Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

CỰU THỦ TƯỚNG NHẬT KHUYẾN CÁO TỪ BỎ ĐIỆN HẠT NHÂN

Cựu Thủ tướng Nhật khuyến cáo từ bỏ điện hạt nhân

Đức Tâm

Ngày hôm nay, 28/05/2012, ông Naoto Kan, người đảm trách chức vụ thủ tướng khi xẩy ra thảm họa hạt nhân Fukushima, đã ra điều trần trước một ủy ban điều tra độc lập của Nghị viện. Cựu thủ tướng Nhật Bản thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước trong thảm kịch này và cho rằng giải pháp an toàn nhất là từ bỏ điện hạt nhân. 

Thảm họa hạt nhân Fukushima đã xẩy ra, sau khi nước Nhật phải hứng chịu một trận động đất và sóng thần kinh hoàng, ngày 11/03/2011. Ủy ban điều tra của Nghị viện muốn làm rõ trách nhiệm của thủ tướng Naoto Kan và chính phủ của ông trong việc kiểm soát, xử lý cuộc khủng hoảng này. 

Cựu thủ tướng Nhật tuyên bố: « Tai nạn hạt nhân xẩy ra trong một nhà máy điện nguyên tử mà hoạt động của nó thuộc phạm vi chính sách quốc gia. Do vậy, trách nhiệm trước tiên là thuộc về Nhà nước ». Ông nói thêm: "Là người lãnh đạo đất nước lúc xẩy ra tai nạn, tôi thành thật xin lỗi vì đã không ngăn chặn được tai nạn này". Sau khi nhận lỗi, cựu thủ tướng Nhật cũng cố gắng giải thích, biện minh cho các quyết định của mình, nhưng ông cũng phải thừa nhận là nhiều biện pháp đã được đưa ra chậm trễ. 

Ủy ban điều tra đã đặt ra nhiều câu hỏi như về chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima của thủ tướng Kan vào ngày 12/03, về việc thông gió khu lò hạt nhân chậm trễ, phun nước biển làm nguội lò, về ý định của tập đoàn khai thác TEPCO muốn bỏ mặc nhà máy đang lâm nạn và có nguy cơ bị nổ, về thông tin nói rằng Nhật Bản từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ v.v... 

Các câu trả lời, giải thích của ông Naoto Kan cho thấy một sự thật phũ phàng: Trong những giờ đầu, ngày đầu xẩy ra tai nạn, thủ tướng không có thông tin chi tiết và rõ ràng. Ông phải đến hiện trường thì mới có thể ra các quyết định đối phó với khủng hoảng. Thủ tướng hỏi vì sao tiến độ xử lý chậm, ai cũng trả lời là không biết. Đích thân thủ tướng Nhật phải ra lệnh cho lãnh đạo TEPCO không cho phép rút hết nhân viên ra khỏi hiện trường và do vậy, đến ngày 15/03, tức là 4 ngày sau thảm họa, chính phủ mới thành lập một bộ phận chuyên trách chỉ đạo giải quyết tai nạn. 

Liên quan đến việc sơ tán người dân trong vòng bán kính 3km, rồi 10 km và cuối cùng là 20km, cựu thủ tướng Nhật khẳng định rằng các quyết định của ông dựa theo ý kiến của nhóm chuyên gia mà những người này lại thường không đồng ý với nhau. 

Sự rối loạn trong quản lý tai nạn còn thể hiện rõ khi cựu thủ tướng Nhật thừa nhận là cho đến khi từ chức vào tháng Tám năm ngoái, ông vẫn không có được đầy đủ thông tin, các ý kiến và đề xuất. Ông Naoto Kan nêu ví dụ là hôm qua, lần đầu tiên, ông nghe thấy cựu phát ngôn viên chính phủ, khi ra điều trần, nói rằng Cơ quan An toàn Hạt nhân từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ, trong khi ông lại là người chủ trương đón nhận mọi hình thức giúp đỡ. 

Một năm sau thảm họa Fukushima, tất cả 54 lò phản ứng nguyên tử của Nhật Bản đều ngừng hoạt động và xứ hoa anh đào đang xem xét lại chính sách điện hạt nhân. 

Chính vì vậy, cuộc điều trần của cựu thủ tướng Nhật Bản biến thành một diễn đàn chống điện hạt nhân. Mở đầu, ông Naoto Kan nói: « Với kinh nghiệm vụ 11 tháng 3, tôi đã hiểu rằng cách tư duy của tôi, lòng tin của tôi đối với việc khai thác năng lượng nguyên tử là không đúng ». Kết thúc phần trình bày, cựu thủ tướng Nhật Bản tuyên bố: « Năng lượng hạt nhân an toàn nhất khi chúng ta không phụ thuộc vào nó. Nói một cách khác, cần phải tống khứ năng lượng nguyên tử đi ». 

Ảnh: Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan ra điều trần ngày 28/5/2012 trước ủy ban độc lập của Nghị viện về tai nạn hạt nhân Fukushima. REUTERS/Kim Kyung-Hoon. 

Nguồn: RFI Tiếng Việt.

11 nhận xét :

  1. Các nghị gật, hãy thức tỉnh trước khi quá muộn !
    Các nghị cò thấy không ? cách giải quyết của họ nhanh, khoa học, đầy trách nhiệm, kinh nghiệm vận hành một lúc 50 nhà máy, tuổi đời của nhà máy tăng lên, có nghĩa là kinh nghiệm quản lý tăng lên, và thêm nữa, với nước Nhật, một nước nằm trong vành đai núi lửa hoạt động mạnh như vậy, họ có các phương án giải quyết phòng sảy ra sự cố như thế, thế mà vẫn gặp hậu quả, thử hỏi với bộ máy và trách nhiệm giải quyết công việc có tốc độ nhanh như....rùa, thì hậu quả cho Việt Nam là gì ?
    Ai cũng hiểu, chắc không cần giải thích thêm nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam nhất định phải làm điện hạt nhân. Chúng ta không cần đếm xỉa đến thảm họa hạt nhân của Nhật, của Liên Xô cũ. Chúng ta có nhunwgx người lãnh đạo đất nước tài ba, lỗi lạc thì không có gì phải sợ. Rồi chúng ta sẽ vượt xa Nhật và Mỹ. Nuớc ta sẽ trở thành thiên đường của nhân loại. .... oh nhất định rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Cá ngừ mang phóng xạ từ Nhật sang Mỹ

    Các nhà khoa học phát hiện nhiều cá ngừ vây xanh mang chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản tới các bờ biển của Mỹ, nơi cách nhà máy tới 9.600 km.
    > Phát hiện phóng xạ ở ngoài khơi Nhật Bản
    > Phóng xạ Fukushima rò rỉ ra Thái Bình Dương


    Một con cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương. Ảnh: richardherrmann.com.
    Nicholas Fisher, một nhà nghiên cứu của Đại học Stony Brook tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp đã đo nồng độ chất phóng xạ Cesium (Cs) trong cơ thể những con cá ngừ Thái Bình Dương dọc theo các bờ biển của Mỹ. Họ nhận thấy nồng độ Cs trong cơ thể cá ngừ cao gấp 10 lần so với những năm trước, AP đưa tin.
    ,,,,,,,,,,,,,,,,,
    http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/05/ca-ngu-mang-phong-xa-tu-nhat-sang-my/

    Trả lờiXóa
  4. Nhiệt liệt hoan nghênh những lời điều trần của cựu TT nhật bản Naoto Kan trước 1 ủy ban độc lập của Nghị viện. Ông đã tự phê bình các thiếu sót trong việc chậm trể ban hành các quyết định cấp bách để rút ngắn thời gian hạn chế mức thiệt hại mặc dầu ông đã đến tận nơi để nắm tình hình tại chỗ chỉ sau ngày xảy ra sóng thần.Tất nhiên các quyết định của ông còn phụ thuộc vào nhiều cơ quan liên quan mà ông không có như do k có thông tin Mỹ đề nghị giúp đỡ kỉ thuật nên đã bỏ mất cơ hội này mặc dầu ông chủ trương tiếp nhận sự trợ giúp từ mọi phía.Ở nhiều nước tư bản một sự cố lớn nào xảy ra tổng thống hay thủ tướng đều đến tận nơi quan sát xử lí nhưng ở ta có lẻ điều náy hơi bị ít!...

    Trả lờiXóa
  5. Đề nghị ông thương binh Đồng và đồng bọn sang tận nơi doạ dẫm và bắt ông cựu TT Nhật Naoto Kan rút lại ý kiến của mình. Nói như ông ấy là chỉ ra tai hoạ của điện hạt nhân chẳng khác phản đối thẳng thừng dự án điện hạt nhân Bình Thuận!

    Trả lờiXóa
  6. Hãy xem khả năng đối chọi lại được với động đất cấp 9 ~ 10 thì khi đó hãy ý tưởng về điện hạt nhân!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngoài động đất ,lũ lụt (thiên tai)...VN ta còn có nhân tai nữa. Cái này cũng nguy hiểm như thiên tai mà lại cần kề hiện tại hơn (tham nhũng = bớt xén vật liệu XD,...)

      Xóa
  7. thuơng binh Trại Mỗlúc 23:33 29 tháng 5, 2012

    http://bee.net.vn/channel/1987/201205/Ca-khu-pho-nao-loan-vi-canh-xiet-no-1837313/
    Lại mấy cái xe 3 bánh quen quen.Thưong binh phải như thế này chứ,cũng phải lao động cật lực ....

    Trả lờiXóa
  8. Qua đó càng khẳng định rằng Nhật Bản phải từ bỏ việc viện trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân

    Trả lờiXóa
  9. VN đang thành lập một đội đặc nhiệm gồm các "TB nặng" để bí mật gửi sang Nhật hỏi tội ông cựu TT nhật Naoto Kan...

    Trả lờiXóa