Thưa chư vị,
Sáng 23.2 vừa qua tại 35 Điện Biên Phủ, Hà Nội, Viện Nghiên cứu công nghệ và phát triển SENA và Trung tâm Minh Triết đồng tổ chức Tọạ đàm khoa học VĂN HÓA VÀ HIẾN PHÁP với sự tham gia của: ông Nguyễn Văn An, cựu Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Ngọc Hiên, cựu PGĐ học viện Hành chính Quốc gia, GS Trần Thị Băng Thanh, TS Đinh Hoàng Thắng, GS Lê Sơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nhà báo Nhật Hoa Khanh, GS Trần Đình Huỳnh, GS. Nguyễn Vi Khải, GS Tô Duy Hợp, ông Dưong Danh Dy, GS Phạm Khiêm Ích, TS Nguyễn Xuân Diện.
Có 8 tham luận được trao đổi thảo luận tại hội thảo, của các tác giả: Tô Duy Hợp, Phạm Trọng Thanh, Nguyễn Khắc Mai, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Vi Khải, Đinh Hoàng Thắng, Đặng Hữu Hưng.
Được sự đồng ý của Ông Nguyễn Khắc Mai, GĐ Trung tâm Minh Triết, NXD-Blog trân trọng giới thiệu 3 bài tham luận của các tác giả: Tô Duy Hợp, Lại Nguyên Ân và Đinh Hoàng Thắng.
Bài 2: PHÁP TRỊ NHƯ ĐẲNG CẤP VĂN HÓA CỦA TÍNH CHÍNH THỐNG
Tác giả không hiểu lí do gì không dùng khái niệm nhà nước pháp quyền (Nhà nước pháp quyền được xây dựng trên nền tảng của chế độ pháp trị.). Tài liệu chính thống của Việt Nam (Từ điển luật, báo chí) đều dùng khái niệm này, và tôi nghĩ nếu không có lí do "khoa học hơn" thì TG cũng nên dùng thì dễ dàng hơn cho bạn đọc! Kể cả khái niệm "dụng pháp trị" với tôi cũng lạ hoắc. Tôi không giấu dốt, mong TG giải thích vì sao thêm chữ dụng vào đầu mà lại thành: "dùng pháp luật để cai trị"? Tôi đã đọc một bài của TS Nguyễn Sĩ Dũng về "Chế độ pháp trị" http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/128703/Che-do-phap-tri.html và tôi thấy cách giải thích ấy sáng sủa, dễ hiểu.
Trả lờiXóaHiện từ điển Luật Bộ tư pháp không dùng khái niệm tiếng Anh: "rule of law" (Đọc qua tôi thấy có sự khác biệt nhất định giữa hai khái niệm Anh và Đức!), mà dùng khái niệm "Rechtstaat". Nếu dịch từ khái niệm Đức ra Việt thì thực ra nếu từ nghĩa đơn thuần thì cũng chỉ hiểu là nhà nước hoạt động dựa vào luật pháp (Recht: luật pháp; Staat: nhà nước). Tôi xin trích dịch ngắn từ tài liệu chính thống Đức in phổ thông cho dân Đức (tôi không ghi cụ thể - tránh dài) để bạn đọc có thể tham khảo thêm: "Các yếu tố quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền là sự bảo đảm của luật pháp và sự công bằng. Để thực hiện nhà nước nhà nước pháp quyền có: 1. Phân chia quyền lực. Chức năng ban hành luật, thực hiện và xét xử qua thẩm phán của công quyền (quyền lực nhà nước) được giao phó cho các cơ quan biệt lập, không phụ thuộc vào nhau. 2. Gắn liền việc ban hành luật vào trật tự hiến pháp; Gắn liền cơ quan hành pháp và tư pháp vào Luật pháp và nguyên tắc pháp lý. 3. Tính hợp pháp của cơ quan hành chính. Chống lại các hành vi trái pháp luật của cơ quan hành chính thì người dân có sự bảo vệ của Tòa án.
TS. Đinh Hoàng Thắng trả lời:
XóaXin trả lời ngay giữa “pháp quyền” và “pháp trị” có sự khác nhau. TS. Nguyễn Sỹ Dũng từng viết: “Nhà nước pháp quyền được xây dựng trên nền tảng của chế độ pháp trị” trong bài báo bạn Tuyết Minh đã đề cập. Như vậy “pháp quyền” gắn với hình thức nhà nước, cách thức chính quyền quản trị quốc gia trên cơ sở tam quyền phân lập; còn “pháp trị” gắn với một trật tự luật pháp độc lập.
Theo luật gia danh tiếng người Anh, A. V. Dicey, “pháp trị, trước hết, có nghĩa là sự tuyệt đối thượng tôn luật pháp chứ không phải là ảnh hưởng của quyền lực chuyên chế, và loại bỏ hẳn tính độc đoán, các đặc quyền, và sự tùy tiện của nhà cầm quyền”.
Vấn đề tôi muốn nhấn mạnh tại Tọa đàm là tại sao Việt Nam có những cơ chế nghe rất “nổ”, nhưng chính những người kiến tạo ra nó cũng hoài nghi, thậm chí khẳng định tính chất “bất khả thi” của cái cơ chế “của dân, do dân, vì dân” đó. Nhận xét của ông Võ Văn Kiệt và băn khoăn của ông Lê Khả Phiêu có lẽ là điển hình nhất nói lên nghịch lý hiển nhiên ấy.
Câu trả lời chỉ có thể là: chúng ta còn tụt hậu quá xa so với lý tưởng của “pháp trị” (3 ý nghĩa như trong phát biểu), và nhất là chúng ta chưa có phương tiện trong tay để thi hành “pháp trị” (ngay khi thấm nhuần lý tưởng); đó chính là sự thiếu vắng một chính thể lập hiến (tức: chủ nghĩa hợp hiến, tức: các nguyên lý của thuyết hiến pháp trị). Rất tiếc, hiện có ít nhất ba cách chuyển ngữ từ gốc tiếng Anh “constituationalism” như vậy! Chúng ta sẽ bàn về tương quan giữa pháp trị và thuyết “hiến pháp trị” này trong quá trình bổ sung và sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam.
Xin lỗi bạn Tuyết Minh về sự rối rắm trong học thuyết về hiến pháp. Chữ “dụng pháp trị” (rule by law) là để phân biệt với pháp trị (rule of law). Các nhà làm luật nhiều lúc cũng “nổ” nhau về cách dùng từ và định nghĩa các khái niệm!!! Tiếc rằng bài trên mạng chỉ là những gạch đầu dòng để phát biểu, chứ chưa phải là để đăng báo; Xin cáo lỗi và cám ơn TS. Xuân Diện!
NGUYỄN XUÂN DIỆN:
*TS Đinh Hoàng Thắng trả lời bạn ngay sau khi đăng được vài giờ, tuy nhiên, vì thư ông bị chuyển vào phần Spam, nên đến lúc này mới đưa lên được. Kính mong TS Thắng và độc giả Tuyết Minh thông cảm.
Bài nói hay có nhiều cái mới. Tôi đọc thấy mấy ý này:
Trả lờiXóaCác đặc tính cơ bản của các pháp trị là:
i. Uy quyền tối cao của pháp luật, có nghĩa là tất cả mọi người (cá nhân và chính phủ) là đối tượng của pháp luật.
ii. Một khái niệm về công lý trong đó nhấn mạnh việc xét xử giữa các cá nhân, pháp luật dựa trên các tiêu chuẩn và tầm quan trọng của thủ tục.
iii. Hạn chế về việc thực hiện quyền lực tùy ý.
iv. Học thuyết về tiền lệ tư pháp.
v Phương pháp thông luật.
vi. Pháp luật nên lai tố và phi hồi tố
vii. Nền tư pháp độc lập.
viii. Quyền lập pháp được thực hiện bởi Quốc hội và hạn chế chính quyền hành pháp thực hiện quyền lập pháp.
ix. Có cơ sở đạo đức cơ bản cho tất cả các pháp luật.
tại đây"
http://gocsan.blogspot.com/2012/02/what-is-rule-of-law-phap-tri-la-gi.html