Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

NHẬT KÝ MỘT NGÀY ĐẶC BIỆT CỦA PHƯƠNG BÍCH

Lời dẫn của NXD-blog: 
Hôm nay là một ngày đặc biệt của Phương Bích. Đầu giờ buổi chiều là một Giấy Báo tin liên quan đến chuyện biểu tình. Giấy này ký từ ngày 9.3 mà đến hôm nay 29.3, tròn 20 ngày mới đến nơi. Giấy này để trả lời cái Đơn hôm 3.1. Thế mới biết xa thật là xa giữa hai đầu nội thành Hà Nội. Và lâu thật là lâu, tiếng vọng của người dân tới chốn công quyền. Cuối chiều, chị giúp cha trả lời bà Phó bí thư chi bộ về việc xin - cho huy hiệu. 

Dưới đây là nhật ký của Phương Bích:

Cơ chế xin cho và cái huy hiệu

Chi bộ vừa đưa cái tờ khai đề nghị tặng huy hiệu đảng cho bố tôi, trong đó có nói xét quá trình...tôi tự thấy mình xứng đáng....đề nghị...tặng huy hiệu đảng, đại để là như vậy. Vì cụ tôi đang nằm trên giường bệnh, không ngồi dậy được nên cụ phải đọc cho tôi viết hộ. Cụ giương mục kỉnh lên xem rồi lưỡng lự:

-  Thôi bố chả cần đâu, nhưng sợ...

-  Bố sợ cái gì nào? Bây giờ bố chỉ cần sợ có mỗi một cái là có ngồi dậy được hay không thôi. Bố cứ bảo thấy xứng đáng thì tặng chứ tôi chả xin, ai lại đi xin...mà xin cái gì cơ chứ, xin cái huy hiệu ???

Bố đồng ý cái rụp. Tôi nhảy cẫng lên, cầm tờ khai chạy một mạch lên giả cho chi bộ, bảo bố cháu không đề nghị đâu. Chi bộ hốt hoảng bảo:

-  Không! Đây là mẫu thôi mà.

-  Mẫu bố cháu cũng không đề nghị. Kỳ lắm. Cô cứ bảo với phường là cụ không đề nghị đâu. 
Bà phó bí thư tần ngần cầm tờ khai, vẻ khó xử lắm. Tôi cười bảo:

-  Mà đảng vẫn quen kiểu xin cho rồi, cứ là phải xin mới cho cơ. Lớp trẻ nó còn phấn đấu thì nó xin, chứ bố cháu chín mươi tuổi rồi còn phấn đấu cái gì mà xin nữa hả cô?

Tôi về kể cho bố nghe, cụ cười rung cả người. Giời đất, chín mươi tuổi còn xin cái huy hiệu để làm gì ạ?



Và đây là GiẤY BÁO TIN, nhận được lúc 14h chiều, qua khe cửa 


25 nhận xét :

  1. Tuyệt quá, cứ phải đòi hỏi công bằng pháp luật giữa dân và cơ quan chính quyền. Chúc mừng chị Phương Bích.

    Trả lờiXóa
  2. Cũng được việc đấy chứ,
    một ngày mà được hai cái nửa việc
    cũng là một ngày lành rồi,
    nhất là hai cái nửa việc ấy
    nó không làm bực mình.

    Trả lờiXóa
  3. Ui giời ui, sướng thế, thảo nào phương Bích chớp ảnh cười tười hơn hớn. hề hề.

    Trả lờiXóa
  4. Giấy báo tin ký ngày 9.3 mà đến ngày 29.3 mới đến tay người nhận ở ngay cùng thành phố. Đường tắc quá bác Diện nhỉ.

    Hơn nữa, cách xưng hô đ/c chỉ để dùng trong đảng, nhưng ở đây viện kiểm sát cưỡng bức người dân sử dụng từ đồng chí (đ/c giám thị trại giam, đ/c giám đốc CA TP), bất kể người dân có đồng cái chí của các bác ấy hay không.

    Trả lờiXóa
  5. Lại vẫn chuyện đá qua dá lại, chuyền tới chuyền lui.
    Nhưng dù sao cũng cứ sòng phẳng với dân cái đã.
    Chúc chị P.Bích tiến dần đến thắng lợi mong muốn.
    Việc của ông cụ mà chị thuyết phục được để ông cụ cười khì thì nhất chị rồi đấy, phải bỏ cái kiểu xin cho ấy đi...

    TH

    Trả lờiXóa
  6. Đây chính là 1 liều "thuốc ngủ" nhẹ, mà chính quyền muốn tặng cho cô Bích, nhằm thử xem cô có "dễ ngủ" không đấy.

    Cô đừng ngủ, cô nhé. Hãy tỉnh táo !

    Trả lờiXóa
  7. Chời chời! Cái đơn này Phương Bích bắt đầu gởi lần 1 từ tháng 9/2011 cơ đấy.

    Giấy báo tin này chuyển từ Viện kiểm nhân dân tp Hà Nội mất 20 ngày mới tới nhà Phương Bích lí do một phần cũng tại... chưa làm tốt công tác DS - KHHGĐ, he he.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Hiền Giang ơi, em đã gửi đơn lần thứ 3 và kèm theo một cái thư yêu cầu phải trả lời rồi đấy chứ ạ. Và đây cũng là động thái đầu tiên từ phía chính quyền sau hơn 5 tháng gửi đơn đấy ạ

      Xóa
  8. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120328_leaders_journalist_association.shtml

    Theo TS A thì “Trong một chế độ độc tài thì chỉ có những kẻ tồi tệ mới leo lên các vị trí cao,”

    Tôi cũng ủng hộ sáng kiến của chị Phương Bích về kiểu xin cho. Cũng giống như khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ra rút tiền thì điền mẫu "giấy lĩnh tiền". Tiền của mình, gửi vào NH sau đó yêu cầu rút ra thì phải là "rút tiền" chứ phải tiền ai cho hay lương đâu mà LĨNH.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công dân miệt vườnlúc 05:58 30 tháng 3, 2012

      Giấy báo từ đầu này tới đầu kia của HN đi mất 20 ngày. Chi PB có nhận được tiền chắc phải mất 2 năm .

      Xóa
    2. Toàn chuyện tức cười cái rụp! Cười này là kiểu cười của Bọ Lập đây!
      Chúc mừng cụ già 90 tuổi, không cần xin huy hiệu mong cụ sống lâu và khỏe. Chúc mừng PB dù là chậm vẫn hơn là không có cái giấy này!Hi hi...

      Xóa
  9. Hà Tĩnh quê choa!lúc 09:20 30 tháng 3, 2012

    Đọc cười ra nước mắt! Chỉ có ở VN!!?

    Trả lờiXóa
  10. Hi...Hi..... Anh mừng cho em Phương Bích, vì dẫu sao cũng CHƯA BỊ chuyển đổi giới tính như GS Nguyễn Thị Huệ và ÔNG Trịnh Kim Tuyến !.

    Trả lờiXóa
  11. Một ngày bằng...mấy trăm năm hỡi người!

    Trả lờiXóa
  12. ĐỪNG VỘI MỪNG - HỒI SAU SẼ RÕ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồi sau ra sao thì ra, họ chỉ có thể đánh bài "lờ" hoặc quanh quẩn là cùng, chứ chắc chắn họ chẳng thể đưa ra chứng cớ gì để kết tội tôi cả. Dù cho họ có thể lờ đi, nhưng lịch sử sẽ phán xét những việc làm của họ.

      Xóa
  13. "Ở hai đầu nỗi nhớ" thế này là nhanh so với thập kỷ 40 của 2-3 thế kỷ trước đấy bacs Diện à!

    Trả lờiXóa
  14. Muốn nhận bất cứ cái gi của đảng dù là cho hay tặng,thưởng gì thì cũng phải làm đơn xin chứ.không phải mua là tốt lắm dồi!
    Chỉ có nhận quyết định kỷ luật, cắt trức hay khởi tố là không phải làm đơn đâu

    Trả lờiXóa
  15. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120330/khong-the-cham-tre.aspx


    Không thể chậm trễ
    30/03/2012 3:51
    Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc...

    Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã "tranh thủ" giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN"…

    Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách... bỏ cơm.

    Trên đây là câu chuyện có thật, được một học sinh VN tại Mỹ kể lại.

    Chúng ta không thể chê con cái chúng ta chậm, thực tế là người lớn chúng ta chậm, hay nói đúng ra là quá chậm.

    Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề trọng đại của cả dân tộc và các thế hệ người VN, nhưng dường như chúng ta chưa có kế hoạch toàn diện một cách bài bản. Câu chuyện trên đây chỉ là một trong những điểm yếu. Nhìn lại toàn bộ chương trình lịch sử ở cả 3 cấp học, không có chương nào, bài nào nêu rõ quá trình làm chủ không thể chối cãi và quá trình khai thác Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta; quá trình lấn chiếm có “lộ trình” của TQ… Hoàng Sa, Trường Sa có chăng chỉ là một vài câu chữ ở môn địa lý. Tìm hiểu thêm trên các website chính thức, không thấy có trang nào hệ thống các bằng chứng, lý lẽ của VN trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, mạch lạc để học sinh và người dân (không phải là các học giả) có thể lấy đó làm vũ khí lý luận, đấu tranh mọi lúc mọi nơi.

    Hàng trăm ngàn du học sinh chúng ta hiện đang học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Lực lượng này có thể làm cho giới trẻ quốc tế, những nhà lãnh đạo tương lai của thế giới hiểu đúng và ủng hộ chúng ta trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tài liệu không đầy đủ thì kêu gọi con cái chúng ta làm thế nào để chiến thắng?

    Vấn đề là làm sao để câu chuyện "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN" không chỉ là khẩu hiệu mà đi kèm theo đó phải là những luận cứ thuyết phục ăn sâu vào máu thịt của từng người VN.

    Cái trước mắt có thể làm được ngay là đưa các bài học lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp, từ tiểu học cho đến đại học; tùy theo trình độ hiểu biết của người học mà biên soạn nội dung phù hợp. Qua các website chính thức, trang bị ngay cho học sinh, nhất là du học sinh VN, những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dịch ra nhiều thứ tiếng để du học sinh trên toàn thế giới có thể sử dụng làm tư liệu trong các bài thuyết trình, giới thiệu với bạn bè quốc tế về các bằng chứng của VN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong trường hợp của cô bé du sinh VN trên, biện pháp giải quyết quá dễ: Nói với bạn học đồng hương người Việt- con em của cộng đồng người Việt hải ngoại ở thành phố đó- một tiếng, bảo đảm họ sẽ tìm giúp những tư liệu về chủ quyền của VN tại HS-TS đến đập vào mặt đứa du sinh tàu phù kia không- đẹp- không- ăn- tiền, và chắc chắn cha mẹ nuôi Mỹ lúc đó sẽ trố mắt lên vì ngạc nhiên. Hãy tin tôi đi, cộng đồng NVHN không dễ bị bắt nạt hay "cả vú lấp miệng em"trong mặt trận tư tưởng văn hoá ấy đâu.

      Xóa
  16. + Cơ quan công quyền họ đã buộc phải làm một việc mà không hề muốn làm. Dù sao thì muộc vẫn còn hơn không.
    + Cụ tuy tuối cao nhưng vẫn còn sáng suốt lắm.

    Trả lờiXóa
  17. Ngư dân bị Trung Quốc bắt: Bán nhà chuộc người thân
    Xem tin gốc
    Dân Việt - 10 giờ trước 2296 lượt xem 1 tin đăng lại
    (Dân Việt) - “Chúng tôi định bán nhà để nộp 70.000 nhân dân tệ tiền chuộc như yêu cầu của phía Trung Quốc” - chị Lê Thị Phúc, vợ thuyền trưởng Trần Hiền (32 tuổi, ở Lý Sơn, Quảng Ngãi) nghẹn ngào nói.
    Facebook Twitter 12 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Bắt người để... đòi tiền

    Ngày 29.3, chị Nguyễn Thị Mai Trang (An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi) đau đớn kể lại: Hôm 1.3, tôi mới sinh con chưa được 3 tuần nhưng do trong nhà tiền bạc chẳng còn nên chồng tôi, anh Phan Văn Tân, đành để lại mẹ con tôi ở nhà, rồi xuống tàu ra biển. Hai ngày sau thì tàu bị Trung Quốc bắt. Chồng tôi và 10 ngư dân trên tàu (QNg - 66074, do ông Trần Hiền làm thuyền trưởng) bị giam giữ từ đó đến nay.
    ...
    http://www.baomoi.com/Ngu-dan-bi-Trung-Quoc-bat-Ban-nha-chuoc-nguoi-than/144/8171525.epi

    Trả lờiXóa
  18. chia sẻ tin vùa vui vừa mừng cho phương bích nhé

    Trả lờiXóa
  19. Trong họa có phúc, biết đâu những người mà nhận được cái huy hiệu này có lúc phải dấu thiệt....kĩ,

    Trả lờiXóa
  20. 10 tháng lương tối thiểu sao lại tương đương với 20 triệu đồng, 8tr300 ngàn chứ?

    Trả lờiXóa