Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

ĐÂY RỒI! CÁO ĐÃ THÒ ĐUÔI "KỊCH BẢN 5" RA RỒI

TQ nhắc lại 'cùng khai thác Trường Sa'

.

Tân đại sứ Trung Quốc ở Philippines trấn an rằng nước bà không có ý định dùng sức mạnh quân đội để đe dọa các nước có tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

Trong buổi họp báo ở tư dinh tại Manila, Đại sứ Mã Khắc Khanh nói với báo giới Philippines rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ để "tự vệ".
Bà nhắc lại lập trường là Trung Quốc muốn "cùng khai thác" trước khi giải quyết được tranh chấp.

"Chúng tôi không có tham vọng hay khả năng để đe dọa các nước...Những gì chúng tôi muốn làm là bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc, bảo vệ biên giới và chủ quyền," bà nói hôm thứ Năm.

Cùng khai thác

Được hỏi về kế hoạch gia tăng quân đội của Mỹ trong khu vực, bà nói Trung Quốc "đã phản ứng rất bình tĩnh".

"Châu Á Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc," bà tuyên bố.

Philippines gần đây kêu gọi tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, và sẽ tổ chức cuộc tập trận lớn với Washington vào tháng Tư ở đảo Luzon và Palawan.

Đại sứ Trung Quốc, người vừa nhậm chức hai tháng trước, cố gắng tỏ ra hòa nhã và nói quan hệ quân sự là chuyện nội bộ mỗi quốc gia.

"Tùy các bạn thôi, [để có] quan hệ quân sự, kinh tế với các nước khác. Mỗi nước có chính sách tùy theo điều kiện quốc gia của mình."

Trong cuộc họp báo đầu tiên của mình, đại sứ Trung Quốc nói nước bà hy vọng có thể "tìm ra cách để bắt đầu thương lượng" về việc cùng khai thác ở Biển Đông.
"Là người Trung Quốc, chúng tôi kiên nhẫn. Nhưng với sự kiên nhẫn, khôn ngoan và thiện chí, chúng ta rồi cũng sẽ tìm ra cách."
Đại sứ Ma Keqing

"Là người Trung Quốc, chúng tôi kiên nhẫn. Nhưng với sự kiên nhẫn, khôn ngoan và thiện chí, chúng ta rồi cũng sẽ tìm ra cách."

"Trong khi chưa có giải pháp chung cuộc [cho tranh chấp Trường Sa], chúng ta nên gác lại khác biệt và cùng hợp tác."

Khi được hỏi Trung Quốc có định tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), đại sứ Trung Quốc nói nước bà "không chống lại cách diễn dịch cuộc tranh chấp dựa trên các quy định".

"Nhưng người ta không thể chỉ áp dụng vài điều của UNCLOS mà lại bỏ qua những điều khoản khác."

"UNCLOS chỉ là một hiệp định. Còn có những hiệp định khác," bà nói.

Mới đây nhất, ngày 6/3, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nhắc lại "có thể gác lại bất đồng, cùng khai thác trước khi giải quyết tranh chấp".

Việt Nam phản đối

Cũng trong ngày thứ Năm, từ Hà Nội, người phát ngôn ngoại giao của Việt Nam lên tiếng phản đối các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Thông cáo của ông Lương Thanh Nghị liệt kê một loạt "vi phạm" của Trung Quốc.

Trong đó có việc "Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 01 hải lý."

Ông Nghị nhắc lại: "Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam."

"Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông."

Lập trường của Trung Quốc lâu nay là không đàm phán với Việt Nam về Hoàng Sa, quần đảo mà nước này chiếm được sau trận đánh với Hải quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974.


Nguyễn Xuân Diện:
Ngày 26.4.2011, tại Hội thảo quốc gia về “Tranh chấp chủ quyền tại biển Đông: Lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế", GS Lê Văn Cương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Khoa học Công an - Bộ Công an, đưa ra 4 kịch bản cho tình hình biển Đông từ nay đến năm 2020. 

Một là, tình hình khu vực sẽ tốt hơn hiện nay nếu như các bên, đặc biệt là Trung Quốc, hành xử đúng theo những gì mình đã nói, đó là “tạo dựng biển Đông thành một vùng biển hòa bình và hợp tác”.
Hai là, tình hình sẽ cơ bản như hiện nay, quá trình hợp tác và đấu tranh tiếp tục và đan xen lẫn nhau.

Ba là, tình hình xấu hơn hiện nay, tức mặt xung đột, tranh chấp nhiều hơn hợp tác nhưng chưa có xung đột quy mô lớn.

Bốn là, xảy ra xung đột lớn.
Theo GS Lê Văn Cương, kịch bản thứ ba có khả năng diễn ra nhiều hơn nếu các bên không có những nỗ lực kịp thời. (Hết lời dẫn từ báo Người Lao Động).
Khi Tướng Lê Văn Cương phát biểu xong, đến lượt Ông Dương Danh Dy (Nguyên Tổng lãnh sự VN tại Quảng Châu) phát biểu cho rằng: Có một kịch bản nữa. Kịch bản thứ 5. Và kịch bản này sẽ thực hiện đầu tiên. Đó là "Gác tranh chấp, cùng khai thác". Và với kịch bản này thì rất dễ mắc mưu họ. 


12 nhận xét :

  1. Tôi thấy kịch bản mà ông Dương Danh Dy nói,chẳng khác gì là kịch bản bán Nước...

    Tôi nói có đúng không thử ngẫm nghĩ xem!

    Trả lờiXóa
  2. "Có một kịch bản nữa. Kịch bản thứ 5. Và kịch bản này sẽ thực hiện đầu tiên. Đó là "Gác tranh chấp, cùng khai thác". Và với kịch bản này thì...."

    Ô hô ai tai....

    Trả lờiXóa
  3. VN chọn kịch bản 5 à ?

    Trả lờiXóa
  4. Tôi thấy GS Lê Văn Cương có những đánh giá rất xác đáng. Ông nói có khả năng kịch bản thứ ba diễn ra nhưng với điều kiện các bên có những nỗ lực kịp thời, tức vẫn không trừ giải pháp thứ tư. Cho dù với xác suất xảy ra không lớn. Vì thế, Việt Nam nên chuẩn bị tinh thần, tăng cường cảnh giác đừng để mấy chữ "vàng khè" lừa bịp.
    Còn kịch bản thứ năm thực ra là kịch bản zero TQ đã đưa ra từ tám hoánh rồi. Và Tổng Thống Philipin đã mắc lỡm (mắc lỡm nhiều phần cũng do chị ta nhận được khá nhiều ân huệ của TQ). Ở vấn đề này phải nói chính quyền Việt Nam tinh tường hơn nhiều.
    Theo tôi chả có cái gọi là kịch bản thứ năm "Gác tranh chấp, cùng khai thác". Mà phải nói thực sự đây là màn kịch đã diễn ra và sẽ tiếp diễn để các bên liên quan (Các nước Đông Nam Á, Mỹ, Âu Châu) trừ TQ mua vui. Trung Quốc diễn cho chúng ta mua vui nhưng họ không hề có thời gian giải trí: rồi tàu Hải Giám sẽ càng nhiều hơn, càng táo bạo hơn, càng thực hiện việc "biến cái không hề có tranh chấp thành cái tranh chấp để mở rộng vùng tranh chấp và trịch thượng "ông để yên cho mày vùng đó là phúc tổ nhà mày rồi mà mày còn đòi tranh chấp với ông vùng khác". Họ sẽ củng cố các khu Hoàng Sa, các đảo đã chiếm đưa tiếp liệu quân sự tới đó, họ đã đưa vào khai thác các dàn khoan khủng,...

    Theo tôi, việc của Việt Nam là mềm mỏng nhưng không hèn nhát. Phải cương quyết.
    -Phải điều tàu quân sự đến để hỏi thăm dàn khoan TQ làm gì trên lãnh thổ chúng ta.
    -Phối hợp với Philipin yêu cầu TQ trả lời kỹ càng không lấp liếm về cái dàn khoan đó. Kết hợp với Philipin trong vấn đề quân sự để đối phó với dàn khoan. Ví dụ, ký kết là Phi đưa bao nhiêu tàu chiến ra ta đưa bao nhiêu tàu chiến ra.
    -Chuẩn bị lực lượng để tấn công phủ đầu. Hãy tấn công trước! Có thể thua về chiến thuật nhưng sẽ có lợi chiến lược lâu dài. Vả lại, theo tôi, chúng ta cũng khó mà thua. Cả một dãi biển dài dằng dằng như thế thì tàu chiến TQ phải đối phó với hàng ngàn dặm hải lý oanh tạc của Không Quân chúng ta. Đón đầu kia sẽ là tàu chiến của ta với Phi. Phủ đầu là yếu tố chính đưa TQ vào bàn nghị sự nghiêm túc. Tôi tin chắc nếu ta cứng thì TQ sẽ lùi. Họ tính toán chiến thuật, chiến lược cả. Mà phải cứng ngay bây giờ. Chứ sau đó có cứng lên cũng không xi nhê gì.
    Còn như bây giờ thì TQ vẫn ngang nhiên ra rả và cũng cố luận điểm chín đường lưỡi bò. Và chúng ta đã coi như mất biển...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thực sự cảm kích lòng yêu nước chân chính của bạn, nhưng còn một số vấn đề cần làm rõ: Thái độ về bảo vệ lãnh hải của quyền của lãnh đạo đương thời, có rõ ràng dứt khoát không? Sau đó mới nói đến lực và trí tuệ của đồng bào yêu nước chúng ta.

      Xóa
  5. Tôi đố ai có gan thử đề xuất với ông Hồ Cẩm Đào cùng "gác tranh chấp cùng hợp tác khai thac" gì đó ở đảo Hải Nam đó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đề xuất " này nghe hợp lý hợp tình lắm. Nhưng ta nên gọi là "Đông Hải" mới chính xác.

      Xóa
  6. Tôi nghĩ tôi nợ một lời xin lỗi ông Dương danh Dy. Hôm trước, đọc qua mấy bài kêu gọi "cùng khai thác" của Trung quốc, có lẽ tức giận sẵn rồi nên tôi hiểu lầm rằng ông Dy đồng ý với cái kịch bản "cùng khai thác" ấy. Mặc dù anh Diện đã không đăng cái "nhận xét" của tôi lúc đó và ông Dy cũng không bao giờ đọc, tôi vẫn thấy cần đính chính lại và xin lỗi ông ấy. Cám ơn anh Diện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hì hì, bác đã "mắc nợ" cụ Dương Danh Dy và đã "trả nợ" rồi đó. Tôi nghĩ cụ Dy nếu có biết bác nổi nóng như vậy chắc cũng mỉm cười và không trách gì bác đâu, có khi còn mừng thầm là khác vì điều đó chứng tỏ bác dứt khoát không thỏa hiệp với quân xâm lược.

      Xóa
  7. Lợi ích cốt lõi ; Dầu hỏa....

    TH

    Trả lờiXóa
  8. Lịch sử bốn nghìn năm nước ta đã biết đối phó với bành trướng của phong kiến phương Bắc. Đã đánh thắng tất tần tật các cuộc xâm lăng, còn giúp lương ăn, phương tiện cho đám tù-hàng binh về nước. "Bành trướng chết nết không chừa".
    VN ta biết hòa hiếu nhưng cũng biết cứng rắn. Bành trướng "mềm nắn rắn buông". Chúng ta biết phát huy sức mạnh tổng hợp: dọn sạch trong nhà để được đại đoàn kết đại thành công,đoàn kết ASEAN và quốc tế bằng chính nghĩa thắng gian tà, hợp đoàn bó đũa chống mưu mô xảo quyệt của bành trướng.
    Hai Sè Goòng.

    Trả lờiXóa
  9. ĐÁNH CHO ĐỂ DÀI TÓC
    ĐÁNH CHO ĐỂ ĐEN RĂNG
    ĐÁNH CHO NÓ CHÍCH LUÂN BẤT PHẢN
    ĐÁNH CHO NÓ PHIẾN GIÁP BẤT HOÀN
    ĐÁNH CHO SỬ TRI NAM QUỐC ANH HÙNG CHI BẤT CHỦ
    HỊCH ĐÁNH QUÂN THANH CỦA VUA QUANG TRUNG

    nghìn năm sau và mãi mãi muôn đời sau con dân nước việt mãi mãi ghi lòng tạc dạ lời hịch này

    Trả lờiXóa