Đoan Ngọ là Tết Ta hay Tết Tàu?
Lê Thái Dũng
Cần xóa bỏ quan niệm cho rằng Tết Đoan Ngọ của Việt Nam
có nguồn gốc từ Tết Đoan Ngọ của Tàu.
.
Ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ - còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Đoan Dương, Trùng Ngũ, Tết giết sâu bọ, Tết giữa năm, Tết mồng năm … Đây là một trong những ngày Tết truyền thống tại một số nước châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc. Tuy nhiên nguồn gốc, ý nghĩa thực của ngày tết này không phải ai cũng rõ .
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 là một trong những ngày lễ tưởng nhớ tới tổ tiên do đó trong số các vật phẩm dâng cúng không thể thiếu bánh tổ (tổ tiên) và nhiều loại bánh trái khác làm bằng các thứ gạo nếp. Đặc biệt, đây còn là ngày lễ thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam, đó là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ.
Nếu như mồng 7 tháng Giêng là ngày tế mẫu với câu ca:
“Mồng Bảy trong tiết tháng Giêng
Dân hiền tế lễ trống chiêng vang trời
Anh em Bách Việt ta ơi
Ngày xuân thong thả tới nơi xem tường
Ấy ngày hội tế Mẫu Vương
Người sinh nòi giống Nam phương đó mà”
thì cứ đến gần ngày mồng 5 tháng 5 dân gian lại nhắc nhau bằng câu ca dao:
Tháng Năm nhớ tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.
Tết Đoan Ngọ còn là ngày lễ thể hiện tính nhân văn giữa người với người, sự biết ơn của con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo nên có tục học trò đi tết thày, con rể đi tết bố mẹ vợ… Trong dân gian có câu ca dao rằng:
“Mồng 5 ngày Tết không đáo đến cửa nhà thờ
Còn hiếu trung chi nữa mà chờ rể, con”.
Dân gian còn cho rằng vào ngày này, các loài rắn đều lẩn trốn đi hết nên mới có câu thành ngữ “len lét như rắn mồng 5”.
Vì sao Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết giết sâu bọ?
Với người Việt, tết Đoan Ngọ là thời điểm giữa năm, thời tiết chuyển mùa nên dễ sinh bệnh dịch, do đó có các nghi thức trừ tà, tránh bệnh như tắm nước lá mùi, treo cây ngải cứu trừ ma quỷ, đeo "bùa tui bùa túi", nhuộm móng tay, móng chân rồi uống các nước giải độc (nấu từ lá ích mẫu, vối, cối xay, gừng…), uống rượu xương bồ, ăn rượu nếp và các loại quả có vị chua, chát để cho bệnh tật tiêu trừ, trùng độc, sâu bọ sẽ chết… Cho nên tết này còn gọi là Tết giết sâu bọ, là một nghi thức nhằm cân bằng âm dương.
Một số nghi thức trong tết Đoan Ngọ của người Việt cũng mang dấu ấn của văn hóa nông nghiệp, có thể thấy qua một số tục lệ như tục khảo cây lấy quả được tiến hành đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa). Một người leo lên cây, một người đứng dưới gốc cầm dao tra hỏi tại sao cây ra ít quả (hoặc không ra quả), nếu cứ như vậy sẽ bị chặt hạ. Người trên cây giả giọng van xin, hứa trong mùa tới sẽ ra thật nhiều quả. Sau đó người ở dưới hỏi số lượng quả mà cây sẽ sinh trưởng, người phía trên đại diện cho cây trả lời nhiều hay ít tùy theo loại cây và ước vọng của người trồng…
Đoan Ngọ là tết Ta :
Cho đến nay nhiều người vẫn nhầm lẫn Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất phát từ việc tưởng nhớ đến cái chết của Khuất Nguyên, một vị quan của nước Sở cách đây hơn 2.000 năm. Chính vì thế mà nhà thơ trào phúng Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ) từng viết rằng:
“Cái cụ Khuất bên Tàu
Chết từ hồi tam tổ
Có quan hệ gì ta
Mà sao phải ăn giỗ
Mồng 5 khỏe ăn càn
Mồng 6 ốm nhăn nhó
Có lỡ chết bỏ đời
Thì lại cho tại số”.
Ngay người Trung Quốc đến nay vẫn chưa thống nhất trong việc giải thích nguồn gốc của ngày tết này, có người cho rằng một số lễ tết của Trung Quốc như mồng 2/2 âm lịch (Lễ Đầu Rồng), mồng 5/5 (Tết Đoan Ngọ)… liên quan đến sự sùng bái thiên văn thời nguyên thủy. Cụ thể là chòm sao Thương long, vào ngày hạ chí mọc ở chính nam (thuộc dương vị) nên có tục tế Thương long, đây là phát khởi của Tết Đoan Ngọ. Theo sách “Các ngày lễ tết và sự bắt nguồn của các ngày lễ tết ở Trung Quốc” cho biết, trước thời Tần, Hán thì ngày Tết Đoan Ngọ không cố định vào ngày mồng 5/5 mà vào ngày hạ chí, ngày dương khí cực thịnh nên còn được gọi là Tết Đoan Dương…
Gọi là Tết Đoan Ngọ vì ngày hôm đấy chuôi sao Đẩu chỉ ngay vào phương Ngọ cho nên gọi là ngày Đoan Ngọ (chính Ngọ).
Thực ra Tết Đoan Ngọ có từ trước khi xảy ra câu chuyện của Khuất Nguyên, và xuất phát từ văn hóa của cộng đồng người Bách Việt cổ mà người Lạc Việt, tổ tiên của chúng ta là một bộ phận cấu thành của cộng đồng đó. Chúng ta có thể thấy được điều này từ chính tên gọi của Tết Đoan Ngọ. “Đoan” nghĩa là “nhất”, “Ngọ” được hiểu giữa trưa vì thế Tết Đoan Ngọ thường được cử hành vào giữa trưa. Nếu theo thuyết âm dương ngũ hành thì nước ta nằm ở phương Nam, vùng đất nóng nên “Ngọ” được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa và trong một ngày thì dương khí cao nhất là giờ Ngọ (thời điểm giữa ngày); trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng). Trong một năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ (tháng giữa năm, tức tháng 5). Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ, đây chính là thời điểm giữa năm vì thế trong dân gian nó còn được gọi là Tết giữa năm.
Điều thú vị là nếu xét theo âm lịch mà Việt Nam, Trung Quốc… vẫn đang sử dụng như hiện nay thì giữa năm phải là một ngày của tháng 6 âm lịch chứ không thể ngày là ngày mồng 5 tháng 5 được. Vì vậy nguồn gốc của ngày giữa năm mồng 5 tháng 5 chính là theo một loại lịch cổ của người Bách Việt được xây dựng trên cơ sở văn hóa nông nghiệp. Điều này hiện vẫn để lại một số dấu tích như qua cách gọi tên tháng (Một, Chạp, Giêng, Hai…), hay những từ chỉ ngày đầu tháng là “mồng” (mồng một, mồng hai…), ngày giữa tháng là “rằm” (gần âm với ngôn ngữ một số dân tộc như “ranam” (tiếng Chăm), “sạc klam”(Khmer), “Klam” (Bana)… đều chỉ ngày có đêm trăng sáng nhất).
Điều thú vị là nếu xét theo âm lịch mà Việt Nam, Trung Quốc… vẫn đang sử dụng như hiện nay thì giữa năm phải là một ngày của tháng 6 âm lịch chứ không thể ngày là ngày mồng 5 tháng 5 được. Vì vậy nguồn gốc của ngày giữa năm mồng 5 tháng 5 chính là theo một loại lịch cổ của người Bách Việt được xây dựng trên cơ sở văn hóa nông nghiệp. Điều này hiện vẫn để lại một số dấu tích như qua cách gọi tên tháng (Một, Chạp, Giêng, Hai…), hay những từ chỉ ngày đầu tháng là “mồng” (mồng một, mồng hai…), ngày giữa tháng là “rằm” (gần âm với ngôn ngữ một số dân tộc như “ranam” (tiếng Chăm), “sạc klam”(Khmer), “Klam” (Bana)… đều chỉ ngày có đêm trăng sáng nhất).
Lịch cổ của người Bách Việt còn thể hiện qua cách gọi bằng hệ đếm can chi. Trái với những suy nghĩ quen thuộc cho rằng hệ can chi có nguồn gốc từ Trung Quốc, nó lại có nguồn gốc từ phương nam nông nghiệp. Tên gọi các con vật (hệ chi) trong tiếng Hán chỉ là từ phiên âm của những từ trong nền văn hóa phương nam. Ví dụ trong tiếng Chứt, tiếng Mường (những ngôn ngữ gần với tiếng Việt nhất) “sửu” được gọi là “klưu”, “tlưu”… Nếu một ngày được bắt đầu từ giờ Tý (từ 23 đêm đến 1 giờ sáng) là thời điểm lạnh nhất và đến giờ Ngọ (giữa ngày) là thời điểm nóng nhất thì theo lịch cổ của người Bách Việt một năm bắt đầu từ tháng Tý (tháng lạnh nhất) và đến giữa năm là tháng Ngọ (tháng nóng nhất). Nóng là thuộc về dương nên Tết Đoan Ngọ được gọi là Đoan Dương (tết cực nóng).
Tháng Tý được nhắc đến ở trên là ứng vào tháng 11 theo âm lịch mà chúng ta hiện nay đang sử dụng. Nhưng nếu theo cách tính loại lịch của người Bách Việt thì tháng này gọi là tháng Một, tháng 12 âm lịch gọi là tháng Chạp, tháng 1 âm lịch gọi là tháng Giêng… Cách gọi này của người Việt cổ vẫn còn được sử dụng trong dân gian và theo cách tính của loại lịch này thì ngày Tết Đoan Ngọ mồng 5/5 mới đúng là ngày giữa năm, ngày nóng nhất trong năm.
Nếu theo cách tính của âm lịch mà chúng ta và một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc… đang dùng hiện nay thì tháng đầu năm là tháng Dần (tháng 1 âm lịch). Như vậy đến giữa năm phải là tháng Mùi (tháng 6 âm lịch) chứ không phải là tháng Ngọ như lịch của người Bách Việt. Do đó nói Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ văn minh Bách Việt mới chính xác.
Cách tính năm theo lịch cổ của người Bách Việt còn lưu lại dấu vết ít nhiều cho đến thời kỳ sau này. Ví dụ theo sách Đại Nam nhất thống chí thì đến đầu thế kỷ XIX người dân ở Bất Bạt (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội), Mỹ Lương (nay thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội) “hàng năm lấy tháng 11 làm tháng đầu năm, hằng tháng lấy ngày mồng 2 làm ngày đầu tháng, gọi là tháng lui, ngày tiến”. Một số dân tộc ít người cũng theo cách tích lịch cổ xưa, như theo lịch của đồng bào Khơ Mú, năm mới bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, sớm hơn năm mới của người Việt 2 tháng… Đó chính là những dấu vết còn lại của hệ thống lịch của cộng đồng người Bách Việt. Có theo cách tính này thì mới có thể thấy rõ được nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, Tết giữa năm, Tết nóng nhất…
Tết Đoan Ngọ Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên :
Ngày xưa, lúc ban đầu, ngày Đoan Ngọ chỉ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng. Hơn nữa, giữa tiết hạ vì oi bức thường có bệnh thời khí nên người ta hay cúng lễ để cầu an. Về sau này, để thêm ý nghĩa, người ta lấy ngày đó làm ngày kỉ niệm Khuất Nguyên và các thầy thuốc cũng nhân ngày đó để kỉ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai hái thuốc.
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly tao và Sở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.
Tết Đoan Ngọ ngày nay, qua mọi biến đổi của thời cuộc vẫn tồn tại trong nhân dân với ý nghĩa thiết thực và thiêng liêng của nó. Ăn Tết Đoan Ngọ, chúng ta cần tìm hiểu giá trị và tinh thần của ngày Tết này...
Tuy nhiên cần xóa bỏ quan niệm cho rằng Tết Đoan Ngọ của Việt Nam có nguồn gốc từ Tết Đoan Ngọ của Tàu.
Lê Thái Dũng
Nguồn:Lê Đức Thịnh Blog.
Tết Đoan ngọ là Tết của tàu, từ xưa đến nay là thế,một trăm năm trước cụ Phan Kế Bính (1875 -1921)cũng đã từng nói thế.Trong bài viết trên tác giả có nhắc đến sách Đại Nam Nhất Thống Chí, xin thưa cụ Phan cũng từng là dịch giả cuốn sách này.
Trả lờiXóatrong bài viết tác giả gượng ép quá, nếu không nói là không trung thực,lệ thuộc tàu... xin đơn cử một điểm nhỏ, theo tác giả "Nếu theo thuyết âm dương ngũ hành thì nước ta nằm ở phương Nam, vùng đất nóng nên “Ngọ” được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa và trong một ngày thì dương khí cao nhất là giờ Ngọ (thời điểm giữa ngày); trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày ngọ". Câu này không ổn chút nào, cực kỳ tôn sùng tàu rồi. Nếu lấy nước tàu làm tâm điểm thì nước Việt thuộc phương Nam thì lý trên ổn,theo hiện tại thế giới thường gọi nước Việt thuộc đông nam Á( ASIAN), đông nam là Tốn thuộc mộc mất rồi. Nếu đứng Miên, Lào... thì nước Việt lại thuộc hướng khác nữa...tóm lại chỉ có bọn tàu,hoặc bọn thuộc tàu mới cho nước Việt ta là phương Nam, bởi gì lúc đó xem tàu là trung tâm điểm để nhìn...đấy là một điểm trong nhiều sai sót của bài viết mà tôi muốn nêu ra,nhìn chung trong bài còn nhiều điều vô cùng gượng ép không tiện viết nhiều xin để các bậc cao minh nhận xét,tóm lại bài viết tệ không đáng để anh Diện lưu trên trang này. Cám ơn!
Ô không, thưa bác. Ngược hẳn với bác, tôi lại thấy bài này rất hay, rất giá trị, nhiều chi tiết thú vị và bất ngờ cho tôi.
XóaỞ đây chỉ xin thưa lại với bác về chi tiết "phương Nam" mà bác cho là dấu chứng lệ thuộc Tàu. Bác lập luận rằng xưng mình ở phương Nam tức là "lấy Tàu làm trung tâm", tôi thấy lập luận đó không ổn. Bắc - Nam chỉ là sự so sánh tương đối phương này - phương kia trong một cùng một cảnh vực, một hệ thống hay một hệ qui chiếu nào đó thôi (ở đây là khu vực văn minh Đông Á, hay có thể gọi luôn là vùng văn minh Nho giáo).
Thế khi cha ông mình gọi vùng đất của người Tàu là "phương Bắc", (chẳng hạn câu nói của Trần Bình Trọng "thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc") bác có nghĩ dân mình tự coi nước Việt là trung tâm thế giới và bọn Tàu chỉ là "rợ Bắc phương" không? Đâu có, phải không? Đơn giản chỉ là sự so sánh về phương hướng, vị trí thôi mà.
Ngày nay thế giới gọi nước mình thuộc Đông Nam Á, thì cũng chỉ đơn giản là nhìn theo cái hệ qui chiếu địa lý toàn cầu thời hiện đại, cái "trung tâm" nếu có thì họa chăng là tâm trái đất, chứ có nằm ở riêng nước nào đâu?
Khi bàn về Tết Đoan Ngọ mà nhiều dân tộc ở vùng văn minh Đông Á cùng mừng, tác giả trưng những dẫn chứng từ Kinh sách chung (ở đây là Kinh Dịch), từ những cách tính Âm lịch khác nhau... của khu vực này, tôi thấy đó là điều rất hợp lý. Và trong khu vực địa lý rộng lớn này, đúng là trăm họ Bách Việt (trong đó có Lạc Việt chúng ta) thuộc phương vị phía Nam. Có gì sai đâu nhỉ?
Cụ Phan Kế Bính là người từng dịch cuốn Đại Nam Nhất Thống Chí, điều đó đâu có bảo đảm rằng cụ không nhầm khi nhận định Tết Đoan Ngọ là của người Tàu?
Chỉ xin thưa lại với bác mấy điều thế thôi, chứ tôi cũng hiểu chuyện cội nguồn văn hóa của mình vẫn còn là đề tài rất phức tạp, chúng ta còn phải trông mong nhiều vào các vị học giả.
Tôi rất thích blog của bác Diện là ở chính chỗ này: chúng ta được đều đều ôn lại với nhau về những tinh hoa văn hóa cổ truyền của dân tộc mình. Có thể còn nhiều chuyện chúng ta chưa thống nhất ý kiến, nhưng không hề gì cả. Điều quan trọng là cái tình của đoàn con thiết tha tìm về cội nguồn tiên tổ nếu luôn được chúng ta cùng nhau hâm nóng thế này, một cách thành tâm và tha thiết, thì nội nhiêu đó thôi cũng đã đủ là một điều vạn hạnh cho tổ quốc rồi.
CHÀO CÁC BÁC ,và mừng anh DIỆN lại tiếp tục xây ngôi nhà ấm cúng cũa mình -Tôi có đọc được bài viết cũa anh ĐỖ THÀNH người VIỆT gốc QUOÃNG ĐÔNG (Trong báo ẤN VIỆT TOÀN CẦU)anh đã chứng minh từ chữ TƯỢNG HÌNH cỗ xưa viết chữ TẾT như là tết lại bó lại cây lại vì vào ngày xuân người Việt ta đi trồng cây mà ,nên chữ TẾT là thuần VIỆT . vậy nên ta có thễ nói các loại Tết là cuã người BÁCH VIỆT .Các bác thữ bão người tầu Bắc kinh xem Ý Nghĩa cũa từ TẾT xem họ có biết ko ?chắc chắn họ là ko biết .
Trả lờiXóaNăm ngoái, trước bầu cử, CT Trương Tấn Sang có câu ví von rất hay đại để v/v chống tham nhũng như chống một con sâu và có lúc một bầy sâu.
Trả lờiXóaTrên Blog này xuất hiện Bài thơ TQ nhìn từ ...Sâu của Kinh Luân khá đặc sắc, nhân ngày Tết Đoan Ngọ , nhờ TS đăng lại cho cả làng thưởng.
Tổ Quốc nhìn từ…Sâu
Cây lá non tơ: Thức nhắm mọi loài sâu
Mùa Xuân đến, sâu cũng mùa sinh sản
Không có thứ lá nào là không có loài sâu đặc chủng
Để phá mùa màng- chí ít cũng rầy nâu…
Rắn như lim táu, sâu gặm đành phía giác
Bền như sắt, bê tông, chia phần trăm, phần chục
Những chỗ tầng cao tưởng loài sâu không với tới được
Sâu cũng mầy mò đánh lận bằng các cọc nứa, cọc tre.
Những công trình lớn đến bom đạn khó đâm xuyên
Mà bất ngờ vẫn có khi 2 nhịp cầu dẫn xập
Đoạn đường Đông Tây vẫn tưởng đẹp nhất nhì đất nước
Chúng vượt tầm, kí tá trước cả thực hiện ODA (!)
Sâu ngày xưa chỉ nhắm lá, chừa hoa
Để mùa màng còn có cơ kết trái
Ong bướm kia vẫn bay vào trong lớp học
Để các em về lúc tối ngủ vẫn nằm mơ
Sâu bây chừ không chừa tứ thiết
Sắt thép xi măng…chúng nhắm trụ các công trình
Sâu lớn mức không chim chóc nào ăn được
Đến đại bàng, kình ngạc cũng chào thua…
Sâu bây giờ sinh ra trước cả rau
Thừa uy vũ, thuốc cũng đành bất lực
Sâu kiên kết đa quốc gia, chi phối đất nước
Bọ xít quê mùa Bauxite ví dụ, nhãn tiền
Đất nước này đã lắm thóc, nhiều rau
Không thể ngồi yên nhìn lũ sâu phá hoại trước sau
Kiên quyết trừ sâu - tham những khi còn trong trứng
Để mãi mùa vàng và rộn rã bướm hoa.
..........
Kinh Luân
Tôi đồng ý với bác Ha Le. Không phải khi nói ta là phương Nam thì có nghĩa Tàu là trung tâm và ta là phía nam của trung tâm ấy. Xưa nay, thường nói ta là nam còn Tàu là bắc.
Trả lờiXóaChẳng hạn:
. . . Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác....
thì Bắc, Nam là ngang hàng chứ không hề Nam là phía nam của một trung tâm.
Các ngày 3 tháng 3, 5 tháng 5,. . . của các tộc trong cộng đồng Bách Việt theo tôi là các Tiết trong năm chứ không xuất xứ từ chuyện Giới Tử Thôi, Khuất Nguyên,. . . Từ xa xưa và cả những nơi xa xôi, hẻo lánh người dân thường có lẽ cũng chẳng hề biết đến Giới Tử Thôi, Khuất Nguyên,..... mà họ vẫn ăn các Tết này. Nếu không phải người Hán gán cho các Tết này các nhân vật trên thì ít nhất người Việt và người Hán hiểu các Tết này hoàn toàn khác nhau.
Một số nhà Nho học chữ Hán nên có thể do chịu ảnh hưởng mà tin rằng đó là các Tết gắn với các nhân vật trong lịch sử Tàu.
Cụ Phan Kế Bính cũng như thế chăng?
Ít nhất thì cũng không thể lấy cụ Phan Kế Bính ra làm chân lý.
Thời nào thì cũng có Văn hóa trung tâm - Văn hóa ngoại biên, chỉ có biểu hiện khác nhau mà thôi, đó là quy luật sinh tồn của nhân loại. Ngay trong 1 nước cũng vậy. Trung tâm và ngoại biên luôn vận động, biến đổi. Trung tâm Hy - La giờ không còn. Khó mà nói Mỹ bây giờ không phải là một Trung tâm. Văn hóa Việt Nam là văn hóa ngoại biên. Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc không đồng nghĩa với việc chối bỏ các Trung tâm văn hóa, vấn đề là nó hướng tới Trung tâm nào. Thời trung cổ rõ ràng là Trung tâm Trung Hoa, thời Pháp thuộc rõ ràng là Trung tâm Pháp quốc, thời sau đó là những Trung tâm Liên Xô, Mỹ... Bây giờ? Phân vân nhỉ? Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước / Chọn một dòng hay để nước trôi?
Trả lờiXóaTôi thì cho rằng cái gì mình có mà Tàu không có thì đó mới là của minh. Còn cái gì mình có,Tàu có thì chắc là của Tàu. Có thể mình đã bắt chước Tàu nhưng phát triển, sửa đổi đôi chút để phù hợp với mình chứ những cái gì Tàu có, mình có không thể là "của riêng" mình.
Trả lờiXóaTrích đoạn bài "Tết Đoan Ngọ" của GS. Nguyễn Văn Huyên:
Trả lờiXóahttp://www.nguyenvanhuyen.org.vn/2015/06/tet-oan-ngo.html
https://www.facebook.com/NguyenVanHuyenMuseum
"Tết Đoan Ngọ thực là lễ kỳ lạ nhất trong lịch sử của người Việt. Diễn ra ngay đúng giữa mùa kinh khủng nhất trong xứ này, nó được cử hành vì sự đe dọa thường xuyên của bệnh tật và chết chóc lởn vởn trên đầu mọi người. Nó tiếp tục củng cố thêm chuỗi lễ nghi được làm ngay từ khi mùa xuân kết thúc, để làm nguôi giận các thần trên trời.
Do đó, Đoan Ngọ có tầm quan trọng hàng đầu trong tôn giáo dân gian nước Việt Nam, và việc phân tích nó là cực kỳ bổ ích cho việc nghiên cứu tất cả các thực hành ma thuật ít nhiều bắt nguồn từ đạo Lão."
cám ơn chú Tễu đã đăng bài viết Tết mồn 5 tháng 5 hay như thế. có khi, nước Tàu lại còn bị ảnh hưởng bới nền văn hóa nước Việt nhiều hơn thế! "chửa biết chừng" .....
Trả lờiXóacám ơn chú Tễu đăng bài viết mồng 5 tháng 5 hay, có khi Tàu còn bị ảnh hưởng văn hóa của mình, chưa biết chừng...
Trả lờiXóaThưa bác Nặc danh10:10 Ngày 20 tháng 06 năm 2015:
Trả lờiXóaTrung Hoa xưa chỉ là vùng lưu vực sông Hoàng Hà. Phía nam sông Trường Giang thuộc các tộc Bách Việt trong đó có Lạc Việt.
Cái được gọi là văn hóa Trung Hoa chứa đựng trong đó cả những gì thuộc Bách Việt Nói văn hóa Việt Nan là văn hóa ngoại biên của văn hóa trung tâm Trung Hoa là không thỏa đáng.
Không có chuyện chối bỏ văn hóa trung tâm, chỉ là cái được gọi là trung tâm không phải là của người Hán. Nhiều cái bị hiểu là của người Hán thực chất không phải của người Hán hoặc là bị người Hán biến thành của mình bằng cách gán cho chúng những sự tích, nhân vật của họ. Tôi cho các Tết Hàn thực, Đoan ngọ,. . .là như vậy và có nhiều ý đồng tình với tác giả Lê Thái Dũng
"Văn hóa" cũng không đồng nghĩa với "Quốc gia". Sự lệ thuộc, thậm chí bị nô dịch bởi các quốc gia Pháp, Nga,.Mỹ . .không có nghĩa văn hóa Việt Nam là ngoại biên của các văn hóa Pháp, Nga,.Mỹ... .đâu bác ạ.
Nên hiểu đơn giản như thế này: trong một ngày lúc tối nhất là giữa khuya, lúc sáng nhất là giữa ngọ. Trong một năm lúc tối nhất là "đêm giao thừa" thời điểm đầu năm âm lịch - gọi là Tết nguyên đán, vậy lúc sáng nhất gọi là Tết đoan ngọ - lấy ngày 5-5 âm lịch. Hai "khái niệm" này là như nhau về mặt triết lý tự nhiên của nhận thức con người có từ xa xưa. Sau này khoa học phát triển xác định được tại một ví trí cụ thể thời khắc nào là gần mặt trời nhất và xa mặt trời nhất, hoặc nhận được ánh sáng nhất hoặc tối nhất.
Trả lờiXóaBác Nặc danh10:50 Ngày 20 tháng 06 năm 2015 viết "Cái gì mình có mà Tàu không có thì đó mới là của minh. Còn cái gì mình có, Tàu có thì chắc là của Tàu".
Trả lờiXóaThế thì gay nhỉ? Cái gì mà Tàu với mình (hay với ai đó) tranh chấp, đều "nhường" luôn cho Tàu?
Ý của bác xem chừng không ổn.
Nên nhìn nhận văn hóa Việt Nam trong văn hóa chung Bách Việt. Nền văn hóa này đã ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa Tàu.
Bới lông tìm gốc riết rồi cái gì ở VN cũng lại là từ Tầu . Nguồn gốc Bách Việt cũng từ Trung Hoa, các món ăn ngày trọng đại, các phong tục , văn hóa, đến chữ nghĩa cũng là từ Tầu ! Thực ra thằng Tầu sống nhờ VN không hà ! Cây lúa do người Việt trồng trước . Các cây bí cây mướp cũng do người Việt trồng . Người Việt mình ăn quả tươi chứ thắng Tầu toàn đem phơi khô, xong treo gác bếp, làm lương thực dự trữ . Cho nên đừng nói tết Đoan Ngọ là của người Tầu , nó là Tết giữa năm của ông bà ta từ xưa để lại cho con cháu,khuyến khích làm ăn , cần kiệm để có cái mà ăn , có đường, có đậu , có lúa , có gạo !
Trả lờiXóa"Nói ngày 5/5 là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ."
Trả lờiXóaLấy gì làm bằng chứng?
["Ấy ngày hội tế Mẫu Vương
Người sinh nòi giống Nam phương đó mà”]
Mẫu Vương là mẫu vướng nào? Chắc chắn không phải là người sinh ra nòi giống Nam phương. Bởi vì, ngay việc nói rằng DÂN Việt là nòi giống Lạc Hồng cũng là sai. Bởi khi có Cha Lạc Long Quân thì thế gian đã đầy người. Do đó con cháu của Cha cũng phải kết hôn với các tộc khác mới có nhiều người được sinh ra chứ. Vả lại theo truyền thuyết thì Cha Mẹ sinh trăm trai. Vậy chả nhẽ đồng tính nam mà sinh con được sao? Đã có khảo sát sơ bộ cho thấy nòi giống con Rồng Tiên chỉ chiếm khoảng 35% dân số VN thôi. Một số là cháu chắt chút ngoại của Cha và Mẫu, số khác chẳng hề liên quan gì. Do đó Dân Việt thuộc dòng giống BÁCH VIỆT.
Từ xưa đến nay VN thường thờ và Lễ ma Tàu hoặc theo Tàu. Đó là các ngày: Bánh trôi bánh chay, Tảo mộ thanh minh, Tết Đoan Ngọ, Rằm tháng bảy, Tết ông Công ông Táo và dùng Sớ kêu cầu. Đốt vàng hóa sớ xua đuổi Tổ Tiên ra đồng sau ngày mống 3,4 Tết đó là việc làm thất đức mà vẫn cứ đua nhau.
Việc Tang Gia, bốc mộ cũng theo Tàu.
Dòng giống Bách việt chính là dòng giống của Âu Cơ - Lạc Long Quân mà hình tượng một trăm người con trai đó là 100 bộ tộc Bách Việt. Dân Việt nam thực chất là Lạc Việt và Âu Việt. Các tộc Việt khác như Mân Việt, Ngô Việt... đa phần đã bị Hán hóa hoặc bị tiêu diệt. Trước kia đất của Bách việt đến tận bờ nam sông Dương tử. Nước Nam Việt của Triệu Đà ( các triều đại PK Việt Nam đều cho rằng mình kế thừa Nam Việt) có cả Lưỡng Quảng nên so với bây giờ rất rộng!
XóaTôi tâm đắc với suy nghĩ của Nặc Danh 1050 20tháng6 2016.Chúng ta nên nhớ Tàu đô hộ ta 1.000 năm, biết bao văn hóa được truyền lại Vn từ thuở dân chua nhiều, cuộc sống chưa hối hả công nghiệp như bây giờ. Suốt thời gian dài người Việt sửa đổi cho phù hợp với người Việt Đương nhiên có nhiều văn hóa đã trở thành Việt hóa, đi vào lòng người Việt trở thành của người Việt. Cũng không phải nhất thiết công nhận là từ nguồn gốc Tàu. Chỉ có một điều chắc chắn là cái gì người Việt có mà người Tàu không có thi đích thị là không phải của Tàu ( Cũng có khả năng do người Tàu khởi xướng nhưng không tâm đắc theo đến nay. Giống như nhiều sáng kiến phát minh do Tàu đưa ra đầu tiên, nhưng cuối cùng thuộc về phát minh của nước khác ). Tổ tiên,ông bà, cha mẹ người Việt chúng ta có những ngày trọng đại trong nặm, như ngày Tết Nguyên Đán, cúng kiến rước ông bà về vui Tết với con cháu .....cũng khá đủ rồi. Ai có điều kiện hay thích phú quý sinh lễ nghĩa thì cứ việc. Chẳng cần lý luận theo Tàu hay của chính chúng ta. Tất cả những điều ấy đừng nghĩ rằng theo phong thủy thì được phù hộ. Tôi khẳng định không có sự phù hộ nào cả. Nói như vậy chẳng lẽ những nhà giàu có suốt cả năm cúng bái thì được phù hộ, còn nhà nghèo sống đạo đức, không làm điều sai thì không hưởng được sự phù hộ của ông bà tổ tiên hay sao? Ngay cả Đức Phật, cũng không ban ơn, giáng họa hay có khả năng cứu độ cho ai cả . Đức Phật chỉ ra con đường Đúng cho ta đi trên cõi sống cuộc đời, để đúng là con người có tri thức, có tâm hồn. Nên có những văn hóa giúp VN qua cơn khó khăn đại nạn hiện nay, bớt đi những mê tín dị đoan không phù hợp với hiện tình đất nước. Cám ơn tất cả.
Trả lờiXóaTại 0 giờ ngày 1/1 Âm lịch là thời khắc Tối nhất trong năm, và được ăn Tết Nguyên Đán.
Trả lờiXóaTại 12 giờ ngày 5/5 Âm lịch là thời khắc Sáng nhất trong năm, và được ăn Tết Đoan Ngọ.
Đó là cách giải thích khoa học nhất!