Một vụ khiếu kiện ròng rã 20 năm tại Huế
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2012-04-10
Giáo sư tiến sĩ Triết học Thái Thị Kim Lan, định cư tại Đức hiện đang về thăm gia đình ở Huế, để khiếu kiện về việc từ đường họ tộc của bà bị lấn chiếm, phá hoại nghiêm trọng từ trên 20 năm qua, mà không được chính quyền quan tâm giải quyết theo đúng pháp luật.
Từ đường họ tộc tồn tại 200 năm cũng bị lấn chiếm
Qua cuộc trao đổi với RFA, giáo sư Lan thuật lại các chi tiết về việc gia sản của giòng họ Thái bị chiếm đoạt, bản thân bà bị đe dọa.
Thưa bà, liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai lâu nay xảy ra tại Việt Nam, mà gia đình bà là một trường hợp điển hình, bà có thể cho biết thêm về hòan cảnh mà giòng họ mình đang phải đối mặt?
GS Thái Thị Kim Lan:
“Vấn đề khiếu kiện của chúng tôi đến nay đã hơn 20 năm rồi, việc xin tranh tụng, lại đất đai bị lấn chiếm trên đất hương hỏa của gia tộc chúng tôi, công việc giải quyết của chính quyền càng làm cho chúng tôi vô vọng, vì những điều lẽ ra phải rất xứng đáng, và hợp lý, thì lại gây cú sốc cho chúng tôi. Tất cả những khiếu nại của chúng tôi đã đến hồi kết thúc, vì họ thấy được cái sai của mình, sau khi hủy bỏ giấy cho phép phía những người chiếm đoạt đất của chúng tôi, thì họ cấp lại giấy chứng nhận đó, như là lúc khởi đầu vụ kiện, điều đó cho thấy là chính quyền không bao giờ để ý đến tính cách pháp lý của các văn bản mà họ đã ký , và dùng quyền lực để buộc chúng tôi phải tuân theo.”
Đỗ Hiếu: Với những khó khăn dồn dập, là một phụ nữ mà phải đương đầu với các thế lực, bà có nghỉ rằng mình đang đối phó với bạo lực, cường quyền không?
GS Thái Thị Kim Lan:
“Đối phó với họ, tôi đã thấy trước điều đó, là một phụ nữ được nhiều người nhìn với con mắt thương hại, nhưng tôi nghỉ là phụ nữ hay nam giới, ai nấy cũng cần phải có sức mạnh để bày tỏ quan điểm của mình, tranh đấu cho lẽ phải và có tâm hồn, quyết tâm đòi cho được công bằng, lẽ phải. Tôi là phụ nữ, nhưng lại lao tâm, khổ tứ, đem hết nghị lực và tâm tư vào công việc, mà tôi cho là một công việc về tâm linh và văn hóa, chứ không phải chỉ là việc đòi đất đai mà thôi.
Di sản do tổ tiên chúng tôi để lại, nên cố gắng gìn giữ nó, chuyện bảo vệ di sản văn hóa gia đình cũng giống như việc bảo vệ văn hóa và di sản của đất nước vậy. Hai điều này hẳn không xa nhauGS Thái Thị Kim Lan
Di sản do tổ tiên chúng tôi để lại, nên cố gắng gìn giữ nó, chuyện bảo vệ di sản văn hóa gia đình cũng giống như việc bảo vệ văn hóa và di sản của đất nước vậy. Hai điều này hẳn không xa nhau, tất cả mọi người đều thấy là tôi đã hy sinh như thế nào, trong gia đình cũng như bạn bè đều thấy, đây là một cố gắng vượt sức tưởng tượng, nhiều người khuyên tôi nên bỏ cuộc, vì lâu nay tôi chỉ biết làm thơ, viết văn về chuyện bảo vệ văn hóa, tâm linh thì tôi coi đó là một bổn phận”.
Tiếng nói chung cho những người thấp cổ, bé miệng
Đỗ Hiếu: Với quyết tâm tranh đấu đòi công bằng, lẻ phải, lên tiếng cho những người thấp cổ, bé miệng, bà có ngại sẽ gặp nguy hiểm không?
GS Thái Thị Kim Lan:
“Câu hỏi đưa ra một điều rất hay, đó là nói giùm cho những người thấp cổ, bé miệng, quả thật như vậy, vì nếu tôi không mạnh dạn để nhẫn nại, hơn 20 năm đi khiếu kiện, thì trong gia tộc tôi không ai dám làm cả, vì mọi người đều sợ hãi, luôn nghỉ rằng họ không bao giờ thành công. Tôi muốn chứng minh đây là sự cố gắng, gây niềm tin, sức ấm, trong việc chúng ta hy sinh cho lẽ phải, nếu cần thì phải hy sinh thôi.
...đó là nói giùm cho những người thấp cổ, bé miệng, quả thật như vậy, vì nếu tôi không mạnh dạn để nhẫn nại, hơn 20 năm đi khiếu kiện, thì trong gia tộc tôi không ai dám làm cả, vì mọi người đều sợ hãi, luôn nghỉ rằng họ không bao giờ thành công.GS Thái Thị Kim Lan
Dĩ nhiên là tôi có tất cả mọi sự sợ hãi, nhưng không làm tôi nhụt đi cái ý chí, cái nhiệt tâm làm thế nào bênh vực cho sự công bằng, có thể làm gương cho nhiều người khác, để họ thấy là dù có bị áp bức thế nào, thì cũng không bị sức mạnh làm lùi bước, mà phải bỏ cuộc. Tôi thường nói với bạn bè là nếu tôi sợ hãi, thì mọi người trong gia tộc tôi sẽ vô vọng, nếu không nói quá, thì thật tôi là niềm hy vọng cho nhiều người trong gia tộc ở Huế. Tôi muốn đem hết tấm lòng và sức lực của tôi, mà không quản ngại.”
Đỗ Hiếu: Bà có điều gì chia sẽ hay giải bày thêm không?
GS Thái Thị Kim Lan:
“Điều tôi muốn nhấn mạnh là có nhiều người đặt câu hỏi tại sao hai năm nay Thái Kim Lan lại bỏ công việc của mình, thật sự là tôi ít viết, mà lại dành thời giờ làm đơn khiếu nại, nhiều hơn là tham khảo và nghiên cứu. Nhiều người bạn thường nói “đó thấy chưa, không có kết quả gì cả”, nhưng tôi nghĩ ngược lại là nếu tôi sợ kẻ ác, họ đe dọa, đánh đập tôi, phá hủy nhà thờ từ đường của chúng tôi, mà tôi lại bỏ trốn, không có mặt tại thực đại để xem, ở lại đó chờ xem họ có tiếp tục phá hay không. Nếu không làm chuyện ấy, thì tất nhiên tôi chấp nhận cái ác sẽ thắng, cái thiện sẽ thua, như vậy là mình chịu thua cái ác, nhưng chúng tôi muốn điều thiện phải được thực hiện.
Dĩ nhiên là tôi có tất cả mọi sự sợ hãi, nhưng không làm tôi nhụt đi cái ý chí, cái nhiệt tâm làm thế nào bênh vực cho sự công bằng, có thể làm gương cho nhiều người khác, để họ thấy là dù có bị áp bức thế nào, thì cũng không bị sức mạnh làm lùi bước, mà phải bỏ cuộc.GS Thái Thị Kim Lan
Đó là lý do tại sao tôi dấn thân, lấy sức lực và tâm lực của mình vì đây là một công việc văn hóa nữa, vì thế không thể nào nhượng bộ, để người ta làm điều sái văn hóa, như phá hủy từ đường, tồn tại gần 200 năm , đó là di sản quý báu của gia đình chúng tôi. Ngoài chuyện đất đai, còn phải kể đến vấn đề môi trường, môi sinh, và con người xung quanh đó, cần phải được bảo vệ. Đời sống người dân cần được nâng cáo giá trị văn hóa, trong chuyện tranh đấu này, tôi muốn thuyết phục rằng tâm linh và văn hóa phải có một vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng người Việt ở đây.
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Giáo Sư Thái Thị Kim Lan về cuộc trao đổi dành cho RFA, hôm nay.
Nguồn: RFA Tiếng Việt.
Thật xúc động khi đọc bài này. Cám ơn GS Thái Thị Kim Lan rất nhiều. Chỉ cần nhìn cô, một Tiến sĩ Triết học, đang đấu tranh cho cái gì, cho ai... người ta không cần phải tranh luận câu hỏi "thế nào là trí thức?" nữa!
Trả lờiXóa"Tâm linh và văn hóa phải có một vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng người Việt!". Cám ơn cô rất nhiều, vì cô đã dám sống và thậm chí dám chết cho lời tuyên bố này. Kính chúc cô nhiều sức khỏe để tiếp tục phụng sự quê hương.