Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

VỤ THU HỒI ĐẤT Ở VĂN GIANG - ĐƯỢC VÀ MẤT


Vụ thu hồi đất ở Văn Giang (Hưng Yên) - Bài 2: 
Được, mất…

Lý giải đến tận cùng nguyên nhân xung đột giữa một số người dân có đất bị thu hồi trong dự án với chủ đầu tư và chính quyền ở Văn Giang không thể không bàn đến vấn đề lợi ích của các bên liên quan.
Được và mất không chỉ là bài toán của chủ đầu tư, mà lớn hơn và bao trùm hơn là bài toán của chính quyền, những người hơn ai hết có thể bảo đảm sự hài hòa về quyền lợi của các bên khi thực hiện dự án.

Như đã nêu trong bài trước, việc thu hồi đất ở xã Xuân Quan - Văn Giang đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của một số người dân nhưng cuối cùng, ngày 24-4 vừa qua, chính quyền cũng đã thực hiện xong việc cưỡng chế và đã bàn giao 72 ha cho chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng -Vihajico). 

Chỉ chủ đầu tư được lợi?


Căn cứ giá đền bù, có thể thấy cán cân lệch hẳn về phía chủ đầu tư, nếu không muốn nói là gần như chỉ có họ được lợi. Người được lợi ít hơn, không đáng kể là Nhà nước và người chịu thiệt là nông dân. 

Để thực hiện dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (gọi tắt là khu đô thị sinh thái Ecopark), 3.900 hộ dân của ba xã Cửu Cao, Xuân Quan và Phụng Công sẽ gần như không còn đất sản xuất nông nghiệp - vốn là sinh kế duy nhất của họ từ nhiều thế hệ qua. 

Với mức giá đền bù chỉ 135.000 đồng/m2, mỗi hộ dân có năm nhân khẩu và 2,5 sào ruộng ở đây có thể nhận về số tiền hơn 120 triệu đồng. Số tiền này đủ để duy trì cuộc sống của năm con người trong vòng một năm. Trong khi đó, các giải pháp hỗ trợ, giúp người dân chuyển đổi nghề, chuyển sang làm dịch vụ… không thấy gì. Từ đó, có thể nói thu hồi đất đồng nghĩa với việc cắt đứt nguồn sống của họ. 



Dọn dẹp hiện trường sau cưỡng chế. Ảnh: NGUYỄN DÂN

GS-TS Nguyễn Minh Thuyết có một phép so sánh đơn giản: “Đền bù cho người ta chỉ hơn 100.000 đồng/m2, nghĩa là gì? Nghĩa là mua được vài lít xăng hoặc ba bát phở. 1 m2 đất nông nghiệp, kết quả tích tụ của hàng bao nhiêu năm, lại là cái người nông dân phải đổ ra bao nhiêu mồ hôi mới có được, chưa tính đến chuyện trong đó có cả thành quả cách mạng chia cho người ta nữa, mà giờ trả quá rẻ mạt. Làm sao người ta sống được?”.

Trong khi đó, theo khảo sát của Pháp Luật TP.HCM, giá căn hộ tại khu chung cư Rừng Cọ thuộc Ecopark được mở bán từ tháng 3-2011 đã ở mức 21-27 triệu đồng/m2. Con số này trừ chi phí đầu tư hạ tầng, xây dựng… vẫn còn lại khoản lợi nhuận lớn rơi vào túi nhà đầu tư và sau đấy có thể là giới đầu cơ nhà đất. 

Về khoản đóng góp cho cho ngân sách Nhà nước từ dự án này, ông Thuyết đặt vấn đề: “Ecopark có làm đường, làm cầu cho Nhà nước, gọi là “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”. Thực ra số tiền ấy cũng có thể tính bằng ngàn tỉ đồng nhưng không phải là lớn lắm cho ngân sách Nhà nước. Cái chính là theo tôi, ở những trường hợp như thế này thì chúng ta phải đánh giá xem có nên phát triển kinh tế theo kiểu Nhà nước bán quyền sử dụng đất như thế hay không”.

Đó là chưa kể Ecopark cũng tỏ ra là một dự án gây ra sự lãng phí lớn về tài nguyên đất nông nghiệp, trong bối cảnh Việt Nam đang phải cố gắng duy trì tối thiểu 3,8 triệu ha đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 

“Có thể chúng ta sẽ có được một khu đô thị sinh thái rất đẹp nhưng rõ ràng chúng ta đã lãng phí một tài nguyên rất lớn. Đó là đất nông nghiệp, nhất là đất ở Văn Giang, vốn được đánh giá là đất hai lúa, bờ xôi ruộng mật. Xét về mặt chính sách, phải tính toán để các tỉnh đồng bằng có thế mạnh về đất nông nghiệp, đất lúa phát triển đô thị một cách phù hợp” - ông Thuyết nói. 

Liệu lợi ích mà khu đô thị mang lại, theo như chủ đầu tư hứa hẹn: Sẽ hình thành một khu đô thị mới, xanh, sạch, đẹp, đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu đô thị du lịch, giải trí và thương mại đặc thù Việt Nam phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước; sẽ hình thành một trung tâm buôn bán, giao dịch thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân - trung tâm kinh tế khu vực của tỉnh, trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí… có bù đắp được những thiệt hại, mất mát của người dân nơi đây?



Dự án Khu biệt thự Vườn Tùng. (Ảnh do người dân Văn Giang cung cấp)

Không được để mất lòng dân!

Ở góc độ khác, ông Thuyết bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng, khi qua vụ cưỡng chế vừa qua, “chỉ thu được mấy hecta mà hình ảnh chính quyền trở nên rất xấu” trong mắt người dân.

Ông lý giải: “Họ đã khiếu kiện rất nhiều nhưng chính quyền không lắng nghe, không giải quyết hợp tình hợp lý, cuối cùng tổ chức cưỡng chế, ắt không tránh khỏi việc họ có hành động phản kháng để bảo vệ đất…”. 

Thực tế ở Xuân Quan, “di chứng” còn lại của vụ cưỡng chế là nỗi kinh sợ trong tâm lý người dân khiến họ cảnh giác với tất cả người lạ. Tối tối người già họp nhau lại than thở về mất mát, còn thanh niên cầm gậy gộc, giáo mác tự chế “đi tuần” bên ngoài…

Xung quanh chuyện được mất, người dân Xuân Quan vẫn nhắc lại chuyện năm 1955, bà con đã từng tự nguyện hiến 90 mẫu đất, năm 1958 hiến gần 200 mẫu để đào sông, phục vụ cho việc bơm nước xây dựng công trình thủy lợi nổi tiếng Bắc Hưng Hải. Cũng năm ấy, chỉ trong vòng hơn một tuần lễ, gần 150 hộ gia đình ở Bát Tràng đã tự nguyện dỡ nhà, ra đi để nhường chỗ cho con kênh đào dẫn nước vào cống Xuân Quan.

Ông Bàn, xóm 4, xã Xuân Quan khẳng định: “Người dân chúng tôi không hề muốn chống đối chính quyền. Nếu thấy đúng đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì chúng tôi có thể hiến tất cả đất ruộng và ngay cả đất thổ cư để phục vụ cho công cuộc kiến quốc”.
Đó cũng là điều đáng suy ngẫm.

Lấy vận động, thuyết phục làm chính


Tập trung giải quyết dứt điểm 528 vụ khiếu kiện còn tồn đọng trong cả nước, bởi “nếu chủ quan, coi thường, không tập trung giải quyết dứt điểm thì đây sẽ là những mầm mống dẫn tới bất ổn an ninh chính trị thời gian tới”.

Quá trình lập quy hoạch, thu hồi đất phải sát thực tế, phải dân chủ, bàn bạc công khai theo đúng quy trình để đảm bảo sự đồng thuận. Quá trình này phải hạn chế tối đa việc phát sinh khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.

Chúng ta phải làm hết lòng, hết trách nhiệm để người dân thấy được lẽ phải. Khi họ thấy lẽ phải thì họ sẽ đồng thuận thực hiện.
Trong các vụ việc, khi đã làm hết cách vận động, tuyên truyền, thuyết phục mà một số ít người dân vẫn cố tình không chấp hành mới buộc phải cưỡng chế. Cưỡng chế cũng phải đúng phương án, phù hợp quy định pháp luật với tinh thần không dùng vũ khí, không được để xảy ra chết người, không được dùng quân đội vào cưỡng chế.
Thủ tướng NGUYỄN TẤN DŨNG phát biểu tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vào ngày 2-5. (Dẫn theo Lao Động, Thanh Niên, 3-5)

Khiếu nại và niềm tin

Hầu hết những vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài đều có điểm chung đó là chính quyền cơ sở đã có những việc làm khiến người dân không còn tin. (…) Vụ cưỡng chế đất đai gây xôn xao dư luận tại Văn Giang trong mấy ngày vừa qua cũng xuất phát từ việc người dân mất lòng tin. Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ nhận xét: “Trong vụ Văn Giang, mọi quy định luật pháp đều được chính quyền tôn trọng và đảm bảo ở mức cao. Nhưng tại sao dân vẫn khiếu kiện là bởi vì họ không có niềm tin rằng chính quyền làm đúng. Hơn nữa, về mặt luật pháp hiện cũng còn những điểm chưa lấp đầy. Đền bù cho dân hơn 100.000 đồng/m2, chủ đầu tư bán đất đô thị mấy chục triệu đồng/m2 thì đúng là khó giải thích với họ”.
AN NGUYÊN (Theo Thanh Niên, 3-5)


Từ năm 2003, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico) được phép đầu tư dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark) với tổng diện tích 500 ha, trở thành một trong những dự án bất động sản lớn nhất tại miền Bắc. Đến nay, dự án đã và đang triển khai một số dự án thành phần như khu căn hộ Rừng Cọ, khu nhà phố Phố Trúc và các khu biệt thự Vườn Tùng và Vườn Mai. Theo tìm hiểu của VnEconomy, giá căn hộ tại dự án này hiện đang được rao bán với giá trên dưới 20 triệu đồng/m2 và giá bán biệt thự và nhà phố trên dưới 45 triệu đồng/m2, đã bao gồm phần xây thô.
(Theo VnEconomy, 27-4)

HOÀNG THƯ
Kỳ tới: Tìm một cơ chế hài hòaquyền lợi!

Nguồn: Pháp luật TP HCM

19 nhận xét :

  1. Chủ nghĩa tư bản khi lấy đất nông dân họ dùng để xây dựng nhà máy, công xưởng. Còn Đảng Việt Nam lấy đất lại đi xây khu đô thị trong lúc nhiều khu đô thị không có ai ở. Đau xót nhất là mất đi rất nhiều bờ xôi ruộng mật. Xót lắm.

    Trả lờiXóa
  2. Dân miệt vườnlúc 06:52 8 tháng 5, 2012

    Dân dần dần mất niềm tin vào CQ thì đó là một mất mát lớn. CQ lại không chịu nhìn nhận những sai trái của mình mà lại ghép những người dân mất tin tưởng là bị thế lực thù địch nước ngoài xúi dục hoặc ăn tiền của các thế lực bên ngoài mà chống lại NN.
    Việc dân mất tin tưởng ở CQ là có cơ sở vì họ thấy rõ đất của họ bị CQ đền bù có trên 100.000/m2 , nay đang rao bán vói giá từ 20 triệu đến 45 triệu/m2 .
    Qua vụ cưỡng chế Văn Giang, nếu nói là CQ của dân và vì dân thì CQ chẳng được gì vì mất dân. Còn dân cũng chẳng được gì vì còn gì nữa để mà mất !

    Trả lờiXóa
  3. Đã đến lúc phải khẳng định: Chính quyền được gọi là chính quyền nhân dân đã xấu, đang xấu và tiếp tục xấu trong hang xử với dân, đã và đang tiếp tục mất lòng tin với dân.Đầu tư cho phát triển nhanh là cần thiết, nhưng phải vì quyền lợi của nhân dân, không lấy danh nghĩa đầu tư phát triển để hy sinh quyền lợi của nhân dân vì các nhà đầu tư và cán bộ chính quyền. Dân mất lòng tin là một vấn đề cực kỳ hệ trọng với sự tồn vong của chế độ. Mất dân là mất tất cả, chính quyền mọi cấp, mọi ngành phải chịu hiểu điều đó. Phải đặt lợi ích quốc gia và lợi ích nhân dân là một.

    Trả lờiXóa
  4. giá đất ở vg vẫn còn cao ở vụ bán nam định,chúng tôi chỉ đươc trả có 27000d/m2 thôi,nên người dân kiên quyết giữ kể cả hy sinh mạng sống của mình,tình hình kcn bảo minh vụ bản sáng nay đang nóng dẫn đến nguy cơ cháy nổ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai nỗi sợ của dân vùng dự án
      Từ ngày các dự án triển khai trên địa bàn xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), người nông dân phải đối chọi với hệ lụy từ ô nhiễm môi trường và cảnh thất nghiệp khi không còn đất.


      Giờ chả mấy ai dám ra đường trước khói bụi như thế này.
      Người dân đang đối mặt với cảnh ô nhiễm và nỗi lo thất nghiệp - Ảnh: Hữu Khá

      Chưa bao giờ khung cảnh làng quê yên bình ở các thôn Quan Nam 3, Quan Nam 6... (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) lại rơi vào cảnh ô nhiễm như lúc này. Con đường ĐT 601 và tuyến tránh Nam Hải Vân đi qua xã Hòa Liên giờ xe cộ tấp nập cả ngày lẫn đêm.

      Khói bụi bao trùm xóm làng

      Mới sáng sớm mà hàng trăm xe ben chở đất đá phục vụ đại công trình san lấp thuộc dự án khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú lao như tên bắn trong làn khói bụi. Giờ sáng cũng như tối, làng quê luôn náo loạn cảnh xe ben rượt đuổi nhau cho kịp chuyến, bất chấp đất đá vung vãi khắp đường. Bụi mù trời mù đất, lấp hết cây cối, phủ trắng mái nhà.

      Bà Võ Thị Cư, một người dân ở thôn Quan Nam 3, than thở: “Từ ngày họ triển khai dự án chúng tôi như đứng ngồi không yên. Xe ben chạy tứ tán gây ô nhiễm, đến nỗi người lớn không dám cho con cái ra đường. Cảnh bụi bẩn thì không còn gì phải nói. Không biết bao nhiêu lần chúng tôi kéo nhau ra chặn xe vì không thể sống nổi với bụi”. Chị Thủy, chủ một nhà hàng trên đường tránh Nam Hải Vân (thuộc thôn Quan Nam 6), bức xúc: “Hàng trăm xe ben liên tục về gây náo loạn, khói bụi bao trùm nên chúng tôi buộc phải đóng cửa vì không có khách nào dám vào ăn. Trước đây mỗi tháng vợ chồng tôi thu tiền lời từ nhà hàng này cũng được 20 triệu đồng và tạo được việc làm cho cả chục con em trong làng, còn giờ thất nghiệp hết rồi”.

      Ông Nguyễn Xông, trưởng thôn Quan Nam 3, cho biết: sau khi người dân phản ứng quá dữ dội, phía nhà đầu tư đã hỗ trợ cho hơn 10 hộ dân sống sát mép đường mỗi tháng 500.000 đồng/hộ để khắc phục bụi bẩn. Số tiền ít ỏi này không thấm vào đâu so với sự xáo trộn cuộc sống của họ nhưng người dân cũng đành cắn răng chấp nhận.

      Ôm cục tiền ngồi... thất nghiệp

      Khi đại dự án khu đô thị Quan Nam - Thủy Tú được triển khai, hàng trăm hecta đất nông nghiệp bị thu hồi kéo theo hàng ngàn hộ nông dân bao đời nay chỉ biết cày cấy trên mảnh ruộng rơi vào cảnh thất nghiệp. Theo UBND xã Hòa Liên, hiện có 12/13 thôn của xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang có dự án triển khai gồm khu đô thị Quan Nam - Thủy Tú, khu tái định cư Hòa Liên 3, 4... trong đó thôn Quan Nam 5 giải tỏa trắng, các thôn khác bị giải tỏa một phần. Có 1.200 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất nông nghiệp. Hiện Hòa Liên là xã có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất phục vụ các dự án đô thị tại Đà Nẵng. Mất đất sản xuất đồng nghĩa với việc hàng ngàn người dân rơi vào cảnh thất nghiệp, trong khi chính quyền địa phương loay hoay chưa biết chuyển đổi nghề gì cho dân.

      Ông Lê Văn Hòa, thôn Quan Nam 3, cho biết trước đây vợ chồng ông có 6 sào ruộng. Với diện tích chừng đó hai vợ chồng cày cấy, nuôi thêm heo gà cũng đảm bảo được cuộc sống cho gia đình với ba đứa con nhỏ. Mấy tháng nay sau khi bị thu hồi 6 sào ruộng, cầm cục tiền 210 triệu đồng từ việc đền bù mà đành chịu thất nghiệp. Ông Hòa than thở sau khi ruộng đất mất vợ chồng ông ngồi không chứ không tìm được việc gì làm để kiếm tiền. Nhìn số tiền đền bù cứ “teo” dần mà lo lắng, không biết mai này lấy gì sống và lo cho các con.

      Ông Đặng Thập, phó Phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện Hòa Vang, cho biết việc giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho những người bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hòa Liên hết sức khó khăn. “Những người ở độ tuổi thanh niên còn dễ hướng dẫn đào tạo nghề, còn tuổi trên 45 rất khó khăn, mà lực lượng ở độ tuổi này hiện khá nhiều” - ông Thập nói.

      * Theo Hữu Khá (Tuổi Trẻ)
      http://www.sunland.com.vn/tin-tuc-xem/120/hai-noi-so-cua-dan-vung-du-an/san-giao-dich-bat-dong-san-sunland.html

      Xóa
  5. Nói thẳng thừng, người dân chúng tôi nhìn thấy hình ảnh chính quyền qua các vụ cưỡng chế đất đai với giá đền bù rẻ mạt chẳng khác gì quân ăn cướp. Nhưng chính quyền đi ăn cướp kiểu này thì không khác gì bọn thực dân đến quốc cách đây hàng trăm năm...

    Trả lờiXóa
  6. Tác giả bài viết - Không hiểu do vô tình hay hữu ý - đã không nhắc đến "Nhóm lợi ích": Những quan chức, những kẻ có quyền lấy của nông dân để cho chủ đầu tư! Đây là những kẻ được lợi nhiều nhất! Chính cái lợi đem lại cho một nhóm người này là nguyên nhân dẫn đến việc chính sách bất hợp lý không được sửa - Vì họ không muốn sửa! là động cơ dẫn đến những cuộc đàn áp nông dân tàn bạo, như trận càn "Văn Giang - 24.04.2012" - Vì thực chất họ cướp cho họ!
    Suy cho cùng thì một chế độ tạo điều kiện cho một nhóm người lũng đoạn thì không thể tránh được tình trạng như vậy.

    Trả lờiXóa
  7. gỬI ts :http://123hoang.wordpress.com/2012/05/07/pho-tuong-ky-la/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin cám ơn bạn đã gửi bài viết này! Mời chư vị vào đọc tại trang nói trên.
      Rất độc đáo và quý hiếm!

      Xóa
  8. Những người dân mất đất liệu được hưởng gì với những lợi ích mà chủ tư hứa hẹn, trước mắt ngay từ bây giờ họ mất hết cả, họ không biết sinh sống bằng gì. Đất đền 43.000/m2 = 1,5 kg ổi mà họ trồng bán ngay tại địa phương, trong khi đó đất dự án được bán nếu chỉ tính mình tiền đất thì đơn giá từ 50-70 triệu/m2 chưa tính đến những lợi nhuận khác.
    Ừ thì đồng ý với cái gọi là phát triển, nhưng ai đó giầu cũng phải nghĩ tới con đường sống của người dân chứ, giầu trên mồ hôi nước mắt và xương máu bao đời của người dân thì hỏi còn đạo lý nào không?

    Trả lờiXóa
  9. Ông Thuyết, ông Cuông, bà Loan .. là những đại biểu gần gũi với dân, nhưng họ đã phải " ra rìa" sớm khỏi cái ghế Đại biểu Quốc hội do nói thẳng, nói thật đấy !

    Trả lờiXóa
  10. Lãnh đạo của Hưng Yên bảo clip giả chắc là clip đánh phóng viên của VOV là giả???

    Báo Lao động đã đăng bài, hy vọng bài này của Báo Lao động không bị hạ xuống, mong anh Duy Phương vững tay :)

    http://laodong.com.vn/Phap-luat/Hai-nha-bao-cua-VOV-xac-nhan-bi-hanh-hung-tai-Van-Giang/63410.bld

    Hai nhà báo của VOV xác nhận bị hành hung tại Văn Giang

    Thứ ba 08/05/2012 09:00
    Sáng 24.4.2012, UBND H.Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) đã huy động lực lượng thực hiện cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan.
    Sau khi vụ việc kết thúc, trên một số trang mạng điện tử đã xuất hiện đoạn video được cho là ghi lại vụ cưỡng chế, trong đó có hình ảnh một số người dân bị lực lượng cưỡng chế (có công an mặc sắc phục) hành hung.
    Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (SN 1970), Trưởng phòng và Hán Phi Long (SN 1979), phóng viên Phòng Phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV) đã xác nhận với Thanh Niên, họ chính là hai người bị đánh trong đoạn video nói trên (ảnh).

    Ông Nguyễn Ngọc Năm sau đó bị còng, đưa lên xe về trụ sở Viện KSND H.Văn Giang; còn ông Hán Phi Long thì tự đến Công an H.Văn Giang để tường trình sự việc.

    Theo ông Năm, đến nay mặc dù hai phóng viên đã có đơn và VOV có công văn gửi đi nhưng tỉnh Hưng Yên vẫn chưa có động thái nào.
    Chiều qua PV Thanh Niên đã nhiều lần liên lạc với các lãnh đạo tỉnh Hưng Yên như Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Thông, Chánh văn phòng UBND Bùi Huy Thanh nhưng không ai nghe máy. Giám đốc Công an Hưng Yên Trần Huy Ngạn từ chối cung cấp thông tin về vụ việc. Ông Nguyễn Xuân Hiếu - Chánh văn phòng công an tỉnh xác nhận đã nhận được công văn của VOV, tuy nhiên ông Hiếu cho biết vụ việc còn đang được xem xét.

    Trả lờiXóa
  11. Hai nhà báo của VOV xác nhận bị hành hung tại Văn Giang
    Thứ ba 08/05/2012 09:00
    Sáng 24.4.2012, UBND H.Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) đã huy động lực lượng thực hiện cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan.

    Sau khi vụ việc kết thúc, trên một số trang mạng điện tử đã xuất hiện đoạn video được cho là ghi lại vụ cưỡng chế, trong đó có hình ảnh một số người dân bị lực lượng cưỡng chế (có công an mặc sắc phục) hành hung.
    Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (SN 1970), Trưởng phòng và Hán Phi Long (SN 1979), phóng viên Phòng Phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV) đã xác nhận với Thanh Niên, họ chính là hai người bị đánh trong đoạn video nói trên (ảnh).

    Ông Nguyễn Ngọc Năm sau đó bị còng, đưa lên xe về trụ sở Viện KSND H.Văn Giang; còn ông Hán Phi Long thì tự đến Công an H.Văn Giang để tường trình sự việc.

    Theo ông Năm, đến nay mặc dù hai phóng viên đã có đơn và VOV có công văn gửi đi nhưng tỉnh Hưng Yên vẫn chưa có động thái nào.
    Chiều qua PV Thanh Niên đã nhiều lần liên lạc với các lãnh đạo tỉnh Hưng Yên như Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Thông, Chánh văn phòng UBND Bùi Huy Thanh nhưng không ai nghe máy. Giám đốc Công an Hưng Yên Trần Huy Ngạn từ chối cung cấp thông tin về vụ việc. Ông Nguyễn Xuân Hiếu - Chánh văn phòng công an tỉnh xác nhận đã nhận được công văn của VOV, tuy nhiên ông Hiếu cho biết vụ việc còn đang được xem xét.
    - Theo Thanh Niên
    http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Hai-nha-bao-cua-VOV-xac-nhan-bi-hanh-hung-tai-Van-Giang/63409.bld

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chiều qua PV Thanh Niên đã nhiều lần liên lạc với các lãnh đạo tỉnh Hưng Yên như Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Thông, Chánh văn phòng UBND Bùi Huy Thanh nhưng không ai nghe máy. Giám đốc Công an Hưng Yên Trần Huy Ngạn từ chối cung cấp thông tin về vụ việc. Ông Nguyễn Xuân Hiếu - Chánh văn phòng công an tỉnh xác nhận đã nhận được công văn của VOV, tuy nhiên ông Hiếu cho biết vụ việc còn đang được xem xét.CÁC Ô QUAN NÀY BỊ ĐIẾT VÌ KHÔNG NGHE THẤY ,BỊ ĐUI VÌ KHÔNG NHÌN THẤY ,BỊ CÂM VÌ KHÔNG NÓI ĐƯỢC BỊ THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ VÌ SỰ VIÊC NHƯ THẾ MÀ CÒN XEM XÉT

      Xóa
  12. toi vua noi chuyen voi 1 em trung doi truong cscd o nhu quynh
    noi rang em rat dau kho khi phai di cuong che o van giang
    toan tuoi ong cha minh thoi kho lam anh a
    co hai em bi tai nan ve con bi tieu doan doa ky luat

    Trả lờiXóa
  13. Để dân thiệt thòi là không thể chấp nhậnlúc 12:34 8 tháng 5, 2012

    Bản thân tôi và gđ chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh bị thu hồi đất nhưng tôi thấy rất bất công trong hầu như tất cả các vụ thu hồi đất của dân.
    TT nói về công tác GPMB: lấy vận động, thuyết phục là chính? Tôi chỉ tán thành một nửa, đó là khi chủ trương thu hồi đất là đúng đắn (đúng pháp luật)đồng thời việc đền bù phải là rất thỏa đáng. Thế nào là thỏa đáng?
    Tôi nhất quyết trước sau như một: người dân bị thu hồi đất phải thực sự được lợi (về trước mắt cũng như lâu dài, về kinh tế cũng như đời sống tinh thần), bởi lẽ họ đã "nhường" lợi ích cho quốc gia, cho cộng đồng đông đảo thì họ xứng đáng được hưởng như vậy. Bất cứ tình trạng nào khác đều là không thể chấp nhận được: không thể vì quyền lợi của số đông (cộng đồng, quốc gia) mà họ phải chịu thiệt thòi, chỉ trừ trường hợp duy nhất liên quan đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc.

    Trả lờiXóa
  14. Nhà báo VOV bị hành hung tại Văn Giang đã lên tiếng:

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120508/hai-nha-bao-cua-vov-xac-nhan-bi-hanh-hung-tai-van-giang.aspx

    Trả lờiXóa
  15. BBC phỏng vấn nhà báo bị dánh dã man ở Văn Giang : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2012/05/120508_vov_nguyen_ngoc_nam.shtml

    Trả lờiXóa
  16. Tại sao không khuyến khích các nhà Đầu tư đầu tư vào vùng xâu vùng xa, vùng đồi núi, những vùng đất đai xấu mà sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả mà lại cứ phê duyệt cho họ những nơi đất đai phì nhiêu, sản xuất nông nghiệp đang có hiệu quả, Chính phủ thừa biết nếu không đủ lương thực thì nhà cao tầng hay các khu du lich sinh thái cũng chẳng để làm gì...

    Trả lờiXóa