Tiến sĩ Lê Minh Phiếu:
Nên xem xét khởi kiện vụ ngư dân bị bắt
TT - Việc Trung Quốc giam giữ 21 ngư dân và hai tàu cá Việt Nam số hiệu QNg66101TS và QNg 66074TS không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế, bởi vùng biển các ngư dân này đánh bắt thuộc quyền chủ quyền VN.
Bất chấp những khó khăn, người dân Lý Sơn vẫn bám biển, đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa - Ảnh: T.Thành |
Thậm chí cho dù vùng biển đó trong tình trạng tranh chấp thì Trung Quốc cũng không có quyền giam giữ ngư dân Việt Nam.
Vùng biển nơi các ngư dân bị bắt là thuộc Việt Nam
Không nên nộp tiền bảo lãnh Vùng biển mà hai tàu QNg66101TS và QNg 66074TS và các thành viên bị Trung Quốc bắt giữ là thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc Việt Nam nộp tiền bảo lãnh hay một khoản bảo đảm tài chính có thể sẽ bị Trung Quốc viện cớ để giải thích theo estoppel rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa. (Estoppel là một nguyên tắc, theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hành động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hành động trước kia). |
Trong suốt chiều dài của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa.
Dù Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo này bằng vũ lực, nhưng theo luật quốc tế, đặc biệt là nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với Hoàng Sa.
Do vậy, trên bình diện pháp lý, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo điều 56 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển quốc tế (UNCLOS), đối với vùng biển thuộc vùng đảo Hoàng Sa, Việt Nam có “các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió”.
Do vậy, các ngư dân Việt Nam đánh bắt cá xung quanh quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn phù hợp với quy định của UNCLOS. Việc Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân và hai tàu cá của Việt Nam, khi những người này đang tiến hành đánh bắt trên vùng biển thuộc Hoàng Sa, là trái với luật pháp quốc tế.
Hơn nữa, việc bắt giữ này cũng trái với Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên biển Đông được ký kết giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc năm 2002.
Giam giữ ngư dân là trái luật quốc tế
Đương nhiên vùng biển xung quanh Hoàng Sa là thuộc Việt Nam. Nhưng vì Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa và cho rằng vùng biển xung quanh Hoàng Sa là trong tình trạng tranh chấp, thì việc bắt giữ hai tàu QNg66101TS và QNg 66074TS trong vùng biển đang tranh chấp cũng trái với luật quốc tế.
Điều 73, khoản 3 của UNCLOS quy định: “Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác”.
Điều luật nói trên được áp dụng đối với tàu của nước này hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác. Nếu ngư dân của Việt Nam đánh bắt vào vùng biển hoàn toàn và rõ ràng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng không được quyền tống giam hay áp dụng một hình phạt thân thể đối với ngư dân Việt Nam.
Do vậy, trong một vùng biển rõ ràng thuộc về mình mà Trung Quốc không có quyền làm vậy, thì Trung Quốc càng không thể làm như thế trong vùng biển Hoàng Sa vốn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.
Xem xét việc khởi kiện ra tòa án quốc tế về Luật biển
Theo điều 292 của UNCLOS, quốc gia mà chiếc tàu bị bắt mang cờ có thể khởi kiện nước bắt giữ tàu trước tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), nếu hai quốc gia này đều là thành viên của UNCLOS. ITLOS theo đó có thể yêu cầu quốc gia đã bắt giữ nhanh chóng trả tự do cho tàu cũng như thành viên của tàu.
Trên thực tế, ITLOS đã giải quyết rất nhiều vụ kiện giữa các quốc gia thành viên và đã yêu cầu nhiều quốc gia trả tự do những con tàu và thành viên của tàu đã bị bắt. Kể từ lúc thành lập vào năm 1996 đến nay, trong số 19 vụ kiện mà ITLOS thụ lý, có không dưới chín vụ kiện liên quan đến yêu cầu trả tự do cho thuyền và thuyền viên bị bắt giữ.
Do vậy, cùng với việc yêu cầu thông qua con đường ngoại giao, việc khởi kiện ra ITLOS để yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho hai con tàu và những thuyền viên là điều cần nghiên cứu, xem xét.
Hỗ trợ gia đình ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ Chiều 27-3, bà Phạm Thị Hương - phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) - đã đến gia đình của 21 ngư dân đi trên hai tàu cá QNg 66074 TS và QNg 66101 TS bị Trung Quốc bắt giữ trái phép vào ngày 3-3 để thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ mỗi hộ là 2.250.000 đồng. Bà Hương cho biết tổng số tiền 47 triệu đồng này được trích từ ngân sách địa phương để hỗ trợ đột xuất cho các gia đình 21 ngư dân vượt qua khó khăn trước mắt. Bà Hương cho biết huyện vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu Trung Quốc thả ngay, thả vô điều kiện đối với 21 ngư dân cùng hai tàu cá mà phía Trung Quốc bắt giữ trái phép ngay trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. VÕ MINH |
TS LÊ MINH PHIẾU
Nguồn: Tuổi Trẻ.
* Ghi chú của Ba Sàm: TS Lê Minh Phiếu là thành viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, một nhóm “tự phát” gồm nhiều anh chị em trí thức trẻ trong và ngoài nước được thành lập từ nhiều năm trước, có trang web: seasfoundation.org.
Năm 2008, khi đang du học tại Pháp, Lê Minh Phiếu đã được chọn làm người tham gia rước ngọn đuốc cho thế vận hội Olympic Bắc Kinh, chặng qua Việt Nam, nhưng anh đã gây chấn động dư luận khi gửi một bức thư ngỏ tới Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế để phản đối Trung Quốc chính trị hóa sự kiện này. Thế rồi, có lẽ có những kẻ đã làm theo chỉ thị của Bắc Kinh, tìm cớ không để cho Lê Minh Phiếu được rước đuốc.
Olympic Bắc Kinh 2008 đã trở thành một thế vận hội ồn ào, nhiều gian dối và ô nhục nhất trong lịch sử khi khắp thế giới nổi lên những làn sóng tẩy chay, lên án chế độ cai trị tàn bạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh với người dân Tây Tạng. Nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đã tẩy chay hoặc viện lý do để không đến dự thế vận hội này. Còn ở ngay chính nơi mà có lẽ Bắc Kinh tự coi như “sân sau” của mình, làn sóng phẫn nộ cũng không kém.
Đây là đề nghị rất xác đáng!
Trả lờiXóaNên làm ngay. Đề nghị TS Lê Minh Phiếu đứng ra thành lập một đoàn luật sư, nhân sỹ chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ngay đi.
Đoàn này sẽ kêu gọi sự hổ trợ tài chính của nhân nhân để theo dỏi vụ kiện.
Chính xác! Nhân dân trong và ngoài nước sẽ ủng hộ.
XóaNhà nước bận nhiều việc và có khi ngại về vấn đề gì đó... nên khó tham gia.Tôi thông cảm!
Nhân dân chúng ta tự kiện cũng được.
Việc làm này cũng chính là thể hiện chủ quyền của VN ở quần đảo Hoàng sa - Trường sa
Trả lờiXóaNhân dân chắc chắn sẽ ủng hộ
Nhà nước nhất định phải tham gia thể hiện hành đông đi đôi với lời nói bấy lâu nay.
TH
Rất ủng hộ TS Lê Minh Phiếu,nếu có ai đứng ra ngăn cản thì kẻ đó chính là bọn cướp và bán nước
Trả lờiXóatôi ủng hộ việc làm này
Trả lờiXóaHoan nghênh TS Lê Minh Phiếu! Tôi mong rằng các trí thức khác cùng lên tiếng và thành lập Nhóm Luật sư và Nhân sỹ trí thức ngay để xem xét việc khởi kiện. Tôi xin góp phần bé nhỏ (tài chính và tinh thần).
Trả lờiXóaĐề nghị nhà nước và toàn thể Nhân dân cùng tham gia/ ủng hộ TS Lê minh Hiếu khởi kiện vụ án này. Trung Quốc không thể bắt nạt VN mãi được
Trả lờiXóaNộp đơn ở đâu hả các bác? Nộp cho TQ hay LHQ hoặc Tòa án Công lý quốc tế?
Trả lờiXóaTrời đất! Thằng TQ chính là ăn cướp mà bạn Nặc danh Mar 28, 2012 07:09 AM nghĩ rằng sẽ nộp cho TQ.
XóaDĩ nhiên là chúng ta nộp cho LHQ rồi bạn ạ.
Lâu lâu lại xuất hiện nhóm chữ "chủ quyền và quyền tài phán của VN trên Hoàng Sa-Trường Sa". Nhân xin hỏi các bác, ai biết giải thích giúp : "quyền tài phán".. cụ thể là gì ? Xin cảm ơn .
Trả lờiXóa"Theo điều 292 của UNCLOS, quốc gia mà chiếc tàu bị bắt mang cờ có thể khởi kiện nước bắt giữ tàu trước tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), nếu hai quốc gia này đều là thành viên của UNCLOS." Như vậy chỉ một chính phủ, trên danh nghĩa đại diện một quốc gia, mới có thể khởi kiện tại ITLOS thôi các bác ạ. Còn người dân chúng ta thì chỉ có thể kiện... chính phủ của mình tại Tòa án Nhân dân Tối cao VN.
Trả lờiXóaÝ kiến của TS. Phiếu rất xác đáng. Có lẽ Trung Quốc cứ cố tình bắt bớ ngư dân VN, xâm phạm lãnh hải VN trong thời gian qua chính là để giăng "cái bẫy Estoppel" - mặc dù điều này chẳng đem lại bao nhiêu lợi ích kinh tế trước mắt cho họ, còn làm xấu đi hình ảnh của họ trước quốc tế và khu vực rất nhiều. Rất xót xa cho những ngư dân đang bị giam cầm, nhưng đúng là VN không thể khinh xuất rơi vào cái bẫy đó. Chỉ còn nước là kiện ra Tòa án quốc tế.
Nghe tên Lê Minh Phiếu rất quen, mãi đến khi đọc lời nhắc của Anh Ba Sàm mới nhớ ra. Hành động của anh Phiếu năm 2008 vừa trí tuệ vừa rất dũng cảm!
Nghe đâu ông TS này học ở nước ngoài về và am hiểu tình hình, lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa. Đã có ý kiến thì theo tôi, Tiến sĩ Phiếu nên chỉ dẫn đường đi nước bước kiện cáo thế nào, ai sẽ đứng đơn, nộp đơn ở đâu, qua đường lối nào là hữu hiệu nhất và nhất là ta phải thắng kiện để cắt đứt cái nọc TQ hay bắt ngư dân VN hoạt động làm ăn trong vùng lãnh hải của ta. Việc làm của ông TS chắc được nhân dân đồng tình .
XóaMong lắm thay .
cái bẫy Estoppel" !
XóaỦa Ngư dân mình đã "nộp phạt" cho Tàu về vụ bắt bớ này nhiều rồi. Không tin, hãy xem phim HS-nỗi đau mất mát sẽ thấy/
Kiện ở đâu mới đuợc chứ ? chẳng lẻ mang lên toàn án TQ ?
Trả lờiXóaTôi ủng hộ Lê Minh Phiếu. VN ta phải kiện Trung quốc.
Trả lờiXóaLê Minh Phiếu ngày trước có rất nhiều bài viết về HS,TS, Biển Đông đang trên BBC, Tuần Việt nam . Nhưng 2 năm nay thấy vắng hẳn.
Trả lờiXóaMong Phiếu vẫn luôn giữ được nhiệt huyết với vận mệnh dân tộc.
RẤT ĐÚNG, CẦN PHẢI KHỞI KIỆN LÊN LHQ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN, QUYỀN TÀI PHÁN VÀ VỊ TRÍ ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA TA TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ !.
Trả lờiXóa