Chuyện với nhà văn
Mai Xuân Dũng
Có lần đối ẩm với một nhà văn trong quán nhậu ven sông Sài gòn. Trong câu chuyện giữa hai chai Bầu Đá là những từ “đù má” hoặc “mẹ kiếp” làm kẻ viết hậu sinh trở nên gần gũi với ông-một lão văn đã từng “vang bóng một thời” trên văn đàn.
Ông không muốn người ta gọi ông là Nhà văn hoặc những mĩ từ như Cây bút lớn, Tiếng nói của lương tâm v.v…mà chỉ tự nhận là “Người chơi chữ”.
- Nhưng các cụ ta ngày xưa đã gọi “chơi” là một nghề. Nghề chơi cũng lắm công phu.
- Đã hẳn. Chơi cũng ba bảy đường chơi, mình chỉ coi nghề văn của mình là chơi thôi, chơi chữ ý mà.
- Nhưng nếu chỉ là “chơi” thì có vẻ không nghiêm túc lắm?
- Nhầm, chơi mới là nghiêm túc, tất nhiên là chơi đẹp. Nghề gắn với Tiền. Mà tiền là bà chúa bạc tình. Mình chơi chứ không phải là “Làm văn” hoặc “Nghề văn”. Nếu “làm nghề” ta phải theo ý chủ hoặc ý kẻ mua văn. Mà viết cho kẻ mua văn khác nào làm điếm chữ. Còn “chơi” thì thích gì viết nấy, có sao nói vậy. Bởi thế ta sẽ không cần uốn éo cái lưỡi. Vì lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, L…không vành L… méo mó tứ tung. Hì…ngày xưa châu Âu có câu thành ngữ Cái lưỡi của Aesop cậu nghe chưa? Lần ấy vua cho Aesop làm bếp đãi khách đến dự tiệc và yêu cầu phục vụ họ món ngon nhất. Món ngon nhất trong bữa tiệc là lưỡi hầm. Thực khách khen không tiếc lời. Tới món thứ hai, thứ ba cũng chẳng có gì khác ngoài món lưỡi. Việc này xem ra có vẻ chọc tức. Vua nổi nóng hỏi Aesop tại sao không làm các món khác nữa mà toàn lưỡi.
- Nhầm, chơi mới là nghiêm túc, tất nhiên là chơi đẹp. Nghề gắn với Tiền. Mà tiền là bà chúa bạc tình. Mình chơi chứ không phải là “Làm văn” hoặc “Nghề văn”. Nếu “làm nghề” ta phải theo ý chủ hoặc ý kẻ mua văn. Mà viết cho kẻ mua văn khác nào làm điếm chữ. Còn “chơi” thì thích gì viết nấy, có sao nói vậy. Bởi thế ta sẽ không cần uốn éo cái lưỡi. Vì lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, L…không vành L… méo mó tứ tung. Hì…ngày xưa châu Âu có câu thành ngữ Cái lưỡi của Aesop cậu nghe chưa? Lần ấy vua cho Aesop làm bếp đãi khách đến dự tiệc và yêu cầu phục vụ họ món ngon nhất. Món ngon nhất trong bữa tiệc là lưỡi hầm. Thực khách khen không tiếc lời. Tới món thứ hai, thứ ba cũng chẳng có gì khác ngoài món lưỡi. Việc này xem ra có vẻ chọc tức. Vua nổi nóng hỏi Aesop tại sao không làm các món khác nữa mà toàn lưỡi.
- Tâu bệ hạ, có gì tuyệt vời hơn cái lưỡi đâu? Nó phát ra sự hiểu biết và khôn ngoan. Nhờ nó mà diễn thuyết, nhờ nó mà tán tụng, nhờ nó mà giao thương, ký hợp đồng, lập khế ước hôn nhân, và nhiều người nổi danh cũng nhờ nó. Nhờ cái lưỡi, chúng ta nói với Thiên Chúa. Nó chẳng là gì, nhưng chẳng có gì bằng cái lưỡi.
Thực khách vỗ tay khen ngợi lời lẽ khôn ngoan của Aesop.
Để chuẩn bị cho bữa tiệc ngày mai, vua muốn chơi khó để thử tài Aesop nên truyền rằng: Hãy mua thực phẩm nào tệ nhất.
Hôm sau, khách khứa và vua đều ngạc nhiên vì thấy món dọn lên lại là lưỡi. Nhưng quả thực nếm vẫn rất ngon. Vua gọi Aesop lại hỏi:
- Ta đã chẳng bảo ngươi mua thứ thịt tệ nhất sao? Vậy vì cớ gì ngươi lại đi mua lưỡi nữa?
- Tâu bệ hạ, cầu tài, cầu lợi cho đến phản bội, bán Chúa, giết người, bán nước cầu vinh, lừa tình lừa tiền, …đều có cái lưỡi can dự vào vậy còn có cái gì xấu hơn cái lưỡi, tệ hơn cái lưỡi?
M.X.D
TMĐ:
Trả lờiXóaCái lão Mai Xuân Dũng này, hay!