Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Thuyết trình: KIẾN GIẢI MỚI VỀ KIẾN TRÚC "MỘT CỘT" Ở CHÙA DIÊN HỰU THỜI LÝ

 .
THƯ MỜI THAM DỰ THUYẾT TRÌNH
Trân trọng kính mời Anh/Chị tới dự buổi thuyết trình Kiến giải mới về kiến trúc "Một Cột" ở chùa Diên Hựu thời Lý do Tạp chí Tia SángKhông gian Sáng tạo Trung Nguyên tổ chức, với phần thuyết trình của TS. Trần Trọng Dương, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Thời gian: 9:00, thứ Năm, ngày 10/5/2012
Địa điểm: Cà phê Sách Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tóm tắt nội dung tọa đàm: Buổi thuyết trình bước đầu giới thiệu về giả thuyết mới đặt ra nhằm giải mã kiến trúc một cột ở chùa Diên Hựu vào thời Lý qua các tư liệu văn bia và những sử liệu có liên quan khác.

Buổi thuyết trình tập trung vào một số vấn đề cần phải thảo luận có tính mấu chốt như sau: Liệu có thể dùng khái niệm “Chùa Một Cột” để gọi tên kiến trúc Thích Ca Liên hoa đài/Quan Âm liên hoa đài, hay rộng hơn để gọi tên chung cho quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu? Liệu cấu trúc một cột kia là linga- biểu tượng cho quan niệm phồn thực của người Việt theo hướng tiếp cận của văn hóa dân gian? Đó là một dạng kinh tràng mang tính bản địa của Mật tông thời Lý? Là Stupa Phật giáo? Hay đó là một kiểu đàn tràng được cấu tạo theo đồ hình mandala dưới thế giới quan - địa lý học của Phật giáo thời cổ?

Nếu như giả thuyết cuối cùng này có lý thì chúng ta có thể có những nhận thức gì mới về mỹ thuật, về kiến trúc cũng như lịch sử và văn hóa Đại Việt vào thời đại Lý Trần - một thời đại đỉnh cao của văn hóa Việt Nam?

Rất hân hạnh được đón tiếp!
_____________________________________________
NXD: Rất may lần này không có "người dẫn chương trình"

21 nhận xét :

  1. Đây cũng là một quan điểm rất mới,và cũng có thể do ta nhiều lần đánh thắng chăm pa, lúc đó ĐẠI VIỆT bắt được nhiều tù binh của Chiêm là những nghệ nhân xây dựng,và kiến trúc phồn thực có hình ảnh của linga đã phát xuất từ đây chăng?

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn anh, em sẽ từ Thái Bình lên để dự.

    Trả lờiXóa
  3. Con trai tôi cũng đang theo học nghành kiến trúc . Tiếc qúa ! Nó lại học buổi sáng . Giá như tổ chức vào chủ nhật thì tốt biết bao anh diện ?

    Trả lờiXóa
  4. Có tài liệu cho rằng Chùa Một Cột là bản sao (có sáng tạo) của Chùa Nhất Thiên Trụ từ Cố đô Hoa Lư (Thời Đinh-Tiền Lê)
    Và đất Thăng Long có rất nhiều bản sao của Cố đô Hoa Lư khi vua Lý dời kinh về đó !

    Trả lờiXóa
  5. Đề tài của Thuyết trình thật hay. Tôi ở nước ngoài. Giá có thể sau này, TS Diện cho nghe lại qua Video được chăng ? Cảm ơn nhiều!

    Trả lờiXóa
  6. Chúc buổi thuyết trình thành công và nhất là có nhiều người quan tâm đến dự.

    TH

    Trả lờiXóa
  7. Các tham luận về vđ kiến trúc Chùa Một Cột nên phát hành tiếp theo bằng các dạng đĩa DVD và sách để người muốn tham khảo dễ tiếp cận . Rất mong đợi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, thèm được nghe được đọc lắm. Bác Công dân ở Sài Gòn mà còn "mong" thế thì bọn tôi ở nước ngoài còn "đợi" biết chừng nào!

      Xóa
  8. Chùa Một Cột
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Chùa Một Cột (định hướng).
    Chùa Một Cột
    Chùa Mật
    延祐寺 (Diên Hựu tự)

    Chùa Một Cột nhìn từ phía sau
    Thông tin
    Tông phái Giáo hội Phật giáo Việt Nam
    Khởi lập 1049
    Người lập Hoàng đế Lý Thái Tông (1028 - 1054)
    Trụ trì Đại đức Thích Tâm Kiên
    Địa chỉ Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
    Quốc gia Việt Nam
    Chủ đề:Phật giáo

    Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự (延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
    Mục lục
    ,,,,,,,,,,,,,,,
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_M%E1%BB%99t_C%E1%BB%99t

    Trả lờiXóa
  9. Chúc buổi thuyết trình không "mất điện".

    Trả lờiXóa
  10. Tôi thấy rằng "Chùa Một Cột" là một cái tên hay, giàu hình ảnh mà không bị Hán hoá. Gần gũi với đông đảo người dân Việt Nam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên gọi thì đã thành thói quen rồi, nhưng hiểu chính xác ý nghĩa của lối kiến trúc độc đáo đó mới là quan trọng bác ạ. Nếu nào giờ nhiều người trong chúng ta hiểu sai, mà là hiểu sai cách tai hại; và nếu tên gọi đã thành quen đó có liên quan đến sự hiểu sai... thì tôi nghĩ việc tập làm quen trở lại với tên gọi gôc là điều nên làm chứ bác.

      Xóa
  11. Chùa Một Cột được xây dựng theo giấc mộng của vua Lý Thái Tông.Vua đã nằm mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài sen,dẫn vua lên đài.Khi nghe vua kể lại thì thiền sư Thiền Tuệ đã khuyên vua xây chùa,dựng cột đá ở giữa hồ,xây đài sen có tượng Phật Quan Âm đúng như hình ảnh vua đã thấy trong mộng.
    Chùa Một Cột là một tác phẩm độc đáo,thể hiện được cái tâm linh của dân tộc.
    Chiếc cột độc nhất của chùa thể hiện tín ngưỡng về nguồn sống vũ trụ,âm dương hòa hợp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công dân miệt vườn Nam Bộlúc 07:03 8 tháng 5, 2012

      Nhờ thấm nhuần tinh thần Phật giáo thâm sâu mà các vua chúa Đại Việt đã củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng một nhà nước ngày càng phát triển khiến cho kẻ thù phương Bắc không thể dòm ngó, và dân trong nước an cư thịnh vượng.
      Cái tinh thần Phật giáo hòa quyện với tinh thần dân tộc nở hoa nơi các bậc minh quân triều Lý, triều Trần, đã lãnh đạo dân tộc làm nên những chiến thắng lẫy lừng như chiến thắng quân Tống của Lý Thường Kiệt, chiến thằng Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần !

      Xóa
  12. nói rộng thêm để phong phú hơn thì hay, Xin đừng đổi tên rắm rối nữa, Cứ gọi là " Chùa 1 cột", Nếu có hư, chống thêm 1 cột nữa thì hãy gọi là "chùa 2 cột". Còn nó bền vững thì là " 1 cột" nhé

    Trả lờiXóa
  13. tienggoiluongtam.blogspot.com:
    Tôi ở xa quá, lâu nay lại ko tha thiết với Hán Nôm nhưng sau buổi thiết trình mong TS Nguyễn Xuân Diện tổng hợp các bài thuyết trình liên quan và đăng lên blog giúp, để tìm hiểu và tham khảo. Mong hiểu biết hơn về những phát hiện mới văn hóa của Chùa một cột.

    Trả lờiXóa
  14. Thưa Lâm Khang
    Tôi thì tìm trên mạng bài viết" Kẻ nào đã phá vỡ cảnh quan chùa Diên Hựu " của Đại tá Phạm Quế Dương mà tôi đã đọc 5 năm về trước. Lâm Khang và ai biết xin cho đường Link
    Xin cám ơn

    Trả lờiXóa
  15. Cảm ơn Tiến sĩ Diện rất nhiều vì đã thông bào về buổi thuyết trình này. Tiếc quá tôi không ra Hà Nội được. Liệu chúng tôi có thể mời Tiến sĩ Trần Trọng Dương vào Đà Nẵng thuyết trình được không ạ? Nếu được xin email cho tôi theo địa chỉ: nguyenhongngoc@rocketmail.com

    Trả lờiXóa
  16. Ngôi Chùa cổ kính, đẹp khiêm nhường nằm lọt thỏm trong khuôn viên dài rộng lừng lững, nhưng rất nhiều ông tây, bà đầm xúm xít bấm máy lia lịa...Phải chăng sức cuốn hút độc đáo của nhà kiến trúc cổ ?!

    Nhất đóa liên tự
    一 朵 蓮 寺

    一 柱 擎 蓮 寺
    日 夜 透 偈 經
    瓊 浆 不 相 識
    師 弟 不 相 傾

    Âm Hán Việt:
    Nhấtt trụ kình liên tự
    Nhật dạ thấu kệ kinh
    Quỳnh tương bất tương thức
    Sư đệ bất tương khuynh

    Tạm dịch:
    Chùa Một Cột
    Một cột chống tòa sen
    Kinh kệ thấu ngày đêm
    Hồ Rượu cứ thắc mắc
    Sư đệ chẳng say mèm
    ......
    2010
    Huy Lê

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chân Không cư sỹlúc 10:40 10 tháng 5, 2012

      Câu thứ hai của bài thơ xin mạo muội dịch lại là:

      Một cột đỡ chùa sen.

      ----------------
      Chữ "chống" đa nghĩa lắm, có cả nghĩa xấu nữa.
      Chữ "tòa sen" không chuyển ngữ đủ được chữ "liên tự".

      Mạo muội dâng lời quê,
      có gì sai xin được trách mắng.

      Xóa
  17. Các bạn có nhu cầu xem video bài thuyet trình này cũng như diễn biến phần thảo luận sau đó có thể xem tại website: Lichsu.kienthucviet.vn. Website này sẽ đi vào hoạt động khoảng đầu tháng 6.

    Trả lờiXóa