm thấy buồn tủi, ứa nước mắt khi không có được một góc sạch sẽ để đặt bàn thờ, lo hương khói cho con. |
Giờ đây, người mẹ liệt sĩ chỉ còn 2 người con còn sống nhưng cả hai đều là nông dân, hoàn cảnh cũng rất nghèo khó.
Cụ Vượng cho biết, 2 đứa con đều muốn cụ về sống với chúng, nhưng cụ không đồng ý vì "ở chung con cháu ồn ào mệt mỏi, tuổi già vẫn thích nhất là sự yên tĩnh".
Thế nên từ nhiều năm nay, cụ vẫn sống một mình trong túp lều tranh này.
Chuyện trò với chúng tôi một lúc, bỗng dưng cụ Vượng lẳng lặng lụ khụ dậy lục lọi, lấy ra tấm Bằng Tổ quốc ghi công anh con trai liệt sĩ, tay run rẫy vuốt ve rồi ứa nước mắt nói trong nghẹn ngào:
"Mẹ già yếu lắm rồi, ước nguyện có gian nhà ngói thờ đứa con liệt sĩ này từ lâu lắm rồi mà khó quá. Chỉ mong những ngày cuối đời này ước nguyện đó thực hiện được, để khi nhắm mắt mẹ cũng cảm thấy yên lòng" - cụ nói.
Vì đâu nên nỗi?
Anh Nguyễn Xuân Mạo, con trai cụ Vượng tỏ ra buồn, thất vọng.
"Nhiều năm nay, trong các cuộc họp xóm, họp xã xét các trường hợp được xóa nhà tranh tre, tôi đã đề xuất chính quyền quan tâm đến mẹ mình, họ cứ hứa nhưng rồi chẳng thấy làm, mẹ tôi vẫn phải sống trong túp lều tranh hết năm này đến năm khác"- anh Mạo bức xúc.
Thế nên từ nhiều năm nay, cụ vẫn sống một mình trong túp lều tranh này.
Chuyện trò với chúng tôi một lúc, bỗng dưng cụ Vượng lẳng lặng lụ khụ dậy lục lọi, lấy ra tấm Bằng Tổ quốc ghi công anh con trai liệt sĩ, tay run rẫy vuốt ve rồi ứa nước mắt nói trong nghẹn ngào:
"Mẹ già yếu lắm rồi, ước nguyện có gian nhà ngói thờ đứa con liệt sĩ này từ lâu lắm rồi mà khó quá. Chỉ mong những ngày cuối đời này ước nguyện đó thực hiện được, để khi nhắm mắt mẹ cũng cảm thấy yên lòng" - cụ nói.
Vì đâu nên nỗi?
Anh Nguyễn Xuân Mạo, con trai cụ Vượng tỏ ra buồn, thất vọng.
"Nhiều năm nay, trong các cuộc họp xóm, họp xã xét các trường hợp được xóa nhà tranh tre, tôi đã đề xuất chính quyền quan tâm đến mẹ mình, họ cứ hứa nhưng rồi chẳng thấy làm, mẹ tôi vẫn phải sống trong túp lều tranh hết năm này đến năm khác"- anh Mạo bức xúc.
Cầm trên tay tấm bằng Tổ quốc ghi công của đứa con liệt sĩ, hàng ngày, ước nguyện có gian nhà ngói thờ con chưa được thực hiện, khiến bà mẹ già đau đáu, sợ ngày nhắm mắt chưa thể yên lòng |
Theo anh Mạo, nhiều trường hợp trong xã, không thuộc diện mẹ liệt sĩ, gia đình chính sách, con cái vẫn đông đủ nhưng khi sống riêng, một số cụ ông, cụ bà đã được hỗ trợ xóa nhà tranh tre rồi, chỉ còn mẹ anh bị ‘’bỏ quên’’.
Nguyên nhân chính quyền địa phương nhiều lần bỏ qua, không xem xét xóa nhà tranh tre cho mẹ mình, anh Mạo thông tin, do UBND xã cho rằng một phần mảnh đất nơi mẹ anh ở đang có tranh chấp với ông Phạm Xuân Đôi (có con rể đang làm Bí thư Đảng ủy xã).
Cũng theo anh Mạo, phần diện tích đất nơi mẹ anh đang ở, trước đây là của ông Đôi, nhưng từ năm 1988, ông Đôi chuyển nhà đi nơi khác, mẹ anh xin dựng nhà ở đó, nhưng rồi mẹ già yếu, không tiện đóng nộp thuế nên anh xin nhập diện tích đất của mẹ vào đất của mình để thay mẹ đi đóng nộp thuế thì UBND xã đồng ý.
Phần diện tích đó được cộng vào đất của anh và được cấp chung 1 sổ đỏ từ năm 2004.
Trong khi đó, ông Bùi Đức Thịnh Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm cho biết, trường hợp của bà Vượng là đang sống chung với con, khi thì bà ở nhà con trai, khi ở nhà con gái.
Tuy nhiên, khi PV đưa ra những thông tin, bà Vượng là một hộ độc lập, có hộ khẩu riêng vẫn phải đóng nộp, làm các nghĩa vụ thuế và đang sống một mình trong túp lều tranh thì ông Thịnh lý giải, do miếng đất nơi nhà bà Vượng làm nhà đang tranh chấp với ông Phạm Xuân Đôi.
Trong khi đó, ông Bùi Đức Thịnh Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm cho biết, trường hợp của bà Vượng là đang sống chung với con, khi thì bà ở nhà con trai, khi ở nhà con gái.
Tuy nhiên, khi PV đưa ra những thông tin, bà Vượng là một hộ độc lập, có hộ khẩu riêng vẫn phải đóng nộp, làm các nghĩa vụ thuế và đang sống một mình trong túp lều tranh thì ông Thịnh lý giải, do miếng đất nơi nhà bà Vượng làm nhà đang tranh chấp với ông Phạm Xuân Đôi.
Vài năm nay, ông Đôi làm đơn lên xã đòi lại đất nên chưa xem xét, hỗ trợ xây nhà cho bà Vượng trên mảnh đất đó được.
Theo như lời ông chủ tịch xã, thì hiện UBND xã đang “chờ” bà mẹ liệt sỹ gần 90 tuổi đã có sổ đỏ “thoả thuận” được với người tranh chấp. Khi nào phần đất của bà Vượng không còn tranh chấp nữa thì UBND xã sẽ xem xét xóa nhà tranh tre cho bà?!
Việc bà Vượng sống trong căn nhà tranh tre nứa lá từ lâu, cả xã ai cũng biết, thế nhưng theo ông Thịnh, từ trước đến nay, do bà Vượng không có đơn trình bày nguyện vọng xóa nhà tranh tre, nếu họ có nguyện vọng thì xã sẽ lưu ý!?
Còn Trưởng Phòng LĐTBXH huyện Thạch Hà Phan Hữu Tuất cho biết, năm 2011, từng có chương trình tài trợ xóa nhà tranh tre, bà Vượng có tên trong danh sách, thế nhưng đã thực hiện được do phần đất của bà Vượng chưa rõ ràng?
Duy Tuấn - Trần Văn
Theo như lời ông chủ tịch xã, thì hiện UBND xã đang “chờ” bà mẹ liệt sỹ gần 90 tuổi đã có sổ đỏ “thoả thuận” được với người tranh chấp. Khi nào phần đất của bà Vượng không còn tranh chấp nữa thì UBND xã sẽ xem xét xóa nhà tranh tre cho bà?!
Việc bà Vượng sống trong căn nhà tranh tre nứa lá từ lâu, cả xã ai cũng biết, thế nhưng theo ông Thịnh, từ trước đến nay, do bà Vượng không có đơn trình bày nguyện vọng xóa nhà tranh tre, nếu họ có nguyện vọng thì xã sẽ lưu ý!?
Còn Trưởng Phòng LĐTBXH huyện Thạch Hà Phan Hữu Tuất cho biết, năm 2011, từng có chương trình tài trợ xóa nhà tranh tre, bà Vượng có tên trong danh sách, thế nhưng đã thực hiện được do phần đất của bà Vượng chưa rõ ràng?
Duy Tuấn - Trần Văn
Cái nầy công bằng xét,bà Vượng ở nhờ đất ông Đôi,khi ông Đôi đòi lại thì bà Vượng phái trả ngay chứ,đàng này anh con trai của bà lại lấy phần đất MƯỢN của người ta nhập vào phần đất của mình rồi làm chung một sổ đỏ-Gia đình bà Vượng sai trái rồi-TÔI KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI CÁCH ĂN Ở NÀY,người ta cho mượn đã là một cái ơn lớn ,mình chưa trả ơn cho người ta đã là một cái tội rồi, lại còn cướp không của người ta nữa là sao???Xấu,không đồng ý.
Trả lờiXóaNếu con rể ông Đôi không là bí thư đảng ủy xã thì thế nào nhỉ???
Trả lờiXóaTheo tôi thị cụ cũng già rồi nên về ở với con cháu chứ cụ không phải người già neo đơn , đất nước còn nghèo , nhiều người còn cần sự giúp đỡ hơn cụ .
Trả lờiXóaLà người con của quê hương Hà Tĩnh, tôi cảm thấy xấu hổ với những dòng viết trên đây, chiến tranh đã đi qua gần 40 năm rồi, mà vẫn có những người mẹ LS già nua đang phải sống tuổi như vậy. Và không biết ông Nguyễn Thanh Bình, BT tỉnh ủy Hà Tĩnh sẽ nghĩ gì, và trả lời sao đây?
Trả lờiXóaMặt khác, tôi nhớ cách đây hàng chục năm, khi ông Trần Đình Đàn đang làm BT Hà Tĩnh, đã phải ông Đàn đã từng tuyên bố Hà Tĩnh xóa nhà tranh 100% đó sao? Rồi ông Đàn đã ra TW làm chánh VPQH, nay đã nghỉ hưu, thế mà nhà lợp tranh vẫn là mái nhà truyền thống của "Hà Tĩnh mình thương" phải không bà con Hà Tĩnh.
Đồng ý với Bác Nặc danh 18:49 Ngày 31 tháng 8 năm 2012,
Trả lờiXóa"Công bằng, bất cứ điều gì,
Ấy là tánh tốt nên ghi vào lòng."
Nếu chúng ta là "quan trên" trong vụ này, thì phải xử làm sao nhỉ? Tôi nghĩ trường hợp trên có thể đưa vào các trường đào tạo công chức như bài tập mẫu, để các công bộc tương lai có dịp suy ngẫm, thảo luận và thực tập xử lý.
Trả lờiXóaCông bằng là nguyên tắc hàng đầu: đúng rồi. Nghiêm minh, không sợ bất cứ áp lực nào: càng đúng và càng quí. Nhưng e rằng cả hai điều trên vẫn chưa đủ để giải quyết trọn vẹn câu chuyện này. Cái Lý thì còn có thể nhưng cái Tình thì không cho phép chúng ta nỡ nhìn bà cụ sống trong túp lều tranh lụp xụp như thế, nhất là một Mẹ liệt sĩ. Nhưng muốn thuyết phục được các bên chấp nhận một giải pháp vừa có lý lại vừa có tình, thì... "quan trên" trước hết phải là một tấm gương tình nghĩa.
Chính ở đây cúng ta khám phá ra chữ Tài không chưa đủ, cần có Đức nữa. Ngày xưa cha ông ta gọi các quan là "dân chi phụ mẫu" - cha mẹ của dân, phải chăng là hiểu theo khía cạnh này? Cho nên quan mà thương dân hết lòng thì khi qua đời còn được dân lập cả miếu thờ để tưởng nhớ.
Có câu chuyện kể một bà cụ nghèo khổ một mình nuôi đứa cháu. Đứa cháu bệnh không tiền chạy chữa, bà cụ liều ăn cắp một ví tiền ngoài chợ. Số tiền trong ví không bao nhiêu nhưng trong đó có giấy tờ làm ăn quan trọng khiến khổ chủ thiệt hại lớn. Bà cụ bị bắt ra tòa. Chiếu theo luật, cụ hoặc phải bồi thường (điều mà cụ hoàn toàn không thể) hoặc phải ngồi tù. Cuối cùng, quan thẩm phán tuyên bố bà cụ mắc tội và phải chịu phạt. Rồi sau đó quan nói thêm: "Tôi cũng tự phạt tôi vì cái tội đã để xảy ra trong thị trấn này một hoàn cảnh neo đơn cơ cực như bà cụ, và tôi đề nghị tất cả mọi người có mặt trong phiên tòa này cũng tự phạt mình đi". Quan tự lột mũ thẩm phán của mình, bỏ hai ngàn quan tiền vào đó và sai người thư ký chuyền chiếc mũ ấy đi khắp phòng xử. Cuối cùng, số tiền thu được còn lớn hơn số tiền bà cụ phải bồi thường. Kể cả bên nguyên cáo và các công tố viên cũng đóng góp vào. Quan thẩm phán cầm chiếc mũ đến trước bà cụ: "Thưa cụ, số tiền này là của cụ".
giấy báo tử liệt sĩ Hồng đã hi sinh ngày 09/4/1975
Trả lờiXóaKhi bình hay phân xử cụ già , chúng ta đã bỏ qua điều quan trọng trên,
Nếu anh Hồng không Hi sinh , thì Cụ đâu có khổ như vậy
Xã hội này mồm miệng thì lu loa nào là vạn minh dân chủ,công bằng,đền ơn đáp
Trả lờiXóanghĩa...nói tóm lại cái gì cũng tốt đẹp vẫy mà để bà mẹ liệt sĩ phải sống trong căn nhà lá rách nát như thế . Thật không biết xấu hổ