Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

VTC PHỎNG VẤN HAI NHÀ BÁO CỦA VOV

Vị trí hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh dã man ngày 24.4.2012. Ảnh; NXD

VTC: Những ngày gần đây, vụ cưỡng chế tại Văn Giang, Hưng Yên lại nóng trở lại khi nhiều cơ quan báo chí đưa tin.

Vào thời điểm diễn ra cưỡng chế, hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam trong khi tác nghiệp đã bị lực lượng chức năng vô cớ hành hung tập thể gây tổn hại đến sức khỏe và tinh thần. Sự việc càng trở nên phức tạp khi xuất hiện một clip trên mạng ghi lại hình ảnh một nhóm người mặc sắc phục cảnh sát và thường phục dùng gậy gộc tấn công 2 người đàn ông không có vũ khí.

Để có thêm thông tin về vụ việc này, phóng viên đã có cuộc gặp gỡ với 2 người được cho là các nhân vật bị đánh trong clip nói trên, đó là nhà báo Nguyễn Ngọc Năm, Trưởng phòng Thời sự - Chính trị - Kinh tế và và nhà báo Phi Long, phóng viên của Đài tiếng nói Việt Nam.



Nguồn: VTC - Youtube. 

NXD - blog:
Anh Hán Phi Long nói khi anh ấy đang đứng ở đấy để chụp những bức ảnh người dân vi phạm" (!).

55 nhận xét :

  1. He he, đang tính nhắn bác Diện là giới thiệu cái clip "gặp gỡ hai nhà báo" này lên cho bà con kịp coi kẻo lại bị gỡ xuống.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn đài VTC ,còn lương tri,tình đồng loại!

      Xóa
  2. Hóa ra Nhà báo đứng đó để chụp người dân vi phạm (theo lời kể của Nhà báo); có thể khẳng định thần linh linh thiêng, ông trời có mắt chăng. nếu mà đứng để bảo vệ dân thì có thể không xảy ra việc trớ trêu này.

    Trả lờiXóa
  3. Nước đổ lá môn

    Trả lờiXóa
  4. "...NXD - blog: Anh Hán Phi Long nói khi anh ấy đang đứng ở đấy để chụp những bức ảnh người dân vi phạm"..."
    Với ông, chỉ có "người dân" khốn khổ bị cướp đất là vi phạm thôi?!
    Bây giờ thì nhà cầm quyền đã cho ông "sáng mắt", biết "ai " là người vi phạm rồi nhỉ, hở ông nhà báo? Hở ông nhà báo?!!!

    Trả lờiXóa
  5. NXD - blog: Anh Hán Phi Long nói khi anh ấy đang đứng ở đấy để chụp những bức ảnh người dân vi phạm" (!).

    Cái này cũng chỉ là một cách nói trước công luận(có công chúng, ban ngành, lãnh đạo...), chúng ta chưa nên kết luận như vậy.

    Trả lờiXóa
  6. Đi làm báo, lấy tin, hình cho "ý đồ" của VOV trong vụ cưỡng chế Văn Giang Hưng Yên vẫn bị dọng dùi cui tới tấp bởi một lũ đầu trâu mặt ngựa...
    Vậy nên, chỉ có thể nói "Nhà báo VN khổ hơn Trâu, Ngựa" để kiếm kế sinh nhai

    TH

    Trả lờiXóa
  7. Anh Long ơi ,đến giờ này mà anh còn giữ được cái mạng của mình là cũng nhờ nhân dân đấy,Chị Ánh vì hô hoán lên cứu anh mà chị ấy đã bị đánh hội đồng bầm dập ,nhất là đã phải nhận một cú đá cực kỳ mãnh thú và hiểm độc đấy ,người dân đã quên đi mạng sống của mình để cứu anh vậy mà anh đã đứng đó để chụp lại cảnh người dân vi phạm thôi sao ????đây là cách trả ơn của anh với người đã cứu mình đây sao?? tôi tin chắc rằng trong tất cả những tấm ảnh anh chụp được ngày hôm đó ,trong thâm tâm anh chỉ nhớ mãi cảnh chụp rất đẹp này,làm điều gì trái với lương tâm sẽ luôn bị lương tâm dằn vặt ,cắn rứt,đừng quên nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên cảm ơn anh Long,chúng ta mới rõ chính quyền "vì dân ,do dân ...,đầy tớ của dân ...!!!!!!!

      Xóa
    2. Anh Long cũng chỉ là nạn nhân thôi, bác Tư hủ tíu ạ!
      Câu anh nói "Tôi chụp ảnh để làm tư liệu về việc người dân có những hành vi vi phạm nghiêm trọng để làm tư liệu khi cần thiết" là lý do mà anh Long có mặt tại hiện trường. Nếu chúng ta cũng là những nhà báo, cũng tin vào chính quyền thì chúng ta cũng sẽ nói như vậy mà thôi!
      Hãy đặt mình vào vị trí của người trong cuộc thì sẽ hiểu rõ hơn đấy bác!

      Xóa
  8. Người dân vi phạm cái gì để anh chụp hình? Cũng may là có clip của "nguời dân vi phạm" nên việc anh nhà báo bị đánh mới được đưa ra công luận. Nếu không có clip này thử hỏi bản thân 2 nhà báo có dám đưa sự việc ra công luận không? Xin đừng xúc phạm đến nhân dân nữa các vị nhà báo ạ.

    Trả lờiXóa
  9. Tại sao lại là người dân vi phạm???
    Cũng may là bị đánh nếu không đã có bài viết tung hô là đã cưỡng chế thành công tốt đẹp.
    Đúng là ông trời có mắt

    Trả lờiXóa
  10. Kết quả xử lý vụ này đã đoán được rồi: Hai bên-VOV và chính quyền HY-sẽ lại vui vẻ "rút kinh nghiệm" và "nghiêm túc kiểm điểm" thôi.
    Rồi bà con xem.

    Trả lờiXóa
  11. Nhà con nông dân tốt quá nhỉ?lúc 08:15 15 tháng 5, 2012

    Thương bà con nông dân quá đi, họ có tấm lòng thật nhân ái. Trong khi nhà báo chụp cảnh bà con "vi phạm" để "bênh" CQ Hưng Yên, thì bà con(trong đó có chị Ánh bị CA đánh dã man)vẫn kêu khóc gọi nhau vào cứu nhà báo. Đã thế anh Năm trong vài ngày nằm viện điều trị lại vẫn cố gắng ra được một "tác phẩm để đời": công bố trên đài VOV "chính quyền Hưng Yên đã hoàn thành cuộc cưỡng chế đúng pháp luật" (!?). Chẳng hiểu bây giờ hai nhà báo này nghĩ lại có thấy buồn và xấu hổ không? Nếu các anh không "xấu hổ" thì liệu vợ con, anh em họ hàng, bạn bè... có xấu hổ lây không? Thật là bi hài, chỉ Việt Nam mình mới có chuyện tréo cẳng ngỗng này? Bà con nông dân cũng tốt với các nhà báo. Nhưng nhà báo lại tốt hơn với CQ.

    Trả lờiXóa
  12. Tội nghiệp 2 nhà báo.đi tìm thông tin để viết về những hành động quá khích của người dân, nhưng lại bị chính quyến đánh cho như 1 con chó.Tôi xin hỏi 2 nhà báo khi bi đánh, có thằng công an nào vào can thiệp không, hay những người nông dân lại đứng ra bảo vệ cho 2 vị
    xin chúc 2 nhà báo sức khỏe, để có thể chịu nhục kiếm tiền,và nên nhớ đi đâu thì nên đội mũ bảo hiểm, không bọn công an lại đánh cho chết

    Trả lờiXóa
  13. Mấy tay côn đồ đội lốt cảnh sát đánh hội đồng nhân dân ?

    Trả lờiXóa
  14. Chỉ là quả báo thôi hai anh ạ ! Nếu không bị đánh thì bao nhiêu bức ảnh "người dân vi phạm" sẽ được các anh tung lên, để rồi sau đó hậu quả của người dân còn đau đớn gấp vạn lần...
    Thôi thì cũng chúc anh mạnh khỏe để tiếp tục làm nhiệm vụ "cao quý" của mình !
    (Nhưng nhắc anh là nên ngỏ lời cảm ơn 1 chị nông dân đã hô hoán lên để cứu 2 anh, còn nếu không thì chắc giờ này số phận các anh không biết ra sao nữa ! Đó là đạo đức tối thiểu của con người đó 2 anh ơi !)
    Chợt nhớ câu hát của NS TCS: "Sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng..." mà sao buồn quá !

    Trả lờiXóa
  15. Những người đánh hai nhà báo cũng làm nhiệm vụ.Hai nhà báo cũng làm nhiệm vụ. Vậy là họ đều làm nhiệm vụ. Chuyện nhà báo bị đánh chẳng qua là ...nhầm. Hoặc do đứng sai vị trí quy định nên dính mảnh.

    Trả lờiXóa
  16. Quân ta quýnh quân mình rồi. Còn sao bị quýnh mà vẫn viết bài ca ngợi cuộc đàn áp là ... vì bài đã được viết trước rùi, hai nhà báo đến hiện trường chỉ chụp vài tấm hình làm cảnh cho bài viết thôi.

    Trả lờiXóa
  17. NXD - blog: Anh Hán Phi Long nói khi anh ấy đang đứng ở đấy để chụp những bức ảnh người dân vi phạm" (!).
    Đau đớn thạt, đén giờ phút này mà còn phát biẻu như vạy. Đúng là nhà báo XHCN!!!!

    Trả lờiXóa
  18. Vừa giận vừa thương, thương nhiều hơn bởi có trong cuộc mới thấu. Nhưng may mắn như vậy khó lặp lại lắm.Than ôi!

    Trả lờiXóa
  19. Anh Hán Phi Long nói khi anh ấy đang đứng ở đấy để chụp những bức ảnh người dân vi phạm", nhưng những kẻ anh định "bênh vực" lại quay sang đánh anh, và chính nhân dân đã cứu anh, Đến bao giờ, tất cả các nhà báo đều hiểu như thế ?

    Trả lờiXóa
  20. Công an dân phòng là bảo vệ dân, dân làm đúng bạn Long nói dân vi phạm bị đánh là đúng rồi...hehe!

    Trả lờiXóa
  21. Đến giờ này mà nhà báo Hán Phi Long còn mở được cái miệng bị đánh đến mức rách môi để nói rằng "người dân vi phạm".Cái ý nghĩ cho rằng đã là dân thì luôn luôn sai còn chính quyền thì hiển nhiên đúng đã in sâu vào tiềm thức của nhà báo nầy rồi!

    Trả lờiXóa
  22. Hàn Phi Lông ơi ! Đáng đời bị đánh khi đứng " chụp những bức ảnh người dân vi phạm". Ai vi phạm ai mà không chụp, lại đi chụp người dân đứng lên đòi lại đất đai của chính mình ? Sao không chụp chị phụ nữ Văn Giang bị bọn côn đồ đánh hở Hàn Phi Long?

    Trả lờiXóa
  23. Phi Long phải nói như vậy mới tiếp tục được làm nhà báo chứ! Nói chụp CA đánh dân thì trờ ...eo ...treo thẻ nhà báo ngay.

    Trả lờiXóa
  24. Hai nhà báo thân mến,

    Các bạn đau một, nhân dân Văn Giang đau mười ! Họ mất hết nhà cửa, ruộng vườn mà cha ông và họ đã đổ mồ hồi lao động bao đời mới có được !
    Ai có ở trong hoàn cảnh mới thấu hiểu ! Nó chẳn khác gì người ta mất việc, thất nghiệp và không còn nghề nào khác ngoài nghề nông trong khi cả gia đình bơ vơ !

    Thế mà anh Long lại phát biểu rất ngon lành : "chụp ảnh người dân vi phạm" ! Họ vi phạm cái gì ! và anh đã tìm hiểu hoàn cảnh vụ việc kỹ chưa mà còn xát muối lên vết thương của người nông dân vậy !

    Các anh đau sao lại không chịu thấu hiểu nổi đau của đồng bào anh !

    Trả lờiXóa
  25. nói không "Đúng"là bị ngay

    Trả lờiXóa
  26. Hèn Phi Long ơi, tại ông "chụp ảnh người dân vi phạm" cho nên Công An Nhân Dân nó đánh ông đấy. Sáng mắt ông chưa, các đồng chí của ông đấy.

    Trả lờiXóa
  27. Phải chăng là quân ta đánh quân mình, buồn thay.

    Trả lờiXóa
  28. Người dân vi phạm là ai? Đến nước này mà vẫn còn nói thế thì đúng là ...đồ khốn!

    Trả lờiXóa
  29. Ôi đáng đời, thằng nhãi này nó lại nói à chụp hình người dân vi phạm. Nhưng sao lại bị mấy thằng mình muốn bảo vệ nó đánh cho? Thật là một niềm tin mù quáng, mu muội không còn từ nào nữa!

    Trả lờiXóa
  30. tôi nghĩ đài VOV cũng phải biết hèn nhục với chính gia đình vợ con mình. Không ai muốn có một đứa con hèn nhục cả. Cũng như không ai muốn cha mẹ lấy tấm gương hèn nhục cho con cháu noi theo. Sống chỉ một đời, nhất là già sắp hưu chết mà chọn cách sống hèn nhục trước khi đi gặp tổ tiên thì đúng là dòng họ chẳng ra gì mà. Hai nhà báo và đài VOV lên tiếng thôi

    Trả lờiXóa
  31. Anh Hán Phi Long nói khi anh ấy đang đứng ở đấy để chụp những bức ảnh người dân vi phạm" (!).
    anh ủng hộ bọn cướp đất nhưng lại bị chính bọn đó đánh cho- quá chua xót

    Trả lờiXóa
  32. bị đánh tơi tả thế mà vẫn còn bênh chủ, đúng là "CHÓ" thật mà, mình biết là ai cũng có gia đình, vợ con, làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng không nên hèn hạ đi làm tay sai cho bọn cướp để rồi bêu xấu nhân dân, giả sử 2 ông lúc đó không bị đánh thì có dám viết và nói lên sự thật là công an đánh dân không hay là được sự chỉ đạo im lỉm hay là viết nhân dân quá khích nên bị đánh là đúng chứ gì, TÔI KHINH THƯỜNG TỤI NHÀ BÁO ĂN THEO, LÓI THEO. Tại sao không dám có tiếng nói riêng nhỉ.

    Trả lờiXóa
  33. Đúng là cũng còn phúc cho người dân. Cái loại nhà báo khốn nạn thế này bị đánh cũng là may cho dân.

    Trả lờiXóa
  34. Gửi hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long
    Theo rõi vụ Văn Giang và clip hai nhà báo bị công an và bảo vệ đánh dã man,người đọc vô cùng phẫn nộ và xót sa trước hiện tình rối ren của đất nước cũng như số phận đau đớn của người nông dân trong xã hội hiện nay.Tuy nhiên người đọc cũng phẫn nộ không kém khi thấy thái độ của hai nhà báo trước sự thật.Tại sao đứng trước sự thật rõ như ban ngày như vậy mà hai nhà báo lại im lặng không dám nói lên sự thật.Lương tâm của nhà báo-người thư kí trung thành của thời đại đâu rồi.Chẳng lẽ đi xuống hiện trường chỉ để viết những điều vô nghĩa như thế thôi sao?
    Nhân đây cũng mượn thơ của cụ Nguyễn Khuyến hỏi thăm hai nhà báo bị đánh và thành thực chia buồn cùng hai anh.

    Hỏi thăm hai nhà báo bị đánh
    Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long

    Tôi nghe cảnh sát đánh hai ông
    Khóa tay hai ông ấn vào còng
    Hùng hổ đánh người quân tệ nhỉ!
    Thân người bị đánh có sao không?
    Tốt nhất đừng nên im lặng mãi
    Nói lên sự thật có hay không.
    Đã làm nhà báo thì phải nói
    Không nói làm báo cũng uổng công.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những chi tiết chưa từng tiết lộ vụ nhà báo bị hành hung tại Văn Giang
      Thứ tư 09/05/2012 15:20

      (GDVN) -Bản tường trình của nhà báo Hán Phi Long hé lộ những chi tiết bất ngờ về cách hành xử của nhóm người mặc sắc phục công an hành hung anh và đồng nghiệp.
      Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin trích đăng nguyên văn bản tường trình của nhà báo Hán Phi Long về việc bị hành hung khi đang tác nghiệp ở Văn Giang, Hưng Yên. Nhà báo này cũng khẳng định mình phải "cảm ơn nhân dân nhiều lắm".

      "Chúng tôi đến xã Xuân Quan vào khoảng 9h00 sáng, sau khi từ trên đê rẽ phải theo con đường bê tông đi vào trong làng, đi được khoảng mấy trăm mét, tôi thấy rất đông người dân đang đứng ngoài đường với vẻ mặt rất căng thẳng, chúng tôi không thể đi tiếp vào được. Sau đó tôi đã quay xe lại, để xe vào sâu trong một con ngõ nhỏ là cổng của 1 hộ dân, tôi khóa xe và lấy máy ảnh nhỏ du lịch mang theo.
      Khi ra đường tôi mới biết đây là đoạn đường cuối của thôn để ra cánh đồng. Đứng quan sát tôi thấy cách đó khoảng 25-30m, đối diện với những người dân là lực lượng cưỡng chế thi hành bao gồm công an mặc cảnh phục, cảnh sát hình sự có khiên đỡ và cả lực lượng mặc thường phục, (có người đeo băng đỏ, người không đeo), có người mang camera, máy ảnh quay phim.

      Khi đó tôi thấy tình hình rất căng thẳng, một bên là vài trăm người dân (đứng ngoài đường trước cửa nhà văn hóa thôn 1). Một bên là hàng rào cảnh sát ngăn cản không cho mọi người ra đồng.
      Do sợ khi đứng lẫn trong đám đông này kiểu gì cũng bị “tai bay vạ gió” vì rất hỗn loạn, tôi và anh Năm đã đi vào Nhà văn hóa thôn (đang ở giai đoạn hoàn thiện), cách đường có người dân tụ tập khoảng 30m, liền kề Nghĩa trang liệt sĩ là nơi giáp ranh giữa khu dân cư với cánh đồng đang bị cưỡng chế. Chúng tôi đứng quan sát.
      Sau đó tôi lấy máy ảnh, ra đứng trên tường bao sân của nhà văn hóa đang xây dở để chụp 2 kiểu ảnh làm tư liệu. Lực lượng cưỡng chế từ phía cánh đồng và nghĩa trang liệt sĩ bắt đầu tiến lên.

      Một nhóm cảnh sát và cảnh sát cơ động lúc này từ trong nghĩa trang liệt sỹ trèo qua tường rào, tiến về phía nhà văn hóa. Lúc này tôi vẫn đội mũ bảo hiểm màu trắng, tay cầm máy ảnh du lịch đứng tại hành lang nhà văn hóa không chụp ảnh nữa. Đi đầu nhóm cưỡng chế tiến về phía tôi đứng là hai công an, một anh thấp nhỏ đeo lon thượng úy đến bên tôi.

      Một ai đó chửi và hỏi: “Đ. M thằng kia là thằng nào mà vào đây chụp ảnh?” Tôi trả lời ngay:“Tôi là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam” 2 lần. Nhưng họ không nghe, rồi xốc nách tôi kéo về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Lúc này tôi nói lớn hơn, liên tiếp: “Tôi là nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Có gì các anh để tôi giải thích chứ sao lại lôi tôi thế này”? Liền đó, mấy công an viên và những người mặc thường phục khác lao vào, chửi: “Đ.M mày giải thích con mẹ mày à? Đấm chết con mẹ mày đi”.
      Một người lao vào giật máy ảnh trên tay tôi, nhiều công an và người không mặc sắc phục lao vào dùng dùi cui, tay không đấm, đạp, vụt vào mặt, người tôi, lên gối vào ngực tôi, liên tiếp đấm đá, vụt tôi rất mạnh. Lúc này tôi đau quá, máu trên mặt chảy ướt hết áo và quần của tôi, tôi choáng váng gục ngã vào chân tường rào của nghĩa trang liệt sỹ.

      Mấy bà cụ đứng cạnh đó để xem vụ cưỡng chế thấy vậy mới hô hoán lên rằng, “sao đánh người vô cớ thế, đánh chết người ta rồi”…Thấy vậy, anh Năm lúc đó mới chạy ra và hô hoán nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo, không được đánh …”.

      Sau khi gục xuống đường, mấy công an kia bỏ tôi ra và lao về phía anh Năm đánh anh Năm, khi đó chỉ còn vài công an ở chỗ tôi, tôi đã bám theo mấy cụ già kia trốn vào trong một vườn cây gần đó.

      ... (còn tiếp)

      Xóa
    2. ...
      Thấy máu trên mặt tôi vẫn chảy rất nhiều, mấy bà cụ liền bảo là phải vào trạm xá gần đây để băng bó lại, không thể để thế được và đưa tôi đi vòng phía mấy vườn cây vào phía sau trạm xá. Vào đến nơi, tôi được mấy nữ nhân viên y tế ở đây sơ cứu, lau vết rách trên môi cho tôi và bảo “Chảy máu nhiều như thế thì nên nằm xuống nghỉ tí đi cho đỡ choáng váng đã”. Sau khi nằm khoảng 10 phút, tôi lấy điện thoại gọi cho anh Năm, nhưng gọi mãi không được.
      Lo cho anh Năm nên tôi lại đội mũ bảo hiểm vào và đi ra phía cổng trạm xá. Lúc này lực lượng cưỡng chế là công an, cảnh sát cơ động vẫn đứng rất đông ở đó, tôi thấy có một người đeo quân hàm thượng tá cảnh sát cơ động, tôi trình thẻ phóng viên Đài TNVN ra và nói: “Chúng tôi là phóng viên Đài TNVN xuống đây có 2 người, nhưng vừa rồi trong lúc chúng tôi bị công an đánh, có đồng chí Ngọc Năm là Trưởng phòng của tôi cũng bị đánh và hiện tôi không thể liên hệ được, các anh ở đây có thể liên hệ ra phía ngoài được hỏi cho tôi tình hình và đề nghị đừng đánh phóng viên nữa”. Ông thượng tá kia nói đang “như thế này thì không biết đâu, không giải quyết gì cả”, rồi quay đi.
      Lúc này tôi rất hoang mang và lo cho anh Năm, vì tôi đã thoát ra ngoài được còn anh Năm thì không thể liên lạc được, tôi quay vào trong trạm xá, ngồi đó một lúc. Tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm, sau đó cũng thấy nhấc máy, anh Năm hỏi: “chú thế nào rồi, có bị bắt không? Tôi nói em trốn thoát rồi, không bị bắt. Anh Năm nói anh bị bắt, còng tay, đang trên xe thùng về công an huyện rồi. Em về ngay công an huyện để trình báo cho họ biết”
      Lúc này máu trên mặt tôi vẫn tiếp tục chảy ra, nhưng tôi cũng cố lại đi vòng qua sau một số vườn cây của những hộ dân ở đây, để ra ngoài đường (tôi thật sự lại bị bắt và đánh tiếp). Sau đó đi xuống công an huyện Văn Giang. Tại đây sau khi trình thẻ ở cổng công an cho người bảo vệ, tôi được chỉ vào trong một phòng của đội cấp chứng minh nhân dân, tại đây tôi được một công an đeo quân hàm cấp úy tiếp.

      Tôi trình thẻ phóng viên, trình bày sự việc cho anh này, sau đó anh này bảo tôi ngồi đợi và vào báo cáo lãnh đạo. Anh này cầm thẻ phóng viên của tôi đi khoảng nửa tiếng, sau đó quay lại đưa cho tôi. Bảo đợi “sếp” làm việc.
      Tôi ngồi ở đó hơn 1 tiếng đòng hồ, không thấy ai nói gì, ra làm việc hay hướng dẫn tôi đi đâu. Lúc này tôi tiếp tục gọi điện thoại cho anh Năm và nói rằng: “Em đang ở công an huyện Văn Giang đây, anh ở đâu” anh Năm nói “anh đang bên Viện kiểm sát, em sang đây đi”. Tôi lại đi sang Viện kiểm sát, ngồi đợi ở đây một lúc. Tôi hỏi mấy nhân viên ở đây, họ nói “Có anh Năm đang ở đây và đang làm việc với cơ quan công an, anh cứ ngồi ngoài chờ đi”.

      Tôi chờ khoảng gần 1 tiếng, thấy lâu quá tôi liều đi vào phòng nơi đang lấy lời khai của anh Năm. Lúc này có 1 viên công an đang ghi biên bản lời khai của anh Năm, thấy mặt mũi tôi máu me bê bết, sưng tấy nhiều chỗ, anh Năm nói “Đây là phóng viên Phi Long, bị công an đánh đến thế này đây”, lúc đó khoảng 12 giờ trưa.

      Sau khi lấy lời khai của anh Năm xong, đến phần việc của bác sĩ vào kiểm thể (kiểm tra thương tích) thấy tôi như vậy, anh Năm đề nghị kiểm tra cho 2 người. Hai người được nói là bác sĩ đến kiểm tra tra thương tích, ghi biên bản xong. Lúc này trên mặt tôi máu vẫn rỉ ra khóe miệng; mặt mũi sưng phù nề, quần và áo đều dính nhiều vết máu. Sau đó, chúng tôi được “mời” đi bộ sang trụ sở Công an huyện Văn Giang.

      Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống".

      Sau đó, anh Năm và anh Long được tách ra đưa đến 2 phòng khác nhau để lấy lời khai.

      Khoảng hơn 13 giờ, chúng tôi được mời ăn cơm hộp với công an. Tôi nói, bị đau, không thể há miệng được nên không thể ăn được cơm được, các anh cho tôi hộp sữa để tôi uống.

      Đầu giờ chiều, tôi được một Đại úy (không đeo biển hiệu) giới thiệu tên Trưởng, Phòng Hình sụ công an Hưng Yên lấy lời khai của tôi.

      ... (còn tiếp)

      Xóa
    3. ...
      Tôi được anh Trưởng hỏi “Ai cử các anh về đây làm việc, có giấy quyết định gì không?”. Trả lời, “Tôi được Trưởng phòng là lãnh đạo trực tiếp của tôi phân công về đây”. Hỏi ai cử trưởng phòng anh đi. Tôi nói bên chúng tôi làm việc rất nguyên tắc, cấp trên của Trưởng phòng cử đi”.

      Anh Trưởng hỏi “Anh có thấy chúng tôi cắm biển cấm quay phim, chụp ảnh không?” Tôi trả lời “Không thấy! Và nếu có thì việc làm đó là không đúng luật, vì không ai cấm quay phim, chụp ảnh ở khu dân cư cả? Mặt khác, khi tôi đến thôn 1, phía sau những người tụ tập, thì mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường”.

      Hỏi “Tỉnh Hưng Yên đã cấm báo chí, anh có biết không?”. Trả lời “Tôi không biết gì về quy định này, đến thời điểm hiện tại tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào, ai ký gửi đến cho các cơ quan báo chí. Nên tôi đến đây là hoàn toàn phù hợp và đúng theo Luật quy định”.

      Hỏi “Hôm qua anh có đi dự buổi họp báo của tỉnh Hưng Yên không”. Tôi trả lời “Tôi không đi dự, có người khác nên tôi không biết”.

      Hỏi “Sao đã cấm quay phim, chụp ảnh, anh còn chụp ảnh?”. Tôi trả lời “Khi đó tôi thấy phía người dân có những hành vi rất quá khích, ném gạch đá, chai xăng về phía lực lượng cưỡng chế, nhưng tôi thấy họ rất nhẫn nhịn chịu đựng mà không có phản ứng gì. Tôi chụp ảnh để làm tư liệu về việc người dân có những hành vi vi phạm nghiêm trọng để làm tư liệu khi cần thiết. Như vậy mục đích chụp ảnh của tôi là rất rõ ràng ”.

      Hết phần lấy lời khai, theo đề nghị Công an đưa tôi đi chiếu chụp tại Trung tâm y tế Văn Giang. Yêu cầu này được chấp thuận vào cuối giờ chiều hôm đó. Chúng tôi được nhận lại tài sản như điện thoại, máy ảnh, các giấy tờ tùy thân. Trước đó, họ đã xóa mấy bức ảnh tôi chụp.

      Sau khi tôi đi chiếu chụp về, anh Tiến (Thiếu tá, đội trưởng đội trọng án); Anh Hồng (thượng tá, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự) đã xin lỗi chúng tôi về sự việc diễn ra buổi sáng. Ngay lúc đó anh Năm đã viết 1 bản kiến nghị lên lãnh đạo công an tỉnh Hưng Yên yêu cầu làm rõ vụ việc, anh Tiến đã tiếp nhận đơn và hứa chuyển cho lãnh đạo xem xét. Chúng tôi về đến cơ quan khoảng hơn 19 giờ ngày 24-04-2012. Tôi được anh Năm mua cho một chiếc áo sơ-mi để thay chiếc áo có nhiều vết máu, đứt khuy áo trước khi về nhà.

      Những ngày sau, tôi phải nghỉ ở nhà điều trị vết thương và bớt căng thẳng. Chúng tôi rất bình tĩnh, cố gắng không để sự việc xấu thêm. Tuy nhiên, ngày hôm sau, trên rất nhiều trang mạng đã truyền nhau đoạn Clip công an đánh chúng tôi. Một số phóng viên báo khác đã biết, hai người bị đánh trong Clip là phóng viên VOV.

      Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam vào chiều 9/5, anh Long không giấu được sự xúc động: "Chính nhân dân là người cứu chúng tôi".

      Lăng Nguyễn

      http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nhung-chi-tiet-chua-tung-tiet-lo-vu-nha-bao-bi-hanh-hung-tai-Van-Giang/160537.gd

      Xóa
  35. Đừng phán xét anh Long, anh cũng chỉ làm theo lệnh sếp là chụp người vi phạm thôi, cũng giống các anh em cảnh sát trẻ phải đi thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế nó bảo ăn cứt gà cũng ăn à ?

      Xóa
  36. Thưa chư vị:
    Hai anh nhà báo này đi lấy tin để đưa lên đài như đài truyền hình Hà nôi đã đưa về người biểu tình yêu nước thôi. Chẳng phải đưa tin trung thực đâu, bảo vệ lẽ phải đâu. Cho nên bị đánh nhầm thôi chứ chẳng tử tế gì ? Mọi người thử đọc bài của ông Nguyễn Ngọc Năm ngay sau khi cưỡng chế mà xem và ông hàn phi Long cũng vậy " chụp những bức ảnh người dân vi phạm". Không chết là may rồi. Không có chị Ánh và bà con thì đi luôn rồi.

    Trả lờiXóa
  37. Nhà báo của Vov còn bị đánh, nguoi dân mà moc 1điện thoại ra quay phim thì bị chúng xử thế nào nữa
    Nếu làm đúng pháp luật tại sao lại sợ ngưòi ta quay phim chụp hình hả bọn cẩu quan?

    Trả lờiXóa
  38. Anh linh của các vị Liệt sĩ thiêng thật!
    Ai bảo dám động chạm tới nơi an nghỉ của các vị.

    Trả lờiXóa
  39. Tại sao các nhà Báo lên tiếng chậm thế? Có hay không một thế lực vô hình nào đang ngăn cản? Chúng tôi những bạn đọc rất mong nhận được câu trả lời của các nhà báo.

    Trả lờiXóa
  40. Nhân đọc lại Bài thơ Hỏi thăm hai nhà báo bị đánh,Tôi xin sửa lại một chút cho chỉnh hơn.

    Tôi nghe cảnh sát đánh hai ông
    Khóa tay hai ông ấn vào còng.
    Hùng hổ đánh người quân tệ nhỉ!
    Thân lừa bị đánh có đau không?
    Thôi cũng đừng nên im lặng nữa.
    Nói ra sự thật có hơn không.
    Làm báo không nói đúng sự thật
    Thà đừng làm báo nữa cho xong!

    Trả lờiXóa
  41. Xem đoạn clip VTC phỏng vấn hai nhà báo VOV này, tôi có hai nhận xét sau:

    - Phần trả lời của anh Nguyễn Ngọc Năm lần này là hay nhất so với tất cả những lần trả lời trước đây về vụ này mà tôi nghe được hay đọc được. Đặc biệt lần này anh Năm không kề nhắc đến chuyện "đã quay phim cảnh người dân nóng nảy phản ứng đội cưỡng chế khoảng 10 giây"!

    - Còn anh Hán Phi Long thì, hi hi, khổ quá, anh cứ phải nói lại cái câu "tôi đứng đấy để chụp ảnh người dân vi phạm" làm chi vậy? Ai xem cái clip hai anh bị hành hung mà không thấy rõ rằng ngay trước lúc bị đánh, anh đang đứng cùng phía với người dân, nhìn về đội cưỡng chế đang hùng hổ tiến tới, và chiếc máy ảnh trên tay vẫn còn đang giơ lên hướng về phía họ? Đó chính là lý do đám công an kia hí hửng phóng vội qua bức tường, nhảy vượt qua mấy cái lu để lẹ lẹ tới chộp anh, làm như chậm chân thì sợ anh chạy trốn mất.

    Lần đầu tiên xem cái clip đó, tôi đã ví anh như người sinh viên can đảm một mình đứng chặn đoàn xe tăng ở Thiên An Môn. Hi hi, giá lúc anh nói câu trên khi trả lời phỏng vấn của VTC, anh... "nháy mắt" với tôi một cái thì hay biết bao!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nói chí lí, quả thực tôi cũng hi vọng lắm ở mấy tay phóng viên này, nhưng rốt cuộc cũng là đồ ...vứt đi.

      Xóa
  42. Xem lại clip và những lời nói của Long, Anh long nói là chụp hình Người dân vi phạm. Đến giờ Anh long còn nói như thế, nghĩ như Anh long lên nghỉ nghề nhà báo đi.

    Trả lờiXóa
  43. giờ đọc được lời trần tình của phóng viên Long thì mới hiểu ra , từ bữa hôm xem clip cảnh công an của nhân dân đi làm nhiệm vụ cưỡng chế , ức lòng vô cùng , căm giận vô cùng , nhưng như Long phóng viên đã nói : " ...chụp những bức ảnh người dân vi phạm " để làm tài liệu đăng báo ca ngợi vụ đàn áp , cưỡng chế thế nên mới bị các anh em công an vì" nhân dân " kia căm tức quá , thôi thì " ông " cứ tẩn cho chúng mày một trận vì cái âm mưu định nói xấu nhân dân trước cái đã cho chúng mày chừa cái tội vu khống nhân dân đi . hahaha...hay thật !!!

    Trả lờiXóa
  44. Giá chị Ánh cũng hèn như tay nhà báo Long mà chăng dám kêu thì tay Long đã bị TƯ VÌ NGHIÊP rôì. Biêt đâu thê lại hay. Cháy nhà mơí ra măt chuôt.

    Trả lờiXóa
  45. Ông Long đi ghi hình dân vi phạm ! nhóm người đó đánh ông Long - Hay . Chúng ta quan tâm đến hai cá nhân này hơi nhiều mà quên đi những đau thương thiệt hại của bà con Văn Giang rùi . Xếp của 2 nhà báo chả nói là phải xem 2 vị đó có thực hiện đúng quy định không đó sao , nếu bị đánh thì đương nhiên là sai rồi bàn chi nhiều ...

    Trả lờiXóa
  46. Đọc coment của các bác tức cảnh xin có bài thơ sau để hỏi thăm hai ông nhà báo VOV bị đánh:
    Tôi thấy Cảnh sát đánh hai ông
    Xóc nách hai ông, đánh hội đồng
    Khốn nạn đánh người quân tệ nhĩ
    Thân mình bị đánh có đau không?
    Thôi hãy đứng lên vì chính nghĩa
    Vì dân vì nước có hơn không
    Làm báo mà không nói sự thực
    Cuộc đời đã sống coi như không

    Trả lờiXóa
  47. Nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước cộng hoà XHCN Việt Nam,
    Nhà báo Hán Phi Long đứng đó để chụp ảnh người dân vi phạm,
    Cảnh sát, dân phòng, côn đồ... tràn qua Nghĩa trang Liệt sỹ, nhảy qua tường và thế là hai nhà báo bị đánh đập cực kỳ dã man,
    Mọi vụ việc, hành động diễn ra ngay bên cạnh Nghĩa trang Liệt sỹ, những người đã chiến đấu giành lại từng tấc đất của cha ông. Họ đã nằm xuống. Có người có tên tuổi, nhưng cũng có nấm mộ vô danh... Có người có xương cốt trong mộ, nhưng cũng có người không vì họ đã về với cát bụi rải rác khắp miền đất nước. Có người được nằm bên đồng đội, có người lặng lẽ, cô đơn về với đất và chìm vào quên lãng...
    Họ nằm ở đâu cũng thế, chỉ khoảng một mét vuông đất mà thôi !
    Vậy mà những kẻ đang sống nhởn nhơ, ăn bám vào mồ hôi, nước mắt, xương máu của họ cùng nhân dân, và tha hồ làm giàu từ tài nguyên, nhất là đất đai của cha ông lại, do họ hy sinh xương máu mà có lại đang hung hãn, với sát khí đằng đằng tấn công, đánh đập mẹ, vợ, con em và cháu chắt của họ để cướp đất.
    Vậy thì những nhà báo sống, ăn và làm giầu từ tiền, thuế của người dân kia, không bênh vực người dân, không tìm hiểu những oan khuất của họ mà lại nhăm nhăm chụp cảnh họ vi phạm nhằm mục đích gì thì ai cũng hiểu kia cũng đáng bị đánh như thế lắm !
    Nếu không có vụ chị Ánh và những người dân khác bị đánh đập, bắt bớ... hẳn là hương hồn các Liệt sỹ đã hiển linh xui khiến vụ này.

    Trả lờiXóa